Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần các nguyên tố kim loại nhóm B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.49 KB, 58 trang )

Khoá luận tốt nghiệp - 2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn
Quang, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Hoá học trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Em xin cảm ơn bạn bè, người thân, gia đình đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để
đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngà

Nguyễn Thị Ngà - K32B - Khoa hoá học


Khoá luận tốt nghiệp - 2010

Nguyễn Thị Ngà - K32B - Khoa hoá học


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận này là sự nỗ lực của bản thân, cùng sự
giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Văn Quang.
Kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực, không trùng lặp với
kết quả nghiên cứu của đề tài nào khác và chưa được công bố trong bất kì


công trình nghiên cứu nào.
Nếu kết quả cam đoan trên là sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nguyễn Thị Ngà - K32B- Khoa hoá
học

3


Mục lục
Lời cảm ơn
Lời cam
đoan
Phần A: Mở đầu…………………………………………................

Trang

1

1. Lí do chọn đề tài...........................................................................

1

2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài..............

2

3. Giả thuyết khoa học......................................................................

3


4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..

3

Phần B. Nội dung...............................................................................

5

Chương 1: TNKQ trong KT – ĐG kết quả học tập của HS………...

5

Chương 2: Xây dựng bài tập trắc nghiệm phần kim loai nhóm B....

14

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm…………………………………

38

Phần C: Kết luận và đề nghị……………………….........................

51

Tài liệu tham khảo…………………………………………………..

52

Phụ luc: Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm……………………………..


53


PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển với những thành tựu vĩ đại
đưa nhân loại bước sang một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của nền kinh tế tri
thức. Sự cách biệt về giàu nghèo giữa các quốc gia thực chất là sự cách biệt
về nhận thức, trình độ khoa học kĩ thuật. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của
mỗi quốc gia phụ thuộc vào tiềm năng tri thức của quốc gia, thực chất là nhân
tố con người. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực thì nền giáo dục nói
chung, nhà trường phổ thông nói riêng phải đào tạo ra những con người có
năng lực, có tri thức, tiếp cận được nền kinh tế tri thức. Để nâng cao chất
lượng giáo dục thì việc cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục trong đó cải
tiến phương pháp kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kết quả học tập của học
sinh (HS) là hết sức cần thiết.
KT - ĐG là một khâu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học, giúp
giáo viên (GV) thu được các tín hiệu ngược từ phía HS, tạo cơ hội cho GV xem
xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học. Các phương pháp KT-ĐG rất đa dạng, phong phú. Mỗi phương pháp đều
có ưu điểm, nhược điểm nhất định nhưng đều nhằm mục đích củng cố, đào
sâu, chính xác hóa nội dung đã học, phục vụ cho sự tiếp thu kiến thức mới.
Từ trước đến nay, các trường trung học phổ thông (THPT), cao đẳng,
đại học chủ yếu sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như kiểm tra
miệng, viết. Phương pháp này giúp GV đánh giá được vai trò chủ động, sáng
tạo, mức độ tiếp thu kiến thức, chất lượng học tập của HS, song tốn nhiều thời
gian, khối lượng kiến thức nhỏ.
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp KT - ĐG truyền
thống, gần đây người ta đã đi vào nghiên cứu theo phương pháp trắc nghiệm

khách quan


(TNKQ). Phương pháp này có độ tin cậy cao, kiểm tra được lượng kiến thức
lớn, chấm nhanh, đặc biệt đánh giá khách quan kết quả học tập của HS.
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp TNKQ trong xu thế
phát triển chung của nền giáo dục Viêt Nam và thế giới, để góp phần nâng
cao chất lượng dạy học hóa học và việc đổi mới, lựa chon phương pháp KT ĐG khách quan, chính xác trong dạy học hóa học, tôi đã chọn đề tài: “ Xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần các nguyên tố kim loại
nhóm B” .
2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp KT - ĐG để từ đó lựa chọn phương pháp
đánh giá kết quả học tập của HS ở trường THPT một cách khách quan, chính
xác, công bằng, tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS có thái độ học tập đúng
đắn, phương pháp học tập toàn diện, khoa học hơn.
Xây dựng hệ thống bài tập TNKQ cho việc KT-ĐG kiến thức phần kim
loại nhóm B góp phần đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn, nhằm
đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận trắc nghiệm gồm: TNKQ và TNTL dùng trong
việc KT – ĐG kết quả học tập môn hóa học ở trường THPT.
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình hóa học 12, đặc biệt đối
với phần kim loại nhóm B.
Dựa theo cơ sở lí luận đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống bài tập
TNKQ của các chương trong phần kim loại nhóm B hóa học 12 THPT dùng để
KT – ĐG.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng của hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm đã soạn.



