Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.95 KB, 70 trang )

Trường đHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Mở đầu
1. Lí do chọn đề
tài
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỉ 21, thế kỉ của nền văn
minh trí tuệ toàn cầu. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cao, của nền kinh
tế tri thức cho thấy chất xám đang ngày càng được đặc biệt coi trọng. Vì thế,
trong sự đổi mới toàn diện của đất nước thì đổi mới nền giáo dục là một trong
những trọng tâm của sự phát triển. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ 10 đã khẳng định: Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, Bộ GD đang triển khai chương trình sách giáo khoa mới thay thế
cho bộ sách giáo khoa cũ không còn phù hợp nữa. Bộ sách giáo khoa hóa học
mới có một lượng kiến thức tương đối khó, khá rộng, phong phú, đa dạng giúp
học sinh có thể giải thích được những hiện tượng tự nhiên liên quan đến hóa học.
Ngoài ra, nó còn rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng, tư duy phức tạp song hết
sức cần thiết phù hợp với thực tiễn. Sau nhiều năm nghiên cứu, thí điểm, sửa
chữa sách giáo khoa hoá học 12 đã chính thức được áp dụng trong cả nước từ
năm học 2008-2009. Chương trình Hoá học 12 gồm nhiều kiến thức cơ bản và là
những kiến thức trong tâm phục vụ cho hai kì thi quan trọng là kì thi tốt nghiệp
THPT và thi vào đại học, cao đẳng.
Trong chương trình Hoá học nâng cao 12, phần kim loại là một mảng lớn,
trọng tâm, gồm nhiều nội dung lí thuyết và bài tập mà học sinh phổ thông buộc
phải hiểu, biết và vận dụng một cách linh hoạt. Để soạn đề kiểm tra cho phần
này, giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức và vận dụng các lí thuyết đó một
cách sâu sắc và bản chất.
đỗ thị Hồng --K31A -- khoa hoá học


1


Mặt khác, quá trình dạy học là một quá trình phức tạp bao gồm: quá trình
nghiên cứu tài liệu mới quyết định chất lượng lĩnh hội các tri thức; quá trình
củng cố hoàn thiện kiến thức khắc sâu mở rộng thêm kiến thức, phát triển kĩ
năng kĩ xảo cho học sinh; và quá trình kiểm tra đánh giá - làm sáng tỏ tình trạng
nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng và thái độ của học sinh đối với yêu cầu
của chương trình tạo động lực phấn đấu vươn lên trong học tập, đồng thời giúp
giáo viên có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của mình.
Việc truyền đạt đúng, đủ, chính xác nội dung trong sách giáo khoa cho học
sinh không phải là dễ dàng. Việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng
trở thành pháp lệnh, là cơ sở dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Vấn đề này đang được triển khai rộng rãi trên cả nước, tuy nhiên việc
thực hiện mới chỉ là bước đầu và hiệu quả của nó chưa cao.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học theo chương trình sách
giáo khoa mơí thì vấn đề chuẩn kiến thức kĩ năng có một vai trò hết sức quan
trọng. Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học theo chuẩn kiến
thức kĩ năng có một ý nghĩa to lớn. Nó không chỉ đơn thuần là chú trọng vào kết
quả của người học mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ
tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm định chất lượng, hiệu
quả dạy học và trình độ nghề nghiệp của người thầy. Tức kiểm tra đánh giá góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Kiểm tra đánh giá kết quả học
tập môn Hóa học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng” để có thể xây dựng một số
đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ nội dung kiến thức kĩ năng của từng chủ đề của một số



chương (chương 6, chương 7) của sách giáo khoa nâng cao lớp 12 và thiết kế đề
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh theo chuẩn kiến thức
kĩ năng.

3. Giả thiết khoa học
Nếu làm rõ được chuẩn kiến thức kĩ năng về mức độ, phạm vi thực hiện và
thiết kế được bộ đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ góp phần
nâng cao chất lượng việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
4. phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập được.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia, quan sát các quá trình học tập, giảng dạy hoá học ở
trường THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư ph ạm: đánh giá hiệu quả của các đề kiểm tra để
từ đó đánh giá được chất lượng của việc giảng dạy và học tập theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí phân tích các kết quả thực nghiệm sư
phạm.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện được những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài bao gồm:
- Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.


