MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có
đường biên giới giáp với Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào 142km và đường
bờ biển dài 125km. Với hai Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và
Thánh địa Mỹ Sơn, hàng năm có khoảng 1.5 triệu người nước ngoài đến tham
quan du lịch và hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội. KVBG biển gồm
17 xã, phường thuộc 3 huyện (Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành), 01 thị xã
(Điện Bàn) và 02 thành phố (Hội An, Tam Kỳ). KVBG biển có vai trò hết sức
quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền
Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt, Khu kinh tế mở Chu Lai được hình thành
gắn với sự phát triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo thành khu kinh tế - cảng
biển, cảng hàng không liên hoàn, mở ra bước đột phá trong phát triển kinh tế
trong tương lai.
Thời gian qua, tình hình ANTT trên Biển Đông có nhiều vấn đề phức
tạp với các vụ việc xâm phạm lãnh hải, các hoạt động quân sự, cạnh tranh
kinh tế diễn ra quyết liệt, các vụ tàu thuyền nước ngoài tấn công, bắt giữ tàu
thuyền, ngư dân của ta diễn ra khá nghiêm trọng... Đặc biệt là vụ Trung Quốc
hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là bước leo thang nguy hiểm, xâm phạm
trắng trợn chủ quyền lãnh thổ gây ảnh hưởng phức tạp đến tình hình an ninh
chính trị nội địa của nước ta; tác động đến tư tưởng của người dân KVBG
biển Một số phần tử xấu lợi dụng tình hình kích động biểu tình phản đối
Trung Quốc gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình trên, Công an đã chủ động phối
kết hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh Sát biển và các lực lượng chức năng,
tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai các
biện pháp nghiệp vụ, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần
chúng tham gia bảo vệ ANTQ, chủ quyền biển đảo. Do đó, tình hình ANTT
KVBG biển được ổn định, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của người dân ở
KVBG biển được nâng lên, góp phần vào xây dựng thế trận an ninh nhân dân
vững chắc từ cơ sở. Song bên cạnh đó, công tác vận động quần chúng tham
gia bảo vệ ANTT KVBG biển vẫn còn những hạn chế như: nội dung, hình
thức vận động quần chúng chưa thật sự phong phú, đa đạng; phát động phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa được thường xuyên.
Với cách tiếp cận trên, việc nghiên cứu về thực trạng công tác vận động
quần chúng tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển của lực lượng Công an và đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tham
gia bảo vệ ANTT KVBG biển trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết về trước
mắt cũng như lâu dài. Chính vì thế, học viên mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác
vận động quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự khu vực biên giới biển của lực
lượng Công an” làm tiểu luận tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT
KVBG biển của lực lượng Công an. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT
KVBG biển thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến công tác vận động quần chúng tham
gia bảo vệ ANTT KVBG biển .
- Làm rõ thực trạng công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ
ANTT KVBG biển của lực lượng Công an.
- Dự báo và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận
động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển .
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác vận động quần chúng tham
gia bảo vệ ANTT KVBG biển của lực lượng Công an.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay.
- Về không gian: Địa bàn
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu vấn đề dưới góc độ chính trị - xã hội kết
hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Trong quá trình phân tích, đề tài vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa
học và kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp phân tích tổng hợp;
phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương
pháp chuyên gia.... để làm rõ vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận cần thiết.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các từ viết tắt, nội dung khóa luận được bố cục thành 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về công tác vận động quần chúng.
Chương II: Thực trạng công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ
ANTT KVBG biển của lực lượng Công an.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG
1. Quan điểm về quần chúng và công tác quần chúng.
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quần chúng là tất cả nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ trong
xã hội và chính họ thông qua các hoạt động của mình làm lịch sử biến đổi.
V.I. Lênin quan niệm: Quần chúng là toàn bộ những người lao động và
những người bị giai cấp tư sản bóc lột đặc biệt là những người ít được tổ chức
và giáo dục nhất và khó đưa vào tổ chức nhất.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, các Đảng cộng sản đều phải làm công tác
quần chúng đó là một công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện, giai cấp công
nhân phải vận động để giành lấy sự đồng tình, sự ủng hộ của đa số nhân dân
lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình. Mỗi thời kỳ cách mạng
khác nhau phải có những hình thức, nội dung công tác quần chúng khác nhau.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Quần chúng thì rất rộng lớn bao gồm cả dân tộc Việt Nam, là đồng bào
Việt Nam gồm các giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo. Nhưng khi
xem xét quần chúng ở góc độ là chủ thể cách mạng và lực lượng cách mạng
thì quần chúng cách mạng là công nông còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ...
là bầu bạn cách mệnh của công nông.
Theo Người “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người
dân, không để sót một người dân nào góp thành lực lượng toàn dân để thực
hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã
giao cho”1.
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khái niệm về quần chúng và công tác quần chúng của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định công tác quần chúng của
Đảng là toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục của Đảng
đối với quần chúng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động
tối đa lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng
giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.
Điều đó chứng tỏ Đảng luôn xác định công tác quần chúng là trách
nhiệm lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác này chính là phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ cách mạng.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2002, t5, tr 698
2. Những quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1. Những quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng của Chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân
ở một tầm cao mới trên cơ sở khẳng định quần chúng là người sáng tạo ra mọi
của cải vật chất và những giá trị tinh thần, là nhân tố quyết định sự tồn tại của
chủ nghĩa xã hội. Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc
cách mạng xã hội.
Trên cơ sở xác định vai trò, vị trí quan trọng của quần chúng, chủ nghĩa
Mác-Lênin đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo về công tác quần chúng, đó là:
Những cuộc cách mạng xã hội muốn thắng lợi phải do các chính Đảng
có lý luận tiên phong của các giai cấp lãnh đạo, các Đảng đó phải biết thuyết
phục, giác ngộ tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng dám xả
thân đấu tranh mới giành được thắng lợi.
Động lực của những cuộc cải tiến xã hội và những cuộc cách mạng xã
hội chính là các lợi ích của quần chúng.
Sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô địch và chỉ có thể phát huy
sức mạnh đó khi họ được tổ chức lại.
Muốn có sức mạnh phải có tổ chức, phải thống nhất ý chí và đoàn kết
sức mạnh quần chúng nhân dân.
Về phương pháp công tác quần chúng phải coi trọng phương pháp giáo
dục, thuyết phục, nêu gương quần chúng.
2.2. Tư tưởng chỉ đạo công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa và phát
triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng như những tư tưởng tiến bộ
của ông cha ta về nhân dân. Người đã đưa ra những quan điểm về dân rất độc
đáo và được thể hiện ở những quan điểm cơ bản sau:
Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng, “... cách mệnh là
việc chung của cả dân chúng chứ không phải của 1, 2 người”.
Trong xã hội thì có 3 điều “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời
không quan trọng bằng địa lợi, địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Suy
cho cùng, nhân dân là quan trọng hơn cả.
Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tất cả vì lợi ích của nhân
dân. Người đã chỉ rõ “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, Đảng ta không có lợi ích nào khác”. Người luôn quan tâm đến vấn đề
đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, luôn đề cao dân chủ và thực hành dân chủ
vì dân chủ là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng dân vận của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Người rất coi trọng phương thức dân vận và phong cách dân
vận và khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền thì theo Người tất cả cán bộ và
các tổ chức trong hệ thống chính trị mà trước hết là cán bộ, công chức của
chính quyền đều phải làm công tác dân vận.
