Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TÁC ĐỘNG của TOÀN cầu hóa và ẢNH HƯỞNG đến VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.98 KB, 18 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Môn: Kinh tế quốc tế
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Thực hiện: Nhóm 5
1. Nguyễn Phương Trang ( nhóm trưởng )
2. Tiêu Thị Hạnh
3. Lương Thị Quý
4. Vũ Thị Quy
5. Trần Thị Lan Anh
6. Lê Ngọc Anh
7. Đỗ Thị Vân
8. Nguyễn Thị Huyền Vân
9. Phạm Thạch Thảo
10.Đinh Thị Duyên
11.Đinh Thị Tám


MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chung của thế giới và nó buộc
các nước muốn phát triển thì phải tham gia vào quá trình này. Toàn cầu hóa mang
lại không chỉ những tác động tích cực mà còn có cả những tác động tiêu cực đối
với các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đứng trước
những tác động của toàn cầu hóa Việt Nam cần nắm bắt được những thời cơ và
thách thức từ việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, từ đó có những giải pháp
phù hợp để tận dụng thời cơ và vượt qua những thách thức, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế.




1.

Lý luận chung về toàn cầu hóa

1.1.

Khái niệm

Thuật ngữ “toàn cầu hóa” xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển của nước Anh
năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 đến nay để chỉ
một hiện tượng, một xu hướng mang tính chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa đưa ra được một định
nghĩa thống nhất về toàn cầu hóa. Sau đây là một trong những khái niệm về toàn
cầu hóa: “ Toàn cầu hóa là một quá trình trong đó các quốc gia trên thế giới liên
kết, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc trên mọi phương diện từ kinh tế, chính
trị, quân sự đến văn hóa xã hội…; là quá trình hình thành và vận hành cấu trúc mới
của nền kinh tế thế giới với tư cách là một chỉnh thể thống nhất”
Trong các phương diện của toàn cầu hóa thì toàn cầu hóa kinh tế đang là xu
thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các
lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.
1.2.

Nguyên nhân
1.2.1. Nguyên nhân sâu xa

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến quá trình toàn cầu hóa chính là sự phát triển
cao của lực lượng sản xuất. Khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất càng
cao, phạm vi toàn cầu ngày càng được mở rộng cũng là khi quá trình toàn cầu hóa

được bắt đầu. Trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất càng cao, phạm vi toàn
cầu hóa càng được mở rộng và trình độ toàn cầu hóa cũng càng cao.
1.2.2. Nguyên nhân trực tiếp
Một là, sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Thế giới đã chứng kiến những bước nhảy vọt trong sự phát triển khoa học
công nghệ, với những tiến bộ nhanh chóng hơn và căn bản hơn. Điều này đang hạ
thấp chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Dẫn
đầu trong những biến đổi này là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu… Đây là những
lực đẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Những công nghệ này đều có
bước nhảy vọt trong quá trình đổi mới – chúng không chỉ là cách thức tốt hơn để


thực hiện cái cũ mà còn là những cách thức hoàn toàn mới để thực hiện những cái
mà trước đây không thế hình dung được.
Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dân đến sự xuất hiện của
các công ty độc quyền, trong đó hình thức phát triển cao và phổ biến nhất là các
công ty xuyên quốc gia. Đến lượt mình, các công ty này lại góp phần thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất, của toàn cầu hóa.
Chúng không những thúc đẩy phân công lao động quốc tế đi vào chi tiết hóa
mà còn thông qua việc toàn cầu hóa sản xuất và kinh doanh quốc tế đẩy nhanh tiến
trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Chúng cũng đóng góp quan trọng vào việc thúc
đẩy liên kết sản xuất, tăng trưởng thương mại đầu tư và chuyển giao công nghệ
quốc tế. Chúng đóng góp vai trò to lớn vào việc tăng xuất khẩu của các nước đang
phát triển, đẩy mạnh quá trình hội nhập của nền kinh tế các nước vào nền kinh tế
thế giới. Cùng với việc thúc đẩy thương mại khu vực và toàn cầu, các công ty
xuyên quốc gia còn thực hiện và thúc đẩy quá trình tự do hóa đầu tư.
Như vậy, chính sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, trong
quá trình hợp tác và cạnh tranh nhằm độc chiếm và chi phối thị trường quốc tế và