- Nội dung của các phương pháp cần nghiên cứu.

- Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Quy trình thiết kế một đề kiểm tra theo hướng đổi mới.
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn dạy học theo chuẩn:
thiết kế đề kiểm tra ngắn, 15 phút, 45 phút theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Thử nghiệm sư phạm để xác định độ phù hợp của bộ đề kiểm tra. Lấy ý
kiến đóng góp đánh giá nhận xét của giáo viên có kinh nghiệm.
6. khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hóa học 12 theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Phần kim loại( chương “kim loại kiềm - kiềm
thổ - nhôm” và chương “crom - sắt - đồng”) - sách giáo khoa Hoá học 12 nâng
cao


Nội dung chƣơng trình nghiên
cứu
Chƣơng 1: cơ sở lí thuyết của đề tài
1. Cơ sở lí luận về kiểm tra- đánh giá.
1.1. Khái niệm về kiểm tra- đánh giá
Trong quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá (KT- ĐG) là giai đoạn kết thúc
của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ
yếu không thể thiếu được của quá trình này.Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận
liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau, đó là: đáng giá,
phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm
thu được những thông tin cần thiết trong việc đánh giá.
Về mặt lí luận dạy học, kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy
học, nó cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình
học của trò để từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thày và
trò. Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá

một cách nghiêm túc, công bằng với kĩ thuật tốt và hiệu nghiệm.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về
các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học, là mô tả một cách định tính và
định lượng: tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến
thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng
chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh… và cả thái độ của học sinh trên cở sở
phân tích các thông tin phản hồi từ viêc quan sát, kiểm tra, đánh gía mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong
muốn đạt được của môn học.


1.2. ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá.
Việc kiểm tra- đánh giá có hệ thống, thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời
những thông tin “liên hệ ngược trong”, giúp người học tự điều chỉnh hoạt động
học, kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng
kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới.Thông qua kiểm
tra- đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái
hiện, chính xác hoá, khái quát hoá…giúp phát huy trí thông minh, linh hoạt vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thể.
Việc kiểm tra-đánh giá được tổ chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp học sinh
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao
hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc
phục tính chủ quan tự mãn.
Việc kiểm tra- đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin liên
hệ ngược ngoài, giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy.
Kiểm tra đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo
viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và
trình độ của mỗi học sinh từ đó có biện pháp phụ đạo bồi dưỡng riêng hợp lí.
Kiểm tra đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình theo đuổi.
1.3. Một số hình thức kiểm tra đánh giá.
Để tổ chức KT- ĐG kết quả học tập của học sinh, bên cạnh các phương pháp
truyền thống như: kiểm tra miệng, kiểm tra viết thì hiện nay trong giáo dục đã và
đang sử dụng phương pháp trắc nghiệm. Trắc nghiệm là phương pháp đưa ra
một tập hợp câu hỏi để thu nhận phản ứng của học sinh, thông qua đó đo lường


một năng lực hoặc một thuộc tính nào đó của họ. Trắc nghiệm có thể là vấn đáp,
quan sát hoặc viết.
Dựa vào cách tiến hành, trắc nghiệm được chia làm 2 loại: trắc nghiệm tự
luận và trắc nghiệm khách quan.
1.3.1. Trắc nghiệm tự luận (TNTL) gọi tắt là tự luận (TL).
a. Khái niệm
TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo
lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ
của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.
TNTL cho phép học sinh một sự tự do tương đối tương đối nào đó để trả lời
mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra.
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan
và điểm cho bởi người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận
thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.
b.Ưu, nhược điểm của TNTL
- Ưu điểm
 Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn
ngữ của chính mình, vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức.
• Có thể kiểm tra - đánh giá - các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết
những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng.
• Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.

• Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hoá,
phân tích, tổng hợp…phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo.
- Nhược điểm


• Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại
phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm do đó nó có đô tin cậy
thấp.
• Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm, phương pháp này có
giá trị thấp.
• Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương
trình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ.
1.3.2. Trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm
TNKQ là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng
hệ thống câu hỏi TNKQ gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách
quan không phụ thuộc vào người chấm.
b. Các loại câu hỏi TNKQ: có thể chia làm 4 loại chính:
Loại 1: Câu trắc nghiệm “đúng sai”
- Cấu trúc:
+ Câu dẫn là một câu phát biểu có nội dung mà học sinh phải xác định
đúng hay sai.
+ Câu trả lời là chữ Đ hoặc S mà học sinh phải khoanh tròn khi xác định.
- Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu sau là đúng và khoanh tròn
vào chữ S nếu câu sau là sai.
a. Bán kính nguyên tử của Ca lớn hơn của K.

Đ

S


b. Hoà tan BaSO4 ta dùng dung dịch HCl loãng.

Đ

S

c. Al, Al2O3, Al(OH)3 là những chất lưỡng tính.

Đ

S

d. 0, +2, +3 là các số oxi hóa của Fe.

Đ

S


- Lưu ý: Đây là loại câu hỏi đơn giản vì vậy soạn thảo câu hỏi dạng này tương
đối dễ dàng, ít phạm lỗi và mang tính khách quan khi chấm.
Tuy nhiên độ tin cậy của câu hỏi thấp vì học sinh có thể đoán mò, học thuộc
lòng hơn là hiểu.Ngoài ra học sinh giỏi có thể không thoả mãn khi buộc phải
chọn “đúng” hoặc “sai” khi câu hỏi viết chưa rõ ràng. Do đó khi soạn thảo câu
hỏi dạng này, câu đúng phải hoàn toàn đúng hay đúng nhất, câu sai phải hoàn
toàn sai (không mập mờ về đúng, sai và đúng sai không còn tranh cãi) và dựa
trên sự mơ hồ của học sinh về những khái niệm hoá học để biên soạn câu hỏi.
Loại 2: Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
- Cấu trúc

+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hoặc là một câu chưa hoàn chỉnh (câu bỏ
lửng).
+ Phần trả lời gồm 3-5 (thường là 4) phương án trả lời mà chỉ có một
phương án đúng (hay đúng nhất, đầy đủ nhất), những phương án khác là những
câu mồi hay câu nhiễu. Học sinh phải khoanh tròn hoặc đánh dấu vào phương án
đúng.
- Ví dụ: Cho sơ đồ: Cu + HNO3

Cu(NO3)2 + NO + H2O

Số nguyên tử Cu bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử là
A. 1 và 6.

C. 3 và 2.

B. 3 và 6.

D. 3 và 8

Trả lời: Đáp án C.
- Lưu ý: Đây là một hình thức kiểm tra- đánh giá có nhiều ưu điểm như: có
thể kiểm tra đánh giá được nhiều mục tiêu dạy học khác nhau, có độ tin cậy cao,
tính giá trị tốt hơn, đo được khả năng nhớ tổng quát ho rất hữu hiệu, thật sự
khách quan khi chấm. Tuy nhiên cũng có nhiều nhược điểm như: khó soạn câu


hỏi vì phải tìm được câu đúng nhất và câu nhiễu cho phù hợp; có thể không đo
được khả năng phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo sáng tạo
giải quyết vấn đề một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi TNTL soạn kĩ; tốn kém
giấy mực để in. Vì vậy khi viết câu hỏi dạng này cần lưu ý:

+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải
diễn đạt rõ ràng một vấn đề, tránh hiểu theo nhiều cách.
+ Câu nhiễu cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với
câu dẫn, có cấu trúc song song tức chúng ohải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu
dẫn. Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt,
phải có vẻ hợp lí có sức hấp dẫn như nhau để học sinh kém chọn.
+ Cần soạn 4-5 phương án lựa chọn, trong đó có một phương án đúng
hoặc đúng nhất, không nên soạn các phương án lựa chọn quá ít ( 2 hoặc 3) vì
yếu tố may rủi, đoán mò sẽ tăng hay quá nhiều phương án sẽ khó soạn và mất
nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
+ Phải có một phương án đúng và là duy nhất, các cu còn lại thật sự
nhiễu.
+ Sắp xếp các câu trả lời đúng một cách ngẫu nhiên (không theo một
thói quen nào)
Loại 3: Câu trắc nghiệm điền khuyết
- Cấu trúc
+ Phần câu dẫn là những câu, những phương trình hoá học…có những chỗ
còn bỏ trống.
+ Phần trả lời là những từ, những cụm từ, những công thức hoá học… mà
học sinh phải điền vào chỗ trống cho phù hợp
- Ví dụ: Hoàn chỉnh những câu sau


