Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HỆ số NGUY cơ PHÁ sản z SCORES NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.99 KB, 23 trang )

[CÔNG NGHIỆP]

HỆ SỐ NGUY CƠ PHÁ SẢN
Z – SCORE
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
2010 - 2012

NHÓM 10
 Tô Thị Quy
 Đỗ Thị Nhung

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
Giảng viên: Ths. Trịnh Thị Phan Lan

 Vũ Thùy Liên
 Đỗ Thu Phương
 Triệu Thúy Phượng
 Đặng Thị Sao
 Phạm Thị Thùy Trang
 Xa Thái Ngọc
[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [1]


[CÔNG NGHIỆP]

MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ......................................................... 4
I.

Ngành công nghiệp ở Việt Nam. ............................................................................ 4


II. Phân tích SWOT. .................................................................................................... 6
III. Ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 ........................................... 7
BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO NHÓM NGÀNH 2010 - 2012............................... 9

B. MÔ HÌNH Z – SCORE VÀ VẬN DỤNG TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI
RO PHÁ SẢN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP.................................................... 10
I.

Mô hình Z – score. ................................................................................................ 10
1. Thông tin xếp hạng mô hình z-score. .................................................................. 11
2. Điều kiện vận dụng mô hình z-score. .................................................................. 11
3. Hệ số nguy cơ phá sản Z – score và Hế số tín nhiệm. ......................................... 13

II. Vận dụng Z – score trong ngành công nghiệp ở Việt Nam ............................... 14
1. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trang phá sản của các doanh nghiệp ngành
Công nghiệp ở Việt Nam. ........................................................................................... 14
2. Xác định hệ số Z – score. .................................................................................... 15
3. Kết quả tính toán.................................................................................................. 15
4. Giải pháp, khuyến nghị. ....................................................................................... 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 22

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [2]


[CÔNG NGHIỆP]
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đồng nghĩa với việc phát triển đồng đều mọi ngành nghề. Trong đó, ngành công
nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong việc đóng góp
chung vào nền kinh tế.

Là một nước đang phát triển với nên công nghiệp mới, nền công nghiệp Việt Nam
chịu tác động mạnh mẽ từ những thay đổi nên kinh tế trong nước cũng như thế giới: quá
trình công nghiệp hóa, các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại cũng như các
cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong 3 năm vừa qua, 2010 – 2012, nền công nghiệp Việt Nam, dưới sự ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, đã có những chuyển biến sâu sắc về cơ cấu, chức
năng và phương thức phát triển. Cùng với những nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện
tình hình kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp không những đã tránh được
những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế mà một số doanh nghiệp còn duy
trì hoạt động mạnh và có hiệu quả hơn. Song cũng có những doanh nghiệp thua lỗ, thậm
chí phá sản.
Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Việc tìm ra một
công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm
các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời?
Nhìn nhận lại diễn biến của ngành công nghiệp trong những năm qua, nhóm xin
được giới thiệu mô hình Z – score và số liệu tính toán hệ số phá sản Z – score để đưa ra
những đánh giá khách quan về rủi ro phá sản của 105 doanh nghiệp đã niêm yết của ngành
trong 3 năm 2010 – 2012. Đồng thời đưa ra dự báo về nguy cơ phá sản cho các công ty trên
trong 2 năm tới, khi nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [3]


[CÔNG NGHIỆP]

A. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
A.

I.


Ngành công nghiệp ở Việt Nam.

Ngành công nghiệp ở Việt Nam hình thành từ lâu, tuy
chưa thực sự phát triển vượt bậc nhưng cũng có sự phát triển

Công nghiệp

khá cao, hàng năm đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân

Một bộ phận của nền

GDP và làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế đất nước.

kinh tế, lĩnh vực sản xuất

Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa
dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm
chính:

hàng hóa vật chất mà sản
phẩm được "chế tạo, chế
biến" cho nhu cầu tiêu
dùng hoặc phục vụ hoạt

-

Công nghiệp khai thác.

động KD tiếp theo.


-

Công nghiệp chế biến.

Đât là hoạt động kinh tế,

-

Công nghiệp sản xuất - phân phối điện khí đốt, nước)

sản xuất quy mô lớn,
được sự hỗ trợ, thúc đẩy

Với 29 ngành, trong đó nổi lên một số ngành công

mạnh mẽ của các tiến bộ

nghiệp trọng điểm, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả

về công nghệ, khoa học

kinh tế cao, tác động mạnh đến việc phát triển của nhiều

và kỹ thuật.

ngành khác trong nền kinh tế.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [4]



[CÔNG NGHIỆP]
Một số nhóm ngành trong những ngành ấy sẽ được chọn để thực hiện tính toán trong
bài thảo luận sau đây:
-

Nhóm ngành Khoáng sản.

