Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề thi tham khảo Luật cạnh tranh có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.21 KB, 20 trang )

Câu1:
-

Chính sách cạnh tranh:

Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một
mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở
xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh
tranh của các doanh nghiệp(Lê Viết Thái, “Chính sách cạnh tranh một công cụ cần thiết trong
nền kinh tế thị trường” trong Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 221/1996, tr 28.). Khái niệm chính
sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện, cũng như
những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường.
Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc và quy
định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân
bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên(Walter Goode, Từ điển chính sách thương mại quốc tế
(sách dịch, NXB thống kê, 1997), tr 58.). Với cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ
bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao gồm các quy định chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Trong phạm vi của nội dung này, chính sách cạnh tranh được giới thiệu theo nghĩa rộng, bao
gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện
pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Trong đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành cơ
bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành vi
hạn chế cạnh tranh.
Theo nghĩa rộng, chính sách cạnh tranh được xây dựng dựa trên những cơ sở khác nhau sau đây:
Một, chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia; tình hình thực tế của đời sống kinh tế và tương
quan cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế chính trên thị trường;
Ba, xu thế kinh tế quốc tế hiện đại;
Bốn, tập quán kinh doanh truyền thống của quốc gia.
Điều đó làm cho chính sách cạnh tranh của các nước luôn có những nết đặc thù khác nhau. Thậm
chí ngay trong một quốc gia, chính sách cạnh tranh có nhiệm vụ và nội dung được thay đổi theo


từng thời kỳ.
Có thể thấy được những vấn đề nói trên bằng việc khảo cứu chính sách cạnh tranh của một số
quốc gia điển hình. Chính phủ Hoa Kỳ với chủ trương thừa nhận tự do cạnh tranh, ngăn ngừa sự
hình thành độc quyền và lạm dụng sức mạnh độc quyền để xâm hại lợi ích của các chủ thể khác
nên chính sách cạnh tranh của nước này bao gồm luật chống độc quyền, các chính sách kinh tế
khác (chính sách thuế, chính sách bảo hộ và hỗ trợ tài chính, nghiên cứu, triển khai…) để thúc
đẩy và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ trương xây dựng thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó thành phần kinh tế quốc doanh với sự hiện
hữu của các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Do đó, chúng ta đã xác định sự cần


thiết đối với độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực thiết yếu, duy trì một thị
trường cạnh tranh có mức độ. Bên cạnh đó, trong thực thi pháp luật còn tồn tại nhiều sự bất bình
đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau, làm cho chính sách cạnh
tranh của Việt Nam sẽ có nhiều nội dung đặc biệt.
Tại Nhật Bản, yếu tố truyền thống trong tập quán kinh doanh đã có ảnh hưởng lớn đến chính
sách cạnh tranh. Văn hoá của người Nhật ủng hộ các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, thống
nhất hành động và chấp nhận hạn chế cạnh tranh cho dù giá thị trường cao vì mục đích ổn định.
Mặt khác, sau chiến tranh, thị trường Nhật bản chưa thừa nhận và phổ biến quan niệm cạnh tranh
với nghĩa là sự ganh đua tự phát. Họ cho rằng, cạnh tranh là một hình thức quản lý của Nhà
nước, chứ không phải là một nguyên tắc tổ chức của nền kinh tế. Vì thế chính sách cạnh tranh
phải tập trung vào việc Chính phủ quản lý cho được những rủi ro và hạn chế cạnh tranh quá
mức, Chính phủ phải kiểm soát sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp để xây dựng cạnh tranh
bằng cách xác định và cân đối quan hệ cung cầu(Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Các vấn
đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh (NXB Giao
thông vận tải, 2001), tr 376-377.).
Về vai trò của chính sách cạnh tranh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia khác
nhau sẽ trao cho chính sách cạnh tranh những nhiệm vụ khác nhau.Với sự ổn định về đầu tư, về
trình độ công nghệ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chính sách cạnh tranh của Hoa Kỳ tập trung
vào các nhiệm vụ tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu

quả kinh tế.
Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra xấp xỉ hai mươi năm, tuổi đời thị trường còn quá
non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ. Do đó, chính sách
cạnh tranh còn tập trung vào việc xây dựng một thị trường cạnh tranh thực sự và hướng tới việc
hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các
nhiệm vụ nổi bật trong quá trình đó là thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnh tranh; phân
bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu, chuyển nguồn lực xã hội từ nơi kém hiệu quả sang nơi
hiệu quả hơn; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; điều chỉnh hành vi cạnh
tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng.

-

Nội dung CSCT ở Việt Nam:

Với vai trò xây dựng môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh để khuyến khích cạnh tranh phát
triển và bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, chính sách cạnh tranh luôn bao gồm các nhóm nội dung
sau đây:
a. Tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh
– Xóa bỏ các phân biệt đối xử về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:
– Xóa bỏ cơ chế hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;


– Xóa bỏ ưu đãi thuế và tài chính doanh nghiệp (xây dựng nghị định chung về thuế thu nhập doanh
nghiệp, xóa bỏ mức hạn chế chi phí quảng cáo của doanh nghiệp trong nước);
– Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước;
– Đưa cạnh tranh vào những lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước (lĩnh vực điện, lĩnh vực hàng
không, lĩnh vực viễn thông);
– Minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp để ngăn cản các hành vi can thiệp vào
môi trường cạnh tranh từ các cơ quan Nhà nước;

– Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
– Xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước với doanh nghiệp, tách hỗ trợ tín dụng thương mại ra khỏi hỗ trợ
mang tính chính sách (thành lập Ngân hàng chính sách chuyên cho vay xóa đói giảm nghèo);
– Tổ chức nhiều giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp hoạt động tốt (Sao đỏ, Sao vàng đất Việt);
– Cải cách hành chính trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Tạo nhiều kênh để doanh nghiệp khiếu nại về thủ tục hành chính;
– Tạo nhiều diễn đàn để doanh nghiệp lên tiếng cải thiện môi trường cạnh tranh (qua
Phòng Thương mại và Công nghiệp, qua hiệp hội ngành nghề);
– Xây dựng các thiết chế mới để bảo vệ cạnh tranh trên các thị trường đặc thù.
c. Ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
– Luật hoá các nỗ lực chống lại hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
– Ban hành đầy đủ các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
– Xây dựng các thiết chế mới để xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.
d. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng bao
gồm:
– Xây dựng các công cụ bảo hộ mới được quốc tế chấp nhận (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự
vệ);
– Xây dựng các công cụ quản lý mới được quốc tế chấp nhận (thuế tuyệt đối, hạn ngạch thuế quan,
giấy phép xuất nhập khẩu tự động);
– Xây dựng các tiêu chí miễn trừ trong Luật Cạnh tranh.
Câu 2: Chính sách khoan hồng
Khoan hồng là việc cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối với doanh nghiệp có hành vi vi
phạm luật cạnh tranh nhưng sau đó đã hợp tác với các cơ quan thực thi luật cạnh tranh. Theo đó, nội
dung cốt lõi của chính sách này là miễn trừ hoặc giảm trừ đáng kể cho các tổ chức và cá nhân tham


gia chương trình khoan hồng khỏi nguy cơ bị xử phạt hành chính hay bị áp dụng chế tài hình sự
nghiêm khắc mà lẽ ra họ phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm luật cạnh tranh.
Giá trị của chương trình khoan hồng nằm ở khả năng cho phép các cơ quan quản lý cạnh tranh được

tiếp cận các chứng cứ và thông tin mật liên quan đến các TTHCCT bất hợp pháp, mà trên thực tế nếu
không có chính sách này thì sẽ cực kỳ khó khăn và tốn thời gian để thu thập chúng trong giai đoạn
đầu của cuộc điều tra. Vì vậy, khoan hồng có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ sung
trong việc thu thập chứng cứ, giúp giảm đáng kể chi phí điều tra cũng như chi phí xét xử cho cả cơ
quan quản lý cạnh tranh và tòa án. Các cơ hội được hưởng miễn trừ hình phạt cũng khuyến khích
người có chức vụ trong doanh nghiệp, là người nắm giữ đầy đủ và chi tiết các bằng chứng ngay từ
đầu, cung cấp thông tin về TTHCCT và từ đó giúp cho việc thu thập các chứng cứ này của các cơ
quan quản lý cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn.
Như vậy, ảnh hưởng của chính sách khoan hồng tạo ra một hiệu ứng vòng tròn như sau: chính sách
khoan hồng tạo động lực cho các thành viên giữ lại chứng cứ về TTHCCT ngay từ ban đầu, điều này
làm cho cơ quan quản lý cạnh tranh dễ dàng phát hiện, điều tra và xử lý hơn; một khi hiệu quả thực
thi pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh tăng cao, nguy cơ doanh nghiệp tham gia TTHCCT bị
phát hiện và xử phạt cũng sẽ càng gia tăng; trong tình thế đó, doanh nghiệp sẽ bị thúc đẩy chọn
phương án chủ động tự tiết lộ hành vi vi phạm để xin được áp dụng biện pháp khoan hồng hơn là thụ
động chờ bị cơ quan cạnh tranh phát hiện và xử lý nghiêm khắc.
Xây dựng chính sách khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
Trong quy định về chống hành vi TTHCCT của pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định về chính
sách khoan hồng. Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định 120/2005/NĐ-CP thì mức
phạt 5% đối với hành vi TTHCCT trong đấu thầu đồng thời được áp dụng cho khung phạt thông
thường và khung phạt tăng nặng. Quy định bất hợp lý này đã được sửa đổi tại Nghị định số
71/2014/NĐ-CP quy định với mỗi tình tiết tăng nặng hoặc với mỗi tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt
sẽ được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15% nhưng không có hướng dẫn cách tính cụ thể.
Điều này gây ra nhiều tranh cãi về việc áp dụng, có thể kéo theo sự tùy tiện của cơ quan cạnh tranh
trong quá trình cân nhắc và xử phạt.
Không dễ để có thể phát hiện và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này vì các thủ đoạn thông
đồng của các công ty khá tinh vi. Cơ quan điều tra phải tiến hành khám xét và dùng nhiều nghiệp vụ
để có thể thu thập được chứng cứ và điều này không phải lúc nào cũng có thể đem lại hiệu quả. Vì
vậy, chúng ta cần nghiên cứu thêm về chương trình khoan hồng để áp dụng phù hợp với thực tiễn
Việt Nam. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Luật Cạnh tranh sau hơn 10 năm thực thi chưa
tạo ra sức hút đủ để biến thành động cơ và áp lực lớn để các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận

trình báo và cung cấp thông tin về thỏa thuận mà họ tham gia. Bởi thực tế các quy định về tình tiết
giảm nhẹ chỉ được đặt ra trong trường hợp có hành vi vi phạm. Mức giảm nhẹ khung hình phạt theo
Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 15% tổng mức tiền phạt đối với mỗi doanh nghiệp vi phạm cho mỗi
tình tiết giảm nhẹ. Tham khảo về chế định khoan hồng trong quy định của một số nước khác trên thế
giới thì mức khoan hồng có thể lên đến 50% hoặc 75% mức tiền phạt.
Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản khi quy định về “chương trình khoan dung”.
Theo Điều 7-2 Luật Chống độc quyền Nhật Bản, để được miễn trừ toàn bộ tiền phạt, các thành viên


tham gia các-ten phải: khai báo các hành vi tham gia các-ten và cung cấp tài liệu, bằng chứng về
hành vi phản cạnh tranh lên JFTC; việc khai báo và cung cấp chứng cứ này phải tiến hành trước khi
JFTC mở cuộc điều tra; công ty khai báo phải chấm dứt hành vi vi phạm trước khi JFTC tiến hành
điều tra; công ty khai báo phải cung cấp các thông tin bổ sung theo yêu cầu của JFTC và công ty
khai báo chưa từng có hành vi ép buộc chủ thể khác tham gia các-ten cũng như ngăn cản họ chấm
dứt tham gia các-ten. Chủ thể kinh doanh khai báo sớm nhất sẽ được miễn 100% tiền phạt, chủ thể
khai báo thứ 2 được miễn 50% tiền phạt, chủ thể khai báo thứ 3 được miễn 30% (tối đa không quá 3
chủ thể). Ngoài ra, các lãnh đạo, nhân viên của công ty đầu tiên khai báo tới JFTC cũng sẽ được
miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, cần thiết xây dựng và phát triển “chương trình khoan hồng” trong quy định của Luật Cạnh
tranh Việt Nam. Khi xây dựng chương trình cần học hỏi kinh nghiệm các nước, kết hợp với nguyên
tắc minh bạch, rõ ràng, bảo mật thông tin đối tượng khai báo và chương trình bảo vệ nhân chứng…
bởi đây là một kênh rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi hạn chế
cạnh tranh.
Câu 3: Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong TTKT.
Trước 2018:
-