khu vực đang trở thành một động lực mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia trên thế giới
vào dòng thác toàn cầu hóa.
Ba là, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường
Bản chất của kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở, coi trọng hiệu
quả, dựa trên phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc nhằm phát
huy tối đa lợi thế của mỗi đơn vị kinh tế cũng như cả nền kinh tế. Từ đó, kinh tế thị
trường thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết của các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới,
đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với các nước khác về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không bị giới hạn bởi ranh giới dân tộc,tôn giáo,
sắc tộc. Chính vì vậy, sự hình thành và hội nhập của các nền kinh tế thị trường vào
hệ thống kinh tế thế giới là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định, tạo cơ
sở kinh tế cho quá trình toàn cầu hóa, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác và cạnh tranh
nhiều mặt giữa các chủ thể kinh tế.


Bốn là, quá trình giảm dần vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước ở các
quốc gia.
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu song tốc độ phát triển của nó lại phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Các chính sách này có phù hợp
với xu thế chung của tiến trình tự do hóa hay không, có tích cực tham gia vào quá
trình loại bỏ các rào cản hạn chế dòng luân chuyển của các yếu tố sản xuất hay
không, đều tác động lớn đến xu thế toàn cầu hóa. Nhân loại đã chứng kiến sự đảo
ngược của xu thế toàn cầu hóa sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có liên quan chặt
chẽ đến vai trò của các chính phủ. Ngày nay, nhà nước không còn đi sâu can thiệp
vào các hoạt động kinh tế mà tin tưởng hơn vào khả năng tự điều tiết của thị
trường, tôn trọng thị trường tự do. Nhà nước trở thành người giám sát, đảm bảo
cho các hoạt động kinh tế đi vào đúng quỹ đạo của mình.
Năm là, sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc
chiến tranh lạnh, bước vào thời kì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Nhìn chung, các vấn đề mang tính chất toàn cầu có quan hệ nhân quả với

nhau, cho nên phải có quan điểm tổng thế khi giải quyết và đỏi hỏi nỗ lực của mọi
quốc gia. Các vấn đề toàn cầu tác động mọi quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, vì
lợi ích chung của nhân loại cũng như của chính mỗi quốc gia, đòi hỏi phải có liên
kết sức mạnh của cả cộng đồng. Bản thân mỗi quốc gia, cho dù có tiềm lực mạnh
đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề có liên quan đến toàn thế giới. Đây
chính là cơ sở khách quan thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
1.3.

Các giai đoạn phát triển

Lịch sử phát triển của toàn cầu hóa được chia thành ba giai đoạn ( ba làn
sóng) :
Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ năm 1870 đến đầu cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất. 1914. Cơ sở của làn sóng này giảm chi phí vận tải nhờ công nghệ
mới như đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước, cùng một số các phát minh , sáng
chế về điện, điện thoại, ô tô, ống dẫn đầu, máy bay.... bên cạnh đó một số nước `áp
dụng chính sách tự do hóa, cắt giảm các hàng rào thuế quan đẫ thúc đẩy mậu dịch
kinh tế phát triển mạnh mẽ. Làn sóng này được khuấy động bởi những thành tựu
đạt được trong giao thông vận tải và việc giảm những hàng rào thương mại. Tác


dụng thu nhập từ hoạt động xuất khẩu của thế giới đẫ gấp đôi lên 8% khi thương
mại quốc thế giới bùng nổ.
Giai đoạn thứ 2 (1945-1980) động lực xu thế toàn cầu trong thời kì
chính là những thành tựu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 2. Nếu cuộc công
nghệ cách mạng thứ nhất chỉ dựa vào phát minh máy hơi nước, sắt than trì cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại chủ yếu dựa vào ứng dụng của các phát
minh đông cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng , điện và nguyên liệu tử, các loại vật liệu
mới như chất dẻo, sợi hóa chất, kim loại màu, những thành tựu của lĩnh vực thông
tin và phương thức quản lí mới. Đồng thời tăng trưởng kinh tế thế giới chậm chạp