-

Nhóm ngành Cao su.

-

Nhóm ngành Thép.

-

Nhóm ngành Thực phẩm.

-

Nhóm ngành Sản xuất kinh doanh.

-

Nhóm ngành Dầu khí.

-


Nhóm ngành Nhựa – Bao bì.

-

Nhóm ngành Dược phẩm – Y tế - Hóa chất.

-

Nhóm ngành Năng lượng – Điện – Khí gas.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [5]


[CÔNG NGHIỆP]

II.

Phân tích SWOT.

Strengths

liệu.

Đa dạng về nguồn cung ứng nguyên

- Nguồn nhân lực dồi dào và chi phí
nhân công rẻ.
-

Tốc độ phát triển cao.


-

Thị trường tiêu thụ lớn.

Weaknesses

- Công nghệ kĩ thuật chưa được đầu
tư hoặc không đủ điều kiện để đầu tư.
- Năng suất lao động thấp.
- Trình độ tay nghề của nhân công
thấp.
- Hạn chế về vốn đầu tư.

Opportunities

Threats

- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền
kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự
quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài.

- Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
- Nền kinh tế thế giới đang trong giai
đoạn suy thoái

- Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
đang dần được chú trọng .

- Tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô kéo

dài có thể khiến các nhà chức trách đưa ra
- Việc gia nhập tổ chức WTO mang các biện pháp cải cách nhằm duy trì sự ổn
lại những ảnh hưởng tích cực và tạo điều định nền kinh tế, điều đó có nghĩa là thị
kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp Việt trường trở nên kém hấp dẫn hơn đối với
Nam
các nhà đầu tư quốc tế.
- Chưa đủ khả năng xây dựng các
hàng rào kỹ thuật.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [6]


[CÔNG NGHIỆP]

III.

Ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn phục hồi của sản xuất công nghiệp trên cả nước
sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp với các nhóm ngành được coi là
mũi nhọn đã có được sự phục hồi nhất định.

Biểu đồ: Tăng trưởng lợi nhuận ngành Công nghiệp giai đoạn 2010-2012
Theo như trên biểu đồ, có thể thấy trong các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp,
thực phẩm và cao su là hai nhóm ngành có sự tăng trưởng lợi nhuận cao nhất. Tuy, tốc độ
tăng trưởng của cao su giảm dần trong 3 năm từ 2010-2012 nhưng vẫn ở mức khá cao so
với toàn ngành. Ngành thực phẩm có dấu hiệu chững lại vào năm 2011 nhưng ngay lập tức
được phục hồi vào năm 2012.
Các nhóm ngành như dược phẩm, nhựa - bao bì hay năng lượng vẫn duy trì được tốc
độ tăng trưởng dù còn khá thấp.

Mặt khác, các nhóm ngành còn lại có sự tăng trưởng khá thất thường. Ngành
khoáng sản và SXKD có mức tăng trưởng lợi nhuận âm vào năm 2011 và lại phục hồi
mạnh mẽ vào năm 2012. Ngành dầu khí trong 2 năm 2010 và 2011 có tốc độ tăng truỏng
khá cao, xấp xỉ 40% nhưng đến năm 2012, tăng trưởng lợi nhuận lại là -15%.
Đáng báo động nhất là ngành thép. Vốn là 1 trong những nhóm ngành được coi là
trọng điểm của ngành công nghiệp nói riêng và toàn ngành kinh tế nói riêng, trong 3 năm
gần đây, ngành này luôn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận âm. Bất động sản đóng băng, xây
dựng sụt giảm, trong khi đây là những ngành chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu ngành thép,

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [7]


[CÔNG NGHIỆP]
làm cho lượng tiêu thụ giảm mạnh. Hiện tương dư cung dẫn đến hàng tồn kho cao trong
nhiều tháng, đạt mốc kỷ lục lên đến 600.000 tấn, khiến cho áp lực trả lãi vay của các doanh
nghiệp trong ngành ngày càng lớn. Những điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của
nhiều doanh nghiệp trong ngành đình trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Châu Âu đang lan rộng và tình hình bất ổn
chính trị một số khu vực, cộng với xu hướng chậm khắc phục hậu quả của suy giảm kinh
tế, khi hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu hiện nay, việc ngành công nghiệp Việt Nam
gặp khó khăn, thách thức trong phục hồi là không tránh khỏi. Nhất là khi nền sản xuất công
nghiệp trong nước chủ yếu là công nghiệp phụ trợ, gia công với yếu tố nguyên liệu đầu vào
phải nhập khẩu nhiều thì càng gây ra nhiều khó khăn thách thức cho nền kinh tế nước ta
nói chung và sản xuất công nghiệp nước ta nói riêng trong giai đoạn này.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [8]