Văn bản Luật liên quan:




Luật Cạnh Tranh 2004 (Điều 20)



Nghị định 56/2009/NĐ-CP (Điều 3)

-

Giải quyết

Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được
chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô

Doanh nghiệpDoanh
siêu nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn
Số lao động Tổng nguồn vốn
Số lao động
Khu vực
I. Nông, lâm nghiệp và thủy
10 sản
người trở xuống

20 tỷ đồng trởtừxuống
trên 10 người
từ trên
đến 20 tỷ đồng
từ trên
đến 200 người đến
200 người 100 tỷ đồng 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trởtừxuống
trên 10 người
từ trên
đến 20 tỷ đồng
từ trên
đến 200 người đến
200 người 100 tỷ đồng 300 người
III. Thương mại và dịch vụ10 người trở xuống
10 tỷ đồng trởtừxuống
trên 10 người
từ trên
đến 10 tỷ đồng
từ trên
đến 50 người đến
50 người
50 tỷ đồng
100 người


Sau 2018:
-


Văn bản Luật liên quan:



Luật Cạnh Tranh 2004 (Điều 20)


Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 ban hành ngày 12/6/2017, có hiệu lực từ ngày
1/1/2018 (Điều 4)
-

Giải quyết:

Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một
trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Câu 9: Hành vi thõa thuận hạn chế cạnh tranh và Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
- Hành vi hạn chế cạnh tranh : căn cứ Luật Cạnh Tranh và Nghị Định.
Liên hệ thực tế:
Xác định thị trường liên quan là yếu tố quan trọng để xác định một doanh nghiệp có hành vi hạn chế
cạnh tranh hay không. Trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh đã áp dụng
các tiêu chí xác định tiêu chí thị trường liên quan.
Vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên: vụ Vinapco đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu bay cho
Hãng hàng không Jetsrar Pacific Airlines (JPA). Ngày 01/4/2008, Vinapco đã đơn phương ngừng

cung cấp nhiên liệu cho các chuyến bay của JPA từ 0 giờ ngày 01/4/2008 với nguyên nhân là do JPA
và Vinapco không thống nhất về việc tăng mức phí dịch vụ cung cấp nhiên liệu hàng không mới do
phía Vinapco đưa ra. Tuy nhiên, mức giá này không áp dụng với Hãng hàng không quốc gia Việt
Nam (VNA). Tại thời điểm xem xét, Vinapco là công ty Doanh nghiệp nhà nước duy nhất được phép
hoạt động trong thị trường dịch vụ cung ứng xăng dầu hàng không dân dụng tại các sân bay dân
dụng Việt Nam. Mặt khác, trên thị trường Việt Nam hiện nay, chỉ có JPA và VNA khai thác các
đường bay nội địa và Vinapco là doanh nghiệp trực thuộc VNA. Với những dấu hiệu trên, Cục quản
lý cạnh tranh đã áp dụng khoản 2 Điều 86 để ra quyết định điều tra sơ bộ. Vinapco bị điều tra vì đã
thực hiện hai hành vi hạn chế cạnh tranh theo điều 14 Luật cạnh tranh là áp đặt các điều kiện bất lợi
cho khách hàng và lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao
kết mà không có lý do chính đáng. Ngày 14/4/2009, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên


điều trần xử kín đối với hành vi hạn chế cạnh tranh của Vinapco và xác định Vinapco đã vi phạm
Luật cạnh tranh tại khoản 2 và khoản 3 điều 14 về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm. Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định xử phạt tiền Vinapco là 3,37 tỷ đồng và kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền về tổ chức quản lý đối với Vinapco và các dịch vụ xăng dầu hàng không, thúc
đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Vụ việc thứ hai: là vụ việc Công ty trách nhiệm hữu hạn MP&Silva (MP&Silva) độc quyền phân
phối lại bản quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật tại Việt Nam. Theo thỏa
thuận, MP&Silva phân phối lại gói độc quyền ngày Chủ nhật cho Công ty truyền hình số vệ tinh Việt
Nam (VSTV), đơn vị chủ sở hữu của kênh truyền hình K+. Vì vậy, K+ là kênh truyền hình duy nhất
phát sóng giải Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật tại Việt Nam. Vì vậy, các đơn vị không có bản quyền
sẽ phải ngừng phát sóng giải bóng đá ngoại hạng anh trên lãnh thổ Việt Nam. Người xem truyền
hình muốn xem giải bóng đá này phải bỏ thêm một khoản chi phí nhiều hơn so với hiện tại. Nhiều ý
kiến cho rằng, K+ đã lạm dụng vị trí độc quyền để đưa giá dịch vụ lên cao, không quan tâm đến nhu
cầu của đa số người tiêu dùng, có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh. Dưới góc độ luật cạnh tranh,
cần xác định được có phải K+ có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan hay không? Căn cứ vào
các quy định về thị trường liên quan, các tính thay thế của hàng hóa, dịch vụ có thể thấy K+ không
lạm dụng vị trí độc quyền và không thể đánh đồng việc K+ được độc quyền sử dụng quyền tác giả

