Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích đặc điểm và tính cách của doanh nhân việt nam ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.86 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CÁCH CỦA DOANH NHÂN
VIỆT NAM NGÀY NAY

Hòa mình vào sự chuyển động không ngừng của nền kinh tế thế giới, trong
những năm qua, chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt
là khi Việt Nam gia nhập vào WTO vào năm 2006 đã và đang tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Việt Nam khẳng định năng lực SXKD của mình trên trường
quốc tế. Các chuyên gia kinh tế thế giới luôn đánh giá cao sự nỗ lực và phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế Việt nam. Và tất nhiên, sự thành công đó không thể


thiếu được sự góp mặt của các doanh nhân Việt Nam. “Đội ngũ doanh nhân giữ
vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật
chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung
nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một
nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các mặt khác của xã hội sẽ bị
ảnh hưởng ra sao.” (trích lời phát biểu của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An).
Vậy, doanh nhân việt Nam có những đặc điểm gì để có thể đạt được những thành
công và vượt qua được những biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới,
xứng đáng với niềm tin của đất nước?

1. Về mức độ chấp nhận rủi ro.
Bước vào nền kinh tế thị trường, hòa nhập vào sự chuyển động của nền
kinh tế thế giới, Các doanh nhân việt nam luôn phải đối diện với những rủi ro rất
lớn. Nếu không có bản lĩnh dám chấp nhận rủi ro thì khó có thể đứng vững trong
môi trường kinh doanh khắc nghiệt đó. Như vậy, mức độ dám chấp nhận rủi ro
của doanh nhân Việt nam như thế nào? Trước đây, bản tính của người Việt nam là
an phận, ngại thay đổi, thích sự ổn định hơn do vậy không dám hành động hay
xông pha vì sợ những rủi ro có thể xảy ra. “Họ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro



để tạo ra sự thay đổi. Yếu tố này là do thói quen quyết định dựa trên kinh nghiệm
và cảm tính hơn là phân tích số liệu, họ không đủ thông tin để đi đến một quyết
định táo bạo, nhất là về mặt tổ chức. Họ cũng ít đưa ra sản phẩm mới mà thường
tìm mọi cách để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Không ít ngành nghề truyền
thống đã bị triệt tiêu theo cách này” ( Ông Phan Tâm Tình, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng KHQL TQM).
Tuy nhiên, doanh nhân Việt Nam ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ luôn khẳng
định khả năng và trí tuệ của mình qua những ý tưởng đột phá với mức rủi ro rất
cao. Để có được thành công, họ dám chấp nhận tất cả, kể cả sự thất bại. Nhưng
mức độ dám chấp nhận rủi ro cũng khác nhau đối với các đối tượng ở các lứa
tuổi, giới tính, khu vực KT (tư nhân, nhà nước, nước ngoài/LD,…), qui mô DN,
lĩnh vực, ngành nghề hoạt động,…
Nhìn vào bảng đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng ta cũng nhận thấy
rằng, thanh niên luôn có mức độ dám chấp nhận rủi ro cao hơn người lớn tuổi,
nam luôn có cấp độ rủi ro lớn hơn nữ; Doanh nghiệp tư nhân có mức độ rủi ro cao
hơn các doanh nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước; và vì được làm việc
trong môi trường quốc tế với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế trên thế giới
nên mức độ chấp nhận rủi ro của các doanh nhân làm việc trong doanh nghiệp
liên doanh luôn ở mức rất cao. Và theo thực tế thì doanh nghiệp có vốn càng lớn
thì mức độ chấp nhận rủi ro càng cao. Ta cũng nhận thấy rằng các cấp độ khác
nhau nhưng nhìn chung mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nhân việt Nam còn


thấp hơn nhiều so với doanh nhân trên thế giới. Tuy nhiên đây là nhận định chủ
quan mà mang tính tương đối mà thôi.

Bảng đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng

Đối tượng


Tuổi tác

Giới tính

Khu vực KT

Quy mô doanh
nghiệp

Thang điểm
Ít

Nhiều

tuổi

tuổi

Nam

Nữ



Nhà

nhân

nước


LD

DN
vừa và
nhỏ

DN lớn


1-rất thấp
2-thấp

x

3-bình thường
4- cao

x

x
x

5-rất cao

x
x

x


x
x

2.

Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh phân phối, hoạt động
khuyếch trương …)

Nói về tính đổi mới, sáng tạo thì doanh nhân Việt nam luôn được chuyên gia
kinh tế thế giới đánh giá rất cao. Sự đánh giá đó không phải mang tính chủ quan
mà thực tế đã chứng minh điều đó. Khi Việt nam đã gia nhập WTO, đồng nghĩa
với điều đó là chính sách mở cửa rộng hơn, nhiều nhà đầu tư lớn của nước ngoài
vào nước ta, họ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, với tư cách là nhà đầu tư, tìm
thị trường, họ hi vọng sẽ chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng với hơn 80
triệu dân. Áp lực cạnh tranh trong bối cảnh mới chắc hẳn phải thay đổi, hàng loạt
cơ hội và thách thức mới được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước
ngưỡng cửa hội nhập đầy thách thức, để vượt qua được những đối thủ cạnh tranh
đáng nể, doanh nhân Việt Nam hiểu rằng phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm
và phải phát huy tính sáng tạo của mình trong mọi hoạt động, từ việc cho ra sản
phẩm mới mang tính cạnh tranh cao, hoạt động mở rộng kênh phân phối, đến thực
hiện các chiến lược khuyếch trương… Và thực tế đã được chứng minh. Đó là


những Đặng Lê Nguyên Vũ - người đã tạo ra một sản phẩm cà phê mang thương
hiệu Việt mà nó đã vượt xa ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng
trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo
cùng sự thành công thần kỳ của mình. Hay như Võ Quốc Thắng - một cái tên
quen thuộc trong giới kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. Anh đã
được nhiều Doanh nhân trẻ cho rằng đã gây ảnh hưởng đến những quyết định
kinh doanh và cách đối nhân xử thế của họ.

Không chỉ có phái mạnh mà ngay cả nữ doanh nhân được coi là phái yếu
cũng đã góp mặt cho sự đổi mới, sáng tạo và thành công của doanh nhân Việt
nam như bà Phạm Thị Loan Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á, đại
biểu Quốc hội, thành viên của Mạng lưới Nữ doanh nhân Hà Nội. Bà Nguyễn Thị
Nguyệt Hường , Chủ tịch HĐQT tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam, Đại biểu
Quốc hội khoá XII; Bà Tạ Thị Ngọc Thảo - được nhiều người biết đến như một
doanh nhân bản lĩnh trên thương trường với vai trò Giám đốc Công ty TNHH
T.T.N.T…
Tuy nhiên, tính đổi mới, sáng tạo đó so với sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ và sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới thì vẫn còn
nhiều hạn chế. Doanh nhân Việt Nam cần phải phát huy hơn nữa, vừa tiếp cận cái
mới của nền kinh tế thế giới nhưng cũng vừa phải dựa vào cái mới ấy để tạo ra cái
mới hơn, đặc biệt hơn mang cái riêng, cái hồn của đất Việt.


Cũng như đặc điểm trên, tính sáng tạo và đổi mới ở các đối tượng khác nhau
cũng rất khác nhau. Sự khác nhau ấy tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro bởi
có dám chấp nhận rủi ro thì tính đổi mới, sáng tạo mới có thể phát huy được.
3. Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh.
Theo Ông Nguyễn Hải Giang, Giám đốc Cty TNHH Giày Nam Giang,
Doanh nhân Việt nam được coi là “người lính xung kích khi đất nước hội nhập
ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới” và “khả năng cạnh tranh, sự năng
động, thích ứng nhanh của doanh nhân cũng góp phần vào sự năng động của đất
nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt khi mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới”. Một ý kiến khác cho rằng doanh nhân việt Nam là “những
người tiên phong trên mặt trận kinh tế với cái tâm, cái tài của mình để làm giàu
cho bản thân, cho tập thể và cho toàn xã hội” (trích lời phát biểu của Ông Trần
Huy Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo cán bộ và tư vấn tài chính kế toán - thuế (CENSTAF)). Như vậy, ta cũng đã thấy rằng doanh nhân việt Nam
luôn là người tiên phong đi đầu trong quá trình hội nhập và phát triển.
Doanh nhân việt Nam được đánh giá là nhạy bén trong kinh doanh. Khả

năng nhạy bén của các Doanh nhân Việt Nam đã giúp nhiều doanh nghiệp nắm
bắt được cơ hội kinh doanh tốt, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp mình. Nhiều
doanh nhân có khát vọng làm sao để xây dựng được thương hiệu sản phẩm của
mình trở thành một thương hiệu mạnh có tính cạnh tranh cao, không chỉ trong