[CÔNG NGHIỆP]


BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO NHÓM NGÀNH 2010
- 2012
Năm 2010
Nhóm ngành
THỰC PHẨM
SẢN XUẤT KINH DOANH
DẦU KHÍ
NĂNG LƯỢNG - ĐIỆN - KHÍ GAS
CAO SU
THÉP
NHỰA BAO BÌ
DƯỢC
KHOÁNG SẢN

DoanhThu LNT từ HĐKD
8,763,136
1,941,043
4,026,150
425,395
14,094,403
1,233,710
4,603,396
546,475
1,895,985
307,634
9,630,267
704,349
2,122,156
226,927
4,137,466

243,931
3,575,982
243,340

LNTT
2,031,486
440,786
1,402,112
551,640
342,050
706,254
230,104
253,667
251,189

LNST
Tổng tài sản TS ngắn hạn
1,697,134
30,623,433
16,441,268
354,548
18,191,078
11,003,131
1,126,654 132,018,011
69,839,372
483,180
26,077,549
11,626,346
276,459
6,951,407

2,952,696
639,006
23,192,094
16,271,956
201,431
5,796,522
3,812,877
212,327
6,616,541
4,536,886
220,715
9,991,391
4,046,114

Tổng nợ Nợ Ngắn hạn
9,943,569
7,974,245
8,441,357
7,203,932
94,542,467
61,317,157
13,964,629
4,390,889
2,379,681
2,072,848
15,000,432
12,432,193
2,190,315
1,879,976
2,517,629

2,171,983
6,176,133
4,066,754

LNTT
2,352,605
393,620
2,109,267
768,866
677,464
619,077
275,612
512,885
344,722

LNST
Tổng tài sản TS ngắn hạn Tổng nợ Nợ Ngắn hạn
2,022,374 58,022,653
27,153,357
21,483,893
14,242,851
320,938
22,874,972
14,635,896
10,787,098
9,500,535
1,731,532 170,317,222
94,890,611 122,056,542
78,179,522
644,509

29,700,308
13,896,112
16,198,022
5,895,438
562,535
9,657,097
5,436,810
3,574,340
3,161,693
545,272
28,931,637
20,063,963
18,695,174
16,551,936
221,483
8,100,888
5,522,598
3,562,063
3,132,416
412,151
11,396,974
8,493,679
6,095,208
5,395,195
295,916
14,013,176
5,969,470
8,325,224
5,365,399


VCSH
32,986,194
11,792,247
42,555,344
13,223,392
6,038,266
10,194,302
4,536,052
5,282,492
5,658,039

LNTT
11,331,218
1,053,355
6,415,187
15,261,185
2,758,344
464,091
1,384,636
2,052,202
982,297

LNST
Tổng tài sản TS ngắn hạn Tổng nợ Nợ Ngắn hạn
9,239,675
81,501,311
32,674,960
33,742,078
18,233,906
802,451

25,383,544
16,387,826
12,901,885
11,546,592
4,753,762 212,366,765 124,854,785 155,593,158 104,708,112
12,379,996
78,117,160
37,301,842
34,057,181
16,323,440
2,280,856
13,528,564
7,037,380
4,566,928
3,199,953
374,336
32,476,133
19,633,763
22,039,191
18,528,611
1,087,072
10,123,052
6,563,933
4,362,938
3,830,699
1,588,068
17,458,356
13,943,501
10,001,702
9,456,518

811,745
16,755,204
6,755,204
9,896,096
6,186,912

VCSH
41,880,899
12,227,019
50,912,348
42,084,812
8,853,216
10,377,928
5,744,759
7,429,928
6,505,858

VCSH
7,974,245
9,541,719
35,628,160
12,085,238
4,554,357
7,923,326
3,557,701
4,081,868
3,799,497

Năm 2011
Nhóm ngành

THỰC PHẨM
SẢN XUẤT KINH DOANH
DẦU KHÍ
NĂNG LƯỢNG - ĐIỆN - KHÍ GAS
CAO SU
THÉP
NHỰA BAO BÌ
DƯỢC
KHOÁNG SẢN

DoanhThu LNT từ HĐKD
13,428,854
2,230,044
5,739,091
361,872
20,533,882
1,880,837
6,414,485
754,827
3,253,762
640,100
14,629,053
566,316
3,025,457
273,321
4,081,868
501,841
5,298,872
325,846