(chương trình ghi hình giải bóng đá) là độc quyền trên thị trường liên quan rồi từ đó lên án họ tăng
giá hay áp đặt điều kiện giao dịch.
1.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh (Luật CT) năm 2004, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên
thương trường.
Điều 2 của Luật CT năm 2004 xác định rõ đối tượng áp dụng của Luật này là các tổ chức, cá nhân
kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành,
lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng như các
hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Đặc điểm này phản ánh phạm vi đối tượng thực hiện các
hành vi cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, trên tất cả các
khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh. Trên thị trường cạnh tranh, hành vi kinh
doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là hành vi cạnh tranh trong mối quan hệ tương quan với
doanh nghiệp khác. Mặt khác, hoạt động kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi và được


thực hiện trên thị trường. Như vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải là những hành vi được
các doanh nghiệp thực hiện trên thị trường, trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh
doanh và được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi.
Tuy nhiên, quy định của Luật CT hiện hành đã không có sự thống nhất. Như đã trích dẫn ở trên, chủ
thể thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các doanh nghiệp và các hiệp hội

ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Nhưng định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chỉ
nêu:“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp”, nghĩa là đã
loại bỏ mất một đối tượng chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê bao gồm cả hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thường
về đạo đức kinh doanh.
Đặc điểm này cho thấy bản chất không lành mạnh của hành vi và dựa vào đó để làm cơ sở phân biệt
giữa cạnh tranh lành mạnh với cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Trong khái niệm về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật CT năm 2004 không nêu rõ biểu hiện khách
quan của hành vi vì các thủ thuật cạnh tranh được các doanh nghiệp thực hiện trên thực tế rất đa
dạng, tinh vi, có thể là những hành vi gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, gây rối… Nhưng lại trích
dẫn một điều luật khác để liệt kê các hành vi được xác định là cạnh tranh không lành mạnh. Trong
thực tiễn áp dụng, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể để nhận diện từng hành vi.
Để xác định một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh, phải căn cứ vào "các chuẩn mực thông
thường về đạo đức trong kinh doanh". Đạo đức kinh doanh là một phạm trù dùng để chỉ những yêu
cầu, đòi hỏi còn cao hơn cả những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ pháp lý. Những hành vi như trốn
thuế, lừa đảo, làm hàng giả, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác bằng cách làm ăn gian dối… không
thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo đức học kinh doanh, vì đó là những hành vi bất chính thuộc
phạm vi kiểm soát và xử lý của pháp luật. Đạo đức kinh doanh là những quy tắc xử sự, những tập
quán kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây là một
căn cứ khó định lượng, đòi hỏi pháp luật phải thường xuyên bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với sự
vận động của đời sống xã hội, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, quan niệm về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, liên quan đến các phạm trù kinh tế,
xã hội, đạo đức của một xã hội nhất định.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
Điều 33 Hiến pháp năm 2013, quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm”. Điều 4 Luật CT năm 2004, quy định: “Doanh nghiệp được tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh
doanh”. Tất nhiên, để được Nhà nước bảo hộ, việc cạnh tranh đó phải thực hiện trên nguyên tắc

trung thực, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của pháp luật cạnh tranh.
Như vậy, khi một hành vi cạnh tranh được thực hiện nhưng không theo nguyên tắc nói trên, xâm hại


đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng, thì hành vi cạnh tranh
đó được coi là không lành mạnh. Thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là đã có thực và xác định được
nhưng cũng có thể là thiệt hại có nguy cơ xảy ra (tiềm năng) nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp
thời.
=> Đối với hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, không cần phải xác định chính xác đối tượng và
mức độ thiệt hại vật chất cụ thể, chỉ cần phân tích bản chất và diễn biến của hành vi để kết luận về
những tác động của nó đến tình hình cạnh tranh trên thị trường liên quan.
2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định tại Điều 39 Luật CT năm 2004, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh
nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán
hàng đa cấp bất chính; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản
4 Điều 3 Luật này.
Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu
thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi huỷ hoại ưu thế cạnh
tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. Biểu hiện của các hành
vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp bao gồm: Chiếm đoạt
các bí mật thương mại mà doanh nghiệp khác đã phải đầu tư nhiều công sức mới có được và nó đã
trở thành tài sản của doanh nghiệp đó; hành vi nhái lại nhãn mác, bao bì, kiểu dáng, khẩu hiệu kinh
doanh, thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng và gây thiệt hại trực tiếp cho đối thủ cạnh
tranh… Ví dụ: Trong lĩnh vực nước giải khát, nhãn hiệu nước khoáng Lavie đã bị một số tên gọi
thương mại khác giả mạo như: Laville, Leville, Lavier… Trong lĩnh vực xe máy, nhãn hiệu Wave
của hãng Honda được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đã bị đánh lừa bởi các loại xe với kiểu dáng
tương tự của Trung Quốc như Waver, Wake up…

3. Quy định của pháp luật về xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Qua nghiên cứu, người viết thấy rằng, cùng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng nhà làm
luật đã quy định xử lý ở hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, đó là Luật CT năm 2004 và Luật
SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), về cơ bản có thể thấy, cách quy định của cả hai văn
bản này giống nhau. Tuy nhiên, do phạm vi điều chỉnh của hai văn bản trên là khác nhau, do đó, có
những điểm không tương đồng như sau:
Thứ nhất: Về đối tượng được bảo vệ, pháp luật về quyền SHTT hướng tới bảo hộ các đối tượng mà
quyền sở hữu được xác lập một cách rõ ràng, đầy đủ thông qua thủ tục đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ
hoặc các tiến trình pháp lý khác do Nhà nước quy định. Còn Luật CT năm 2004 lại bảo hộ các lợi thế
cạnh tranh không được bảo hộ thông qua văn bằng bảo hộ. Chẳng hạn, như nhãn hiệu chưa đăng ký
hay bí mật kinh doanh.Như vậy, đối tượng được bảo hộ trong Luật CT năm 2004 rộng hơn so với
Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngoài ra, các đối tượng như biểu tượng (logo),
bao bì sản phẩm,.. Nếu không được bảo hộ bởi các quy định riêng về SHTT thì có thể tìm thấy cơ sở
pháp lý để bảo vệ trong Luật CT năm 2004.


