Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Lý thuyết lai một cặp tính trạng của Men Đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.26 KB, 19 trang )

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen
I. Một số khái niệm
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt tính trạng của bố, mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu
Vd: mẹ da trắng sinh con có da trằng
-Biến dị là hiện tượng sinh con ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
Di truyền và biến dị xảy ra // và gắn liến với quá trình sinh sản
- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ những tính trạng và đặc tính của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn
phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1
hay một số tính trạng.

- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong nhân tế bào của cơ thể.
+ Thể đồng hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau( Thể đồng hợp trội
và thể đồng hợp lặn)
+ Thể dị hợp: KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
- Hiện tượng trội hoàn toàn: là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặnthể dị hợp có
kiểu hình trội
- Hiện tượng trội không hoàn toàn: là hiện tương gen trội át không hoàn toàn gen lặn
thể dị hợp kiểu hình trung gian gữa tính trạng trội và tính trạng lặn
II. Một số thuật ngữ và kí hiệu
1. Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, sinh lý, cấu tạo của cơ thể sinh vật có thể
quan sát, đo lường, trong một cơ thể, trong một loài
Vd: Ở người: da vàng; mắt: đen
ở động vật: lông: màu nâu; chân cao
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị

hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
-Tính trạng lặn:là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
- Tính trạng tương phản: là 2 tính trạng biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại tính
trạng
- Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng




2. Nhân tố di truyền: Vật chất di truyền và AND nằm trong nhân tế bào trên NST quy
định các tính trạng
3. Dòng thuần chủng( Giống thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và
ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập
tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn
giống quan tâm tới.
4. Kí hiệu: P; x: F: thế hệ lai; G

CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1. Đối tượng thí nghiệm: Đậu Hà lan
Ưu điểm: - Thời gian sinh trưởng ngắn( 75 – 90 ngày)
- Cấu tạo hoa: lưỡng tính thích nghi với chế độ tự thụ phấn nghiêm ngặt nên
dễ tạo dòng thuần và tránh được sự tạp giao không mong muốn.
- Có nhiều tính trạng đối lập, đơn gen (ông đã chọn 7 cặp tính trạng để nghiên
cứu).
2. Phương pháp nghiên cứu độc đáo: phương pháp phân tích các thế hệ lai
- Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng
bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục cho đến khi đời con cháu không còn phân li tính trạng nữa
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuàn
chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con chấu
của từng cặp bố mẹ.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản
chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm
phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được rút ra quy luật di truyền của các
tính trạng.
3.Thí nghiệm1: Lai một cặp tính trạng:
* Thí nghiệm: Men đen cho giao phấn giữa các giống đậu HL khác nhau về 1 cặp tính

trạng thuần chủng tương phản. Cây cho làm mẹ cắt bỏ nhị của tất cả các hoa khi nhị chưa
chín để ngăn cản sự tự thụ phấn. Cây chọn làm bố ông chờ khi nhị chín lấy phấn hoa rắc lên
đầu nhụy của các hoa trên cây chọn làm mẹ


Khi hoa trên cây chọn làm mẹ được thụ phấn và thụ tinh tạo ra hạt gọi là F1 . Vụ sau ông
lấy hạt F1 gieo, những hạt này phát triển thành cây, khi cây trưởng thành ra hoa cho chúng
tự thụ phấn và thụ tinh tạo ra hạt gọi là F2
* Kết quả thí nghiệm

P

Tỉ lệ kiểu hình của F1

Tỉ lệ kiểu hình của F2

Hoa đỏ x Hoa trắng

100% hoa đỏ

3 đỏ : 1 trắng

Thân cao x Thân lùn

100% thân cao

3 cao : 1 thấp

Quả lục x Quả vàng


100% quả lục

3 lục : 1 vàng

* chú ý: Dù thay đổi vị trí của của giống làm cây bố và cây mẹ thì kết quả thu được
trong các phép lai giống nhau
* Menđen giải thích kết quả thí nghiêm bằng nhân tố di truyền và giao tử thuần khiết
- Men đen gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội. Còn tính trạng có ở bố mẹ
nhưng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn
- Ở F1 đồng loạt tính trạng trội và tính trạng lặn đến F2 lại được biểu hiện=> chứng tỏ các
tính trạng không trộn lẫn vào nhau
- Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào sinh giao
tử ( tế bào sinh dưỡng )các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp đứng cạnh nhau nhưng
không hòa lẫn vào nhau. Ông sử dụng các chữ cái đề kí hiệu cho các nhân tố di truyền: Chữ
cái in hoa kí hiệu cho NTDT trội, chữ cái in thường kí hiệu cho NTDT lặn.
- Trong quá trình hình thành giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở bố mẹ thuần chủng.
-Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp
tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể
- Sơ đồ lai :

Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA

aa

Gp: A, A

a, a



F1: Aa( đỏ)

Aa ( đỏ)

F1 tự thụ phấn : Aa( đỏ)

Aa ( đỏ)

GF1: A , a

A, a

F2: AA Aa Aa
Hoa đỏ

aa
Hoa trắng

=> + Nội dung quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng của P
- Định luật đồng tính Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
+ Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
- P phải thuần chủng về cạp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- Định luật phân tính: Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.