Năm 2012
Nhóm ngành
THỰC PHẨM
SẢN XUẤT KINH DOANH
DẦU KHÍ
NĂNG LƯỢNG - ĐIỆN - KHÍ GAS
CAO SU
THÉP
NHỰA BAO BÌ
DƯỢC
KHOÁNG SẢN

DoanhThu LNT từ HĐKD
67,921,682
11,163,775
25,194,844
1,038,793
98,077,909
5,507,910
97,074,867
15,091,955
12,464,922
2,392,395
56,718,689
408,541
14,655,520
1,326,313
25,993,074
1,978,251
22,524,306

946,774

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [9]


[CÔNG NGHIỆP]

B.

MÔ HÌNH Z – SCORE VÀ VẬN DỤNG TRONG VIỆC
ĐÁNH GIÁ RỦI RO PHÁ SẢN CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP
I.

Mô hình Z – score.

Z - score
Mô hình dự báo xác suất phá sản
Z - score được giáo sư người Mỹ
Edward I.Altman, trường kinh
doanh Leonard N. Stern, thuộc
trường Đại học New York phát
triển vào năm 1968. Mô hình này
được đánh giá là dự báo được một
cách tương đối chính xác các công
ty sẽ bị phá sản trong vòng 2 năm
thông qua việc xem xét đến giá trị
Z - score.
Z - score là chỉ số kết hợp 5 tỉ
số tài chính khác nhau với các

trọng số khác nhau dựa trên phân
tích biệt số bội MDA.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [10]


[CÔNG NGHIỆP]
1. Thông tin xếp hạng mô hình z-score.
Nguồn thông tin được sử dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khi vận dụng
mô hình z-score chủ yếu là nguồn thông tin tài chính, việc tính toán chỉ số nguy cơ phá sản
của doanh nghiệp được lấy từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn thông tin này cần được các doanh nghiệp cung cấp một cách chính xác và
đầy đủ. Để tăng tính chính xác khi sử dụng mô hình này cần yêu cầu các báo cáo tài chính
đã được qua kiểm toán của các tổ chức kiểm toán.
2. Điều kiện vận dụng mô hình z-score.
2.1.

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất

Công thức Z - score ban đầu đối với doanh nghiệp đã CPH, ngành sản xuất như
sau:
Z = 0,012X1 + 0,014X2 + 0,033X3 + 0,0064X4 + 0,999X5
Trong đó:
X1 = Tài sản lưu động/Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3 = EBIT/Tổng tài sản
X4 = Giá trị sổ sách của Nợ phải trả/Giá trị thị trường của VCSH
X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
Trong mô hình này, các biến từ X1 đến X4 đều phải được tính toán bằng giá trị
phần trăm. Ví dụ, một công ty có Vốn luân chuyển / Tổng tài sản (X1) là 15% thì số liệu

được đưa vào mô hình là 15, không phải 0,15. Riêng biến X5 (Doanh thu/Tổng tài sản)
được giữ nguyên, không tính tỉ lệ phần trăm.
Sau nhiều năm phát triển, mô hình được thay đổi một số đặc điểm kĩ thuật để việc
vận dụng được thuận tiện hơn:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64 X4 + 0,999 X5
Với mô hình dạng này, các biến từ X1 đến X5 không cần tính toán bằng giá trị phần
trăm.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [11]


[CÔNG NGHIỆP]
Chỉ số
Z > 2,99

Kết luận
Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

1,8 < Z < 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z < 1,8

Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Mô hình Z - score của Altman (1993) đã ước đoán chính xác 66% doanh nghiệp bị
phá sản và 78% doanh nghiệp không bị phá sản trước đó một năm. Nhờ những dự đoán
khá chính xác của mô hình này nên chỉ số được sử dụng không chỉ tại Mỹ mà còn được
phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, mô hình này không chỉ ra được thời gian phá sản dự kiến, vì việc phá
sản của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, việc phá sản hợp pháp
không bao giờ có thể xảy ra mà bất chấp tình hình khủng hoảng.


2.2.