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận.
Trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quần chúng và công tác quần chúng, Đảng ta trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam gần 8 thập kỷ qua đã quán triệt, vận dụng và
thực hiện xuyên suốt, nhất quán về công tác dân vận của Đảng từ quan điểm
đổi mới tại Đại hội 6 của Đảng (Nghị quyết 8B) đến Nghị quyết TW7 lần 2
khóa IX và gần đây là quan điểm Đại hội XI, XII của Đảng về công tác dân
vận. Đại hội XI, Đảng ta chủ trương: “... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết
toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội
viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh, tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa
vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”.
Đại hội XII, Đảng đưa ra mục tiêu rất rõ của công tác dân vận là “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới
nhằm củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng; tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân
dân; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân,
tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
4. Một số khái niệm liên quan.
4.1. Biên giới quốc gia.
Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc
gia với quốc gia khác hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia đó. Nói một cách khác, biên giới quốc gia chính
là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác và ngăn
cách lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 02-02-2004, quy định: ''Biên giới quốc gia
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng
theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo
trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam''
Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
4.2. Biên giới quốc gia trên biển.
Được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới
phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của
Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
4.3. Khu vực biên giới.
Khu vực biên giới quốc gia là bộ phận nhất định của lãnh thổ quốc gia
tiếp giáp biên giới quốc gia, có quy chế riêng do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quy định để bảo vệ biên giới quốc gia. Tuỳ theo mối quan hệ nước tiếp
giáp, tuỳ theo đặc điểm địa lý và tình hình cụ thể khác mà khu vực biên giới
được quy định cụ thể khác nhau về phạm vi và quy chế.
Khu vực biên giới bao gồm
- Khu vực biên giới trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là toàn bộ những xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp
giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.
- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào
hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới
quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG THAM GIA
ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN
CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
1. Khái quát chung về khu vực biên giới biển
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
nằm ở trung độ cả nước, phía Bắc giáp với thành phố Đà Nẵng, phía
Tây giáp với tỉnh Sê Kông (Lào), phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh
Kon Tum, phía Đông giáp với Biển Đông. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 18
huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 06 huyện, thị xã, thành phố có bờ biển
là Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành.
Đường bờ biển dài 125km, trong đó Điện Bàn: 10.5km, Hội An: 13km,
Duy Xuyên: 10km, Thăng Bình: 36km, Tam Kỳ: 9.5km và Núi Thành: 46km.
Địa hình của KVBG biển tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất cát, giao
thông đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mưa. Trên KVBG biển có 05 đồn
Biên phòng, trong đó Hội An 02 đồn, Thăng Bình 01, Tam Kỳ 01 và Núi
Thành 01, ngoài ra còn có 03 trạm kiểm soát (Tân Hiệp: 01, Cửa Đại: 01 và
cảng Kỳ Hà: 01) trực thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh. Đồn 267 Cù Lao Chàm
phụ trách xã Tân Hiệp, Đồn 260 phường Cửa Đại phụ trách địa bàn phường
Cửa Đại, phường Cẩm An, xã Điện Dương, xã Điện Ngọc, xã Duy Hải; Đồn
264 Bình Minh phụ trách xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Nam, Bình Hải;
Đồn 268 Tam Thanh phụ trách xã Tam Thanh, Tam Hòa, Tam Tiến; Đồn 272
cảng Kỳ Hà phụ trách xã Tam Hải, Tam Quang, Tam Giang.
KVBG biển hiện có 17 xã, phường gồm 97 thôn, 10 khối phố, cụ thể: Hội
An có 03 xã, phường: Tân Hiệp, Cửa Đại, Cẩm An; Điện Bàn có 02 xã: Điện
Dương, Điện Ngọc; Duy Xuyên có 01 xã: Duy Hải; Tam Kỳ có 01 xã: Tam
Thanh; Thăng Bình có 04 xã: Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Nam;
Núi Thành có 06 xã: Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Hải, Tam Giang, Tam Quang,
Tam Nghĩa.
1.2. Về dân cư, tôn giáo.
có diện tích 10.438,37 km2 với dân số là 1.435.000 người, trong đó
diện tích KVBG biển là 23.574 ha với dân số 33.633 hộ; 130.924 khẩu; trong
đó nam: 63.383 khẩu, nữ: 67.541 khẩu với 8.000 lao động trực tiếp tham gia
đánh bắt hải sản trên biển. Nhân dân KVBG biển có truyền thống yêu nước,
đoàn kết gắn bó, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của công dân. Trước năm
1975 khu vực này là vùng căn cứ địa cách mạng, nhân dân có tinh thần giác
ngộ cao, có nhiều công lao trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày giải phóng đất nước, nhiều xã ở KVBG biển được
Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
như xã: Điện Dương (Điện Bàn); Bình Dương, Bình Hải (Thăng Bình)...
Ngày nay, tinh thần đó vẫn được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Trên toàn tỉnh có 4.154 phương tiện tàu, thuyền (có 608 tàu có công
suất từ 90 CV trở lên); có 26 tiểu đội Dân quân biển với 391 người, lực lượng
cốt cán trên địa bàn có 1.164 người. Tinh thần đoàn kết và ý thức xây dựng
bảo vệ Tổ quốc của nhân dân vùng biển là điều kiện thuận lợi trong tổ chức
công tác VĐQC tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển .
hiện có 737 hộ người Hoa gồm 2.465 người chiếm khoảng 0.16% dân
số toàn tỉnh, trong đó nam: 1.328, nữ: 1079. Người Hoa trên địa bàn phần lớn
đều sinh ra và trưởng thành tại Việt Nam, chỉ có một số ít sinh tại Trung Quốc
hiện đã già yếu. Phần lớn người Hoa tập trung chủ yếu ở Hội An và Tam Kỳ;
có 06 hội quán của người Hoa là Trung Hoa Hội quán, Phước Kiến Hội quán,
Quảng Triệu Hội quán, Triều Châu Hội quán, Hải Nam Hội quán Hội An, Hải
Nam Hội quán Tam Kỳ. Các hội quán này đều được tài trợ và chịu sự tác
động của nước ngoài, đặc biệt là hội người Hoa ở bang California (Mỹ). Đại
đa số người Hoa đều phấn khởi tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, ủng hộ và chấp hành nghiêm túc Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông và những hành động
sử dụng biện pháp quân sự trên biển đối với Việt Nam trong thời gian vừa
qua, số người Hoa trên địa bàn có tâm lý lo lắng và mong muốn tình hình sẽ
được cải thiện tốt hơn, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc theo
hướng thân thiện, hòa bình, hợp tác, ổn định hơn. Đồng thời họ ủng hộ chủ
trương, chính sách của Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề này; thể hiện
sự không đồng tình trước các hành động của phía Trung Quốc và có tâm lý
ngại tiếp xúc, ít quan hệ với bên ngoài. Một số người Hoa hoạt động kinh
doanh có vốn gửi ngân hàng lo sợ Nhà nước Việt Nam phong tỏa tài khoản
của họ nếu quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng.