và mức độ bất bình đẳng giữa các khu vực gia tăng đáng kể..... do sự trở lại của hủ
nghĩa bảo hộ trong giai đoạn 1914-1945 cũng là động lưc quan trọng thúc đẩy làn
sóng toàn cầu hóa mới. Làn sóng toàn cầu hóa thứ 2 chứng kiến sự ra đời của hàng
trăm các tổ chức quốc tế chính phủ và hàng nghìn các tổ chức quốc tế phi chính
phủ. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế,
hàng loạt thê chế kinh tế thế giới và khu vực đã hình thành. Trong khuôn khổ Liên
Hợp Quốc có nhiều tổ chức kinh tế: Hội Đồng Kinh tế Xã Hội Liên Hợp Quốc(
ECOSOC),hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển(UNCTAD)
Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ năm 1980 và trở thành một xu thế tất yếu,
với sự phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó đang cuốn tất cả các nước, kể cả
những nước chậm phát triển nhất vào quỹ đạo của mình. Làn sóng toàn cầu hóa thứ
3 được thúc đẩy bởi những cơ sở khách quan và có những đặc trưng riêng, khác
biệt về chất so với các làn sóng toàn cầu hóa trước đó. Làn sóng toàn cầu hóa lần
này dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học...và đặc biệt là công nghệ thông
tin và công nghệ truyền thông. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng này là ứng
dụng công nghệ cao, hiện đại với công nghệ thông tin và truyền thông là phương
tiện có ý nghĩa quyết định, với trí tuệ và sáng tạo là nguồn lực quốc gia quan trọng,
phục vụ cho việc xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
1.4.

Đặc điểm của toàn cầu hóa giai đoạn hiện nay
Toàn cầu hóa gắn liền với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh
tế thế giới đặc biệt là ở những nước phát triển, đã và đang có những bước chuyển


sâu sắc về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Nền kinh tế thế giới bước
vào một giai đoạn phát triển mới, một phương thức sản xuất mới dựa trên sự phát

triển mới về chất của lực lượng sản xuất – kinh tế tri thức. Xu hướng phát triển
kinh tế tri thức đang giữ vị trí hàng đầu trong quá trình tương tác toàn cầu, tạo ra
những đặc trưng cơ bản của quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở, trong đó sản sinh, phổ
cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển nền kinh tế,
tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, tài
nguyên trí tuệ, tri thức khoa học – công nghệ cùng với lao động kĩ năng cao trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu đối với việc sản
xuất của cải, sức cạnh tranh và khả năng phát triển.
Toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức hòa quyện vào nhau, thúc đẩy nhau
cùng phát triển: toàn cầu hóa tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh
kinh tế tri thức ở các nước, ngược lại nền kinh tê tri thức tạo ra cơ sở và phương
tiện vững chắc cho sự phát triển hơn nữa của toàn cầu hóa.
Thị trường thế giới mang tính thống nhất cao
Chính phủ của nhiều quốc gia đang thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa,
tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, hạ thấp và bãi bỏ
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự thay
đổi trong các chính sách này, cùng với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin- viễn thông, cũng
như sự mở rộng và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đang làm gia tăng
nhanh chóng và sâu sắc mức độ liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu
cơ, với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trường sản xuất.
Các thể chế kinh tế quốc tế có vai trò ngày càng to lớn trong đời sống
kinh tế - chính trị thế giới.
Hiện nay sự hình thành các khối kinh tế mậu dịch khu vực đang diễn ra phổ
biến ( khu vực hóa) và gắn chặt với toàn cầu hóa kinh tế. Trong khoảng vài thập
niên gần đây, hàng loạt các khổi kinh tế mậu dịch ra đời như APEC, NAFTA,
AFTA, khối Nam Á… đã được hình thành. Xu thế toàn cầu hóa được xem là bước
chuẩn bị cho tiến trình gia nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu của mỗi nước. Tuy