Đối với các doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất.
Z’ = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107X3 + 0,420 X4 + 0,998 X5

Trong đó các biến đều được giữ nguyên với mô hình cũ, ngoại trừ biến X4.
X4 trong chỉ số Z sử dụng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, còn trong chỉ
số Z’, X4 sử dụng giá trị sổ sách.
Chỉ số
Z > 2,9

Kết luận
Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

1,23 < Z < 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z < 1,23

2.3.

Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Mô hình Z’’- score cho các doanh nghiệp khác:

Do sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra khỏi mô
hình Z’’
Z’’ = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [12]



[CÔNG NGHIỆP]
Chỉ số
Z > 2,6

Kết luận
Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

1,1 < Z < 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z < 1,1

Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

3. Hệ số nguy cơ phá sản Z – score và Hế số tín nhiệm.
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hệ số nguy cơ phá sản Z – score và Hế số tín nhiệm:
- Hệ số nguy cơ phá sản Z – score là hệ số dự báo nguy cơ phá sản của các doanh
nghiệp, không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay các công ty đầu tư
tài chính.
- Hệ số tín nhiệm - Credit rating – tức là định mức tín dụng hay hệ số tín nhiệm là hệ số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối với các
khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các các công cụ nợ mà nó phát hành. Công cụ nợ bao
gồm cả công cụ ngắn hạn như như hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn
như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia, cấp
tỉnh, thành phố, hay các công ty.
Hai mô hình hệ số này có sự tương đồng, tuy không phải là tuyệt đối nhưng sự
tương đồng này khá cao.
Sự tương đồng giữ chỉ số Z’’ điều chỉnh và xếp hạng S&P của công ty, được giáo sư
Altman viết rõ trong bài “The use of Credit scoring Models and The Important of a Credit
Culture” và đựơc trình bày trong bảng sau. Trong đó cột 3, định mức tín nhiệm Moody’s là
do người viết đưa vào theo sự tương đồng với định mức tín nhiệm S&P.


Z’’điều chỉnh

Doanh nghiệp nằm
trong vùng an toàn,
chưa có nguy cơ phá
sản

> 8,15
7,60 – 8,15
7,30 – 7,60
7,00 – 7,30
6,85 – 7,00
6,65 – 6,85
6,40 – 6,65

Định Mức
Tín Nhiệm
S&P
AAA
AA+
AA
AAA+
A
A-

Định Mức
Tín Nhiệm
Moody’s
Aaa
Aa1

Aa2
Aa3
A1
A2
A3

Trái phiếu có
thể đầu tư

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [13]


[CÔNG NGHIỆP]

Doanh nghiệp nằm
trong vùng cảnh
báo, có thể có nguy
cơ phá sản
Doanh nghiệp nằm
trong vùng nguy
hiểm, nguy cơ phá
sản cao.

II.

6,25 – 6,40
5,85 – 6,25
5,65 – 5,85
5,25 – 5,65
4,95 – 5,25

4,75 – 4,95
4,50 – 4,75
4,15 – 4,50
3,75 – 4,15
3,20 – 3,75
2,50 – 3,20
1,75 – 2,50
0 – 1,75

BBB+
BBB
BBBBB+
BB
BBB+
B
BCCC+
CCC
CCCD

Baa1
Baa2
Baa3
Ba1
Ba2
Ba3
B1
B2
B3
Caa1
Caa2

Caa3

Trái phiếu có
độ rủi ro cao

Trái phiếu
không nên
đầu tư

Vận dụng Z – score trong ngành công nghiệp ở Việt
Nam

1. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trang phá sản của các doanh nghiệp
ngành Công nghiệp ở Việt Nam.
-

Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh.

-

Chi phí cá nhân của nhà doanh nghiệp quá lớn.

-

Sử dụng quá nhiều nhân viên.

-

Doanh nghiệp bị xù nợ.


-

Doanh nghiệp bị nợ quá nhiều.

-

Không lập quĩ dự phòng tài chính.

-

Khi nhà nước thay đổi những chính sách gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

-

Biến động thất thường trong thời tiết khí hậu ( ảnh hưởng đến khoáng sản, thực

phẩm, cao su)
-

Cạnh tranh ko lành mạnh trên thị trường.