Về tôn giáo: Người dân KVBG biển chủ yếu theo các tôn giáo như Phật
giáo, Cao Đài, Tin lành, Thiên chúa giáo... Trên địa bàn 06 huyện, thị xã,
thành phố ven biển có 64.506 tín đồ tôn giáo (gồm Phật giáo: 36.758; Thiên
chúa giáo: 14.657; Cao Đài: 6.390; Tin lành: 6.701). Có 230 cơ sở thờ tự
trên toàn tỉnh (Chùa: 179; Thánh thất Cao Đài: 19; Nhà nguyện: 05; Nhà
thờ: 27), riêng các xã, phường ven biển có 27 cơ sở thờ tự, trong đó: Có 02
Tịnh xá thuộc Phật giáo, 20 chùa, 03 thánh thất Cao Đài, 02 Hội thánh Tin
lành. Nhân dân ở KVBG biển theo nhiều tôn giáo khác nhau cũng gây ra
nhiều khó khăn cho công tác VĐQC tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển .
1.3. Về y tế, văn hóa, giáo dục.
Về y tế: Mỗi xã ở KVBG biển đều có trạm y tế nhưng số lượng y, bác
sỹ vẫn chưa đảm bảo, thuốc men còn hạn chế. Mỗi trạm chỉ có 01 bác sỹ, từ
05 - 08 y tá nên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân, khi có trường hợp đau ốm nặng, thường phải giới thiệu lên trung tâm y tế
của huyện hoặc tỉnh để điều trị.
Về văn hóa: nói chung, KVBG biển của tỉnh nói riêng là miền đất giàu
truyền thống nhân văn với nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với những địa
danh anh hùng cùng các danh nhân văn hóa của đất nước. từng là kinh đô của
Vương quốc Chăm-pa với di tích thánh địa Mỹ Sơn, phật viện Đồng Dương,
tháp Chàm, tháp Khương Mỹ, tháp Chiên Đàn hoài cổ. Ngoài ra, còn là một
điểm du lịch hấp dẫn với Phố cổ Hội An mang nét kiến trúc độc đáo và những
bãi biển đẹp cùng nhiều món ăn hấp dẫn; là quê hương của các loại hình nghệ
thuật dân gian độc đáo như tuồng, bài chòi; có nhiều làng nghề truyền thống và
các lễ hội được tổ chức hàng năm. còn là nơi được cả nước chọn đặt tượng
Mẹ Việt Nam anh hùng uy nghi, biểu tượng cho sự trường tồn, bất diệt của
dân tộc.
Về giáo dục: Mỗi xã KVBG biển đều có các trường mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở. Đặc biệt, có 02 trường đại học, 07 trường cao đẳng tập trung
ở 02 thành phố Tam Kỳ và Hội An. Hệ thống cơ sở vật chất của các trường
học đều được xây dựng kiên cố, khang trang, thiết bị dạy học được trang bị
theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo; đội ngũ cán bộ, giáo
viên đều được đào tạo chuẩn hóa, đảm bảo số lượng và chất lượng giáo dục
được nâng lên.
1.4. Về kinh tế biển.
Với ngư trường rộng lớn trên 40.000km 2, thềm lục địa kéo dài 93km
với nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhiều loài thuộc loại quý hiếm.
Đặc biệt, cách thành phố Hội An gần 20km về phía Đông là quần đảo Cù Lao
Chàm với các hệ sinh thái đặc thù gồm quần thể san hô và các loài hải sản đa
dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao, là khu bảo tồn biển quốc gia và khu dự
trữ sinh quyển thế giới. Vì thế, ở khu vực này có nhiều doanh nghiệp hoạt
động chế biến, xuất khẩu thủy sản (trong đó có 01 doanh nghiệp FDI và 10
doanh nghiệp trong nước). Bên cạnh đó, tình hình khai thác khoáng sản ven
biển cũng phát triển sôi nổi: khai thác, chế biến cát trắng ở xã Bình Phục
(Thăng Bình); khai thác Titan ở huyện Núi Thành. Ngoài ra, KVBG biển
cũng thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, có 16
doanh nghiệp FDI hoạt động du lịch, kinh doanh khách sạn, sản xuất các mặt
hàng giày da, may mặc, gỗ, thiết bị vòi sen Inox, piston xe máy, chế biến thức
ăn thủy sản...
2. Tình hình an ninh, trật tự khu vực biên giới biển thời gian qua.
2.1. Âm mưu, hoạt động phương hại đến ANTT KVBG biển của các
thế lực thù địch.
Mỹ vẫn theo đuổi chính sách “trở lại Châu Á” và can dự vào vấn đề
Biển Đông, song không quyết liệt như trước vì Mỹ không muốn gây thêm
căng thẳng phức tạp trong quan hệ với Trung Quốc và do bị chi phối bởi
nhiều vấn đề khác. Các nước ASEAN có tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục tăng
cường hiện đại hóa hải quân, chú trọng hơn quan hệ với Mỹ, đồng thời càng
thể hiện thái độ cương quyết trước các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “5 hiện diện” trên Biển
Đông, sử dụng sức mạnh quân sự để tiến hành các hành động ngang ngược,
bất chấp và coi thường luật pháp quốc tế; tăng cường răn đe các nước trong
khu vực có tranh chấp ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo ý
đồ của mình. Trung Quốc đang ráo riết thực hiện âm mưu độc chiếm Biển
Đông theo phương châm của Đặng Tiểu Bình “chủ quyền thuộc ta, gác tranh
chấp, cùng khai thác”, khai thác trước, phân định sau, biến nơi tranh chấp
thành không tranh chấp (quần đảo Hoàng Sa) và biến nơi không tranh chấp
thành tranh chấp, kiên quyết phản đối đa phương hóa và ngăn chặn sự can dự
của nước ngoài (nhất là Mỹ) dùng sức mạnh quân sự, kinh tế buộc các nước
(trong đó có Việt Nam) phải khuất phục về lợi ích và chủ quyền lãnh thổ.
Theo đó, thời gian qua, Trung Quốc đã triển khai nhiều hoạt động nguy hiểm
trên biển như:
Hoạt động quân sự: Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải
quân lớn nhất thế giới RIMPAC (Rim of Pacific, Vành đai Thái Bình Dương)
do Mỹ đứng đầu được tổ chức hai năm một lần bắt đầu ở vùng biển ngoài
khơi Hawaii với sự tham gia của 23 quốc gia, trong đó có một số nước Châu
Á.
Hoạt động xâm phạm lãnh hải: Vào hồi 05 h22 phút ngày 01/5/2014, cơ
quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và
03 tàu dịch vụ dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di
chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị
Trung Quốc chiếm giữ trái phép) xuống phía nam. Đến sáng 27/5/2014, giàn
khoan Hải Dương 981 di chuyển đến vị trí khác nhưng vẫn nằm sâu trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn
chừng 150 hải lý. Các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc tập trung đông quanh giàn
khoan, thường xuyên cùng tàu Ngư chính của họ áp sát, đe dọa, chặn, ép tàu
cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam ra xa khu vực giàn khoan và sẵn sàng đâm
va vào các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hải sản, thậm chí truy đuổi để hành
hung, cướp bóc tài sản. Đặc biệt, lúc 16 h00 ngày 26/5/2014, tàu cá của Trung
Quốc số 11209 đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Đà Nẵng với 10 ngư dân trên
tàu ở hướng Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 và cách giàn khoan
này 17 hải lý, vốn là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa Việt Nam.