nhiên trên một khía cạnh khác, xu thế khu vực hóa lại đang vận hành ngược với xu
thế toàn cầu hóa ở chỗ nó phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi
ích tương đồng của một nhóm nước trước nguy cơ, tác động tiêu cực do toàn cầu
hóa đặt ra, đồng thời phân chia thế giới thành các mảng, khối, tạo ra sự phân biệt
đối xử mang tính chất khu vực trong cuộc cạnh tranh không ngang bằng giữa các
nhóm nước trong khu vực và những nhóm nước ngoài khu vực.
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong đời
sống kinh tế thế giới
Sự hình thành, phát triển và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia là
một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên sức
mạnh và vai trò ngày càng to lớn của các công ty xuyên quốc gia lại trở thành một
trong những đặc trưng cơ bản của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các công ty này
ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến các quá trình kinh tế tài chính toàn cầu, vai trò
này trước đây vốn thuộc về chính các nước lớn. Với phương thức tổ chức cấu trúc
theo mô hình mạng, với thế lực hùng mạnh về vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường,
phương thức quản lý, với những văn phòng đại diện, chi nhánh ở hầu hết các quốc
gia, khu vực, các công ty xuyên quốc gia đang thực sự “bén rễ”, chi phối hoạt động
kinh tế toàn cầu.
Vai trò của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự ngày
càng tăng.
Một vài thập kỉ gần đây, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ về
số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên toàn
cầu. Số lượng các tổ chức phi chính phủ hiện nay lên đến khoảng 30.000 và hơn
20.000 mạng lưới liên quốc gia hiện đang hoạt động tích cực trên phạm vi toàn thế
giới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong hai thập kỉ vừa qua, vai trò của các tổ
chức phi chính phủ đã có sự phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ đơn giản là công cụ để
sửa chữa thất bại của các nhà nước và thị trường đã trở thành một lực lượng làm
biến đổi nền kinh tế và chính trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, trong hai thập kỉ vừa qua, sự tham gia của người dân vào các

tổ chức xã hội dân sự ngày càng tăng. Các tổ chức xã hội dân sự này, với tư cách là
thành viên của xã hội, ngày càng trở nên có năng lực hơn, hoạt động chủ động và
tích cực hơn; ngày càng có ảnh hưởng đến hoạt động của chính phủ và khu vực tư


nhân. Một trong những vai trò quan trọng nhất của các tổ chức xã hội dân sự là huy
động sự hỗ trợ cho những vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể, cung cấp thông tin và đảm
nhiệm chức năng chứng nhận của bên thứ ba (bên cạnh khu vực nhà nước và khu
vực tư nhân).
2.
2.1.

Tác động của toàn cầu hóa
Tác dộng tích cực

Thứ nhất, toàn cầu hóa tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham
gia hội nhập kinh tế.
Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực
và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động truyền
thống của từng quốc gia. Đối với các nước phát triển cao, sản xuất chủ yếu tập
trung vào những sản phẩm trí tuệ như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao… Đó là
lợi thế của họ. Ngược lại, các nước đang phát triển có lợi thế về lao động trẻ, tài
nguyên dồi dào, họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp, với các ngành sử
dụng nhiều lao động, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những
hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu đối vơi thị trường các nước khác.
Phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa nhằm tận dụng tự
do hóa thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý.
Thứ hai, tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia, dân tộc
được hưởng thụ những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước khác, dân tộc khác

tạo ra. Trong thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1995, thương mại toàn cầu đã tăng
bình quân 7%/năm. Với các nước đang phát triển tỷ trọng mậu dịch thế giới trong
tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu cũng ngày càng tăng( năm 1985: 23%; năm
1997: 30%), tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu gia tăng nhanh
chóng, từ 47% năm 1985 tăng lên 70% năm 1998. Các nước này đang nắm giữ
khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới.
Tự do hóa thương mại toàn cầu từng bước tạo ra một thứ văn hóa tiêu dung
toàn cầu, mà theo đó không gian được thu hẹp và dường như biên giới các quốc gia
ít còn hiện diện.
Thứ ba, tự do hóa thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hóa đầu
tư mở cửa cho các dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này tới quốc
gia khác. Việc tự do hóa thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho sự hội nhập
các thị trường tài chính quốc tế. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các nguồn vốn lớn