Thứ hai: áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trách nhiệm dân sự cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về cơ bản không có sự khác biệt
đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, theo quy
định của Luật CT năm 2004 thì hậu quả pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ bị áp
dụng chế tài xử phạt hành chính mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có). Đây
là điểm khác biệt giữa Luật CT năm 2004 và Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Việc áp dụng các chế tài hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh không giải quyết
được việc bù đắp những thiệt hại xảy ra đối với đối thủ bị cạnh tranh và khách hàng. Doanh nghiệp
vừa mất thời gian, chi phí khởi kiện và rồi phải tiếp tục thực hiện thêm một vụ kiện về dân sự nữa để
được bồi thường thiệt hại. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện nay các vụ kiện về cạnh tranh không
lành mạnh được áp dụng theo Luật CT năm 2004 chiếm tỉ lệ không nhiều. Trong khi đó, tại khoản 3
Điều 198 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có
khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành

chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”. Điều 117 Luật CT năm 2004 có đề cập đến khả
năng bồi thường khi bị thiệt hại: “Tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây
thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Thứ ba: yếu tố lỗi, theo Luật CT năm 2004 khi một hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thì
hành vi này xuất phát từ lỗi cố ý. Điều 40 Luật CT năm 2004 cũng đã chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây
nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”. Do đó, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng đối với các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật CT năm 2004. Trong khi đó, với lĩnh vực SHTT, yếu
tố lỗi không được xem là yếu tố quan trọng trong cấu thành hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng
của quyền SHTT được đăng ký hay hình thành theo đúng các quy định của pháp luật thì các chủ thể
khác được suy đoán là đã biết đến quyền của chủ sở hữu. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, việc
sử dụng chỉ dẫn trùng nhau (tên thương mại) nhưng không xuất phát từ việc cố ý. Do đó, sẽ chỉ cấu
thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyềnSHTT theo Luật SHTT năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) khi mà hành vi đó không được sự cho phép của chủ sở hữu.
4. Căn cứ xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất, phải có hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi
chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp
pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo.
Thứ hai, phải có thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh. Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại
có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại. Quan
hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, không phải là sự suy diễn chủ
quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó


gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp
lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân
trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình.

Thứ tư, phải có lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh. Lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi
vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện.
Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp,
phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.
5. Các hình thức xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Các hình thức xử phạt hành chính: Theo Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP thì đối với mỗi hành vi
vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính cảnh cáo hoặc
phạt tiền. Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là
100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức tiền phạt cụ thể đối với
một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh
khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm
nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền
phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức
tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. (Điều 5 Nghị định 71/2014/ NĐ-CP). Mục 4 Chương II Nghị
định 71/2014/NĐ-CP có quy định từng mức phạt cụ thể đối với từng hành vi cạnh tranh không lành
mạnh từ Điều 28 đến Điều 36 nhằm hướng dẫn chi tiết mức phạt đối với các hành vi vi phạm cụ thể.
Các hình thức xử phạt bổ sung: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: Thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 71/2004/ NĐ-CP, theo đó
khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra những tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên có
quyền thì phải bồi thường thiệt hại nhằm khôi phục, đền bù nhằm bù đắp những tổn thất đó. Khi áp
dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì dẫn chiếu đến pháp
luật dân sự, cụ thể là áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
(Chương XX BLDS năm 2015, từ Điều 584 đến Điều 608).
Bên cạnh các biện pháp xử lý hành chính và dân sự, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS), tội sản xuất, buôn bán

hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS), tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 BLHS); tội lừa dối khách hàng (Điều 162 BLHS); tội quảng cáo
gian dối (Điều 168 BLHS). Các tội danh này thường có hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù có thời hạn. Quy định này của pháp luật đã phần nào thể hiện tính răn đe mạnh mẽ
của Nhà nước.


6. Một vài kiến nghị hoàn thiện
Thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập
liên quan đến hiệu lực của các quy phạm pháp luật và hiệu quả thi hành. Các quy định điều chỉnh
hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý vi phạm vẫn thiếu đồng bộ và chưa được pháp
điển hoá trong một văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản dưới luật quy định về vấn đề này còn nhiều,
khi áp dụng luật thường phải dẫn chiếu đến các quy định hướng dẫn thi hành. Hiện tượng vi phạm
pháp luật cạnh tranh vẫn diễn ra phổ biến, chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa
cao, người tiêu dùng còn thiếu hiểu biết để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì
vậy, cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau
và biểu hiện ở nhiều dạng hành vi khác nhau trong quan hệ kinh doanh, thương mại diễn ra trên thị
trường.
Để phát huy được hiệu quả trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trên thương trường, ngăn
chặn hiện tượng vi phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, trước hết các quy
định làm cơ sở pháp lý cần thiết phải đầy đủ, đồng bộ và thống nhất; các chế tài phải được thiết lập
một cách có hệ thống và đủ sức răn đe. Tác giả đề xuất một vài kiến nghị sau:
Một là, Luật CT năm 2004 cần được sửa đổi, bổ sung để mở rộng chủ thể áp dụng đối với các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 2 Luật CT hiện hành quy định đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm các tổ chức, cá nhân
kinh doanh và các hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, đối tượng áp dụng của
Luật đã không kể đến các đối tượng như các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam; các loại hình bán kinh doanh khác như các xưởng in, nhà xuất bản, tạp chí, báo

(không được coi là doanh nghiệp)… Vậy nếu các chủ thể đó thực hiện hành vi thoả mãn các dấu
hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng không thoả mãn yếu tố chủ thể được quy định
là đối tượng áp dụng của Luật CT năm 2004 thì phải xử lý theo quy định của văn bản pháp luật khác.
Điều đó không đảm bảo cho mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xử lý một cách thống
nhất.
Việc mở rộng đối tượng áp dụng còn có thuận lợi trong việc áp dụng các chế tài đối với các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc, gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác. Khi đó, người lao động trong doanh nghiệp có hành vi tiết lộ bí
mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh cũng sẽ bị áp dụng các chế tài đó.
Hai là, bổ sung, sửa đổi một số quy định đảm bảo tính toàn diện, thống nhất của pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh để có cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật CT. Tuy nhiên,
các quy định đó chủ yếu tập trung quy định về hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh. Còn nhiều
vấn để chưa được cụ thể hoá, giải thích và hướng dẫn thực thi. Để đảm bảo thống nhất việc áp dụng
pháp luật trong khu vực và quốc tế đối với việc điều chỉnh quan hệ cạnh tranh trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, theo tác giả, cần nghiên cứu bổ sung một số nội dung sau:
+ Bổ sung các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công


