Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.12 KB, 84 trang )

Header Page 1 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói điểm độc đáo nhất của văn học, đưa văn học thoát khỏi hình
thái nghệ thuật nguyên hợp ban đầu, phát triển độc lập bên cạnh các nghệ
thuật khác như: âm nhạc, hội họa, điện ảnh... là ở chỗ văn học phản ánh hiện
thực cuộc sống bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là phương tiện, chất liệu, là
đối tượng để nhà văn xây dựng hình tượng, tái hiện sinh động hiện thực cuộc
sống trong tác phẩm. Đồng thời, ngôn ngữ trong tác phẩm cũng là phương
tiện để chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc
sống.
Bakhtin trong “Mấy vấn đề thi pháp của Đôxtôiépxki” khẳng định:
“Ngôn ngữ chẳng những là phương tiện miêu tả, mà còn là đối tượng miêu tả
của văn học” [12, 190]. Do vậy tiếp cận các tác phẩm văn học cần thiết phải
hiểu các yếu tố ngôn ngữ đã được nhà văn lựa chọn, sử dụng. Bạn đọc nắm
được nội dung của tác phẩm thông qua liên tưởng và tưởng tượng từ các yếu
tố ngôn ngữ. Lí luận dạy học cũng đã khẳng định: tiếp nhận các tác phẩm văn
chương từ góc độ ngôn ngữ là con đường đến với tác phẩm ngắn nhất và khoa
học nhất. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ
trong tiếng Việt” đã khẳng định: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ chính
là các phương tiện và biện pháp tu từ”.
Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn
Phú là việc làm có nhiều ý nghĩa giúp bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ thi ca
từ góc độ ngôn ngữ.
1.2. Ngô Văn Phú là một trong những nhà thơ đương đại tiêu biểu. Tuy tác
phẩm của ông chưa được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông nhưng tên
tuổi của Ngô Văn Phú đã được nhiều nhà phê bình và độc giả chú ý. Ngô Văn
Phú viết nhiều và viết khỏe. Ông thành công ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết,


Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 1 of 95.

3

K32B - Ngữ Văn


Header Page 2 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

truyện ngắn, biên khảo, dịch thuật... đặc biệt là mảng thơ ca với hơn 300 bài
thơ đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng về phong cách của tác giả trên thi đàn.
Là người sống trong thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XX và XXI,
Ngô Văn Phú trực tiếp chứng kiến những thăng trầm và khởi sắc của thơ ca
đương đại. Trong khi các cây bút trẻ “phá phách” tìm lối viết “táo bạo” thì
Ngô Văn Phú lại thực sự thành công khi ông trở về với tiếng thơ đồng nội
giản dị, hồn hậu, chân chất yêu thương. Thơ ông là tiếng nói đa thanh, đa
giọng điệu mang âm hưởng của cuộc sống thôn quê với nhiều lắng đọng suy
tư.
1.3. Biện pháp tu từ điệp ngữ là biện pháp xuất hiện với tần số rất cao trong
thơ Ngô Văn Phú. Chính biện pháp này đã góp phần tạo nên một nét riêng độc
đáo cho nhà thơ - nhà thơ của vùng quê trung du Bắc bộ. Có thể nói ông là
nhà thơ gắn bó gốc rễ với quê mình nên suốt chặng đường thơ từ lúc mới cầm
bút cho đến khi trở thành nhà thơ có độ chín, sung sức, thơ ông không lúc nào
tách khỏi vùng đất ấy. Thơ Ngô Văn Phú là một mảnh hồn trung du nhiều
màu sắc: khi thì đậm đà như đất đồi đá ong, khi thì dịu nhẹ như khói sương
thung lũng, khi lại mát đằm như lá tre rừng cọ. Ngô Văn Phú đã viết về quê
hương, con người bằng cả tâm hồn thương yêu, trong trẻo của một thi sĩ. Tìm

hiểu “Hiệu quả của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”, khóa luận
mong muốn đóng góp tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và tâm hồn thơ Ngô Văn
Phú, đồng thời cũng thấy được sự biến hóa linh điệu của ngôn từ tiếng Việt
trong ngôn ngữ nghệ thuật. Việc tìm hiểu hiệu quả biểu đạt của các phương
tiện ngôn ngữ trong văn học cũng là việc làm cần thiết giúp hình thành kĩ
năng lĩnh hội văn bản, góp phần đổi mới phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình
nói chung trong trường phổ thông hiện nay, đồng thời làm giàu ngữ liệu để
dạy tốt hơn môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 2 of 95.