Vàng là kim loại mềm,màu .........dẻo (người ta có thể cán lá vàng mỏng
hơn........, từ 1g vàng có thể kéo thành sợi mảnh dài tới...........). Vàng có tính dẫn
điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém..........Vàng có khối lượnh riêng là........, nóng chảy
ở.........
0

Vàng có tính khử yếu (E


..............=+1,5V)
3

0

3+

Đáp án: vàng; 0.0002 mm; 3.5 km bạc và đồng; 19,3 g/cm ; 1063 C; Au /Au
- Lưu ý: Với loại câu hỏi này, học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra,
nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.
Song, phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào những
chi tiết vụn vặt, người soạn có thể trích nguyên một đoạn văn trong sách giáo
khoa, việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu tính khách quan hơn loại câu
hỏi nhiều lựa chọn. Do đó khi soạn cần lưu ý
+ Tránh trường hợp có nhiều phương án điền đều phù hợp
+ Câu điền khuyết không nên quá dài, khó hiểu hoặc có thể
hiểu theo nhiều cách.
Loại 4: Câu trắc nghiệm ghép đôi
- Cấu trúc
+ Phần câu dẫn ở cột (I) gồm một phần của câu (câu chưa hoàn
thành), mệnh đề hoặc một yêu cầu
+ Phần câu trả lời ở cột (II) chứa phần còn lại của câu hoặc một đáp
số mà học sinh phải chọn để ghép với phần ở cột (I) cho phù hợp.
- Ví dụ: Chọn đáp án ở cột (II) để ghép với đáp án đúng ở cột (I) cho
phù hợp.
Cột (I)

Cột (II)



A. Cacbon

1. là nguyên tố kim loại

B. Thép

2. là nguyên tố phi kim

C. Sắt

3. là hợp kim sắt-cacbon (0,01-2%)

D. Gang

4. là hợp kim sắt-cacbon (2-5%)
Trả lời: B.3; D.4; C.1; A.2

- Lưu ý: Đây là loại câu hỏi dễ viết, có thể dùng để đo các mức trí năng khác
nhau, đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay
lập các mối tương quan
Nhưng loại câu hỏi này không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng
như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, tốn nhiều công phu soạn câu hỏi có thể
đo được mức trí năng cao cùng như tốn nhiều thời gian để đọc nội dung mỗi cột
trước khi trả lời. Nên khi soạn dạng câu hỏi này tránh taọ kiểu ghép đôi mộtmột; để không xảy ra trường hợp học sinh ghép được một số cặp, rồi dùng cách
loại trừ để ghép các cặp còn lại, phải soạn sao cho phần chọn để ghép nhiều hơn
phần cần ghép, trong đó có cả phương án có thể ghép với nhiều câu, có cả
phương án không thể ghép vơí câu nào.
1.3. So sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Có nhiều tranh luận về loại nào tốt hơn, TNTL hay TNKQ.Câu trả lời tuỳ

thuộc vào mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Mỗi loại câu hỏi đều có ưu điểm
cho một số mục đích nào đó.
Ưu và nhược của điểm của mỗi loại TNKQ và TNTL có những điểm đáng
chú ý sau
a. Những năng lực đo được
* Loại TNTL


- Học sinh có thể tự diễn đạt ý tưởng bằngchính ngôn ngữ chuyên môn của mình
nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có.
- Có thể đo lường khả năng suy luận như: sắp xếp ý tưởng, suy diễn, tổng quát
hoá, so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu.
- Không đo lường kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.
* Loại TNKQ
- Học sinh chọn một câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn hoặc
viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời.
- Có thể đo những khả năng suy luận như: Sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và
phân biệt nhưng không hữu hiệu bằng TNTL.
- Có thể kiểm tra - đánh gía kiến thức của học sinh ở mức trí năng biết, hiểu
một cách hữu hiệu.
b. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm.
Với một khoảng thời gian xác định
* Loại TNTL: có thể kiểm tra- đánh giá được một phạm vi kiến thức nhỏ nhưng
rất sâu với số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.
* Loại TNKQ: vì có thể trả lời nhanh nên số câu hỏi lớn, do đó bao quát một
phạm vi kiến thức rộng hơn.
c. ảnh hưởng đối với học sinh
* Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tưởng bằng
chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên đánh
giá những ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo ra sự “lừa dối” vì học sinh

có thể khéo léo tránh đề cập đến ngững diểm mà họ không biết hoặc chỉ biết
mập mờ.