Và kể từ cuối năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tăng tốc triển khai bồi
đắp và xây dựng tại 08 khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tạo
ra lượng lớn diện tích để tăng cường sự hiện diện dân sự và quân sự trên Biển
Đông. Trong đó, hoạt động nạo vét bùn của Trung Quốc tại bãi Đá Chữ Thập,
khu vực từng nằm dưới mặt nước biển, thực sự đáng lo ngại. Điển hình, Bắc
Kinh đã cho đổ cát lên trên nhằm biến đảo chìm thành đảo nổi và cho xây
dựng một đường băng dài 3.000 m. Mục đích của Trung Quốc là biến bãi Đá
Chữ Thập trở thành một sân bay phục vụ hoạt động quân sự tại quần đảo
Trường Sa. Vào tháng 01/2016, Trung Quốc tiếp tục bay thử nghiệm ở đường
băng trên Đá Chữ Thập, 02 máy bay của Trung Quốc là Airbus 319 và Boeing
737 đã hạ cánh xuống sân bay Đá Chữ Thập, việc hai chuyển bay thử nghiệm
thành công này chứng tỏ sân bay có khả năng đảm bảo cho máy bay dân sự cỡ
lớn hoạt động an toàn. Đầu tháng 02/2016, Trung Quốc ngang nhiên triển khai
hệ thông tên lửa tới quần đảo Hoàng Sa, gồm 08 bệ phóng tên lửa đất đối
không cùng với một hệ thống rada trên đảo Phú Lâm; bên cạnh đó, Trung
Quốc ngang nhiên lắp đặt radar ở đá Châu Viên và điều khiển chiến cơ tới đảo
Phú Lâm. Năm 2017, Trung Quốc tiếp tục thực hiện và tiến hành các hoạt
động liên quan đến cái gọi là thành phố Tam Sa như: đơn phương cấm đánh
bắt cá ở Biển Đông, khai trương chi nhánh ngân hàng Trung Quốc BOC, xây
dựng nghĩa trang, tổ chức đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ V ở quần đảo
Hoàng Sa...
2.2 Tình hình người nước ngoài.
Tình hình người nước ngoài hoạt động và cư trú tại thời gian qua cơ
bản ổn định, chưa nảy sinh vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội. Người nước ngoài đến du lịch, cư trú, làm việc đều
chấp hành tốt các quy định về cư trú và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời gian gần đây, số lượng người nước ngoài đến các địa bàn thuộc KVBG
biển gia tăng đáng kể, nhất là người Trung Quốc. Trong thời gian gần đây
phát hiện một số người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam không đúng mục
đích, một số đối tượng thông qua các mối quan hệ quen biết cùng thông dịch
viên đi nhiều nơi để thu mua nông, hải sản. Khi đến mua hàng, các đối tượng
Trung Quốc chỉ xem hàng và ủy thác mọi vấn đề giao dịch mua bán cho thông
dịch viên thực hiện, việc trao đổi mua bán không có hợp đồng nên gây khó
khăn cho công tác đấu tranh, xử lý của cơ quan chức năng. Hoạt động này đã
tác động xấu đến kinh tế và ANTT ở một số địa bàn, tuy nhiên đây chỉ là hoạt
động thương mại đơn thuần, chưa phát hiện ý đồ phá hoại kinh tế.
2.3 Tranh chấp, khiếu kiện, đình công.
Trong những năm qua, tình hình tranh chấp khiếu kiện trên địa bàn tỉnh
nói chung và KVBG biển nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, chủ yếu
liên quan đến các lĩnh vực: tranh chấp đất đai, đền bù giải tỏa; thực hiện các
chính sách, chế độ; về quản lý, bảo vệ rừng; ô nhiễm môi trường. Riêng
KVBG biển đã phát hiện 07 vụ tranh chấp khiếu kiện phức tạp liên quan đến
ANTT. Nhìn chung, tính chất các vụ việc chủ yếu do mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân, chưa phát hiện có mâu thuẫn đối kháng địch - ta. Điển hình như:
- Vụ 07 hộ đang sống tại tổ 09, khối An Tân, phường Cẩm An do ông
Nguyễn Viết Năm dẫn đầu đến UBND để gửi đơn kiến nghị giải quyết việc
cấp đất, đền bù tái định cư, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân có đất bị
thu hồi ở khu biển lỡ để làm đường Thanh Niên.
- Vụ một số người dân thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh (huyện Thăng
Bình) khiếu kiện về việc chính quyền xã cấp đất rừng không minh bạch, rõ
ràng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Vụ khiếu kiện kéo dài của một số hộ dân thôn Thanh Long, xã Tam
Quang (huyện Núi Thành) với Công ty Đất Quảng Chu Lai về việc công ty
khai thác titan gây ô nhiễm môi trường nhưng không được xử lý dứt điểm.
- Vụ một số hộ dân tổ 03 thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam (huyện Thăng
Bình) cản trở không cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Long làm bãi tập
kết cát thải thuộc dự án phòng chống lụt bão .
- Vụ cưỡng chế hồ tôm xây dựng trái phép tại xã Bình Nam (huyện
Thăng Bình).
- Vụ khiếu kiện của một số hộ dân xã Tam Hải (huyện Núi Thành) liên
quan đến dự án nạo vét luồng hàng hải vào khu hậu cần cảng Tam Hiệp làm
ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của họ, đến nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu
tố phức tạp, khó lường.
- Vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại bãi tắm Hạ Thanh 1 cho Công ty
trách nhiệm hữu hạn Phước Lộc Thọ thuê để xây dựng khu du lịch sinh thái
của UBND xã Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ).
Mặc dù tình hình tranh chấp, khiếu kiện xảy ra thời gian qua chưa gây
thiệt hại về người, ảnh hưởng xấu về chính trị nhưng do nhu cầu phát triển
nhanh các khu, cụm công nghiệp, các dự án kinh tế lớn đã tạo áp lực về thu
hồi đất, giải tỏa đền bù làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, có vụ gay gắt,
quyết liệt tạo thành “điểm nóng” gây tác động xấu đến ANTT, tiềm ẩn nhiều
yếu tố dễ bị các thế lực thù địch và bọn phản động lợi dụng để kích động
chống phá ta.
Từ năm 2012 đến nay, đã xảy ra 13 vụ đình công, lãn công tại Khu
công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và 04 vụ đình công, lãn công tại Khu
kinh tế Mở Chu Lai. Nguyên nhân của các vụ đình công, lãn công này chủ
yếu là do mức lương thấp, thời gian nâng lương kéo dài, doanh nghiệp vi
phạm chính sách đối với người lao động như các khoản làm tăng ca, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn không đảm bảo… Các cuộc đình
công hầu hết là do tự phát, không do công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo,
diễn ra trong không gian của doanh nghiệp. Tất cả những vụ việc này đều
được lực lượng Công an và Ban Giám đốc các công ty trong Khu công nghiệp
Điện Nam - Điện Ngọc và Khu kinh tế Mở Chu Lai giải quyết ổn thỏa.