4

K32B - Ngữ Văn


Header Page 3 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Điệp ngữ là một vấn đề đã được các nhà Phong cách học và Ngữ pháp
học văn bản quan tâm nghiên cứu từ lâu và đề cập trong nhiều giáo trình ngôn
ngữ. Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành có
sự khác nhau dẫn đến những quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này.
Có thể điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề thông qua các công trình nghiên
cứu của một số nhà Việt ngữ học sau.
2.1. Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của nhà Phong cách học tiếng Việt
2.1.1. Cuối thế kỷ XX, khi lý thuyết ngôn ngữ học có những bước phát triển

thì điệp ngữ cũng được quan tâm nghiên cứu. Điệp ngữ được chú ý, phát hiện
bởi hiệu quả biểu đạt của nó trong văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật.
Trong “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học), tác giả Đinh Trọng Lạc
(1964) đã phát hiện: “Trong giao tiếp, không phải do cẩu thả mà chính do
một dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ ngữ cần thiết, để cho tư
tưởng, tình cảm biểu hiện trở nên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người
đọc. Trong trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ” [8, 237 - 238].
Cũng trong giáo trình này, tác giả Đinh Trọng Lạc phân chia thành 5
kiểu điệp ngữ cơ bản đó là:
- Lặp lại từ ở đầu câu văn.
- Lặp lại từ ở cuối câu văn.
- Lặp lại từ ở giữa câu văn.
- Lặp vòng tròn.
- Lặp cách quãng.
Ông xếp điệp ngữ vào loại các biện pháp tu từ cú pháp và khẳng định:
“Những cách điệp từ là những cách trùng điệp tiêu biểu nhất trong phạm vi
cú pháp” [8, 238]
2.1.2. Kế thừa và bổ sung thêm những phát hiện về phép điệp từ ngữ, nhóm
tác giả nghiên cứu: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, trong giáo

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 3 of 95.

5

K32B - Ngữ Văn


Header Page 4 of Hiệu

95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

trình “Phong cách học tiếng Việt”, nhà xuất bản giáo dục, 1982 đã đưa ra bốn
kiểu điệp ngữ đó là:
- Điệp nối tiếp
- Điệp cách quãng
- Điệp vòng tròn
- Điệp kiểu câu và điệp phô diễn
2.1.3. Đến năm 1983, tác giả Cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và đặc
điểm tu từ tiếng Việt”, nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản. Cách nhìn của ông về vấn
đề này vừa có điểm gặp gỡ lại có điểm không đồng nhất với nhóm tác giả
“Phong cách học tiếng Việt” (1982). Điều này được thể hiện thông qua việc
phân chia và quan điểm phân chia điệp ngữ của ông. Tác giả Cù Đình Tú
phân chia điệp một cách cụ thể bao gồm bảy loại nhỏ:
- Điệp liên tiếp.
- Điệp cách quãng.
- Điệp đầu.
- Điệp đầu cuối.
- Điệp cuối đầu.
- Điệp vòng tròn.
- Điệp theo kiểu diễn đạt.
Như vậy tác giả Cù Đình Tú có sự phân chia cụ thể hơn, hợp lí hơn dựa
vào vị trí và mục đích của yếu tố điệp.
2.1.4. Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” nhóm tác giả: Đinh
Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nhà xuất bản giáo dục, 1979, quan niệm của
tác giả Nguyễn Thái Hòa về điệp ngữ có phần phức tạp hơn. Theo đó tác giả
Nguyễn Thái Hòa cho rằng:

Sv: Nguyễn Thị Hiền


Footer Page 4 of 95.

6

K32B - Ngữ Văn


Header Page 5 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ...
nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc
cảm trong lòng người đọc, người nghe”. Cách phân chia điệp ngữ cũng có
nhiều điểm khác theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo các yếu tố: điệp từ, điệp ngữ, điệp đoạn, điệp câu.
- Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp giữa câu, điệp cách quãng, điệp liên
tiếp
- Theo tính chất: điệp phức tạp và điệp đơn giản.
2.1.5. Tiếp nhận quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ học và quan điểm của
mình trước đó, tác giả Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “99 phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 1999, đưa ra cách nhìn tương đối thống
nhất về điệp ngữ. Về mặt lý luận, ông cho rằng: “Điệp ngữ là một phương
tiện tu từ cú pháp. Đó là sự lặp lại có ý thức những từ nhằm mục đích nhấn
mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng
người đọc, người nghe”. Ông cũng đưa ra cách phân chia điệp ngữ. Quan
điểm phân chia có thay đổi so với năm 1962, ông đưa điệp đầu câu, điệp cuối
câu vào một tiểu loại là điệp cách quãng. Do đó ta có ba loại điệp cơ bản:
- Điệp nối tiếp
- Điệp ngữ cách quãng

- Điệp ngữ vòng tròn
Như vậy, thông qua việc liệt kê lại các công trình nghiên cứu về phép
điệp ngữ của các nhà Phong cách học có thể thấy: quan niệm về điệp ngữ và
cách phân loại điệp ngữ của các nhà nghiên cứu phong cách học chưa thật
thống nhất. Điều này gây nên những khó khăn nhất định khi tìm hiểu phép tu
từ này theo hệ thống.
2.2. Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà Ngữ pháp học văn
bản

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 5 of 95.