2.3. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình KT – ĐG kiến thức, kĩ năng hóa học của HS, đặc biệt phần
kim loại nhóm B lớp 12 trường THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Việc cải tiến hình thức KT – ĐG kết quả học tập của HS đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT.
Để đạt kết quả trong kiểm tra TNKQ thì việc đầu tiên phải làm là xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng cao.
Mỗi phương pháp KT – ĐG đều có ưu, nhược điểm nhất định nên phải
phối hợp nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ
thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài, nghiên cứu kĩ
những cơ sở của trắc nghiệm, đặc biệt là TNKQ trong KT – ĐG kết quả
học tập của HS.
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình hóa học 12 đặc biệt là
phần kim loại nhóm B.
Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, nội dung chương trình hóa học 12
phần kim loại nhóm B, lí thuyết về câu hỏi trắc nghiệm để xây dựng hệ thống
bài tập TNKQ trong chương trình hóa học 12 phần kim loại nhóm B.
4.2. Điều tra cơ bản
Thăm dò và trao đổi ý kiến với GV dạy hóa học ở trường THPT về nội
dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi và khả năng sử dụng bài tập đã soạn
thảo.
Điều tra, tổng hợp ý kiến của GV về những ưu, nhược điểm, xu hướng
hoàn thiện phương pháp TNKQ trong việc KT – ĐG kết quả học tập của HS ở
lớp 12 THPT.
4.3. Thực nghiệm sư phạm



Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ đã soạn thảo để xây dựng thành 5 đề
kiểm tra một tiết.
Thông qua thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống bài
tập. Xử lí số liệu.


PHẦN B. NỘI DUNG
Chương 1: Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh
1. Khái niệm về câu hỏi TNKQ
TNKQ là phương pháp KT -ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu
hỏi TNKQ. Gọi là “khách quan’’ vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách
quan, không phụ thuộc vào người chấm.
2. Vài nét về lịch sử phát triển của phương pháp trắc nghiệm
Hiện nay, khó có thể nói một cách chính xác thời điểm ra đời của
phương pháp trắc nghiệm.
- Ở thế kỉ XIX, phương pháp trắc nghiệm (PPTN) xuất hiện cùng tên tuổi của
J.M.Cattell (vào năm 1890, trong lĩnh vực tâm lý học), sau đó là F.Galton,
Ebbinghaus. Đến thế kỉ XX, E.Thorndike là người đầu tiên dùng PPTN để đo
trình độ HS với bộ môn số học và một số loại kiến thức khác.
- Năm 1904, ở Pháp, Alfred Binet dùng PPTN để khảo sát trẻ chậm phát
triển về trí tuệ, không theo kịp bạn ở trường học.
- Năm 1928, Meili dùng PPTN để nghiên cứu trí tuệ, phục vụ tư vấn nghề
nghiệp và giáo dục phổ thông.
- Từ năm 1930, PPTN nhiều lần bị phê phán mạnh mẽ. Nhưng đến năm
1937 ở Mỹ lại sử dụng trắc nghiệm rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
2.1. Tình hình sử dụng trắc nghiệm vào quá trình dạy học ở các nước trên
thế giới

- Ở Mỹ, đầu thế kỉ XX, PPTN bắt đầu được sử dụng trong giảng dạy. Đến
năm 1940 đã có rất nhiều hệ thống trắc nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của HS.
- Ở Anh, cũng năm 1963 đã có Hội đồng Hoàng gia hằng năm quyết định các
trắc nghiệm chuẩn cho trường trung học.