-

Bị mất lòng tin ở khách hàng
[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [14]


[CÔNG NGHIỆP]
2. Xác định hệ số Z – score.
Có khoảng hơn 200 công ty thuộc ngành công nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng

khoán.
Ngành công nghiệp là ngành sản xuất, các công ty trong các nhóm ngành được chọn
lựa dưới đây đều là các công ty đã cổ phần hóa nên hệ số Z – score được sử dụng là hệ số
Z:
Z = 0,012X1 + 0,014X2 + 0,033X3 + 0,0064X4 + 0,999X5

Chỉ số
Z > 2,99

Kết luận
Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

1,8 < Z < 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z < 1,8

Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

3. Kết quả tính toán.
3.1.

Số liệu thống kê thống kê toàn ngành theo chỉ số Z score:

Chỉ số Z – score bình quân toàn ngành nằm trên giới hạn an toàn (>2.99) tuy nhiên
giảm qua các năm. Điều đó được thể hiện rõ trong biểu đồ sau:

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [15]


[CÔNG NGHIỆP]


Biểu đồ: chỉ số Z – score bình quân ngành Công nghiệp 2010 – 2012
Bảng: Chỉ số Z – score bình quân các nhóm ngành 2010 – 2012
Z - score
Nhóm ngành
Thực phẩm
Sản xuất kinh doanh
Dầu khí
Năng lượng – Điện – Khí gas
Cao su
Thép
Nhựa – Bao bì
Dược phẩm – Y tế - Hóa chất
Khoáng sản
Bình quân toàn ngành

2010
3.6963
4.3655
2.5746
3.1693
5.4141
2.7426
4.5108
5.1445
14.7088
5.1474

2011

2012


4.9647

4.8426

6.2329

2.9571

3.0606

2.6121

3.3179

3.4836

4.7896

4.8808

2.9295

2.5933

3.8936

4.1383

3.3242


3.4193

5.7844

6.4371

4.2553

3.9293

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [16]


[CÔNG NGHIỆP]

Biểu đồ: Chỉ số Z - score các nhóm ngành giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Hầu hết các nhóm ngành đều có chỉ số này năm 2012 thấp hơn năm 2010, ngoại trừ
2 ngành Thực phẩm và Năng lượng – Điện – Khí gas. Đây là 2 nhóm ngành thiết yếu, dù
kinh tế có biến động cũng vẫn cần thiết nên không có dấu hiệu suy giảm trong hoạt động.
Chỉ số này của nhóm ngành dầu khí cũng có tăng lên. Ngành dầu khí đóng góp phần
lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí
nén cao áp và năng lượng sạch. Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,
đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước. Chính vì vây, tuy chịu ảnh hưởng khá
nhiều bởi sự biến động thất thường của giá cả thế giới, nhóm ngành dầu khí vẫn tăng
trưởng dù không nhiều.
Chỉ số Z của nhóm ngành cao su năm 2011 giảm so với năm 2010, tuy nhiên đến
năm 2012 lại có xu hướng tăng lên. Cao su là nguyên vật liệu hàng đầu được ứng dụng
rộng rãi trong công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, nhóm ngành cao su

luôn được đánh giá là ngành có tốc độ phát triển ổn định. Năm 2011, do ảnh hưởng của
[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [17]


[CÔNG NGHIỆP]
khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cao su giảm mạnh. Mặt khác, sản lượng xuất khẩu sang
Trung Quốc, thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, giảm đáng kể. Những
điều này làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của ngành giảm so với năm 2010. Năm
2012, nhờ sự tăng trưởng trở lại của một số ngành công nghiệp sản xuất trên thế giới,
lượng cao su tiêu thụ tăng khá mạnh.Tuy nhiên, do giá cao su không có xu hướng tăng, làm
cho doanh thu toàn ngành tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Chỉ số Z score của ngành thép năm 2011 có tăng lên so với năm 2010 và lại giảm
xuống trong năm 2012. Trên thực tế, năm 2011 là năm khó khăn của ngành xây dựng trong
nước khiến cho sức tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh. Tuy nhiên nhu cầu thép trên thế giới
lại tăng đáng kể bất chấp khủng hoảng, nhờ vậy, xuất khẩu thép của Việt Nam vẫn tăng
mạnh. Doanh thu của các doanh nghiệp lớn trong ngành tăng đáng kể so với năm 2010, làm
cho chỉ số z score trung bình ngành có xu hướng tăng. Năm 2012, chính phủ tiếp tục áp
dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát do đó ngành thép tiếp tục gặp nhiều
khó khăn. Lượng tồn kho cao và sự ảnh hưởng của giá thép trên thế giới làm cho tăng
trưởng ngành sụt giảm. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh sẽ khó có thể tồn tại.
Các nhóm ngành còn lại đều có chỉ số Z – score năm 2012 thấp hơn nhiều so với
năm 2010, hoặc chỉ giữ được ở mức giảm nhẹ.
Trong đó, chỉ số Z – score của nhóm ngành khoáng sản giảm mạnh có tác động
nhiều nhất đến sự sụt giảm chỉ số này của toàn ngành. Giai đoạn 2010-2012, do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm và thị trường xuất khẩu bị
cạnh tranh bởi các nước khác như Indonesia, Austraylia và Trung Quốc, tổng sản lượng
tiêu thụ toàn ngành suy giảm đáng kể. Mặt khác, hàng tồn kho cao kéo theo chi phí bán
hàng, lưu kho bãi và trích lập dự phòng tăng cao trong khi giá cả bình quân giảm do cầu thị
trường thấp làm cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành đi xuống.