nước, trong khu vực ASEAN, mà còn vươn xa ra thế giới. Đặc biệt, tầng lớp
doanh nhân trẻ được đào tạo bài bản, có được cái nền kiến thức vững vàng và đặc
biệt nhiều doanh nhân trẻ có vốn ngoại ngữ rất tốt để có thể tiếp nhận những cái
mới, nhanh chóng thích nghi trong môi trường kinh doanh toàn cầu khi Việt Nam
hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, doanh nhân Việt nam
cũng được đánh giá là linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh.Có một chuyên
gia kinh tế ví von, nếu coi hội nhập kinh tế thế giới là biển cả thì các doanh
nghiệp là những con thuyền ở ngoài khơi và các doanh nhân là những thuyền
trưởng, những thủy thủ đoàn. Đúng vậy, nếu trước đây thuyền ta chỉ quen bơi
trong kênh, rạch, sông, hồ ít sóng, thì nay hội nhập kinh tế đến gần với AFTA,
WTO sẽ lôi những con thuyền ra biển lớn dù muốn hay không muốn, anh cũng
phải học lái thuyền trên biển, lái để tồn tại, để sống sót và tìm cơ hội đến những
hải cảng phồn hoa trên thế giới. Đó là hai mặt của toàn cầu hóa: tạo cơ hội nếu
biết tận dụng và nguy cơ nếu không thích ứng kịp thời. Doanh nhân Việt Nam
luôn có thế mạnh ở khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh với sự thay đổi của
hoàn cảnh, môi trường. Khả năng nắm bắt và tận dụng thời cơ cũng là một mặt
mạnh của các Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, thì doanh nhân Việt Nam còn có
những điểm thiếu sót rất cần phải thay đổi và hoàn thiện.
Điểm hạn chế đầu tiên dễ thấy nhất của các doanh nhân Việt Nam hiện nay
là còn thiếu tính chuyên nghiệp. Ít có Doanh nhân Việt Nam nào có được kinh


nghiệm mang tính “cha truyền con nối” như các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Doanh nhân Việt Nam thường bộc lộ các điểm yếu trong khả năng quản trị doanh
nghiệp. Phần lớn doanh nhân chỉ thành công khi điều hành một doanh nghiệp vừa
hoặc nhỏ với quy mô đầu tư và nhân công ít. Đại đa số không quen với phong
cách điều hành, quản trị doanh nghiệp quy mô lớn cần khả năng tập hợp và liên
kết người tài. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin tiên tiến hiện nay,
nhiều Doanh nhân Việt Nam vẫn không biết sử dụng Internet hay các phương tiện
thông tin tiên tiến khác. Khả năng ngoại ngữ của đại đa số các doanh nhân còn
hạn chế.
Thứ hai, phần lớn Doanh nhân việt Nam có Tầm nhìn chiến lược và khả
năng hoạch định chưa tốt. Khả năng hoạch định kém, thường dựa vào cảm tính
nhiều hơn phân tích. Doanh nhân Việt Nam - theo một kết quả điều tra cho thấy rất ít người quan tâm đến việc xây dựng chiến lược 5 năm, 10 năm. Hầu hết đều
hoạch định dựa theo kinh nghiệm mang tính áng chừng và tập trung vào giải
quyết sự vụ. Chiến lược được nhiều doanh nghiệp triển khai nhất là chiến lược
kinh doanh nhằm mở rộng thị trường.
Thứ 3, Doanh nhân việt Nam vẫn tồn tại Tâm lý ngại thay đổi. Họ không sẵn
sàng chấp nhận rủi ro để tạo ra sự thay đổi. Yếu tố này là do thói quen quyết định
dựa trên kinh nghiệm và cảm tính hơn là phân tích số liệu, họ không đủ thông tin
để đi đến một quyết định táo bạo, nhất là về mặt tổ chức. Họ cũng ít đưa ra sản


phẩm mới mà thường tìm mọi cách để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Không ít
ngành nghề truyền thống đã bị triệt tiêu theo cách này.
Một điểm yếu nữa của các Doanh nhân Việt Nam là thiếu sự đoàn kết gắn
bó với nhau. Tuy nguồn vốn của các doanh nghiệp còn ít, năng lực cạnh tranh
quốc tế chưa cao, nhưng các doanh nghiệp chưa biết liên kết hỗ trợ nhau cùng
phát triển mà thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau, kìm hãm sự
phát triển chung của các doanh nghiệp.


HẾT




×