chảy vào các nền kinh tế, đồng thời cũng làm tăng tốc độ và quy mô giao dịch tài
chính toàn cầu lên mức chưa từng có.
Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) nếu
năm 1967 tổng mức đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 112 tỷ USD thì năm 1983 đã
tăng lên 600 tỷ USD, năm 1990 là 1700 tỷ USD và năm 1999 đã đạt mức trên 4000
tỷ USD. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCATD, năm 1996 các nước đang
phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 tăng lên 198 tỷ USD, trong đó
có 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh và 91 tỷ USD vào châu Á. Theo số liệu thống kê của
IMF, năm 1997, đầu tư ròng trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển
tăng lên 1 lần so với năm 1998. Năm 1987, các nước đang phát triển thu hút tới
37% lượng vốn FDI toàn thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Á.
Dòng vốn naỳ đã tăng hơn 12 lần trong vòng 12 năm, từ năm 1986 đến năm 1998.
Theo số liệu thống kê, năm 1997 các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đã thực
hiện 424 tỷ USD, năm 1999, tổng lượng FDI toàn cầu là 644 tỷ USD, trong đó các
công ty xuyên quốc gia chiếm 441 tỷ USD.

Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do đầu tư đã góp phần thay đổi
nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước tham gia toàn cầu hóa kinh tế và có chính
sách, bước đi đúng đắn. Tăng trưởng GDP của nhiều nước đạt mức cao hơn trong
nhiều năm liền, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện đại ra đời, hình thành
những ngành nghề kinh tế mũi nhọn đôi với các nước đầu tư: Điện tử, viễn thông,
dầu khí…xuất khẩu tăng rất nhanh, trong đó các nước Đông Nam Á là một ví dụ
điển hình. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997, xuất khẩu của các nước này
đã tăng 5 lần. Tỷ trọng xuất khẩu của Đông Á trong xuất khẩu toàn thế giới tăng từ
9% năm 1985 lên tới gần 18% năm 1997.
Thứ tư ,tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và
đổi mới công nghệ, kế thừa thành tựu của các nước đi trước. Toàn cầu hóa tác
động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động
chuyển giao và tiếp nhận giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển
nhanh hơn.
Đối với các quốc gia vốn là những trung tâm nghiên cứu và triển khai công
nghệ, thì thay thế công nghệ kém tiên tiến hơn bằng công nghệ mới, hiện đại là chủ
yếu, trên cơ sở kết quả những phát minh sáng chế của các nước khác. Đối với các
nước đang phát triển thì thông qua hoạt động chuyển giao để thay thế, đổi mới
công nghệ là chính, đặc biệt thông qua FDI. Mặt khác, để tạo điều kiện tăng tốc
hơn cho sự phát triển, nhiều nước còn mua cả bản quyền. Đồng thời với việc tiếp
nhận, đổi mới công nghệ, các nươc tiếp nhận công nghệ mới cũng học hỏi và nâng
cao trình độ quản lý.


Thay thế và đổi mới công nghệ trong thời đại toàn cầu hóa là một đòi hỏi
bức bách. Nó đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế cả về trình độ sản xuất,
chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý, cũng như tay nghề của người lao động
của một doanh nghiệp, một ngành và cả một nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh
trên trường quốc tế.
Thứ năm, toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế buộc các nước phải

cơ cấu lại nền kinh tế quốc gia một cách hợp lý, bảo đảm. Phát huy tối đa lợi thế so
sánh, tạo ra những khối lượng hàng hóa đủ lớn, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ
sức thâm nhập các thị trường quốc tế.
2.2.

Tác động tiêu cực
Nền kinh tế các quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế thế giới.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, nền kinh tế các quốc gia đặc biệt là các nước
đang phát triển đang cơ cấu lại nền kinh tế theo chiến lược định hướng xuất khẩu,
hội nhập quốc tế. tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lại chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố
bên ngoài: cung cầu trên thị trường thế giới, gái cả quốc tế, chính sách của các
nước nhập khẩu… Do vậy, tính bất ổn, khó lường của nền kinh tế tăng lên.
-

Nguy cơ tụt hậu của các nước đang phát triển tăng lên.