[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [18]


[CÔNG NGHIỆP]

Biểu đồ: Diễn biến hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngành than.
3.2.

Phâm tích theo số doanh nghiệp.
Bảng: Số lượng các công ty thuộc các vùng dự báo.
An toàn

Nhóm ngành
Thực phẩm

Cảnh báo

2010 2011 2012 2010

Nguy hiểm

2011 2012 2010 2011 2012

9

9

8

4


4

4

0

0

1

13

12

8

7

7

8

2

3

6

Dầu khí


3

3

3

1

1

1

5

5

5

NL – Điện – Khí gas

3

4

2

5

5


7

4

3

3

Cao su

6

5

5

0

1

1

0

0

0

Thép


5

3

2

4

4

4

1

3

4

Nhựa – Bao bì

7

6

7

5

4


5

0

2

0

10

6

7

1

5

4

2

2

2

7

4


4

1

2

1

0

2

3

63

52

46

28

33

35

14

20


24

Sản xuất kinh doanh

DP – Y tế - Hóa chất
Khoáng sản
Tổng

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [19]


[CÔNG NGHIỆP]
Tổng số lượng các doanh nghiệp rơi vào vùng nguy hiểm có xu hướng tăng qua
từng năm. Tuy nhiên đối với từng nhóm ngành hay từng doanh nghiệp lại có sự biến động
khác nhau.
Ngành thực phẩm, tuy chỉ số Z score có xu hướng tăng, từ 3.7 năm 2010 đến năm
2012 là 4.84, nhưng trong năm 2012, có công ty CP Mía đường Lam Sơn-LSS rơi vào vùng
nguy hiểm với chỉ số Z = 1.06 trong khi hai năm trước đó công ty luôn nằm trong vùng an
toàn.
Chỉ số Z trung bình của nhóm ngành cao su năm 2012 có xu hướng tăng nên so với
năm 2011. Tuy nhiên năm 2012, CTCP Cao su Đà Nẵng-DRC rơi vào vùng cảnh báo dù
lợi nhuận công ty tăng đáng kể vượt mức kế hoạch. Đó là do các khoản phải thu của công
ty tăng làm cho tổng tài sản tăng mạnh.
Ngành dầu khí và dược phẩm duy trì ổn định số lượng doanh nghiệp trong vùng
nguy hiểm. Số doanh nghiệp của 2 ngành còn lại trong vùng này lần lượt là 6 và 2 doanh
nghiệp. Tuy nhiên, dầu khí là ngành đáng báo động. Trong 9 công ty lớn được đưa vào tính
toán ở đây. Có đến 6 công ty nằm trong vòng nguy hiểm. từ đó ta cũng có thể thấy phân
hóa rõ rệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Năm 2012, Năng lượng Điện/Khí/Gas có 2 công ty thoát khỏi vùng nguy hiểm đó là

CTCP Thủy điện Thác Mơ-TMP và CTCP Thủy Điện Cần Đơn-SJD, bên cạnh đó cũng có
2 công ty từ vùng an toàn,cảnh báo chuyển sang vùng nguy hiểm là CTCP KD Khí hóa
lỏng Miền Bắc-PVG và CTCP Phú Tài-PTB. Ngành Nhựa-bao bì có 2 công ty thoát khỏi
vùng nguy hiểm là CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á- DAG và CTCP Nhựa Tân Đại HưngTPC.
Ngành khoáng sản, sản xuất kinh doanh và thép có sự biến động rõ rệt nhất.
Năm 2010, toàn ngành khoáng sản chỉ có 1 công ty nằm trong vùng cảnh báo là
CTCP Khoáng sản Bắc Kạn và không có công ty nào trong vùng nguy hiểm. Sang năm
2011, có thêm Tổng CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico chuyển sang vùng cảnh báo và hai

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [20]