7

K32B - Ngữ Văn


Header Page 6 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Các nhà Ngữ pháp học văn bản cũng đề cập đến điệp ngữ khi nghiên
cứu vấn đề liên kết trong văn bản.
2.2.1. Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt”, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng: “Dấu
hiệu cho phép phân biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết về hình
thức và nội dung của các câu trong văn bản”.
Về mặt liên kết hình thức, tác giả Trần Ngọc Thêm đi sâu nghiên cứu
các phương thức liên kết câu trong văn bản. Ông chia các phương thức liên
kết thành ba nhóm:

- Các phương thức liên kết chung, dùng được cho cả ba loại câu: tự
nghĩa, hợp nghĩa, nghĩa trực thuộc.
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa: dùng cho loại câu hợp nghĩa và
nghĩa trực thuộc.
- Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng được cho loại ngữ
trực thuộc.
Trong đó nhóm phương thức liên kết chung bao gồm năm phương thức
liên kết cơ bản. Đó là: phép lặp (bao gồm: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ
âm) phép đối, phép thế đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép tuyến tính.
Điệp ngữ được đề cập trong trình bày của tác giả Trần Ngọc Thêm về
phép lặp. Ông cho rằng: “Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương
thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (thực từ, cụm từ)”
[14,88].
Tác giả Trần Ngọc Thêm cũng xác định rằng: “Lặp từ vựng là phương
thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản”. Đồng thời, tác giả đưa ra các tiêu
chí phân loại phép lặp như sau:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 6 of 95.

8

K32B - Ngữ Văn


Header Page 7 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

- Căn cứ cách thức lặp chủ tố và căn tố, có thể chia lặp từ vựng thành

lặp từ và lặp cụm từ. Đồng thời cụm từ lại bao gồm: lặp hoàn toàn và lặp bộ
phận.
- Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố có thể chia thành: lặp
cùng từ loại, và lặp chuyển từ loại.
- Căn cứ vào chức năng làm thành phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có
thể chia thành: lặp cùng chức năng hoặc lặp chuyển chức năng.
2.2.2. Cũng đề cập đến các phương thức liên kết câu trong văn bản, tác giả
Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” Nxb Giáo dục, 2005, đã
đưa ra năm phép liên kết cơ bản sau:
- Phép quy chiếu.
- Phép thế.
- Phép tỉnh lược.
- Phép nối.
- Phép liên kết từ vựng.
Trong đó, phép liên kết từ vựng gồm ba phép nhỏ: lặp từ ngữ dùng từ
đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa, phối hợp từ ngữ.
Điệp ngữ được đề cập đến trong phép lặp từ ngữ của phương thức liên
kết từ vựng.
Ông cho rằng, phép liên kết từ vựng là: “Lựa chọn những từ ngữ có
quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm
cho câu chứa từ ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết
với nhau” [1, 386]
Trong đó, phép lặp từ ngữ là “Việc sử dụng trong câu những từ ngữ đã
được dùng ở câu trước theo kiểu nhắc lại y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó
liên kết những câu chứa chúng với nhau” [1,386]

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 7 of 95.


9

K32B - Ngữ Văn


Header Page 8 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Căn cứ về mặt nghĩa của từ, tác giả Diệp Quang Ban xác định mối quan
hệ giữa từ ngữ được lặp (vốn có trước) với những từ ngữ dùng để lặp (vốn có
trước) với những từ ngữ dùng để lặp (xuất hiện sau) theo hai hướng:
- Đồng nhất trong quy chiếu (có cùng cơ sở quy chiếu)
- Không đồng nhất trong quy chiếu (không cùng cơ sở quy chiếu)
* Như vậy: Thông qua việc nhắc lại nội dung của các công trình nghiên cứu
liên quan đến điệp từ ngữ của một số nhà Phong cách học và Ngữ pháp học,
có thể thấy: ở phương diện Ngữ pháp học, các nhà ngôn ngữ đề cập đến phép
điệp từ ngữ trong vai trò chủ yếu là tạo sự liên kết trong văn bản. Ở phương
diện Phong cách học, điệp từ ngữ được chú ý khai thác từ góc độ tu từ, chú ý
đến hiệu quả biểu đạt của nó trong văn bản, cả sắc thái thẩm mỹ và nội dung
tư tưởng.
2.3. Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ
2.3.1. Qua việc điểm lại tình hình nghiên cứu về phép điệp từ ngữ đã nêu,
chúng ta thấy việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ văn
nói chung không còn là việc mới mẻ. Ở phạm vi thơ ca cũng có nhiều công
trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này:
Năm 1975, tác giả Đinh Trọng Lạc đề cập đến “Điệp từ ngữ trong
ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch” trong kỷ yếu sinh hoạt khoa học tháng 5 - 1975
về “Ngôn ngữ trong tác phẩm của Hồ Chủ Tịch”.
Sinh viên Nguyễn Tố Tâm, K24B - Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội 2 đã tìm
hiểu điệp ngữ trong thơ với đề tài “Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong

thơ Việt Nam hiện đại”.
Sinh viên Trần Thị Thanh Bình khai thác “Hiệu quả tu từ của phép
điệp từ ngữ trong thơ Nguyễn Bính”.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 8 of 95.