nghiệp vào nhóm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; làm rõ các dấu hiệu nhận diện đối với biểu tượng
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh.
Ngay cả khi những hành vi này được thực hiện vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì việc xử
lý và áp dụng chế tài đối với chủ thể thực hiện cũng gặp khó khăn, vì Luật CT năm 2004 chưa quy
định những hành vi này. Trong khi đó, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định
việc cạnh tranh vi phạm nhãn hiệu hàng hoá thuộc nhóm hành vi vi phạm chỉ dẫn thương mại, là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cách hiểu của Luật CT năm 2004 có phần hẹp hơn so với Luật
SHTT hiện hành, trong khi Luật CT là luật nguyên tắc, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến SHTT phải được xử lý theo Luật CT. Nhưng Luật CT lại không quy định việc sử dụng sai
lệch nhãn hiệu hàng hoá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, quy định của pháp luật
hiện hành chưa có sự thống nhất về vấn đề nhãn hiệu hàng hoá, cần được bổ sung vào nhóm hành vi

chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong Luật CT hiện hành.
Hơn nữa, theo quy định của Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), hành vi vi phạm
kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý theo các chế tài hành chính hoặc hình sự. Thực tiễn lại cho thấy,
hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp diễn ra khá phổ biến và cần thiết phải có sự điều chỉnh của
Luật CT. Như vậy, sẽ giảm được tình trạng hình sự hoá các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới dạng vi
phạm kiểu dáng công nghiệp, khi chưa có hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Mặc dù Luật CT hiện hành
có quy định về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh nhưng lại
không có những quy định dấu hiệu nhận diện về các đối tượng này. Do đó, chắc chắn sẽ có những
khó khăn trong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh và các chế tài xử lý. Vì thế, cần phải có những quy
định hướng dẫn trong các văn bản dưới luật để thi hành.
+Cần có văn bản hướng dẫn, quy định các dấu hiệu nhận diện hành vi nói xấu, gièm pha doanh
nghiệp khác để phân biệt và xác định ranh giới với quyền tự do ngôn luận.
Việc đưa ra một thông tin có nội dung như thế nào đó sẽ liên quan đến quyền tự do ngôn luận đã
được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 25. Do đó, để có cơ sở áp dụng chế tài đối với các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh biểu hiện dưới dạng nói xấu, gièm pha doanh nghiệp khác thì cần
thiết phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về dấu hiệu nhận dạng. Tuy, Điều 43 của Luật CT năm
2004 đã đưa ra dấu hiệu về hình thức, đó là tính “không trung thực” của thông tin. Từ đó có thể hiểu
ngược lại rằng những thông tin “trung thực” dù có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp sẽ không bị coi
là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là suy luận, cần thiết phải có quy
định rõ ràng về vấn đề này.
+ Bổ sung quy định về hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm cạnh
tranh không lành mạnh (bán phá giá) vào nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hiện nay, hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ được tiếp cận điều chỉnh dưới
góc độ pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (Khoản 1, Điều 13 Luật Cạnh tranh). Tuy nhiên, nếu
hành vi đó được thực hiện vì mục đích gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là đối
thủ đối thủ cạnh tranh trong một thị trường hàng hoá, dịch vụ thì vẫn được xem là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
+ Bổ sung hành vi quảng cáo quấy rầy vào nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 45 Luật CT hiện hành quy định hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bằng



cách liệt kê các hành vi quảng cáo cấm doanh nghiệp thực hiện. Nhưng tại điều luật này, không có
quy định về hình thức quảng cáo có tính quấy rầy. Người tiêu dùng là đối tượng để các doanh nghiệp
hướng đến khai thác và sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có phương pháp để lôi kéo. Tuy nhiên, những
phương pháp đó chỉ được thừa nhận nếu lành mạnh. Những phương pháp mà doanh nghiệp thực
hiện nhằm có được khách hàng một cách không lành mạnh đã gián tiếp tước đi quyền của người tiêu
dùng trong việc tiếp cận và lựa chọn các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Quảng
cáo quấy rầy khách hàng là một hiện tượng phổ biến hiện nay, nhưng pháp luật hiện hành chưa có
quy định nào điều chỉnh hành vi đó. Vì vậy, cần thiết phải có những quy định nhằm ngăn chặn các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Ba là, hành vi bán hàng đa cấp nên quy định tại Luật Thương mại, sẽ phù hợp hơn quy định tại Luật
CT.
Bán hàng đa cấp là một hành vi thương mại đặc thù. Các quy định chống bán hàng đa cấp bất chính
chủ yếu nhằm bảo vệ những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, tránh khỏi sự lừa đảo của
các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng này. Quan hệ đó không phải là quan hệ cạnh tranh hay tiêu
dùng thông thường mà là quan hệ hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận, rất gần với hợp đồng hợp tác kinh
doanh hay hợp đồng đại lý mà Luật Thương mại điều chỉnh.
Bốn là, phân định rõ ràng cơ chế xử lý vi phạm bằng các chế tài được quy định trong Luật CT với
cơ chế xử lý vi phạm của các văn bản pháp luật khác.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được điều chỉnh không chỉ bởi Luật CT, mà còn được điều
chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác. Do đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử lý
bởi các chế tài hành chính nhưng theo nhiều hình thức khác nhau. Để tránh chồng chéo, đảm bảo
tính quy phạm, thống nhất trong quá trình xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nên quy về
thủ tục xử lý mà Luật CT quy định hoặc cần thiết phải có những quy định rõ ràng phân định ranh
giới về cơ chế và thủ tục xử lý giữa Luật CT với các văn bản pháp luật có liên quan.
Qua nghiên cứu cho thấy, khác với pháp luật của nhiều nước trên thế giới, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo pháp luật Việt Nam có thể vừa áp dụng các chế tài hành chính thông qua quyết định
của cơ quan quản lý chuyên trách, vừa có thể áp dụng chế tài bồi thường dân sự theo cơ chế khởi
kiện tại Toà án. Từ đó, có thể xảy ra nhiều trường hợp: Trước hết, chủ thể bị xâm hại tiến hành khiếu
nại lên cơ quan cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ thể khác, sau đó khởi