Nền kinh tế thế giới đang chuyển biến mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức. Quá trình này sẽ làm cho cơ cầu kinh tế thay đổi trên phạm vi
quốc gia và quốc tế. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất
là những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao… sẽ tăng nhanh; khu vực nông lâm ngư
nghiệp, sử dụng lao động kĩ thuật thấp… sẽ giảm dần. Do đó các yếu tố vốn được
coi là lợi thế của các quốc gia đang phát triển như sự dồi dào về tài nguyên, chi
phía lao động thấp sẽ yếu dần đi.
-

Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên.

Theo WTO đến năm 2000, tổng số nợ nước ngoài từ vay mới và lãi mẹ đẻ
lãi con của các nước MỸ Latinh đã lên đến 739 tỷ USD, tăng 650 tỷ so với 40 năm

trước đó. Chỉ riêng số tiền các quốc gia con nợ này phải bỏ ra để trả lãi suất và
khấu hao cơ bản của món nợ khổng lồ nói trên cũng đã ngốn mất hơn nửa ngân
sách hàng năm.
-

Phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia tăng lên.


Tại các quốc gia giàu nhất thế giới hiện đang cư trú 1 tỷ người dân và có
tổng thu nhập kinh tế quốc dân chiếm 76% GDP toàn cầu. Những quốc gia có mức
thu nhập trung bình ( 3 tỷ dân) chiếm 20,7% GDP toàn cầu; các nước nghèo (2,4 tỷ
dân) chỉ chiếm giữ 3,3 % GDP toàn cầu. Nếu mức chênh lệch thu nhập giữa 20%
dân cư nghèo và dân cư giàu nhất trên thế giới năm 1976 là 1/30 thì vào đầu những
năm 1990 tỷ lệ này là 1/60 và hiện nay sự chênh lệch này đã rộng ra hơn nữa.
-

Tốc độ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên.

Trong những năm gần đây, các nước phát triển đang thực hiện chính lược
chuyển dịch những ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên, gây ô nhiễm sang
các nước đang phát triển. Đồng thời, các nước phát triển vẫn tiếp tục thực hiện
chính sách đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên bên ngoài. Đây là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở
các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Hiện nay, 20% dân số thế giới ở các
nước giàu sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
3.

Liên hệ với Việt Nam

3.1.


Quá trình Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu

Năm 1993, Việt Nam khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (
IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung (CEPT)
Tháng 3/1996 tham gia diễn đàn Á-Âu(ASEM) với tư cách là thành
viên sáng lập.
Ngày 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận
là thành viên của APEC
-

Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…

Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO)
3.2.

Cơ hội và thách thức


3.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt
Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội để xuất khẩu những
mặt hàng có tiềm năng, lợi thế so sánh ra thế giới.
Thứ hai, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn
nhập các hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng đuổi kịp
các nước phát triển trên thế giới.

Thứ ba, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý, công
nghệ mới… từ nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công
nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế,
đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tự do thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa các nước dễ dàng thâm
nhập hơn vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp
Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng
động hơn trong việc tạo ra sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản
phẩm.
Thứ năm, thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ từ đó sẽ đảm
bảo tính thổng nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam
cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn
với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động, do
sản xuất phát triển nhanh. Theo khảo sát chính thức về tình hình lao động 9 tháng
đầu năm 2012 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong số 52,6 triệu người
đang ở độ tuổi lao động, số thất nghiệp ở mức 984.000, tức là tương đương khoảng
2%.
Thứ bảy, toàn cầu hóa góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế.


3.2.2. Thách thức
Toàn cầu hóa hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới
tất cả các quốc gia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng
như cuộc sống của mỗi con người. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra cho Việt Nam
những cơ hội mà cũng đem lại cho nước ta những thách to lớn:

Một là thách thức về kinh tế :
Việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa gặp nhiều khó
khăn. Xét về mặt cơ cấu của nền kinh tế, nước ta vẫn là nước nông nghiệp,nền
công nghiệp phân bố không đều, người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung
ở các thành phố lớn. Do đó, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã
khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng nói
chung là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động
quốc tế gặp nhiều bất cập. khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp cận khoa học
công nghệ chủ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp cận các
nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ
Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu. với quy mô vốn
nhỏ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu
càng lớn.
Do tri thức và trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, cộng với
hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng
nếu tự do hoá thị trường vốn sớm
Các sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu
vực và thế giới, do sự thay đổi của cơ chế quản lý, nhiều doanh nghiệp nhà nước
làm ăn thua lỗ kéo dài.
Hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu hóa ,tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước
tăng lên,sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường
trong nước,đòi hỏi chúng ta phải có chính sách vĩ mô đúng đắn.
Hai là thách thức về mặt xã hội