10

K32B - Ngữ Văn


Header Page 9 of Hiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Tiếp tục vấn đề này, sinh viên Trần Thị Minh Yến, K31 - Ngữ văn,
ĐHSP Hà Nội 2, tìm hiểu “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ
lục bát hiện đại Đồng Đức Bốn”.
Liệt kê một số công trình nghiên cứu khoa học về phép điệp từ ngữ của
một số tác giả trên để thấy rằng nghiên cứu về vấn đề này không phải là mới
mẻ. Song có thể nói điệp ngữ là biện pháp tu từ quan trọng, có khả năng tạo ra
hiệu quả tu từ đặc biệt trong thơ văn.
2.3.2. Về tác giả Ngô Văn Phú và việc nghiên cứu tác phẩm của ông
Ngô Văn Phú là tên thật cũng chính là bút danh. Ông là một tác giả tiêu
biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thành viên xuất
sắc của hội nhà văn Việt Nam với trên 220 đầu sách bao gồm nhiều thể loại:
thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, dịch thuật. Tuy tác phẩm của Ngô
Văn Phú chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng tên tuổi của
ông được nhiều người trong giới phê bình khẳng định. Độc giả biết đến ông

trước hết là một nhà thơ - một nhà thơ tiếp nối mạch thơ chân quê của Đoàn
Văn Cừ và Nguyễn Bính.
Tìm hiểu thơ Ngô Văn Phú, các tác giả quan tâm nhiều đến phương
diện nội dung trong thơ của ông.
Trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, Nxb Hội nhà Văn, 1997, tác giả
Nguyễn Hoành Sơn đã tìm hiểu nội dung thơ Ngô Văn Phú với đề tài “Ngô
Văn Phú - Dấu ấn quê mùa trên thi đàn”.
Tác giả Ngô Quân Miện, Nxb Hội nhà Văn, 1997, khai thác “Tâm hồn
đồng nội trong thơ Ngô Văn Phú”.
Cũng tìm hiểu nội dung thơ Ngô văn Phú tác giả Đinh Nam Khương có
bài viết “Tìm về tán cọ xanh” [15, 503 - 507]
Điểm giao thoa của các bài viết đó là “tâm hồn đồng nội - chất quê
mùa thứ thiệt” trong hồn thơ Ngô Văn Phú. Về ngôn ngữ thơ cũng có nhiều

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 9 of 95.

11

K32B - Ngữ Văn


Header Page 10 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

bài viết đề cập đến dấu ấn ca dao - dân ca trong ngôn ngữ thơ Ngô Văn Phú
để làm nổi bật nội dung thơ ông. Về vấn đề lặp từ ngữ (điệp ngữ) trong ngôn
ngữ thơ Ngô Văn Phú, tác giả Tô Hà trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”,
Nxb Hội nhà văn, 2007, đề cập đến một khía cạnh nhỏ đó là hiệu quả tu từ

của điệp ngữ trong bài “Thôi mẹ đừng ra ngõ tiễn chiều nay”. Tuy nhiên bài
viết này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ
trong giới hạn của một bài thơ.
Điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú vẫn chưa được quan tâm một cách
đầy đủ, cặn kẽ và có hệ thống. Trong tất cả các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm
được chưa có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này.
Trên cơ sở những gợi ý về mặt lý luận của các nhà nghiên cứu về phép
điệp ngữ, khóa luận đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống “Hiệu quả tu từ của
biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”. Hy vọng đề tài sẽ góp thêm một
tiếng nói khẳng định hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ nói chung,
đóng góp nghệ thuật của nhà thơ Ngô Văn Phú nói riêng trên con đường phát
triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến một số mục đích:
- Góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và phong cách của
nhà thơ đồng quê hiện đại Ngô Văn Phú.
- Thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong việc biểu đạt
tứ thơ, góp phần khẳng định vẻ đẹp độc đáo, sức sống kỳ diệu thơ đồng quê
hiện đại.
- Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn học và
tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 10 of 95.

12


K32B - Ngữ Văn


Header Page 11 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

- Tập hợp những vấn đề lý thuyết về phép tu từ điệp ngữ của các nhà
Phong cách học và Ngữ pháp học để xây dựng lịch sử vấn đề và cơ sở lý luận
cho việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các kiểu điệp từ ngữ trong thơ
Ngô Văn Phú.
- Vận dụng các phương pháp phân tích phong cách học để phân tích
hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú, đồng thời rút ra
những kết luận cần thiết.
5. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các cách điệp ngữ và hiệu quả tu từ của
biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú
6. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp ngữ
trong 150 bài thơ của Ngô Văn Phú, được tập hợp trong “Tuyển tập thơ Ngô
Văn Phú”, Nxb Hội nhà Văn, HN, 1997.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê, phân loại.
7.2. Phương pháp phân tích.
7.3. Phương pháp tổng hợp.
7.4. Phương pháp so sánh.
7.5. Phương pháp hệ thống.
8. Bố cục khóa luận
Khóa luận được triển khai theo bố cục sau
Mở đầu (tr.3 - 13)

Nội dung (tr.14 - 80)
Chương 1: Cơ sở lý luận (tr.14- 24)
1.1. Biện pháp điệp ngữ

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 11 of 95.

