Tuần 10
Tiết 10
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức trong chương. Giúp HS nắm được khi nào ta nhìn
thấy một vật, khi nào ta nhận biết ánh sáng, phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng, định
luật phản xạ ánh sáng. Biết được ảnh của một vật tạo bởi gương phảng, gương cầu lồi, gương cầu
lõm.
2. Kỹ năng: Vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Đồng thời qua kiểm tra phát hiện
được những sai sót của HS để kịp thời bổ sung, uốn nắn.
3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong bài làm.
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với GV:
- Lập ma trận đề
- Soạn đề và photo đề
2. Đối với HS:
- Học và làm lại tất cả các bài tập từ bài 1 đến bài 9
- Mỗi em chuẩn bị 1 đôi giấy
III. NỘI DUNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG CẦN ĐẠT
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng .
3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
4. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
5. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh
sáng bởi gương phẳng.
6. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
7. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng .
8. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo , có
kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
9. Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi.
10. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
11. Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.
12. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi 1 chùm tia song song thành
chùm tia phản xạ tập trung vào 1 điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành 1 chùm tia
phản xạ song song.
13. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
14. Giải thích được 1 số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm
đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực.
15. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh
sáng bởi gương phẳng.
16. Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo cách áp
dụng định luật phản xạ ánh sáng.
17. Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
-1-
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
KQ
TL
C1.1,C11.2
C2.3,C3.4
THƠNG HIỂU
KQ
TL
C4.9,C2.8
C3.17
C14.6
Số câu hỏi
Số điểm
Chủ đề 2: Phản
xạ ánh sáng(3
tiết)
4
1
C5.13
4
1
C8.5,C6.7
C10.15
C9.16
Số câu hỏi
Số điểm
Chủ đề 3:Gương
cầu (2 tiết)
1
0,25
C11.11
C12.18
4
2,5đ
C12.12,
C10.14,
Chủ đề 1: Sự
truyền as (3 tiết)
Số câu hỏi
Số điểm
Tổng số câu hỏi
Tổng số điểm
2
1,5
2
0,5
VẬN DỤNG
KQ
TL
8
2
C 6.1
C15. 10
C16,
C17. 2
1
1
C10.3
1
0,25đ
1
1
C10.4
8
5
1
0,5
6
3
32,5%
22câu
1
0,5
5c
12c
2,75đ
27,5%
5,5đ
55%
CỘNG
3c
1,75đ
17,5%
10đ
100%
V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm khách quan: (7 đ)
1. Khoanh tròn các chữ a,b,c, d đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: (3,5 đ)
Câu 1:Khi nào ta nhìn thấy một vật:
A/ Khi mắt ta hướng vào vật
B/ Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật
C/ Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta
D/ Khi vật được chiếu sáng.
Câu 2: Khi có hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như
thế nào ? (coi tâm của TĐ, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên 1 đường thẳng)
A/ Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng
B/ Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C/ Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời
D/ Mặt Trăng – Mặt Trời – Trái Đất
Câu 3: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A/ Ngọn nến đang cháy sáng
B/ Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C/ Mặt Trời
D/ Đèn ống đang sáng
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khi đồng
chất?
A/ là đường gấp khúc
B/ là đương cong bất kì
-2-
C/ là đường thẳng
D/ có thể là đường thẳng hoặc cong
Câu 5: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?
A/ Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
B/ Không hứng được trên màn và bé hơn vật
C/ Không hứng được trên màn v lớn bằng vật
D/ Hứng được trên màn và lớn hơn vật
Câu 6: Giả sử tại 1 nơi nào đó trên Trái Đất có hiện tượng nguyệt thực. Kết luận nào sau đây là
sai?
A/ Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm B/Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt Trời
C/ Chỉ có thể xảy ra vào đúng lúc nửa đêm D/ Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất
Câu 7: Mối quan hệ giữa góc tới (i) và góc phản xạ (i’) khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào?