kiện ra Toà án để đòi bồi thường thiệt hại; hoặc vừa khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh, vừa
khởi kiện ra Toà án; hoặc chỉ khởi kiện ra Toà án để đòi bồi thường thiệt hại. Như vậy, để đơn giản
hoá thủ tục và phạm vi giải quyết các vụ kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cần có văn
bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế thực hiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý. Mặt khác, quy định rõ
chức năng, thẩm quyền áp dụng chế tài của các cơ quan quản lý cạnh tranh với các cơ quan quản lý
chuyên ngành.
Năm là, hoàn thiện chế tài về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.
Luật CT năm 2004 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và điều chỉnh chủ yếu bằng
mệnh lệnh hành chính. Hậu quả pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh không có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại dưới giác độ của Luật CT. Vấn đề bồi thường dân sự đã không được quy
định cụ thể mà dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Việc khởi kiện ra Toà án về hành vi cạnh tranh không


lành mạnh để đòi bồi thường dân sự sẽ được áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo BLDS năm 2015. Như vậy, phải cần đến hai giai đoạn tố tụng tách biệt để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra. Có nhiều
vấn đề pháp lý được đặt ra cần có sự hướng dẫn, giải thích để việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt
hại liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể thực hiện dễ dàng trong thực tế:
+ Xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh
không lành mạnh gây ra.
Về nguyên tắc, người bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là người có quyền
khởi kiện và thông thường là các doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bị
thiệt hại là người tiêu dùng, nhưng họ không được khởi kiện mang tính tập thể, bởi theo khoản 7
Điều 8 Luật Bào vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ quy định: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề
nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.”. Quy định này được, người tiêu dùng với tư cách cá nhân
được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện… khi quyền lợi của mình bị xâm hại. Kinh nghiệm của
nhiều nước cho thấy, cơ chế khởi kiện tập thể của nguời tiêu dùng đã phát huy hiệu quả, pháp luật
Việt Nam cũng nên thừa nhận cơ chế này. Đồng thời, tăng tính chuyên nghiệp của các hiệp hội bảo
vệ người tiêu dùng để ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường kinh

doanh.
+Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.
Việc xác định mức thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là vấn đề hết sức phức
tạp. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản đã đơn giản hoá vấn đề này bằng
cách đưa ra quy định, lợi nhuận thu được của chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ
đương nhiên thuộc về chủ thể bị cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật Việt Nam cũng nên nghiên
cứu học tập kinh nghiệm này.
Sáu là, Luật CT cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng chú ý đến mối liên hệ giữa Luật chống cạnh
tranh không lành mạnh và các đạo luật chuyên ngành khác.
Nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển đã xây dựng các đạo luật hoàn chỉnh
điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó bao gồm cả các quy định về hành chính,
dân sự và hình sự, như Luật Cạnh tranh của Canada, Luật về độc quyền và thương mại lành mạnh
của Hàn Quốc… Cách tiếp cận đó cho thấy, mối liên hệ giữa pháp luật cạnh tranh và các luật chuyên
ngành khác liên quan đến việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong
phạm vi của một đạo luật. Sự kết hợp giữa các chế tài hành chính, hình sự và dân sự được pháp điển
hoá trong cùng một văn bản luật đã tạo được sự thống nhất trong quá trình áp dụng, không cần phải
dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật có liên quan, tránh được tình trạng chồng chéo quy định của các
lĩnh vực pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội.
Đối với Việt Nam, việc xây dựng một đạo luật bao gồm tất các loại chế tài như đã đề cập ở trên là
khó thực hiện, vì các quan hệ kinh tế trong thị trường của chúng ta phát triển vẫn chưa ổn định, quan
hệ cạnh tranh vẫn là vấn đề còn tương đối mới mẽ với thị trường Việt Nam. Sự dẫn chiếu đến các
quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành vẫn là sự phù hợp đối với điều kiện kinh tế - xã
hội của nước ta. Nhưng trong quá trình hoàn thiện và áp dụng Luật CT, cần chú ý đến mối quan hệ


giữa Luật CT và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Bảy là, chế tài phạt tiền còn nhiều bất cập.
Tuy đã được sửa đổi trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP nhưng quy định khung tiền phạt thường nhanh
chóng lạc hậu theo thời gian và không mang nhiều tính răn đe với các đối tượng vi phạm bởi có thể
thấy, trên thực tế, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể mang lại lợi ích cho doanh

nghiệp nhiều hơn số tiền phạt họ phải gánh chịu. Bên cạnh đó, còn tồn tại sự không thống nhất mức
phạt giữa các quy định pháp luật đối với cùng hành vi vi phạm. Ví dụ, liên quan đến hành vi quảng
cáo gian dối, sai sự thật về chất lượng hàng hóa đã đăng kí (có thể nhằm cạnh tranh không lành
mạnh) có 2 văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính với chủ thể có hành vi vi phạm, đó là:
+ Hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng bị xử lý theo Điều 33
Nghị định 71/2014/NĐ-CP với mức phạt tiền 80.000.000 đến 140.000.000 đồng.
+ Hành vi quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng hoặc lừa
dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì bị
xử phạt theo Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt từ
50.000.000 đến 70.000.000 đồng.
Sự khác biệt về mức tiền phạt có thể tạo nên sự thiếu công bằng khi áp dụng các văn bản pháp luật
khác nhau để xử lý cùng một hành vi có mức độ như nhau, do đó, cần phải có được sự thống nhất
giữa các lĩnh vực pháp luật khác nhau khi xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
VÍ DỤ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH:
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Ví dụ : Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương.
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là
khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ
Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự
tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc.
Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau
sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của
công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!
Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh
tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good
Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như: Tương tự về bao gói

sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.