- Ở Liên Xô cũ, trong những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà sư phạm đã sử
dụng trắc nghiệm theo kinh nghiệm nước ngoài, thiếu tính chọn lọc. Thời kỳ
này, việc sử dụng trắc nghiệm bị nhiều người phản đối mạnh mẽ. Do đó trong
trường học đã bỏ không dùng phương pháp trắc nghiệm. Từ năm 1992, Liên
Xô lại phục hồi khả năng sử dụng trắc nghiệm.
- Những năm gần đây, ngoài Nga và Mỹ, nhiều nước khác trên thế giới
cũng đã sử dụng trắc nghiệm ngày càng rộng rãi và phổ biến trong quá trình
dạy học ở phổ thông cũng như Đại học (như ở Anh, Úc, Hà Lan, Bỉ, Pháp.. .)
2.2. Tình hình sử dụng trắc nghiệm ở Việt Nam
Ở nước ta, cũng đã có không ít các tác giả sử dụng trắc nghiệm:
- Từ năm 1956 - 1960 trong các trường đã sử dụng rộng rãi hình thức kiểm
tra trắc nghiệm ở bậc trung học.
- Tác giả Trần Bá Hoành năm 1971 đã thực hiện công trình: “ Thử dùng
phương pháp trắc nghiệm để điều tra tình hình nhận thức của học sinh về một
số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9, 10”.
- Tác giả Nguyễn Như An (1976) đã dùng trắc nghiệm để thực hiện đề tài
“Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của học sinh, sinh viên đại học sư
phạm” và năm 1978 với đề tài “ Vận dụng phương pháp test và phương pháp
kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lý học”.
- Năm 1994, Vụ Đại học cho in cuốn “ Những cơ sở của kỹ thuật trắc
nghiệm” của tác giả Lâm Quang Thiệp.
- Tháng 7/1996, thí điểm tuyển sinh đại học bằng phương pháp trắc nghiệm
đã được tổ chức thành công lần đầu tiên ở trường Đại học Đà Lạt.

- Tháng 7/2006, trong kì thi tuyển sinh ĐH – CĐ môn ngoại ngữ đã được
thi theo hình thức trắc nghiệm.
- Từ năm 2007, bộ đã bắt đầu áp dụng thi trắc nghiệm 4 môn: Hóa học, Sinh
học, Vật lí , Ngoại ngữ trong kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH – CĐ.


- Ở các trường phổ thông, kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm đã được
sử dụng chủ yếu ở môn Tiếng anh, môn Khoa học tự nhiên.
3. Phân loại câu hỏi TNKQ
Câu hỏi TNKQ gồm 4 loại:
- Câu điền khuyết.
- Câu ghép đôi.
- Câu đúng – sai.
- Câu nhiều lựa chọn.
3.1. Câu điền khuyết
Học sinh trả lời bằng một hay từ một đến ba từ cho một câu hỏi trực tiếp
hay là một nhận định chưa đầy đủ.
VD: Điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp
Kim loại có khả năng dẫn điện cao nhất là……………..
Trả lời: Ag
3.2.Câu ghép đôi
Loại này thường có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp.
Một danh mục gồm tên hoặc thuật ngữ, các định nghĩa, đặc điểm hay thành tựu
đã được thiết kế trong 2 cột. Nhiệm vụ của HS là ghép chúng một cách thích
hợp.
VD: Ghép cột 1 với cột 2 để được phát biểu đúng
Cột 1

Cột 2


1. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Li

2. Kim loại có khả năng dẫn điện cao nhất là

B. Na

3. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là

C. Cu

4. Kim loại nhẹ nhất là

D. Ag
E. Au
F. W

Trả lời: 1.F, 2.D, 3.E, 4.A.