2.4. Một số hoạt động khác.
- Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt
động và đã có giấy phép hoạt động do Ủy ban công tác về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài cấp. Hầu hết các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt
động tại tuân thủ tốt các quy định, hướng dẫn về hoạt động phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam, chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo cho cơ quan
đối tác và địa phương hưởng lợi dự án. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài cũng có những hoạt động phức tạp liên quan đến ANTT
KVBG biển Cụ thể là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (World Vision
International, Children’s Hope In Action...) thường triển khai các hoạt động
nhằm khuếch trương thân thế, như gắn các biển hiệu hoặc biểu tượng của tổ
chức trên các công trình, dụng cụ, thiết bị, hay đề nghị người được hưởng lợi
mời bạn bè, người thân đến để tổ chức quay phim, chụp ảnh. Điều này tác
động đến tư tưởng, tâm lý của người dân trên địa bàn, hình thành tư tưởng
hướng ngoại, có sự so sánh giữa chính sách của chính quyền địa phương với
hoạt động của các tổ chức này. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên người nước
ngoài trong các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với danh nghĩa công khai đi
lại nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người để tìm hiểu, thu thập tin tức, tình hình
về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và kết hợp với quay phim, chụp ảnh
gây khó khăn cho công tác quản lý của ta.
- Về ANTT xảy ra ở KVBG biển.
Tình hình ANTT KVBG biển trong thời gian gần đây nổi lên một số vụ
việc sau: 03 vụ tàu cháy, 01 vụ chìm tàu của ngư dân ở các xã Tam Giang
(huyện Núi Thành) và xã Bình Minh (huyện Thăng Bình), ước tính thiệt hại
khoảng 8.9 tỷ đồng; 02 vụ với 40 ngư dân hành nghề trên biển bị nước ngoài
bắt; phát hiện 06 trường hợp tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải của ta. Bên
cạnh đó, có một số vụ việc liên quan đến hoạt động kêu gọi tập trung đông
người biểu tình phản đối Trung Quốc tại thành phố Hội An. Tại khu du lịch
SIC (bãi biển Tam Tiến, Núi Thành) vào các ngày cuối tuần thường xuyên có
nhóm thanh niên 20 – 30 người đến cắm trại, dã ngoại lồng ghép tuyên truyền
phát triển đạo Tin lành trái phép. Hiện có khoảng 206 hộ thuộc 02 xã Bình
Nam và Bình Hải, huyện Thăng Bình đang tổ chức nuôi tôm trái phép trên cát
với tổng diện tích hồ nuôi khoảng 44ha. UBND đã có quyết định về việc cắt
điện đối với những hộ dân trên nhưng các hộ có liên quan phản ứng nên chưa
tổ chức thực hiện được.
3. Công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT khu vực
biên giới biển của lực lượng Công an.
3.1. Tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc của Công an
Vận động quần chúng là công tác cơ bản, cốt lõi để xây dựng thế trận
an ninh nhân dân vững chắc góp phần giữ vững ANQG và bảo vệ ANTT
KVBG. Nhận thức được điều đó, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã ban
hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện công tác vận động nhân dân như:
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành trung
ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”;
Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư trung ương
Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo
vệ ANTQ trong tình hình mới”;
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác dân vận trong tình hình mới”,
Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 của Chính phủ về biện
pháp vận động quần chúng bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an
ninh biên giới quốc gia”;
Chỉ thị 04/CT-BCA-V28 ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về
“Tăng cường xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới”;
Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 ngày 15/8/2014 và Kế hoạch số 280/KHBCA-V28 ngày 18/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà
trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình
mới”;
Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28, ngày 19/8/2014 và Kế hoạch số 308/KHBCA-V28 ngày 09/10/2014 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”.
Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về “Khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà
trường An toàn về ANTT”;
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của trung ương, Công an đã tham mưu
cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội
và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh, UBND các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan chức năng làm tốt công tác VĐQC tham gia bảo
vệ ANTT KVBG biển Cụ thể là:
Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành
động số 14-Ctr/TU, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 2140/KH-UBND về
thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, của Ban Bí thư trung ương Đảng; tham mưu
cho UBND tỉnh ban hành Văn bản số 4778/UBND-NC chỉ đạo các ngành, các
cấp triển khai thực hiện Thông tư 23/2013/TT-BCA của Bộ Công an; Chỉ thị số
07/CT-UBND của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ trong đồng bào các tôn giáo”; Công văn số 4970/UBND-NC của
UBND tỉnh về chỉ đạo “Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, tăng cường bảo vệ
tài sản cơ quan, doanh nghiệp, trường học”.
Bên cạnh việc tham mưu, Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cũng đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch để hướng dẫn Công an các đơn vị, địa
phương thực hiện như: Đảng ủy Công an tỉnh xây dựng Chương trình hành
động số 133-CTr/ĐUCA về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp
hành trung ương Đảng (Khóa XI); Chương trình hành động số 13-Ctr/ĐUCAPX16-PV28 về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương (khóa XI); Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định số 58/QĐ-CAT-PV28
về ban hành Quy chế “Phân công trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa
phương trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”; Hướng
dẫn số 135/HD-CAT-PV28 về hướng dẫn thực hiện Thông tư 23 của Bộ Công
an; Công văn số 934/CV-CAT-PV28 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh trước tình hình
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt
Nam; Kế hoạch số 650/KH-CAT-PV28 về phát động, triển khai phong trào “2
giữ về ANTT” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 870/KH-CAT-PV28 về triển khai
thực hiện Chỉ thị 04/CT-BCA-V28 của Bộ trưởng Bộ Công an; Văn bản số:
1250/CV-CAT-PV28 về thực hiện Nghị định 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
3.2. Công tác vận động quần chúng tham gia bảo vệ ANTT khu vực
biên giới biển của lực lượng Công an.
Theo Nghị định 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ có ghi: “Cơ quan
chuyên trách bảo vệ ANTT là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ
thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên
trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT”.
Nghị định 161/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế KVBG biển quy định:
“Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách chủ trì, phối hợp với
lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa
phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn
ANTT an toàn xã hội trong KVBG biển”.
Theo đó, lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan Quân sự,
Biên phòng cùng cấp và các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp, tiến hành VĐQC tham gia phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ ở KVBG biển; xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân
dân vững chắc; tăng cường tiềm lực bảo vệ ANTT, tuyên truyền, giáo dục
nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, công chức và nhân dân;
hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nghĩa vụ quân sự; góp phần
củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn
vị an toàn về mọi mặt, phát hiện và đấu tranh chống các âm mưu, hoạt động
“diễn biến hòa bình”, phá hoại, gây rối, bạo loạn, khủng bố của địch, phòng
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác nhằm giữ vững an ninh chính
trị, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội KVBG biển.
Cơ quan Quân sự, Bộ đội Biên phòng chủ trì, tham mưu cho cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp và phối hợp với cơ quan Công an và các ban,
ngành, đoàn thể địa phương tiến hành VĐQC tham gia xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân và nền quốc phòng toàn dân, giáo dục nâng cao nhận thức về quốc phòng,
an ninh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, góp phần củng cố hệ thống chính trị
cơ sở ở xã, phường, thị trấn ở KVBG biển; chủ động phòng ngừa, phát hiện
và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của kẻ địch, nhằm bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong quá
trình hoạt động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trên địa bàn để nắm
tình hình có liên quan về an ninh chính trị, nhất là các đối tượng cực đoan,
chống đối, quá khích để cùng địa phương có biện pháp vận động, giáo dục,
răn đe.
Ngoài ra, Công an các cấp còn phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc và các ngành, đoàn thể tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện hiệu
quả Nghị quyết liên tịch về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
trong thời kỳ mới”. Việc phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các
cấp, các ngành, đoàn thể được gắn kết chặt chẽ với thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động khác ở địa
phương như: “Chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên
lập nghiệp”, “Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ”,
“Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”,
“Đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo”...