[CÔNG NGHIỆP]
công ty, CTCP Kỹ nghệ KS Quảng Nam và CTCP CN Khoáng sản Bình Thuận từ vùng an
toàn chuyển sang vùng nguy hiểm. Đến năm 2012, CTCP Khoáng sản Bắc Kạn rơi vào
vùng nguy hiểm, nâng số doanh nghiệp ở trong vùng này lên 3 doanh nghiệp.
Nhóm ngành SXKD, năm 2010 có 2 công ty nằm trong vùng nguy hiểm và 7 công
ty bị cảnh báo. Đến năm 2011, CTCP Tập đoàn HAPACO-HAP từ vùng cảnh báo rơi vào
vùng nguy hiểm. Và năm 2012 có thêm 3 công ty nữa rơi vào vùng nguy hiểm là CTCP
quốc tế Sơn Hà-SHI, CTCP ĐT & TM-TNG, CTCP dệt may ĐT & TM Thành Công-TCM,
và 1 công ty từ vùng an toàn rơi vào vùng cảnh báo là CTCP Pin - Ác quy miền Nam
Trong 3 năm 2010- 2012, ngành thép không ổn định, do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế. Chỉ số Z trung bình ngành tương đối thấp. Trong 3 năm có những công ty đã
dần từ vùng nguy hiểm trở thành công ty nằm trong vùng cảnh báo như Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoa Sen, HSG và CTCP Hữu Liên Á. Cũng có công ty từ nhóm có nguy cơ phá
sản chuyển sang nhóm nguy hiểm như công ty Cổ phần Thép Dana – Ý, DNY và CTCP
Thép Việt Ý, VIS.
Mặc dù tỷ lệ số doanh nghiệp trong vùng an toàn khá cao (thấp nhất là 50%) nhưng
đây mới chỉ là những con số tính toán cho các doanh nghiệp lớn. Đây quả là những con số
đáng lo ngại, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ chưa được xem xét trong bài thảo luận

này. Bởi các ngành trên đây đều là các ngành then chốt, có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế
quốc gia.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp của mình, các nhà quản trị không
những cần nắm bắt được nền kinh tế mà phải dựa vào tình hình thực tế, đưa ra những giải
pháp phù hợp, giảm thiểu rủi ro xuống mức tối thiểu.
4. Giải pháp, khuyến nghị.
4.1.
-

Giải pháp vĩ mô.

Nhà nước phải có quy hoạch dài hạn trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài

nguyên được huy động cho sản xuất công nghiệp: quặng sắt, than, điện, dầu khí,…Quy
[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [21]


[CÔNG NGHIỆP]
định những điều kiện tối thiểu của doanh nghiệp: quy mô công nghệ, vốn, nguồn nhân lực,
môi trường,…
-

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất đối với các nhà đầu tư

-

Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thong qua các chương trình

nghiên cứu sản phẩm và công nghệ, phát triển có trọng điểm cơ sở hạ tầng
4.2. Giải pháp vi mô.

-

Phát triển năng lực sản xuất phù hợp với tốc đọ tăng trưởng nhu cầu: ví dụ như

ngành thép cần đảm bảo năng lực sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 70%- 90% nhu
cầu thị trường nội địa đồng thời chú trọng điều chỉnh cơ cấu sản xuất thép theo hướng ưu
tiên phát triển sản xuất những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được trong khi thị
trường trong nước đã đủ lớn để ủng hộ những năng lực sản xuất có tính kinh tế
-

Nâng cao khả năng tự chủ về nguyên liệu một cách hợp lý nhằm giảm bớt những

tác động tiêu cực của biến động giá, nguồn cung cấp và chất lượng sản phẩm từ thị trường
thế giới. Thực hiện thành công nhiệm vụ này sẽ đem lại ba kết quả lớn: (1) là đảm bảo tính
tự chủ của ngành công nghiệp, (2) là khai thác được những tiềm năng sản xuất trong nước,
(3) là tiết kiệm được nguồn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.
-

Khắc phục tình trạng sản xuất phân tán quy mô nhỏ và hiệu quả thấp

-

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [22]


[CÔNG NGHIỆP]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


-



-

/>
-

www.gso.gov.vn/

-

Slide học liệu Quản trị rủi ro tài chính – Ths. Trịnh Thị Phan Lan.

-

Tài liệu Hệ số z – score các ngành Thương mại – Dịch vụ (nhóm 2), Giao thông
vận tải (nhóm 3).
Và một số nguồn tài liệu khác.

HẾT

[QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH] [23]



×