13

K32B - Ngữ Văn


Header Page 12 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

1.2. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ
Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại, phép điệp từ ngữ trong thơ
Ngô Văn Phú (tr.25- 35)
Chương 3: Hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Ngô Văn Phú
(tr.36 -80)
3.1. Hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong việc phản ánh hiện thực cuộc
sống và con người vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ
3.2. Hiệu quả của điệp ngữ trong việc thể hiện phong cách riêng của tác
giả: nhà thơ của vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ.
Kết luận (trang.81-82)

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biện pháp điệp ngữ

1.1.1. Định nghĩa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997, đã định nghĩa:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 12 of 95.

14

K32B - Ngữ Văn


Header Page 13 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục
đích nhấn mạnh ý, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc
cảm trong lòng người đọc, người nghe”. [10, 93]
Qua định nghĩa trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh một số nội dung của
định nghĩa:
- Điệp ngữ là phép tu từ ngữ nghĩa.
- Điệp ngữ được các nhà sử dụng một cách có chủ định. Đó là việc sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ theo hướng lặp lại từ hay cụm từ nhằm tạo
hiệu quả tu từ (nhấn mạnh nội dung thông báo, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu
màu sắc tu từ học, tạo ra tính nhạc cho lời thơ, lời văn, đem lại thẩm mĩ cho
người đọc người nghe).
1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt
Kế thừa có bổ sung quan điểm phân loại các kiểu điệp từ ngữ của tác
giả Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú (đã trình bày ở mục trước) chúng tôi chú ý

đến những kiểu điệp sau:
1.1.2.1. Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp, trong đó có những từ ngữ được lặp lại
trực tiếp đứng bên nhau, nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng
tiến.
VD:
Đêm qua ra bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò mò nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồn nâu... Cánh buồm nâu... Cánh buồm...
(Vô đề - Nguyễn Bính)
1.1.2.2. Điệp ngữ cách quãng

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 13 of 95.

15

K32B - Ngữ Văn


Header Page 14 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Điệp ngữ cách quãng là điệp ngữ trong đó những từ được lặp lại đứng
cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc cao.
VD:
Chỉ mong người sống có tình
Cho sông hết lũ, cho mình vẫn ta

Cho sao thành dải ngân hà
Thương yêu chỉ biết thật thà thế thôi.
(Xéo gai anh chẳng sợ đau - Đồng Đức Bốn)
1.1.2.3. Điệp đầu
Điệp đầu là dạng điệp trong đó từ được lặp lại đứng ở đầu câu.
VD:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt?
(Ca dao)
1.1.2.4. Điệp đầu - cuối
Điệp đầu - cuối là kiểu điệp trong đó các từ được điệp đứng ở đầu và
cuối câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ.
VD:
Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(Tre xanh - Nguyễn Duy)
1.1.2.5. Điệp cuối - đầu
Điệp cuối - đầu là kiểu điệp trong đó các từ được điệp lại ở cuối câu thơ
trước và đầu câu thơ sau.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 14 of 95.

16


K32B - Ngữ Văn


Header Page 15 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

VD:
Lá ngô lay ở bờ sông,
Bờ sông vẫn gió, người chưa thấy về.
(Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông)
1.1.2.6. Điệp hỗn hợp
Điệp hỗn hợp là kiểu điệp trong đó sử dụng nhiều cách điệp khác nhau
trong một đoạn văn bản.
VD:
Làm trời trời phải có sao
Làm sông sông cứ dạt dào phù sa
Làm đất đất phải nở hoa
Làm tôi buồn cái người ta vẫn buồn.
Từ đâu mà nước có nguồn
Mà kim đã chỉ phải luồn vào nhau
Đã trầu là phải có cau
Từ đâu mà phải vàng thau rạch ròi
Đã cho thì không được đòi
Đã biển phải biết sông ngòi làm nên
(Về lại chốn xưa - Đồng Đức Bốn)
1.1.2.7. Điệp theo kiểu diễn đạt
Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó
của tác giả.
VD:
Ước gì anh hóa ra hoa,

Để em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 15 of 95.

17

K32B - Ngữ Văn


Header Page 16 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi.
(Ca dao)
1.1.2.8. Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối
câu trước được láy lại thành chữ ở đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu
thơ liền nhau như đợi sóng, diễn tả một cảm giác triền miên
VD:
Thu về gọi gió heo may
Heo may lá đã vàng cây ngô đồng.
Ngô đồng thả lá theo sông
Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về.
(Biến tấu ca dao - Đỗ Bạch Mai)
1.1.3. Giá trị tu từ của điệp ngữ.