3.2.1. Xây dựng kế hoạch vận động quần chúng.
Xây dựng kế hoạch VĐQC là hoạt động có tác dụng vạch đường chỉ
lối, đảm bảo cho công tác vận động có tính khoa học, đạt hiệu quả cao. Chính
vì thế, trước khi tiến hành công tác VĐQC tham gia bảo vệ ANTT KVBG
biển, phải xây dựng kế hoạch cụ thể. Kế hoạch VĐQC tham gia bảo vệ ANTT
KVBG biển bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Đề ra những yêu cầu, mục tiêu đạt được khi tiến hành vận động. Mục
tiêu, yêu cầu vận động phải được tính toán một cách khoa học, dựa trên cơ sở
tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về các đối tượng vận động; đánh giá, phân tích
về tình hình địa bàn, về yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia.
- Xác định phương pháp tiến hành vận động bao gồm: hình thức, biện
pháp, cách thức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn…
- Xác định nội dung tuyên truyền, vận động, thời gian, lực lượng,
phương tiện thực hiện...
Cụ thể hàng năm, lực lượng Công an đều xây dựng kế hoạch tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói
chung và tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển nói riêng. Đồng thời tùy theo
diễn biến thực tế của tình hình và từng yêu cầu cụ thể mà có kế hoạch tuyên
truyền riêng, như xây dựng Kế hoạch số 923/KH-PA61 về tuyên truyền biển,
đảo và ngăn chặn Trung Quốc phát tán bản đồ, ấn phẩm thể hiện “đường lưỡi
bò”; xây dựng Kế hoạch số 327/KH-PA61 và Kế hoạch số 787/KH-PA61 về
Công tác Công an tuyến biển và công tác Công an tham gia giải quyết các tình
huống phức tạp xảy ra trên biển.
3.2.2. Xác định nội dung vận động quần chúng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự khu vực biên giới biển.
Việc xác định nội dung VĐQC có vai trò quan trọng, quyết định hiệu
quả của công tác VĐQC. Căn cứ vào đặc điểm của địa bàn KVBG biển và
mục đích của việc VĐQC, lực lượng Công an xác định nội dung VĐQC tham
gia bảo vệ ANTT KVBG biển tập trung vào những vấn đề sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng
cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong đấu tranh ngăn chặn âm mưu “Diễn
biến hoà bình” của các thế lực thù địch; các hoạt động lợi dụng dân chủ, tôn
giáo, dân tộc... để chống phá ta, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh
nội bộ, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh xã hội.
- Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế
- văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, củng cố cơ sở chính trị
vững chắc toàn diện và tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển,
đảo.
- Tuyên truyền vận động nhân dân nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, ý
thức cảnh giác cách mạng trước các hoạt động xâm phạm chủ quyền, biên
giới; tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải
quyết các vấn đề trên biển. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về
tầm quan trọng của biển đảo đối với kinh tế, quốc phòng - an ninh, sẵn sàng
tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tuyên truyền giáo dục ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật
khi hoạt động trên biển, không xâm phạm vùng biển các nước khác; không sử
dụng chất nổ để đánh bắt cá. Nâng cao ý thức chấp hành các quy định của
Luật Biển Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trang bị cho ngư dân những hiểu biết về âm mưu, thủ đoạn của các nước trên
biển và kỹ năng xử lý tình huống khi bị khiêu khích, tấn công, bắt giữ; vận
động ngư dân tích cực ra khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền, tích cực tham gia
công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Thường xuyên thông báo về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt
động của các loại tội phạm hình sự để nhân dân nâng cao cảnh giác, tự đề
phòng, tích cực tham gia đấu tranh trấn áp tội phạm; phát hiện, tố giác tội
phạm và các vi phạm pháp luật; tham gia quản lý, giáo dục đối tượng phạm
tội và người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư, góp phần ngăn chặn và
hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ANTT.
- Tuyên truyền các chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ, chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng biển của Nhà nước ta đến quần chúng nhân
dân KVBG biển (Nghị định 67/2014/NĐ-CP).
3.2.3. Hình thức vận động quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự khu
vực biên giới biển.
Để thực hiện tốt công tác VĐQC tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển,
lực lượng Công an đã tuyên truyền, VĐQC với nhiều hình thức khác nhau.
Cụ thể là:
* Vận động rộng rãi.
Đối tượng công tác VĐQC rộng rãi hướng đến là đông đảo nhân dân
đang sinh sống, làm việc tại KVBG biển , không phân biệt giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, địa vị xã hội, trình độ văn hoá. Đây là quảng đại quần chúng với
nhận thức, hiểu biết về chính trị, xã hội hết sức khác biệt nhau.
Cách thức vận động rộng rãi: Phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình
tỉnh, Báo duy trì các chuyên mục về ANTT để tuyên truyền hàng ngày, tuần,
tháng nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động phòng ngừa,
phát hiện tố giác và đấu tranh chống tội phạm, động viên phong trào toàn dân
bảo vệ ANTQ. Đã phát sóng 86 chương trình Phát thanh, Truyền hình “An
ninh ”; có 05 phim tài liệu, 04 phỏng vấn, 12 ghi nhanh, 254 phóng sự, 1625
tin, bài được đăng tải, phát sóng. Bên cạnh đó, lực lượng Công an cơ sở còn
thông qua các hình thức như: kẻ vẽ panô, áp phích, in tờ rơi, viết tin bài tuyên
truyền qua hệ thống truyền thanh của địa phương để cung cấp thông tin về thủ
đoạn hoạt động của tội phạm giúp nhân dân chủ động phòng ngừa, đấu tranh.
* Vận động cá biệt.
Đối tượng vận động cá biệt là những ngư dân bị tàu nước ngoài tấn
công, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, những người bị các đối tượng xấu kích
động, lợi dụng tiến hành những hành vi gây rối ANTT.
Cách thức vận động cá biệt: một là cán bộ Công an gặp gỡ trực tiếp để
vận động; hai là thông qua Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông
dân, Nghiệp đoàn nghề cá để vận động ngư dân.
Nội dung vận động: Cán bộ chiến sĩ Công an vận động ngư dân bám
biển bảo vệ chủ quyền, hướng dẫn cách xử lý khi gặp những tình huống va
chạm với tàu các nước ngoài trên biển; vận động ngư dân đánh bắt đúng vùng
biển, chấp hành đúng Luật Biển Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982. Điển hình là tiếp xúc, thăm hỏi các ngư dân bị tàu nước
ngoài tấn công, bị nước ngoài bắt trở về để nắm tình hình ANTT KVBG biển
và vận động ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển. Như ông Trần Văn Chinh
đi trên tàu QNa 90448 bị tàu Trung Quốc làm gãy chân; Phạm Hiểu, Phạm Bá
Tám, Trần Quốc Việt đi trên tàu QNa 91946 do ông Phạm Ngọc Viễn làm
thuyền trưởng bị lực lượng Cảnh sát biển Brunei bắt giữ, do xâm phạm lãnh
hải.
* Vận động tập trung.
Đối tượng của vận động tập trung là những ngư dân ở KVBG biển
đang hành nghề đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam; cộng đồng người Hoa ở
KVBG biển .
Cách thức vận động: tổ chức các lớp giáo dục, tuyên truyền pháp luật,
các buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tổ chức các buổi giao
lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu chủ
quyền biển, đảo…ở từng địa phương.
Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền trong cộng đồng người Hoa, số người thường xuyên
sang Trung Quốc buôn bán, tham quan, du học sinh tại Trung Quốc không sử
dụng các bản đồ, ấn phẩm có thể hiện đường lưỡi bò, không để phía Trung
Quốc lợi dụng tán phát những ấn phẩm đó vào trong nội địa.
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp lý về
biển, đảo của Nhà nước ta và Luật Biển quốc tế; những cơ sở pháp lý khẳng
định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông; những văn
bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký kết với các nước có liên quan. Tuyên
truyền, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ,
giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho ngư dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ.
* Nhân rộng các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT”.
Hàng năm, lực lượng Công an toàn tỉnh đều tiến hành rà soát, đánh giá
chất lượng hoạt động của các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về
ANTT” trên địa bàn, từ đó tổ chức nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu
quả và phát huy tác dụng tốt, loại bỏ những mô hình kém chất lượng, đồng
thời căn cứ tình hình, điều kiện thực tế ở từng đơn vị, địa phương để xây
dựng mô hình mới cho phù hợp. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn
100 loại mô hình, trong đó có nhiều mô hình tốt, phát huy hiệu quả và trở
thành điểm sáng trong phong trào toàn dân Bảo vệ ANTQ ở cơ sở như:
“Tiếng loa an ninh”, “Tiếng kẽng canh phòng”, “Ánh sáng đường thôn”,
“Trong nhà gõ mõ, ngoài ngõ sáng đèn”, “Khu dân cư không có tội phạm” ở
xã, phường, thị trấn; mô hình “Sinh viên, học sinh nói không với ma túy”,
“Học sinh, sinh viên không vi phạm luật lệ giao thông”, “Đội tự vệ”, “Tổ
công nhân tự quản”, “Khu nhà trọ công nhân an toàn” trong CQDN, trường
học; mô hình “1 + ...” (Một đối tượng vi phạm được nhiều đoàn thể nhận
giáo dục, quản lý, cảm hóa, giúp đỡ), “Câu lạc bộ pháp luật”, “Đội thanh
niên tình nguyện thắp sáng niềm tin”, “Câu lạc bộ quản lý, giáo dục con em
trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, “Tổ phụ nữ phòng chống
bạo lực gia đình”... của Mặt trận và các ngành đoàn thể; mô hình “Xứ họ
đạo tiên tiến”, “Giáo xứ bình yên” ở vùng đồng bào có đạo; đặc biệt là mô
hình "Tổ an ninh trên biển chung tay bảo vệ biển đảo quê hương” giúp bà
con ngư dân yên tâm ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ
quyền an ninh quốc gia... Ngoài ra, đã thành lập được 120 tổ đoàn kết với
871 phương tiện/7453 lao động tham gia (trong đó có 271 phương tiện có
công suất trên 90CV). Thành lập và vận động nhân dân tham gia các
“Nghiệp đoàn nghề cá” để giúp ngư dân giảm chi phí về nhiên liệu, tăng
thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả khai thác, tăng thu nhập cho chủ tàu
và người lao động, đảm bảo an toàn cho thuyền viên và chủ tàu khi đánh bắt,
góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền biển, đảo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
đã có 08 nghiệp đoàn nghề cá ở các xã như Tam Quang, Tam Hải, Tam
Giang (Núi Thành); Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Vinh (Duy Xuyên); Bình
Minh, Bình Dương (Thăng Bình). Trong đó có 04 nghiệp đoàn nghề cá được
hỗ trợ lắp đặt thiết bị ICOM phục vụ thông tin liên lạc giữa địa phương,
nghiệp đoàn và các tàu.
4. Đánh giá chung.
4.1. Kết quả và nguyên nhân đạt được.
4.1.1. Kết quả đạt được.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ KVBG biển được thường xuyên
quan tâm chỉ đạo với nội dung, hình thức phong phú, bám sát tình hình thực tế
địa phương nên tạo khí thế mới ngay từ cơ sở. Những vấn đề mới phát sinh
phức tạp về ANTT ở một địa bàn cụ thể đã được chỉ đạo giải quyết bằng việc
triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phát động, củng cố và
phát triển phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ luôn là giải pháp quan trọng
hàng đầu. Tính sáng tạo, gương mẫu, tích cực của quần chúng nhân dân trong
việc tham gia các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT” từ cơ sở
luôn được phát huy. Đặc biệt, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức ngày hội
“Toàn dân bảo vệ ANTQ” đi vào chiều sâu về chất lượng, thu hút đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia.
4.1.2. Nguyên nhân đạt được.
- Quá trình thực hiện công tác VĐQC, Công an tỉnh thường xuyên nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ, lãnh chỉ đạo sâu sát, thường xuyên, kịp thời của
Bộ Công an và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Sự phối kết hợp trong công tác VĐQC giữa Công an tỉnh với Bội chỉ
huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, UBMT tỉnh và các tổ
chức thành viên trong công tác VĐQC ngày càng đồng bộ chặt chẽ hơn.
- Quá trình lãnh đạo, thực hiện công tác VĐQC Công an tỉnh đã
nghiên cứu, quán triệt vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác vận động quần chúng và bảo
vệ chủ quyền biển đảo vào thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp, đáp
ứng yêu cầu công tác, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
4.2.Hạn chế và nguyên nhân.
4.2.1. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác VĐQC tham gia bảo vệ
ANTT KVBG biển vẫn còn tồn tại, những hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho
nhân dân, nhất là ngư dân hoạt động trên biển chưa sâu, chưa thường xuyên;
chưa đáp ứng với từng đối tượng vận động, nên tính thuyết phục và hiệu quả
chưa cao.
- Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả
chưa cao; sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT của một số cơ quan,
doanh nghiệp với chính quyền địa phương chưa thường xuyên.
- Đối tượng tuyên truyền vận động còn trong phạm vi hẹp, chủ yếu là
chủ hộ, cán bộ công nhân viên chức, sinh viên, chưa đi sâu vào các loại đối
tượng là ngư dân đánh bắt xa bờ. Thậm chí một vài nơi vẫn còn tình trạng cán
bộ nói cho cán bộ nghe, ít đến được với nhân dân và đối tượng cần nghe.
- Công tác tuyên truyền vận động còn mang tính một chiều, chỉ phổ
biến ở trên xuống chưa đi sâu vào công tác hướng dẫn biện pháp phòng ngừa
tội phạm, làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân trong tham gia bảo vệ
ANTQ; chưa nghe được phản biện ngược lại nên chưa nắm được tâm tư,
nguyện vọng, những kiến nghị của nhân dân. Việc tổ chức cho nhân dân tham
gia đánh giá tình hình ANTT và hiến kế giữ gìn ANTT chưa được các cấp, các
ngành quan tâm thực hiện.
- Việc xây dựng mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải”
còn chưa thống nhất, đồng bộ; công tác phát hiện nhân rộng mô hình, điển
hình tiên tiến thiếu kịp thời, chưa có biện pháp tập trung duy trì, nuôi dưỡng.
- Việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác VĐQC tham gia
bảo vệ ANTT KVBG biển còn mang tính hình thức. Trong mỗi đợt sơ kết,
tổng kết các báo cáo về công tác VĐQC của các đơn vị phần lớn chỉ nêu
những mặt làm được, chưa làm được, chưa nêu các cách làm cụ thể để đạt
được những kết quả đó, cũng như chưa chỉ rõ các nguyên nhân của những hạn
chế và vạch ra phương hướng khắc phục những hạn chế đó.