* Loại TNKQ: Học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý tưởng
của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kĩ
năng, không “học tủ” nhưng đôi khi dễ tạo ra sự đoán mò.
d. Công việc soạn đề kiểm tra
* Loại TNTL: việc chuẩn bị câu hỏi TNTL, do số lượng ít nên không khó lắm nếu
giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.
* Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều
kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thời
gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức
hơn.
e. Công việc chấm điểm
* Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và khó cho điểm
chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên vị.
* Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt chiếm
ưu thế khi cần kiểm tra một số lượng lớn học sinh.
2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông.
2.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình.
- Chương trình môn hoá học ở trường phổ thông được xây dựng và phát
triển trên cơ sở các quan điểm sau
+ Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn hoá học ở trường phổ thông.
Mục tiêu phải được quán triệt và cụ thể hoá trong chương trình của các lớp ở các
cấp THCS và THPT.
+ Đảm bảo tính phổ thông cơ bản hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống
tri thức của khoa học hoá học.



+ Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn hoá học.
+ Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo
hướng dạy và học tích cực.
+ Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình hoá học trong nước
và thế giới.
+ Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông.
2.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Chuẩn: Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm
cho đúng.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng: là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai
đoạn học tập.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học 12 được thể hiện trong chương trình giáo
dục phổ thông môn hóa học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định ban
hành tháng 6-2007. Chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được xây dựng theo từng chủ
đề của chương trình hóa học 12 bao gồm tên chủ đề, mức độ kiến thức và kĩ
năng cần đạt được và những ghi chú. Đây là cơ sở để biên soạn SGK hóa học,
SGV, SBT và là cơ sở để đánh giá kết quả học tập môn hóa học thường xuyên,
định kì, các kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học môn hóa học.
VD: Sau đây là một số nội dung thuộc chuẩn kiến thức kĩ năng ứng với
chương 6, 7 SGK lớp 12 nâng cao.
Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú


1.Kim


Kiến thức

loại

Hiểu được

kiềm

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoá, số oxi hoá, thế điện cực chuẩn,
tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim lọai kiềm.
- Tính chất hoá học: tính khử mạnh nhất trong số các kim
lọai (tác dụng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm.
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính
chất khử rất mạnh của kim lọai kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận
xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học của kim lọai
kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều
chế kim lọai kiềm bằng phương pháp điện phân.
- Giải được bài tập tổng hợp có liên quan.


2.Một
sốhợp chất
của kim loại kiềm.
Kiến thức

Biết được: Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp
chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
Hiểu được: Tính chất hoá học của một số hợp chất:
NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3 (lỡng tính, phân hủy bởi
nhiệt); Na2CO3 ( muối của axit yếu); KNO3 (có tính oxi
hoá mạnh khi đun nóng).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và rút ra kết luận về
tính chất hoá học của một số hợp chất kim lọai kiềm.
- Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất một số hợp
chất.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của một số
hợp chất.
- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối
kim loại kiềm trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài
tập tổng hợp có liên quan.


3. Kim Kiến thức
loại
kiềm
thổ

Hiểu được
-Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, năng lợng ion hoá,
số oxi hoá, thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh chỉ sau kim loại
kiềm. (tác dụng với oxi, clo, axit).
Kĩ năng

-Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận
đợc tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ.
-Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá
học.
-Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.
-Giải được bài tập : Tính thành phần % khối lượng kim
loại trong hỗn hợp phản ứng; xác định tên kim loại, một
số bài tập khác có liên quan.