“Giá trị tu từ” (màu sắc tu từ, sắc thái tu từ) là khái niệm phong cách
học chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản
của một thực từ. Nói cách khác đó là khía cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý
nghĩa của từ (diễn đạt những tình cảm, sự đánh giá những ý định), bên cạnh
khía cạnh sự vật lôgic của ý nghĩa [10, 57-58].
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, giá trị tu từ của điệp ngữ được thể hiện ở
một số phương diện sau.
1.1.3.1. Nhờ biện pháp điệp ngữ, câu văn tăng tính nhạc, có tác dụng nhấn
mạnh một sắc thái ý nghĩa tình cảm, cảm xúc nào đó làm nổi bật những yếu tố
ngôn ngữ quan trọng. Làm cho lời văn thêm sâu sắc, tha thiết, có sức thuyết
phục mạnh.
VD:

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 16 of 95.

18

K32B - Ngữ Văn


Header Page 17 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

“... Trong thơ văn Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không
phải sáo Thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện
một cái “tôi” mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm
trúc bông lau, có phải niềm than van của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng
một mình đang cảm thông cùng vì sao?”

(Lời tựa cho tập lửa thiêng - Xuân Diệu)
1.1.3.2. Chức năng tu từ học của điệp ngữ được phát hiện ra trong mối quan
hệ qua lại với ngữ cảnh. Đó là việc gây ra một phản ứng trực tiếp có màu sắc
biểu cảm - cảm xúc ở phía người nghe (người đọc): ngạc nhiên, vui mừng,
bực bội sợ hãi… khi mà người nói nói ra.
VD:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông
Thịt da em hay là sắt là đồng
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh.
Thân mình em đau đớn cả thân cành.
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu)
Trong một phát ngôn nhất định, điệp ngữ thường được dùng như một
phương tiện tăng cường lôgic - cảm xúc nghĩa của phát ngôn.
1.1.3.3. Trong văn nghệ thuật, điệp ngữ mới phát huy được đầy đủ khả năng
tu từ học của mình ở khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn tả những
sắc thái khác nhau của tính chất: vui mừng, ngạc nhiên, lo âu, bực tức...
1.2. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 17 of 95.

19

K32B - Ngữ Văn



Header Page 18 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

1.2.1. Định nghĩa
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người.
Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài
người. Đó là thể loại xã hội nằm trong phương thức trữ tình gắn với chiều sâu
thế giới nội tâm, với những vẻ đẹp mềm mại của tình cảm con người. Từ xưa
đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơ:
Nhà thờ Đuy Belây định nghĩa: “Thơ là người thư kí trung thành của
những trái tim”.
Nhà thơ Sóng Hồng bàn về thơ: “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao
quý, tinh vi. Người làm thơ phải có một tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng
cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những
hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác
thường”.
Theo Chế Lan Viên: “Thơ là đi giữa nhạc và ý”. Người làm thơ hay
phải biết “vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý”
Tố Hữu cho rằng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại, là tiếng
nói đồng ý, đồng chí, đồng tình”.
Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi, Nxb Giáo dục, định nghĩa về thơ như sau: “Thơ là hình thức sáng
tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm
mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơ, tuy nhiên các ý kiến
này đều gặp gỡ nhau ở quan niệm: Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt,
của trí tưởng tượng phong phú - là nghệ thuật ngôn từ tổng hợp của nhiều
nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh.

1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ thơ.
1.2.2.1. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bão hòa cảm xúc.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 18 of 95.

20

K32B - Ngữ Văn


Header Page 19 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm
hồn. Nói cho cùng, thơ là kết quả của sự nhập tâm. Thơ chỉ tràn ra khi trong
tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Chính vì vậy ngôn ngữ thơ trữ tình có những
điểm khác biệt so với ngôn ngữ tự sự và kịch. Ngôn ngữ thơ không bao giờ là
ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác phẩm tự sự. Đó là sự lắng kết chất thơ,
lắng kết mạch thơ với đời sống được tích lũy lâu đời.
Do vậy, yếu tố truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thực
hiện cảm xúc của thơ. Đó chính là việc sử dụng điển cố, điển tích, vận dụng
thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
VD:
Lòng anh như biển sóng cồn
Chứa muôn con nước nghìn con sông dài
Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu
(Nguyễn Bính - Hai lòng)

Những câu thơ sử dụng sáng tạo thành ngữ “nước đổ lá khoai”, “muôn
sông nghìn sóng” kết hợp với hình ảnh so sánh và biện pháp điệp ngữ giàu
sức gợi để khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình giành cho cô gái. Đó là
một tình yêu dạt dào như “nước”, “bền bỉ” sâu sắc như sóng ngầm. Thế nhưng
đó lại là tình yêu đơn phương, tuyệt vọng. Câu thơ nhuốm màu đau khổ sầu
nặng.
Cùng với sự phát triển của văn học, ngôn ngữ thơ ngày càng được chắt
lọc tinh tế, sâu sắc phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của con người trong sự hối
hả bề bộn của cuộc sống hiện đại.
1.2.2.2. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm súc.
Tính hàm súc là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ trữ tình. Tính
hàm súc được hiểu là khả năng biểu thị được nhiều nội dung tư tưởng nhất

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 19 of 95.