Trước hết là nạn thất nghiệp và thiếu việc làm. Theo số liệu thống kê, ước
tính hàng năm chúng ta có khoảng 9 triệu lao động. Trong khi đó khả năng giải
quyết việc làm ở nước ta mới chỉ đạt 1 triệu lao động/ năm.
Sự phân hóa giàu nghèo – cái trục của sự phân tầng xã hội. Qua kết quả điều

tra xã hội học ở nhiều tỉnh trong cả nước, chúng ta thấy rằng, đại bộ phận người
được hỏi cho rằng phân hóa giàu nghèo là hiện tượng bình thường. Trên thực tế,
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và
nông thôn, miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng doãng ra. Điều đó
được chứng minh bằng mức độ chênh lệch về thu nhập giữa 20% số người có thu
nhập cao nhất và 20% số người có thu nhập thấp nhất. Chẳng hạn, 20% số người có
thu nhập cao nhất gấp 4,3 lần 20% số người có thu nhập thấp nhất vào năm 1993;
nhưng vào năm 1996, con số đó là 7,3 lần và năm 2002 là 8,14 lần. Nếu như nạn tham
nhũng không được đẩy lùi và Nhà nước không có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ
cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì trong thập kỷ
tới, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Sự gia tăng của tệ nạn xã hội và tội phạm cũng là thách thức không nhỏ đối
với Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. Theo số liệu thống kê của các cơ quan
chức năng, có thể rút ra nhận định một cách khái quát rằng, kể từ năm 1986 đến
nay, tệ nạn xã hội ở Việt Nam phát triển mạnh về quy mô và số lượng, tính chất
hoạt động của các tệ nạn xã hội này ngày càng tinh vi. Tình hình tội phạm hình sự
có nhiều biểu hiện phức tạp. Tổng số vụ phạm pháp hình sự tuy không gia tăng đột
biến, nhưng số vụ trọng án tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao. Điều đáng lưu ý là,
trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt
động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ. Đó là hiện tượng
người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài.
Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường cũng là những vấn đề mà
Đảng và nước ta cần chú trọng.
Ba là thách thức về văn hóa.
Những sản phẩm và dịch vụ văn hoá rất khó thâm nhập vào thị trường của
các nước phát triển và không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm và dịch vụ văn
hoá của các nước phát triển. Xét về mặt kinh tế, điều đó bất lợi cho các nước đang
phát triển và các nước chậm phát triển, bởi vì công nghiệp văn hoá ngày nay đang