Ví dụ về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ : Một doanh nghiệp bán nước mắm ghi là "Nước
mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.
Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh
Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp:
- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác;
Ví dụ về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ : Nệm Kim Đan
Vài năm trước, có chuyện công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn nhất tại
TP. HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính
chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu
độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa
tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị
xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm
nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên,
có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”.
Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đã khởi
kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín
sản phẩm của họ.
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Cà phê Trung Nguyên
Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những
doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên
đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ
với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
Khuyến mại không lành mạnh
Ví dụ về khuyến mãi không đúng : Bột nêm massan:

Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công
ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí
Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói
bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các
hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng
thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác
sản xuất”.
Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại
TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại.


7. Bán hàng đa cấp bất chính
Ví dụ về bán hàng đa cấp bất chính: Công ty Nino Vina phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở
Việt Nam
Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty này qui định :
Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1
thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu
đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi
người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản
phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu
thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng
thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm.
Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài
khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì ngoài
việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa
hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền
của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.
Một ví dụ điển hình khác cho trường hợp này là hành vi của các nhân viên công ty bán hàng đa
cấp Thiên Ngọc Minh Uy. Theo đó, Thiên Ngọc Minh Uy hướng tới đối tượng chủ yếu là các

bạn sinh viên năm nhất, năm hai có ham muốn kiếm tiền, khao khát làm giầu nhưng lại không
muốn vất vả. Họ yêu cầu các bạn sinh viên khi tham gia phải đóng một khoản tiền nhất định để
mua của công ty và bán lại cho người khác. Nếu người đó không bán được thì coi như họ mất
toàn bộ số tiền đã bỏ ra, công ty không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa
đã bán cho người tham gia để bán lại. Hơn nữa, họ còn hứa sẽ có tiền hoa hồng, tiền thưởng,
được tăng cấp, bậc nếu rủ được nhiều người vào mạng lưới bán hàng đó....
Gièm pha doanh nghiệp khác
Ví dụ như trường hợp giữa otosaigon.com và công ty TNHH cơ khí ô tô Phạm Gia.
Otosaigon.com là một trang web thuộc Cty cổ phần ô tô Xuyên Việt (778/1D Nguyễn Kiệm,
phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM) chuyên đưa tin về xe hơi, quảng cáo bán xe, trong đó còn
có một diễn đàn (forum) dành cho các thành viên tranh luận về tất cả những chuyện liên quan
đến xe hơi. Còn Cty TNHH cơ khí ô tô Phạm Gia (216B Nguyễn Thái Bình, P.12, Q. Tân Bình,
TP. HCM) là một công ty có tầm cỡ chuyên kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và buôn
bán xe hơi, được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001:2000. Thành lập từ 7 năm nay với gần 200 nhân viên, Cty Phạm Gia đã sửa chữa trên
20.000 xe ô tô các loại. Phạm Gia cũng đã ký quỹ 2 triệu USD để trở thành nhà phân phối cấp 1
đạt chuẩn 3S cho hạng xe hơi Chrysler của Mỹ tại VN và đầu tư 20 tỷ đồng cho việc xây dựng
Showroom trang thiết bị nhà xưởng với diện tích hơn 7.000m2 ở huyện Bình Chánh, TPHCM.
Thế nhưng theo ông Phạm Trường Hổ, Giám đốc Cty Phạm Gia thì otosaigon.com đã xây dựng


diễn đàn “Bó toàn thân với Phạm Gia- kinh nghiệm cho các bác sửa xe” để các thành viên của
diễn đàn bêu xấu Phạm Gia. Hành vi trên của otosaigon.com chính là một trong những hành vi
gièm pha doanh nghiệp khác.
Phân biệt đối xử của Hiệp hội
Công ty phát thanh cáp Atys và cap Seco Nhật Bản
Công ty phát thanh cáp Atys và Công ty phát thanh cáp Seco, là hai nhà cung cấp hệ thống cáp
duy nhất tại một địa phương ở Nhật Bản. Họ thường thu phí sử dụng truyền hình cáp của người
dân địa phương là 300 yên/tháng và những người dân ngoài địa phương là 400-500 yên/tháng.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, Atys và Seco đã cùng gửi thư đến những người sử dụng dịch vụ

của họ để thông báo về việc tăng phí. Cả hai đã thừa nhận là do chi phí cho các kênh chương
trình tăng giá và sự cạnh tranh khốc liệt lãng phí giữa họ nên cả hai đều phải chịu thua lỗ.
Vì vậy, Atys và Seco đã thỏa thuận với nhau và quyết định chấm dứt cạnh tranh về giá và xóa bỏ
việc giảm giá cho những người sử dụng cư trú ở các khu nhà ở và các khu liên hợp. Hai bên
cũng nhất trí là sẽ điều chỉnh giá dịch vụ.
Theo quyết định Uỷ ban cạnh tranh Nhật Bản, Atys và Seco bị yêu cầu chấm dứt việc thực hiện
hành động trên. Đối với trách nhiệm hình sự của họ, vụ việc này sẽ được chuyển cho công tố
viên để điều tra thêm.
Vụ việc trên của Atys và Seco là một dấu hiệu cảnh báo đối với các doanh nghiệp muốn dùng
cách “thông đồng” để thu lợi nhuận lớn ngay trước mắt thay vì sử dụng chính năng lực cạnh
tranh và khả năng thực tế của mình để thu hút khách hàng.
Phân biệt hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh
1. Khái niệm:
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên
thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu
dùng.
2. Hậu quả gây ra:
Hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, tác động tới môi
trường cạnh tranh nói chung và ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nói
riêng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ
thể, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc người tiêu
dùng.
3. Hành vi:



Hành vi hạn chế cạnh tranh: bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: theo quy định tại Điều 39, Luật Cạnh tranh 2004:
"Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật
này do Chính phủ quy định".
4. Hưởng miễn trừ:
Hành vi hạn chế cạnh tranh: trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng
miễn trừ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: không được hưởng miễn trừ.
5. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh:
Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định
của Luật Cạnh tranh 2004.
Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo
quy định của Luật Cạnh tranh 2004 và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Cơ quan có thẩm quyền xử lý:
Đối với hành vi hạn chế cạnh tranh: Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Cơ quan quản lý cạnh tranh.




×