21

K32B - Ngữ Văn


Header Page 20 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

cho một số lượng yếu tố ngôn ngữ ít nhất “lời chật mà ý rộng - lời đã hết mà ý
vô cùng”. Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ được tạo nên bởi cách sử dụng tối
đa các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, phép
đối, phép điệp,... Các hình ảnh biểu tượng các từ tượng thanh, tượng hình. Do
vậy, thơ là sự biến hóa kỳ diệu, sự vận động linh điệu.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ trước hết tả thực về hình dáng chiếc bánh trôi và quá trình làm
bánh, nhưng bánh trôi ở đây cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ
trong xã hội phong kiến với đầy định kiến bất công.
Như vậy tính đa nghĩa của bài thơ chính là khả năng gợi ý những liên
tưởng sâu sắc, những hàm nghĩa sâu xa.
Ngôn ngữ thơ không có tính liên tục như ngôn ngữ văn xuôi, ngược lại
nó tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo ra những khoảng lặng giàu ý nghĩa và khoảng
trống giữa các dòng, kích thích sự liên tưởng, suy ngẫm của độc giả. Chính
điều này đã tạo nên tính đa nghĩa hàm súc cho ngôn ngữ thơ. Nói như Ngô
Minh: “Khoảng lặng giữa các câu thơ mà nhà thơ dành cho người đọc tự do
nghĩ ngợi càng rộng thì độ dồn nén của thơ càng cao”.
VD:
Ai cấm ta say, say thần thánh?
Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió lạnh
Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời.
... Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi
Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 20 of 95.

22

K32B - Ngữ Văn



Header Page 21 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nghe
Từ muôn phương, theo gót nện rầm rầm
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm
(Huế tháng Tám - Tố Hữu)
Đoạn thơ diễn tả niềm vui bất diệt, cái say sưa thần thánh của lòng
người. Đặc biệt dấu ba chấm ở đầu dòng thơ tạo nên một khoảng lặng giàu giá
trị biểu cảm mà không một yếu tố ngôn ngữ nào có thể thay thế được. Đó vừa
là khoảng lặng của không gian, của thời gian, đó cũng là sự ngỡ ngàng, là
niềm hạnh phúc quá lớn lao khi quê hương thân yêu được giải phóng.
1.2.2.3. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự dồn nén lắng đọng của tâm trạng,
ngôn ngữ thơ do vậy cũng phải biến hóa vi diệu như nhịp đập của trái tim.
Thế giới nội tâm của thi sĩ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà
con bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Âm thanh nhịp điệu có thể gợi
ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. Do vậy có thể coi nhạc tính là đặc
trưng rất quan trọng của thơ ca trữ tình.
Tính nhạc trong thơ được chú ý ở hai phương diện nhạc bên ngoài và
nhạc trong lòng. Nhạc trong lòng chính là tâm trạng của nhà thơ như: vui,
buồn, đau khổ, thất vọng... Nhạc bên ngoài chính là các kĩ thuật thực hiện
nhạc bên trong bằng các tín hiệu ngôn ngữ. Đó là cách dùng từ, đặt câu, cách
tổ chức vần điệu, ngữ điệu.
Nhạc thơ thường được thể hiện ba mặt: sự cân đối, sự trầm bổng và sự
trùng điệp.
Sự cân đối chính là sự cân xứng hài hòa giữa các câu thơ dòng thơ,
nhịp thơ ở số tiếng, thanh điệu, nhịp ngắt.

VD:
Lom khom/ dưới núi/ tiều vài chú

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 21 of 95.

23

K32B - Ngữ Văn


Header Page 22 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Lác đác/ bên sông/chợ mấy nhà.
(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Hai câu thơ có sự đối xứng hài hòa ở nhịp thơ, và thanh điệu vẽ nên
một bức tranh chiều tà, đìu hiu, vắng vẻ. Đó là một bản nhạc với những nốt
nhạc trầm lặng diễn tả tinh tế tâm trạng cô đơn hoài cổ của nhân vật trữ tình.
Nhạc tính của thơ còn thể hiện ở sự trầm bổng của ngôn ngữ. Trầm bổng là sự
thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa các thanh bằng và thanh
trắc. Và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo
nên nhịp.
VD:
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)

Các từ song thanh, điệp vần (về, quê, xưa, trưa, dài, bãi, đu đưa, ta,
ngọt ngào, cát, hát) tạo nên sự cộng hưởng trong âm điệu náo nức của một
tấm lòng. Nhà thơ Tố Hữu tự nhận xét “Hai câu thơ sau có âm vang của gió
và sóng, có cả âm vang của một tấm lòng. Nếu viết gió thổi lao xao, sóng
biển rì rào thì có lẽ không còn gì”
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở việc dùng vần, điệp câu,
điệp ngữ, vần trong thơ có tác dụng nối dính các dòng thơ lại với nhau thành
một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng, thuận lợi cho trí nhớ. Vần tạo nên
sự phát triển của nhạc điệu, sự hài hòa cân đối cho câu thơ. Nhạc thơ như một
sức mạnh vô hình nâng đỡ cảm xúc.
VD:
Em ơi Ba lan mùa tuyết tan

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 22 of 95.