mang lại một nguồn lợi khổng lồ. Năm 2000, gần một nửa những ngành công
nghiệp văn hoá được đặt cơ sở tại Mỹ, 30% được đặt tại châu Âu và phần còn lại
đang có mặt ở châu Á. Về mặt phim ảnh, 85% các bộ phim có mặt trên thế giới
được sản xuất ở Hollywood
Toàn cầu hoá có nguy cơ đe doạ và làm mất bản sắc văn hoá của các dân
tộc. Hiện nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Nhờ ưu thế của việc
sử dụng tiếng Anh, nhờ Internet, văn hoá của các nước lớn nhanh chóng được phổ
biến trên các phương tiện truyền thông. Những sản phẩm văn hoá của các nước
phát triển nhanh chóng được giới trẻ ở các nước chưa phát triển và đang phát triển
tiếp thu nhờ việc họ biết sử dụng máy vi tính và tiếng Anh. Thay vì đọc những câu
truyện ngụ ngôn mang tính dân tộc, những câu truyện cổ tích và những sản phẩm
văn hoá của dân tộc, giới trẻ ngày nay quan tâm nhiều đến các trò chơi trên máy vi
tính được sản xuất ở các nước phát triển.
Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định
rằng, chủ động và tích cực hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và
vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Đúng như Mahatma
Gandhi đã khẳng định một cách hùng hồn rằng: "Tôi không muốn ngôi nhà của tôi
bị bao quanh bốn phía và các cửa sổ bị đóng kín. Tôi muốn làn gió văn hóa của tất
cả các xứ sở thổi quanh nhà tôi một cách tự do đến mức có thể. Song tôi không cho
phép bất kỳ điều gì làm nghiêng ngả đôi chân của mình".
3.3. Các giải pháp phát triển và hội nhập vào xu thế toàn cầu
3.3.1. Đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Là một nước nghèo và lạc hậu, với vị thế là nước đi sau trong quá trình toàn
cầu hóa, Việt Nam chỉ có thể rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước nếu đầu
tư nhiều hơn cho giáo dục bởi con người chính là chìa khóa cho sự phát triển.
Chúng ta cần có những chính sách phát triển giáo dục và đào tạo mang tính chất xã
hội hóa cao, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia kết hợp chặt chẽ đào tạo
tại trường và các hình thức khác như: tại nhà, tại xí nghiệp, tại cơ quan, tự học, đào
tạo tại chỗ và đào tạo từ xa thông qua các hệ thống phát thanh truyền hình; có các
chính sách ưu tiên phát triển để tạo sự công bằng trong các cơ hội giáo dục và đào

tạo, tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng, ưu tiên xây dựng các cơ sở đào
tạo chất lượng cao, đồng thời chúng ta cũng cần có các chính sách thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.


3.3.2. Xây dựng chính sách đối ngoại cởi mở và tích cực
Đây là yếu tố có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triên của Việt
Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi. Chính sách đối ngoại của Việt
Nam cần phải đạt được hai mục tiêu lớn:
Giữ gìn sự hòa bình ổn định trong khu vực để tập trung xây dưng và
phát triển kinh tế.
Xác lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và các tổ chức
quốc tế nhằm tranh thủ khai thác tối đa các nguồn lực về vốn, công nghệ, tri thức,
nhân lực… nhằm phục vụ phát triển
3.3.3. Nhanh chóng giải quyết trên cơ sở khoa học các vấn đề dân số - việc
làm - tài nguyên – môi trường.
Trong vài thập kỉ tới đây, Việt Nam cần giải quyết đồng thời cả 3 nhiệm vụ:
Một là, toàn dụng lao động
Hai là, hoàn thành việc phủ xanh hàng chục triệu ha đất trống đồi trọc, chấm
dứt nạn du canh du cư và bảo vệ môi trường
Ba là, nâng cao vai trò kinh tế nông thôn, làm cơ sở cho một nền kinh tế
phồn vinh của đất nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực đồng thời phát huy
vai trò của Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực, hoa quả và sản phẩm cây công
nghiệp lớn trong khu vực và trên thế giới
3.3.4. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng lối sống văn minh
Các giá trị văn hóa truyền thống như tinh thần hiếu học, tương thân tương ái,
giữ chữ tín… có vai trò rất lớn trong đời sống của người dân Việt Nam. Trong xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa
các dân tộc trên thế giới, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đổi mới vừa hiện
đại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo ra một xã hội mà ở đó con người

Việt Nam có nhân cách hoàn thiện, lối sống tiến bộ phù hợp với xã hội văn minh
hiện đại, hoàn thiện các giá trị đạo đức cho phù hợp với quá trình phát triển của đất
nước cũng như của toàn nhân loại.


KẾT LUẬN
1. Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu khách quan của thế giới
2. Toàn cầu hóa đem lại cho các quốc gia cả tác động tích cực và tiêu cực
3. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam phải đối mặt với cả những thời
cơ và thách thức. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào sự
thành công trong việc nắm bắt và tận dụng những thời cơ, thách thức đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Dũng (chủ biên), Giáo trình kinh tế chính trị đại cương, NXB đại
học quốc gia Hà Nội, 2012
2. Các nước đang phát triển có nguy cơ bị tụt hậu
/>3. Nợ nước ngoài, số phận những con nghiện không biết điểm dừng
/>4. Toàn cầu hóa
www.wikipedia.com
5. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
/>6. Canh cánh nỗi lo thất nghiệp giảm lương
/>


×