Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

1 cam vinh kỹ thuật trồng chăm sóc cam vinh cho năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.38 KB, 11 trang )

1.Cam Vinh. Kỹ thuật trồng &
chăm sóc cam Vinh cho
năng suất cao
By
hoang van thu
18/12/2017




Các loại quả thuộc họ nhà cam đều có giá trị dinh dưỡng rất lớn và giá trị kinh tế
rất cao. Trong đó, cam Vinh là loại quả chứa hàm lựng chất xơ, vitamin C,
thiain, folate, các chất oxy hóa dồi dào và được ưa chuộng nhất trên thị trường
hiện nay. Và cũng chỉ có duy nhất vùng đất Nghệ An mới nuôi lớn được chúng,
cho ra những quả cam chất lượng như vậy. Vậy để biết cam Vinh có gì đặc biệt?
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cam Vinh như thế nào bà con có thể tham khảo
những thông tin dưới đây.


Giống Cam Vinh
Như tên gọi của nó, cam Vinh chính là những quả cam được trồng từ mãnh đất
Nghệ An – nơi có thành phố Vinh sầm uất. Từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX
cam Vinh không những đã có sản lượng cam lớn cung cấp cho thị trường trong
nước, mà đã xuất khẩu sáng các nước Đông Âu, Liên Xô,…với sản lượng lên đến
hàng nghìn tấn mỗi năm.


Hương vị và đặc trưng của cam Vinh không một nơi nào khác có được, bởi chỉ từ
khí đậu, đất đai,…xứ Nghệ mới tạo nên được hương vị, màu sắc, dáng hình
mang tính đặc trưng của loại cam này.
>> Tham khảo thêm: Các giống cam có giá trị kinh tế cao hiện nay



Kỹ thuật trồng cam Vinh
Cam Vinh từ lâu đã được trồng và sản xuất rất nhiều ở xứ Nghệ. Tuy nhiên,
những rủi ra trong quá trình trồng cam vẫn thường xảy ra đối với bà con. Cam là
là một loại cây khá khó chiều. Đặc biệt, để trồng cây đạt hiệu quả và năng suất
kinh tế cao, khi trồng cây cần phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật trồng và
chăn sóc cây đúng phương pháp. Đồng thời cũng để giảm đến tối đã các rủi ro
có thể xảy ra, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Mùa vụ
Nghệ An là một tỉnh của miền Trung tuy nhiên lại có đặc điểm khí hậu tương đối
giống với các tỉnh miền Bắc, mát mẻ quanh năm nên hầu như lúc nào cũng có
thể trồng được cây. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên trồng vào mùa xuân hoặc đầu
mùa mưa. Tức là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đặc biệt cấn tránh
những tháng mùa hè nóng bức như tháng 6, 7 sẽ làm cây chậm phát triển,
không bám được vào đất lại tốn nhiều công sức để tưới tiêu.

2. Làm đất
Thông thường, trong kĩ thuật trồng cam Vinh, khâu làm đất chính là khâu chiếm
của bà con nhiều thời gian, công sức nhất. Bởi vì trong giai đoạn này, bà con vừa
phải làm cỏ, đào đất để trồng.


Đầu tiên, bà con phải làm sạch cỏ trong vườn. Để làm cỏ cũng như đào đất bà
con nên thuê thêm nhân công để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ. Đồng thời,
không nên phun thuốc diệt cỏ bởi chúng vừa làm ảnh hưởng đến đất trồng, vừa
tốn thời gian chờ cỏ chết. Sau khi cỏ chết vẫn phải làm đất.

Các hố trồng cây sẽ được đào cách nhau 4x5m hoặc 5x6m tùy theo diện tích
lớn, nhỏ của khu vườn. Hố được đào có tỉ lệ sâu x dài x rộng là 0.6m x 0.6m x

0.6m, 0.4m x 0.4m x 0.4m hoặc 1m x1m x1m. Đặc biệt, khi đào bà con cần chú
ý để lớp đất trên mặt về một phía, lớp đất dưới về một phía để khi lấp đất xuống
lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của bề mặt đất.
Sau khi đào hố xong, phơi khô hố ít nhất 1 tháng, sau đó dùng 1kg vôi bột rắc
xung quanh hố. Một thời gian sau mới bắt đầu bón lót.