24

K32B - Ngữ Văn


Header Page 23 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Đường Bạch dương sương trắng nắng tràn
Sự điệp lại liên tiếp của các âm tiết mở trong hai câu thơ đã tạo nên một
bản nhạc du dương với không gian sáng, căng tràn sức sống. Và cũng do sự
điệp lại tiếp các âm tiết này mà câu thơ thêm du dương, êm ái, làm cho người
đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Như vậy ngôn ngữ thơ ca có những đặc trưng rất riêng độc đáo. Do vậy
trong quá trình tìm hiểu “Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ
Ngô Văn Phú” chúng ta phải dựa vào những hiểu biết về các đặc trưng của
ngôn ngữ thơ, có như thế chúng ta mới có thể cảm nhận thấu đáo và sâu sắc
giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật thơ mới qua tiếng lòng của nhà thơ
Ngô Văn Phú.

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 23 of 95.

25

K32B - Ngữ Văn


Header Page 24 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ,
PHÂN LOẠI PHÉP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại phép điệp ngữ trong thơ Ngô
Văn Phú
Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 bài thơ của Ngô Văn Phú được tập
hợp trong “tuyển tập thơ Ngô Văn Phú” (Nxb Hội nhà văn, 2007). Mặc dù các
bài thơ của Ngô Văn Phú có dung lượng dài ngắn khác nhau, viết về nhiều
mảng đề tài khác nhau, nhưng có thể thấy một điều là biện pháp tu từ điệp
ngữ xuất hiện ở hầu hết các bài thơ thuộc đối tượng khảo sát. Trong quá trình
khảo sát chúng tôi thống kê được 343 trường hợp nhà thơ sử dụng phép tu từ

điệp ngữ. Căn cứ vào cơ sở phân loại đã trình bày ở trên, chúng tôi phân chia
thành các kiểu điệp sau.
2.1.1. Điệp liên tiếp
Trong 343 trường hợp Ngô Văn Phú sử dụng điệp ngữ đã thống kê,
điệp liên tiếp được sử dụng trong 16 trường hợp (chiếm 4,7%).
Căn cứ vào cách thức sử dụng từ ngữ trong cách điệp này, có thể phân
chia thành các tiểu loại sau:
- Điệp liên tiếp không biến đổi: Kiểu điệp này được sử dụng trong 13
trường hợp (chiếm 81,3% kiểu điệp).
VD:
Hoa hoa trái trái chuyển vần
Hoa thơm đẹp trái, trái lành từ hoa.
Mùa đi cho lá mau già
Tiếng ru trẻ mãi với bờ ruộng xanh.
(Ru hoa)
- Điệp liên tiếp có biến đổi

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 24 of 95.

26

K32B - Ngữ Văn


Header Page 25 ofHiệu
95. quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú

Có 23 trường hợp sử dụng kiểu điệp liên tiếp có biến đổi (chiếm 18,7%

kiểu điệp). Bao gồm điệp bằng cách đảo từ và biến đổi thanh điệu.
VD:
“Những vệt mồ hôi cũng lạ thêm,
Chao ơi, đôi mắt giữa đồng điền
Tháng mười quen lắm mà luôn lạ
Em của tôi, tôi của em.”
(Ngày mùa)
2.1.2. Điệp cách quãng.
Chúng tôi thống kê được 120 trường hợp điệp cách quãng (chiếm
35%). Căn cứ vào cách thức sử dụng từ ngữ điệp cách quãng được phân chia
thành 4 tiểu loại sau.
- Điệp cách quãng một từ
Tiểu loại này xuất hiện 86 lần (chiếm 71,6% kiểu điệp).
VD:
Lời ru bay đến góc vườn
Hoa xoan hoa bưởi nồng nàn tháng hai
Trái hồng non, quả khế dài
Trái na ngọt chắt, trái roi ngọt vừa.
Trái gấc say rượu lừ đừ
Ru rằng trái bưởi hay là trái trăng.
(Ru hoa)
- Điệp cách quãng là một ngữ.
Tiểu loại này xuất hiện 14 lần (chiếm 11,7% kiểu điệp)
VD:
Màu thời gian cho em
Tím một chiều thương nhớ

Sv: Nguyễn Thị Hiền

Footer Page 25 of 95.


27

K32B - Ngữ Văn


×