4.2.2. Nguyên nhân.
- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo công tác VĐQC tham gia bảo vệ ANTT KVBG biển .
- Năng lực hoạt động thực tiễn của một số cán bộ làm công tác VĐQC
còn hạn chế; chưa thực sự bám sát địa bàn, tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng
và những khó khăn của nhân dân KVBG biển, đặc biệt là các ngư dân.
- Chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, cơ sở vật chất còn thiếu,
chưa đáp ứng yêu cầu công tác nhưng chậm được khắc phục, đã ảnh hưởng
trực tiếp đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ngay từ cơ
sở.
- Một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chủ yếu quan tâm đến lợi ích kinh tế, chưa thực sự quan tâm đến công
tác bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; xem nhẹ
và thiếu thực hiện thường xuyên việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho người lao động.
- Việc sơ kết, tổng kết; đổi mới cơ chế phối hợp thực hiện các Nghị
quyết, Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ ANTT và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa được chú trọng và quan tâm thường
xuyên.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG THAM GIA ĐẢM BẢO AN NINH,
TRẬT TỰ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
TRONG THỜI GIAN ĐẾN
1. Dự báo tình hình.
1.1 Những nhân tố tác động đến công tác vận động quần chúng
tham gia đảm bảo ANTT KVBG biển trong thời gian tới.
1.1.1. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp.
- Thời gian đến, tình hình tranh chấp trên Biển Đông ngày càng quyết
liệt và có chiều hướng phức tạp do các nước liên quan tăng cường các hoạt
động nhằm khẳng định chủ quyền và lợi ích đối với nguồn lợi biển. “Trung
Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đề ra tại Đại hội Đảng
Cộng sản lần thứ 18, quyết tâm cải cách sâu sắc, toàn diện nhằm hiện thực
hóa tham vọng về sự phục hưng của dân tộc Trung Hoa vĩ đại” [19, tr.1]; đơn
phương triển khai các hoạt động để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông;
mở rộng phạm vi hoạt động quản lý, tuần tra, kiểm soát, thăm dò khảo sát và
tăng cường các hoạt động quân sự trên Biển Đông; nhiều khả năng sẽ đưa
giàn khoan vào các khu vực thuộc chủ quyền của ta, không loại trừ sẽ đơn
phương thiết lập “Vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông”. Đồng thời,
tăng cường sức mạnh quân sự, ưu tiên phát triển Hải quân để răn đe các nước;
tăng cường tuần tra, giám sát nhằm quấy nhiễu, đe dọa ngư dân ta; quảng bá,
xúc tiến phát triển du lịch các đảo và vùng biển đã chiếm đóng; củng cố cơ sở
vật chất trên các đảo chiếm đóng trái phép và có thể sử dụng biện pháp kinh tế
để trả đũa ta. Trong khi đó, các nước lớn và một số nước có liên quan cũng có
những tính toán, can dự và yêu sách về chủ quyền, làm cho tình hình tranh
chấp trên Biển Đông diễn ra hết sức phức tạp. Gần đây, các nước như Bru-nây,
Inđônêsia, Philippin tăng cường tuần tra bắt giữ, đồng thời đưa ra các yêu sách,
các chế tài nghiêm khắc đối với tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải của
họ như: phạt tiền, tịch thu phương tiện, thậm chí là đốt thuyền ngay trên Biển
Đông.
- Các nước ASEAN và Mỹ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ rất quan tâm
đến quan hệ Việt - Trung; tìm hiểu về kết quả chuyến thăm của các nhà lãnh
đạo 02 nước Việt - Trung, đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp
xúc, hậu thuẫn các đối tượng cực đoan, chống đối trong nước, gia tăng các
hoạt động thu thập tình hình liên quan đến công tác đảm bảo chủ quyền biển,
đảo của ta; tuyên truyền phá hoại tư tưởng thúc đẩy quá trình tự diễn biến,
“tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên và nhân dân. Các tổ chức phản động
triệt để lợi dụng những vấn đề tồn tại của quan hệ Việt - Trung, việc giải quyết
tranh chấp trên Biển Đông để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, làm mất uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
chia rẽ nội bộ, lôi kéo, kích động nhân dân biểu tình, gây rối ANTT.
1.1.2 Tình hình ANTT KVBG biển .
Tình trạng tranh chấp ngư trường giữa tàu cá của ta với các nước xung
quanh; ngư dân tự ý liên hệ với nước ngoài và sang vùng biển nước ngoài
khai thác hải sản sẽ diễn biến phức tạp. Việc Nhà nước cho đấu thầu nuôi
trồng thủy, hải sản dẫn đến có nơi người nước ngoài vào nuôi trồng thủy sản,
hải sản tại những khu vực trọng điểm về quốc phòng, an ninh. Tình hình an
ninh nông thôn, nhất là tranh chấp đất đai, tranh chấp diện tích nuôi trồng
thủy sản, biểu tình, khiếu kiện đông người liên quan đến hoạt động giải phóng
mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển,
khu du lịch, nghỉ dưỡng, xây dựng tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ven biển…
sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Các vụ đình công, lãn công ở các khu công
nghiệp cũng sẽ tiếp tục diễn ra với quy mô lớn hơn, gây mất ổn định ANTT
KVBG biển tại địa phương.
Tình trạng người nước ngoài đến địa phương sẽ ngày càng tăng. Số
người Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc... (chủ yếu là số tình nguyện viên của các
tổ chức phi chính phủ) đến địa bàn để thực hiện các dự án từ thiện, nhân đạo.
Qua đó, đi sâu, tiếp cận quần chúng nhân dân tìm hiểu, thu thập tin tức về
tình hình kinh tế, chính trị tại địa phương. Tình trạng các thương lái Trung
Quốc - Đài Loan có thể trực tiếp hoặc thông qua người địa phương để thu
mua hải sản với giá cao, số lượng nhiều. Sau một thời gian, với lý do “chưa
đạt tiêu chuẩn” để cắt hợp đồng, ép ta phải bán với giá rẻ, mua thiếu đã xuất
hiện tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và không loại trừ khả năng trong thời
gian tới sẽ xảy ra tại . Mặt khác, những người nước ngoài có khả năng sẽ tiến
hành các hoạt động tuyên truyền đạo trái phép ở địa phương; tiếp cận với các
đối tượng chính trị cũ tuyên truyền các giá trị dân chủ, nhân quyền...
Lợi dụng dư luận bức xúc, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân; lợi
dụng chiêu bài bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước những hành động ngang
ngược, trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông, các đối tượng bất mãn, cơ
hội chính trị trong và ngoài nước sẽ tuyên truyền, kích động, kêu gọi biểu tình
phản đối Trung Quốc; xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, từng bước hướng lái tâm lý chống Trung Quốc sang chống chế
độ ta, gây tác động xấu tình hình ANTT tại địa phương và mối quan hệ Việt Trung.
Tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội ở các huyện, thị xã, thành
phố ven biển trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp, manh động, nguy hiểm hơn.
Tình trạng trộm cắp phương tiện, dụng cụ ngư trường, hải sản, sử dụng trái
phép thuốc nổ, xung điện, hóa chất khai thác hải sản gây nguy hại môi trường
sinh thái… có chiều hướng gia tăng.