3. Bón lót
Đất trồng cam Vinh hay bất cứ loại cây họ cam nào bao giờ cũng phải chứa
nhiều mùn cho nên cần phải bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.
Thông thường, mỗi hố bà con bón:
+ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục (có thể là phân trâu, phân bò hoặc phân lợn
đều được).
+ 1kg phân lân (P2O5).
+ 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố.

4. Trồng cây cam Vinh giống


Cây giống cam Vinh bà con có thể lấy ở các trại giống trên địa bàn tỉnh, giá chỉ
từ 13.000 đến 15.000 đồng. Ngoài ra bà con cũng có thể tự nhân giống bằng
cách chiết cành,…
Bà con đặt cây giống xuống hố, lấp đất lại. Sau đó lấy rơm hoặc lá chuối khô phủ
quanh gốc cây để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

5. Chăm sóc cam Vinh
* Làm cỏ, tưới nước
Trồng cam Vinh có hiệu quả cần chăm sóc rất chu đáo và tỉ mỉ. Sau khi trồng
cây, mỗi ngày nên tưới nước ít nhất 2-3 lần tạo điều kiện cho rễ cây cam Vinh
phát triển. Đồng thời phải nhổ sạch cỏ xung quanh gốc. Phần đường lô phía
ngoài chỉ nên cắt cỏ để vừa chống xói mòn đất vừa là nơi cư trú của côn trùng có

ích trong vườn cam.
* Cắt tỉa cành
Khi cây đã phát triển ổn định hơn, cần tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho
cây phát triển.… Các cành vượt cũng phải thường xuyên cắt tỉa. Khi tỉa bà con
cần chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo.

* Bón phân
Bón phân thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, để cây
sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả
năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30 – 40kg phân
chuồng hoặc phân hữu cơ cây kết hợp với bón phân hoá học.


Khi bón phân, bà con có thể đào rảnh sâu 20-25cm xung quanh gốc, bón phân
xuống rồi lấp lại.

6. Thu hoạch và bảo quản
Bên cạnh các yếu tố về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, thì khâu thu hoạch và
bảo quản cũng là một quy trình đặc biệt quan trọng và không thể xem
nhẹ nhằm đảm bảo năng xuất và chất lượng cho quả cam Vinh.
Bà con cần chú ý thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi
quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. Khi thu hái nên duùng
kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất
giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

Tại sao bà con nên trồng cam Vinh?
Đối với bà con ở mảnh đất Nghệ An cũng như Hà Tĩnh – tỉnh ráp danh với Nghệ
An đều có thể trồng được cây cam này. Chỉ cần sau 3 năm là chúng ta có thể có
thu nhập ổn định nhờ bán cam. Hơn nữa, cam Vinh trên thị trường đã có một vị
trí rất vững chắc trong lòng mọi người nên không khó để bán. Sau mỗi vụ cam

bà con có thể thu về từ 300 – 500 triệu đồng.
Trồng và chăm sóc cây cam Vinh không khó mà lại thu lợi nhuận rất cao, cho
nên bà con nên mạnh dạn để đầu tư. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.


2.Giá cam sành trên thị trường &
tại vườn. Địa chỉ mua giống cam
sành
By
hoangvanthu
-




Cam sành là một trong những loại quả thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng được
ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Giá cam sành phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như địa điểm, thị trường thương lái, và cả chất lượng cam. Vậy giá cả chi
tiết ra sao? Và mua giống cam sảnh ở đâu để cho năng suất và chất lượng cao
nhất? Kính mời bà con tham khảo một số thông tin dưới đây.