4. Một Kiến thức
số hợp Hiểu được
chất

- Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2,

của kim CaCO3, CaSO4.2H2O
loại

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu,

kiềm

toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước

thổ

cứng.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận

được tính chất hoá học của Ca(OH)2.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.
- Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phơng
pháp hoá học
- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối
trong hỗn hợp phản ứng, bài tập khác có liên quan.

5.

Kiến thức

Nhôm

Hiểu được
-Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật
lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
-Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh ( phản ứng của
nhôm với phi kim, dung dịch axit, nớc, dung dịch kiềm,
oxit kim loại).
- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện
phân oxit nóng chảy.


Kĩ năng
-Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính
chất hóa học và nhận biết ion nhôm.
.- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
-Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
-Giải được bài tập: Tính % khối lượng nhôm trong hỗn

hợp kim loại phản ứng, một số bài tập có liên quan.
5. Một Kiến thức
số hợp Biết được: Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp
chất

chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.

của

Hiểu được: - Tính chất lượng tính của Al2O3, Al(OH)3
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

nhôm
Kĩ năng

-Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được
tính chất hóa học của nhôm.
-Nhận biết ion nhôm
-Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất
nhôm.
-Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
-Giải bài tập: Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng
nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng; Tính % khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có liên quan.
7. Crom – Sắt - Đồng
Chủ đề

Mức độ cần đạt đƣợc

Ghi chú



1. Crom

Kiến thức
Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng
thái oxi hoá, tính chất vất lí của crom.
- Tính chất hoá học: Crom có tính khử (tác dụng với phi
kim, axit).
- Phương pháp sản xuất crom.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được
tính chất hóa học của crom.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của crom.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng crom trong hỗn
hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng, bài tập
khác có liên quan.


3. Sắt

Kiến thức
Hiểu được
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electrn nguyên tử
2+

3+

3+


2+

săt, ion Fe , Fe , năng lợng ion hoá, thế điện cực chuẩn
2+

của cặp Fe / Fe , Fe / Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác
dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung
dịch muối).
Biết được trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt,
FeCO3, FeS2.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được
tính chất hóa học của sắt.
- Viết các PTHH minh họa tính khử của sắt.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp
phản ứng, xác định tên kim lọai dựa vào số liệu thực
nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan.

4.

Một Kiến thức

số

hợp Biết được

chất


- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của

của sắt

một số hợp chất của sắt.
Hiểu được


+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối
sắt (II).
+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3,
muối sắt (III).
+ Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3.
Kĩ năng
-Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được
tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
-Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học.
2+

3+

-Nhận biết được ion Fe , Fe trong dung dịch.
-Giải được bài tập: Tính % khối lượng các muối sắt
hoặc oxit sắt trong phản ứng, xác định công thức hoá
học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội
dung liên quan.
5.Hợp

Kiến thức


kim của Biết được
sắt

-Khái niệm và phân lọai gang, sản xuất gang (nguyên
tắc, nguyên liệu, cấu tạo và chuyển vận của lò cao, biện
pháp kĩ thuật).
-Khái niệm và phân lọai thép, sản xuất thép (nguyên tắc
chung, phương pháp Mac - tanh, Be- xơ - me, lò điện: ưu
điểm và hạn chế).
-ứng dụng của gang, thép.
Kĩ năng


- Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ... rút ra được nhận xét
về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép.
- Viết các phương trình phản ứng oxi hoá-khử xảy ra
trong lò luyện gang, luyện thép.
- Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng hợp kim của sắt.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng quặng sắt cần thiết
để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất, bài
tập khác có nội dung liên quan.


6. Đồng Kiến thức
và một Hiểu được
số

hợp - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên


chất

tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật

của

lí.

đồng

- Tính chất hoá học: Đồng là kim lọai có tính khử yếu
(tác dụng với phi kim, dung dịch muối, axit có tính oxi
hoá mạnh).
Biết được
- Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính lỡng tính, tính tan),
CuSO4.5H2O (màu, tính tan, nhiệt phân).
- ứng dụng của đồng và hợp chất.
Kĩ năng
- Viết được các PTHH minh họa tính chất của đồng và
một số hợp chất.
- Sử dụng và bảo quản đồng hợp lí dựa vào các tính chất
của nó.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng đồng hay hợp
chất đồng trong hỗn hợp chất phản ứng, bài tập khác có
nội dung liên quan.


×