A/ Góc tới gấp đôi góc phản xạ
B/ Góc phản xạ lớn hơn góc tới
C/ Góc tới lớn hơn góc phản xạ
D/ Góc phản xạ bằng góc tới
Câu 8: Vật sáng là:
A/ Vật có ánh sáng đi vào mắt ta
B/ Vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó
C/ Vật tự nó phát ra ánh sáng
D/ Nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó
Câu 9: Chiếc đèn pin (thường dùng trong gia đình) có thể tạo ra chùm sáng nào sau đây?
A/ Chùm sáng hội tụ
B/ Chùm sáng phân kì
C/ Chùm sáng song song
D/ Có thể tạo ra một trong ba loại chùm sáng kể trên nếu điều chỉnh đèn pin 1 cách hợp lí
Câu 10: Chiếu 1 tia sáng lên một gương phẳng ta thu được 1 tia sáng phản xạ tạo với tia tới 1 góc
400 .Tìm giá trị góc tới.
A/ 200
B/800
C/ 400
D/ 600
Câu 11: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương
cầu lõm?
A/ Không hứng được trên màn chắn, lớn hơn vật . B/ Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C/ Hứng được trên màn, bằng vật
C/ Không hứng được trên màn, bằng vật
Câu 12: Khi chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm, kết luận nào sau đây là đúng
khi nói về chùm tia phản xạ?
A/ Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ
B/Chùm tia phản xạ là chùm phân kì
C/ Chm tia phản xạ l chm song song
D/ Chùm tia phản xạ là chùm tia loe rộng ra
Câu 13: Trong trường hợp nào thì tia phản xạ và tia tới trùng nhau?
A/ Khi tia tới song song với mặt gương
B/ Khi tia tới hợp với mặt gương một góc 45 0
C/ Khi tia tới vuông góc với mặt gương
D/ khi góc tới bằng 900
Câu 14: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có tính nào dưới đây?
A/ Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm có cùng kích thước
B/ Bằng vùng nhìn thấy của gương cầu lõm có cùng kích thước
C / Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
D/ Lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
2/ Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau (3,5 đ)
Câu 15: Vùng nhìn thấy của gương phẳng………………… vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
có cùng kích thước.
Câu 16: Ảnh ……tạo bởi gương cầu lồi……….trên màn chắn và ………….vật
Câu 17: Trong nước nguyên chất ánh sáng truyền đi theo ………………
-3-
Câu 18: Gương …… có tác dụng biến đổi chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành chùm tia phản
xạ………
II. Tự luận: ( 3 đ)
Câu 1 :Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (1đ).
Câu 2: Cho 1 điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng
a/ Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (0,5đ)
b/ Vẽ 1 tia tới SI tới gương và tia phản xạ IR tương ứng (0,5đ)
Câu 3: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi và gương
phẳng có cùng kích thước?(0,5đ)
Câu 4: Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở
phía sau lưng. Người đó dùng gương cầu lồi hay gương phẳng? Tại sao người đó không dùng
gương còn lại? (0,5đ)
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm khách quan: 7đ
1/ Chọn câu đúng mỗi câu 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Phương án đúng
C
B
B
C
C
C
D
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Phương án đúng
D
D
A
A
A
C
D
2/ Điền đúng mỗi từ 0,5đ
Câu 15: Hẹp hơn
Câu 16: ảo, không hứng được, nhỏ hơn
Câu 17: đường thẳng
Câu 18: Cầu lõm, song song
II/ Tự luận:
Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (1đ)
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
Câu 2: (1đ) Vẽ đúng mỗi ý 0,5đ
Câu 3: (0,5đ)
- Giống nhau: Đều là ảnh ảo
- Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật còn ảnh tạo bởi gương phẳng thì bằng vật
Câu 4: (0,5đ)
Người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng
Người đó không dùng gương phẳng vì vùng nhìn thấy của gương phẳng nhỏ hơn vùng nhìn
thấy của gương cầu lồi.
-4-
-5-