3.3.Câu đúng sai
Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời
bằng cách lựa chọn Đúng hoặc Sai. Đôi khi chúng ta có thể nhóm lại dưới cùng
một câu dẫn. Các phương án trả lời là thích hợp để gợi lại kiến thức và một
khối lượng kiến thức đáng kể, có thể được kiểm tra một cách nhanh chóng.
VD: Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại ở trạng thái rắn.
A. Đúng

* B. Sai


3.4.Câu có nhiều lựa chọn
Đây là loại TNKQ được sử dụng nhiều nhất.
Câu hỏi có nhiều lựa chọn gồm có hai phần: Phần gốc và phần lựa chọn.
Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) đặt ra một
vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ
câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì.
Phần lựa chọn gồm một số (thường là 4 hay 5) câu trả lời để cho HS
lựa chọn, có một đáp án đúng, còn lại là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là
làm sao cho những mồi nhử ấy đều hấp dẫn ngang nhau đối với học sinh chưa
hiểu kỹ bài học.
VD: Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol 3 chất bằng nhau tác
dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và
0,05 mol NO. Số mol mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
*A. 0,12

B. 0,24

C. 0,21

D. 0,36

4. Ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm
4.1. Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan
- Do số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp TNKQ có thể kiểm tra được
nội dung kiến thức rộng, bao quát, nhờ vậy buộc HS phải học kĩ tất cả các
nội dung kiến thức được học khi kiểm tra.


- Phương pháp TNKQ với các câu hỏi có tính tổng hợp, khái quát cao nên HS

không chỉ dựa vào tài liệu ghi chép thuần túy mà buộc HS phải tự giác, chủ
động tích cực học tập, hạn chế được tình trạng học tủ, học lệch, quay cóp của
HS.
- Thời gian làm bài từ 1- 3 phút cho một câu hỏi, hạn chế tình trạng quay
cóp, sử dụng tài liệu.
- Làm bài TNKQ, học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ,
không tốn thời gian viết ra bài làm như TNTL nên có tác dụng rèn luyện, phát
huy tư duy nhanh và chính xác cho HS.
- Do số câu hỏi nhiều nên bài kiểm tra TNKQ thường gồm nhiều câu hỏi có
tính chuyên biệt và độ tin cậy cao.
- Có thể phân tích tính chất câu hỏi bằng phương pháp thủ công hoặc nhờ
các phần mềm tin học nên có thể sửa chữa, bổ sung hoặc loại bỏ các câu hỏi
để bài TNKQ ngày càng có giá trị hơn. Ngoài ra, việc phân tích câu hỏi
còn giúp giáo viên chọn phương pháp dạy phù hợp, hướng dẫn HS có phương
pháp học tập đúng đắn, ít tốn công sức, thời gian chấm bài nhanh và hoàn
toàn khách quan, không có sự chênh lệch giữa các giáo viên chấm khác nhau.
Một bài TNKQ có thể dùng để kiểm tra ở nhiều lớp nhưng phải đảm bảo đề
không bị lộ.
- Kiểm tra bằng phương pháp TNKQ có mức độ may rủi ít hơn TNTL vì
không có những trường hợp trúng tủ, từ đó loại bỏ dần thói quen đoán mò,
học lệch, học tủ, sử dụng tài liệu ... của HS, nó cũng đang là mối lo ngại của
nhiều giáo viên hiện nay.
- Điểm của bài kiểm tra TNKQ hầu như thực sự là điểm do HS tự làm bài mà
được vì HS phải làm được 2, 3, ... câu trở lên thì mới được một điểm trong
thang 10. Do vậy xác suất quay cóp, đoán mò để được điểm rất thấp.


4.2. Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan
- TNKQ dùng để đánh giá các mức độ trí năng ở mức biết, hiểu thì thật sự có
ưu điểm còn ở mức phân tích, đánh giá, tổng hợp và thực nghiệm thì bị hạn