Đôi chút về giống Cam Sành
Cam sành là giống cam có nguồn gốc Việt Nam, cam có vỏ dày và bề mặt sần
sùi giống như mảnh sành. Hiện nay, giống cam này được trồng nhiều ở đồng
bằng Bắc và Nam bộ, bởi đây là hai vùng đất có được sự ưu đãi của thiên nhiên
để phát triển giống cây này.
Ở miền Bắc có hai giống cam nổi tiếng với thương hiệu đã được khẳng định từ
lâu như cam sành Hàm Yên và cam Vinh. Bên cạnh đó cam còn được trồng ở một
số vùng khác như Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái,…. Ngoài ra các vườn cam



sành ở miền Nam cũng rất phát triển, cho sản lượng xuất khẩu lớn, nhất là cam
miền Tây của một số vùng như Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ,…
Sản lượng bán ra hằng năm lên đến hàng trăm triệu tấn cam, không chỉ cung
cấp cam cho thị trường trong nước mà còn cả xuất khẩu. Góp phần tăng GDP
toàn quốc.

Giá cam sành trên thị trường và giá mua tại
vườn
Bởi chất lượng và giá trị của mình, giá cam sành bán ra trên thị trường khá cao
so với những loại hoa quả khác như hồng, bơ, thanh long, nho,… Giá bán tại các
chợ và siêu thị dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/ kg.
Cụ thể giá cam trong tháng 11 như sau (giá mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy thời điểm):

Khu vực/ doanh nghiệp

Giá bán

Hệ thống siêu thị Big C

40.000 – 45.000 đ/kg

Hệ thống siêu thị Coopmart

40.000 – 45.000 đ/kg

Khu vực miền Nam

30.000 – 50.000 đ/kg


Khu vực miền Bắc

25.000 – 45.000 đ/kg

Khu vực miền Trung

25.000 – 40.000 đ/kg

Đó là giá bán của cam sành trên thị trường, còn giá cam sành tại vườn thì khá
rẻ, dao động từ 7.000 đến 12.000 đồng/kg.


Sở dĩ có mức giá chênh lệch như vậy vì cam tại vườn bán với giá gốc khá thấp,
sau khi qua tay các thương lái, đến tay người tiêu dùng thì giá bán sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, với mức giá tưởng chừng như rất thấp đó đối với bà con trồng cam lại
không hề thấp. Với mức giá ổn định như vậy trong nhiều năm trung bình mỗi vụ
bà con thu về từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng.

Địa chỉ cung cấp giống cam sành uy tín
Giống cam sành chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng cũng như sản lượng của
cam sau thu hoạch. Bà con có thể mua giống cam sành ở trung tâm cây giống của phòng nông nghiệp
quận, huyện hoặc có thể mua giống cam sành ở một số địa điểm sau:

Vùng

Địa điểm
Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên –Tuyên Quang.

Miền Bắc


Hợp tác xã giống cây trồng Cổ Bi, ngã tư chợ Vàng, đường Cổ Bi –
Gia lâm – Hà Nội
Trung tâm giống cây trồng – Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trâu
Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội.
Trung tâm giống cây trồng – Đại học nông lâm Hồ Chí Minh.

Miền Nam

Vườn ươm cây giống Tiến Đạt, Nguyễn Lương Bằng- Buôn Ma
Thuột – Đăk Lăk.

Cây cam giống thường được bán với giá 15.000 – 25.000 đồng/cây. Cây giống có
thể được ươm hoặc chiết cành nhưng bà con nên chọn những cây giống được
chiết cành bởi tỉ lệ thuần giống cao hơn, cho chất lượng sản phẩm tốt hơn.


Những địa chỉ được cung cấp ở trên cũng như tất cả các trang trại ươm giống
trên toàn quốc đều cung cấp giống cam sành. Đặc biệt là ở những tỉnh có mô
hình trồng cam phát triển mạnh như Nghệ An, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Long,
Cần Thơ,…
Bà con có thể mua giống ở bất cứ đâu nhưng nên chọn mua ở những địa điểm có
uy tín. Nếu ở xa họ sẽ chuyển giống cây đến tận nhà cho bà con nên bà con
hoàn toàn có thể mua giống ở những địa điểm tốt.



×