chế, ít hiệu quả vì nó không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ
động, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy suy luận
giải thích, chứng minh của HS.
- Phương pháp TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không
cho biết quá trình tư duy, thái độ của học sinh đối với nội dung được kiểm
tra, do đó không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra
để từ đó có sự điều chỉnh việc dạy và học cho phù hợp.
- Do có sẵn phương án trả lời nên câu hỏi TNKQ khó đánh giá được khả
năng quan sát, phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, khả
năng tổ chức sắp xếp, diễn đạt ý tưởng, khả năng suy luận, óc tư duy độc lập,
sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ chuyên môn của HS.
- Việc soạn được câu hỏi đúng chuẩn là công việc thực sự khó khăn, nó yêu
cầu người soạn phải có chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và
phải có thời gian đầu tư. Điều khó nhất là phải tìm cho được một câu trả lời
đúng nhất và các phương án trả lời khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lý.
- Do số lượng câu hỏi nhiều bao trùm nội dung của cả chương trình học nên
câu hỏi chỉ đề cập một vấn đề, kiến thức yêu cầu không khó giải quyết do đó
hạn chế việc phát triển tư duy cao ở HS khá, giỏi. Có thể có một số câu hỏi
mà HS thông minh có thể có những câu trả lời hay hơn đáp án đúng đã cho
sẵn nên những HS đó cảm thấy không thỏa mãn.
- Khó soạn được một bài TNKQ hoàn hảo và rất tốn kém trong việc soạn
thảo, in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc các câu
hỏi.
5. Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm


5.1. Dựa vào độ khó và độ phân biệt
5.1.1. Độ khó của câu hỏi
Độ khó của câu hỏi sẽ giúp cho việc làm phân tán điểm số.
Độ khó của câu hỏi được tính theo công thức:


N H + N M + N . 100%
N
L

K=

(0%≤k≤100%)

K càng lớn thì câu hỏi càng dễ.
K(%)
0 - 20

Độ khó
Rất khó.

20 - 39

Khó.

40 - 69

Trung bình.

70 - 79

Dễ.

80 - 100


Rất dễ.

5.1.2. Độ phân biệt của câu hỏi
Độ phân biệt của câu hỏi được tính theo công thức:
(-1 ≤ P ≤ 1)
N −
H

P=

NL

(N H − N L )max
P càng dương thì độ phân biệt càng cao.


P
<0
0 - 0,2
0,2 - 0,39
0,4 - 0,69
0,7 - 0,79
0,8

Độ phân biệt
Phân biệt âm. Rất thấp.
Thấp. Trung bình. Cao.
Rất cao



Giải thích các kí hiệu:
N: Tổng số HS tham gia làm bài kiểm tra.
NH: Số HS nhóm giỏi chọn câu trả lời đúng.
NM: Số HS nhóm trung bình chọn câu trả lời đúng
NL: Số HS nhóm kém chọn câu trả lời đúng.
( NH – NL) max: là hiệu số ( NH – NL) nếu một câu hỏi được toàn thể HS
trong nhóm giỏi trả lời đúng và không có HS nào trong nhóm kém trả lời
đúng.
* Tiêu chuẩn chọn câu hay:
Độ khó

: 0,4 ≤ K ≤ 0,6

Độ phân biệt: P ≥ 0,3
5.2. Đánh giá một bài trắc nghiệm
- Xây dựng đáp án .
- Chấm từng bài kiểm tra.
- Ghi lại những câu học sinh không làm được.
- Biểu thị kết quả kiểm tra trên đồ thị.
- Loại bỏ những câu đáng ngờ.
- Gạch bỏ những câu bị loại.
- Cho điểm bài kiểm tra.
- Sau khi loại bớt những câu đáng ngờ, ta chỉ chấm điểm từng bài trên tổng số
các câu còn lại. Mỗi bài kiểm tra được chấm theo thang điểm %: 0 – 100%,
điểm mỗi câu được tính trung bình bằng 100% chia cho tổng số câu còn lại
của mỗi đề.
- Sau khi chấm và cho điểm từng bài kiểm tra xong, ta nghiên cứu điểm
kiểm tra để xác định mức khó dễ của mỗi bài. Có thể dựa vào điểm kiểm tra
trung bình.
Điểm kiểm tra trung bình =


Tổng điểm số % các bài
Tổng số bài


Phân tích điểm trung bình:
≥ 80% : Tương đối
dễ 60 – 80% : Bình
thường
≤ 60% : Khó
≤ 40% : Rất khó
Biểu thị sự phân bố điểm kiểm tra trên đồ thị:
Để trực quan hoá kết quả kiểm tra, ta đánh dấu điểm số của từng
học sinh trên đồ thị và để đơn giản hoá có thể làm tròn từng điểm số theo bội
số gần nhất của 5.
Phân tích sự phân bố điểm kiểm tra :
Sự phân bố kết quả kiểm tra có thể cho ta thông tin về HS và đề
kiểm tra. Nếu thấy điểm của HS phân bố bình thường thì bài kiểm tra đạt yêu
cầu. Nếu điểm của HS phân bố không đều thì bài kiểm tra chưa đạt.
Hoàn thiện các bài kiểm tra: Sau khi xem xét cẩn thận các câu hỏi, các
bài kiểm tra có vấn đề cần phải bỏ và sửa lại rồi tiến hành kiểm tra lần hai.
Bài kiểm tra lần hai phải có điểm trung bình kiểm tra của các bài phân bố
bình thường, điểm trung bình từ 60 – 80%.


Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
phần kim loại nhóm B
2.1. BÀI TẬP NHÓM IB
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 28,8g Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO
thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng O2 để chuyển

thành HNO3. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là
A. 2,52 lít

B. 10,08 lít

C. 1,26 lít

D. 5,04 lít

Câu 2 Cho 12,8g Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn
hợp khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 19. Thể tích hỗn hợp khí ở đktc

A. 0,448 lít

B. 4,48 lít

C. 1.12 lít

D. 2,24 lít

Câu 3: Cho một lượng Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và
HCl thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m(g) muối. Giá
trị của m là
A. 27,00

B. 20,25

C. 6,75

D. 54,00


Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m(g) hỗn hợp rắn A gồm Cu, Ag trong dung dịch
chứa hỗn hợp axit HNO3, H2SO4 thu được dung dịch B chứa 19,5g hỗn hợp
muối và hỗn hợp khí X gồm 0,05mol NO và 0,01mol `SO2. Giá trị của m là
A. 15,44

B. 9,75

C. 9,24

D. 17,36

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 3,00g Cu và 2,00g Fe vào dung dịch HNO3 loãng
thu được 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan
thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 6,24g

B. 5,40g

C. 17,46g

D. 16,00g

Câu 6 Hòa tan m(g) hỗn hợp gồm Cu, Fe3O4 trong dung dịch HCl dư. Sau
phản ứng còn lại 8,32g chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch
X thu được 61,92g chất rắn khan. Giá trị của m là


A. 31,04


B. 40,10

C. 43,84

D. 46,16

Câu 7: Nung m(g) bột Cu trong O2 thu được 24,8g hỗn hợp chất rắn X gồm
Cu, CuO, Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 4,48 lít
SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 9,60

B. 14,72

C. 21,12

D. 22,40

Câu 8: Hỗn hợp X nặng 2,64g gồm Cu và một kim loại hóa trị II, hai kim loại
có số mol bằng nhau. X tan hết trong HNO3 sinh ra 0,08mol NO và NO2 có tỉ
khối hơi so với H2 là 21. Kim loại chưa biết là
A. Ca

B. Mg

C. Ba

D. Zn

Câu 9: Vàng cũng như bạch kim chỉ bị hòa tan trong nước cường toan, đó là
dung dịch gồm 1 thể tích dung dịch HNO3 đậm đặc và 3 thể tích dung dịch

HCl đậm đặc. 34,475g thỏi vàng có lẫn tạp chất trơ được hòa tan trong nước
cường toan thu được 3,136 lít NO duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng vàng
trong thỏi vàng là
A. 90%

B. 80%

C. 70%

D. 60%

Câu 10: Cho một thanh Cu nặng 4,24g ngâm trong dung dịch AgNO3, sau
một thời gian lấy thanh Cu ra khỏi dung dịch, đem cân nặng 5,00g. Khối
lượng Ag bám trên Cu là
A. 2,16g

B. 0,54g

C. 1,08g

D. 1,56g

Câu 11: Ngâm một đinh Fe trong 200ml dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch
hết màu xanh, lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô, cân thấy đinh
Fe tăng 0,8g. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. 0,5M

B. 0,02M

C. 0,05M


D. 0,1M

Câu 12: Cho một đinh Fe vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3
0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã
phai một phần và chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng đinh Fe ban
đầu là 10,4g. Khối lượng đinh Fe ban đầu là


A. 11,20g

B. 5,60g

C. 16,80g

D. 8,96g

Câu 13: Hòa tan 5,4g Al vào 0,5l dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 thu
được 42,0g rắn Y không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch
Z. Lấy toàn bộ dung dịch Z cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được
14,7g kết tủa. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch X lần
lượt là
A. 0,6M và 0,3M

C. 0,3M và 0,6M

B. 0,6M và 0,6M

D. 0,3M và 0,3M


Câu 14: Cho 3,35g hỗn hợp X gồm Pb, Cu tác dụng với V lít dung dịch
AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xong thu được dung dịch Z chứa 2 muối và
4,96g rắn T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được
2,41g kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,5

B. 0,4

C. 0,3

D. 0,2

Câu 15: Cho 1,36g hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Fe, Mg vào bình đựng 250ml
dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,88g kim loại.
Biết trong hỗn hợp có số mol Fe bằng 2 lần số mol Mg. Nồng độ mol của
dung dịch CuSO4 trước phản ứng là
A. 0,15M

B. 0,2M

C. 0,75M

D. 0,1M

Câu 16: Khử 6,4g CuO bằng H2 ở nhiệt độ cao. Hỗn hợp sản phẩm khí
được dẫn qua bình đựng H2SO4 đậm đặc thấy khối lượng bình tăng 0,9g.
Hiệu suất phản ứng khử là 80%. Phần trăm CuO đã bị khử và thể tích H2 đã
dùng (đktc) là
A. 62,5%; 1,4 lít


C. 80%;1,12 lít

B. 75%; 1,2 lít

D. 75%; 1,4 lít

Câu 17: Thổi từ từ V lít hỗn hợp CO, H2 đi qua một ống sứ đựng 16,80g hỗn
hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí CO2 và
hơi H2O nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu là 0,32g. Giá trị của V là
A. 0,448

B. 22,24

C. 0,560

D. 0,112


Câu 18: Dẫn từ từ 2,24 lít NH3 qua ống sứ chứa CuO dư, nung nóng. Sau khi
hòa tan chất rắn trong ống sứ bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344
lít NO (đktc). Hiệu suất phản ứng khử CuO là
A. 30%

B. 40%

C. 60%

D. 80%

Câu 19: Điện phân một lít dung dịch AgNO3 0,20M (điện cực trơ), dung dịch

sau điện phân có pH = 2. Thể tích dung dịch sau điện phân coi không đổi.
Khối lượng kim loại tạo thành ở catot là
A. 0,54g

B. 1,08g

C. 2,16g

D. 3,24g

Câu 20: Điện phân 200ml dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), ở anot thoát ra
1,12 lít khí (đktc). Ngâm một chiếc đinh Fe vào dung dịch sau điện phân thấy
khối lượng tăng thêm 1,2g. Nồng độ mol của dung dịch CuCl2 ban đầu là
A. 1,7M

B. 1,5M

C. 1,2M

D. 1M

Câu 21: Điện phân hết 2 lít dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 (điện cực
trơ). Khối lượng catot tăng 5,6g, ở anot lượng khí thoát ra là 0,448 lít (đktc).
Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch ban đầu là
A. 0,02M; 0,03M

C. 0,01M; 0,02M

B. 0,02M; 0,02M


D. 0,01M; 0,04M

Câu 22: Điện phân 500ml dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3, cường độ
dòng điện là 0,8A (điện cực trơ). Thời gian điện phân là 2 giờ, thấy khối
lượng cực âm tăng 3,44g (hiệu suất điện phân là 100%). Nồng độ mol của
Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch ban đầu là
A. 0,04M; 0,04M

C. 0,02M; 0,04M

B. 0,01M; 0,01M

D. 0,01M; 0,02M

Câu 23: Điện phân hết dung dịch muối sunphat của một kim loại hóa trị II
(điện cực trơ). Kết thúc điện phân, ở catot khối lượng tăng 2,56g, dung dịch
sau điện phân muốn trung hòa cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 0,4M.
Muối sunphat đem điện phân là


A. CuSO4

B. NiSO4

C. ZnSO4

D. MgSO4

Câu 24: Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu
được 16g kim loại M thì ở anot thu được 5,6lít khí (đktc). Kim loại M là

A. Cu

B. Zn

C. Fe

D. Mg

Câu 25: Đem nung nóng m(g) Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm
nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 0,54g so với ban đầu. Khối lượng muối
Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là
A. 0,47g

B. 0,94g

C. 1,88g

D. 9,40g

Câu 26: Nhiệt phân 1,880g Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí sinh ra bằng
nước thu được 2 lít dung dịch A. Thêm 0,023g Na vào 100ml dung dịch A
được dung dịch B. pH của dung dịch A và B lần lượt là
A. 7; 12,7

B. 2; 7

C. 3; 11

D. 2,2; 12


Câu 27: Nung 30,00g Cu(NO3)2 thu được m(g) hỗn hợp X. Cho X vào nước
nguyên chất thì còn lại 3,00g chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 21,95

B. 23,95

C. 25,95

D.27,95

Câu 28: Cho 200ml dung dịch AgNO3 2,5.x M tác dụng với 200ml dung dịch
Fe(NO3)2 x M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28g chất rắn và dung
dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 28,70

B. 34,44

C. 40,18

D. 43,05

Câu 29: A là khoáng vật Cuprit chứa 45% Cu2O. B là khoáng vật Tenorit
chứa 70% CuO. Trộn A và B theo tỉ lệ khối lượng T = mA/mB được quặng C
mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn Cu nguyên chất. Giá trị của
T là
A. 5/3

B. 5/4


C. 4/5

D. 3/5


Câu 30: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là

65
29

C và 2963Cu . Khối lượng nguyên

tử trung bình của Cu là 63,54. Biết MCl = 35,5. Thành phần phần trăm về khối
lượng của

63
29

C trong CuCl2 là

A. 12,64%

B. 26,77%

C. 27,00%

D. 34,18%


2.2.BÀI TẬP NHÓM IIB

Câu 31: Lấy 2,98g hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau
khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch (không có khí thoát ra) thu được
6,53g chất rắn. Thể tích H2 (đktc) thu được là
A. 0,56 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 1,12 lít

Câu 32: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,66g hỗn hợp hai kim loại X, Y
đều hóa trị II người ta thu được 0,1mol hỗn hợp khí, đồng thời khối lượng giảm
6,50g. Hòa tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 0,16g SO2. X,
Y là
A. Hg và Zn

B. Cu và Zn

C. Cu và Ca

D. Mg và Cu

Câu 33: Hòa tan 16,25g kim loại M trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu
được 6,72 lít hỗn hợp NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 61/3. Kim loại M

A. Zn

B. Cu


C. Fe

D. Cd

Câu 34: Cho a(g) Zn tác dụng hoàn toàn với HNO3 0,2M (không có khí thoát
ra) thu được dung dịch D. Cho dung dịch D phản ứng với dung dịch NaOH dư
thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc), dung dịch thu được trong suốt. Giá trị của a là
A. 9,75

B. 13

C. 26

D. 6,5

Câu 35: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3
loãng, dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được
chứa 8,0g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2. Phần trăm số mol Zn trong hỗn hợp
đầu là
A. 16,66%

B. 61,61%

C. 66,67%

D. 93,34%

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 9,75g Zn và 2,70g Al vào 200ml
dung dịch chứa đồng thời HNO3 2,5M và H2SO4 0,75M chỉ thu được khí NO
(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ gồm các muối. Cô cạn dung dịch X

thu được khối lượng muối khan là
A. 57,85g

B. 45,45g

C. 41,25g

D. 52,65g


×