+ Điều kiện nghiệm đúng của định luật
- P phải thuần chủng về cạp tính trạng đem lai
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể ở con lai F2 phải lớn
4. Cách xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
1. Dùng phép lai phân tích
- KN: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định
kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
Nếu kết quả của phép lai là động tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp tử.( thuần chủng)
Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp tử.
* Cách thực hiện: Cho cá thể mạng kiểu hình trội lai với cá thể mạng kiểu hình lặn. Nếu ở
đời con có kiểu hình đồng tính thì cá thể có kiểu hình trội thuần chủng. Nếu ở đời con có sự
phân li tính trạng thì cá thể mang kiểu hình trội không thuần chủng


2. Cho tự thụ phấn ở thực vật
* Nếu đời con duy nhất một kiểu hình thì cơ thể đó thuần chủng
P
G:

AA x AA
A

A

F1

AA


* Nếu ở đời con xuất hiện kiểu hình lặn thì cơ thể đó không thuần chủng( có kiểu gen dị
hợp tử)
P

Aa

x

G: A; a
F1 1AA : 2Aa
3
4 trội :

Aa
A; a
: 1aa
1
4 lặn

5. Ý nghĩa của tương quan trội lặn
- Là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể TV, ĐV và người
- Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu. Do đó
trong chọn giống là xác định và tập trung nhiều gen trội quý vào một KG để tạo ra giống có
giá trị kinh tế cao.
- Kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất để tránh phân li tính trạng
làm giảm năng suất và phẩm chất của giống

CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Thế nào là hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan hệ giữ chúng

Trả lời
* Khái niệm di truyền biến dị
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ
con cháu.


- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
* Mối quan hệ: Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, mang tính mâu thuẫn
nhưng thống nhất và gắn liền với quá trình sinh sản.

Câu 2: Thế nào là alen, gen alen, gen không alen; giao tử thuần khiết; hiện tượng động tính;
phân tính, phân ly độc lập
Trả lời
* Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. VD: A, a
* Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp
NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các
nuclêôtit. VD: Aa. Bb
* Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại
trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết. VD: Ab,
Ad, Cd…
* Giao tử thuần khiết: Trong quá trình giảm phân, mối giao tử chỉ mang một nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng. Do vậy, trong giao tử không có sự pha lẫn
nhau giữa các nhân tố di truyền của bố mẹ mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng ( giao tử thuần khiết)
* Hiện tượng đồng tinh: Là hiện tượng con lai đồng loạt xuất hiện một tính trạng duy nhất
giống nhau
* HIện tượng phân tính là hiện tượng con lai có sự phân ly tính trạng theo nhiều hướng
khác nhau
* Phân ly độc lập: là hiện tượng di truyền của các cặp tính trạng mà sự di truyền của cặp
tính trạng này không phụ thuộc vào cặp tính trạng khác và ngược lại

Câu 3: Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp gì? Có nội dung như
thế nào?
Trả lời
Phương pháp độc đáo của Menđen gọi là phương pháp phân tích thế hệ lai ( tiến hành lai
giữa các cơ thể bố, mẹ rồi phân tích sự di truyền các tính trạng của bố mẹ ở con lai)
* Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai là


- Chọn đối tượng nghiên cứu là Đậu Hà Lan có thời gian sinh trưởng ngắn( 75 – 90 ngày).
Cấu tạo hoa: lưỡng tính thích nghi với chế độ tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo dòng
thuần và tránh được sự tạp giao không mong muốn. Có nhiều tính trạng đối lập, đơn gen
- Tạo dòng thuần trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, mẹ
tự thụ phấn liên tục cho đến khi đời con cháu không còn phân li tính trạng nữa
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuàn
chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con chấu
của từng cặp bố mẹ.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất
của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân
và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được rút ra quy luật di truyền của các
tính trạng.

Câu 4: a. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Menđen đã giải thích kết
quả thí nghiệm trong lai một cặp tính trạng như thế nào?
b. Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li.
Trả lời
a. *Thí nghiệm của Menđen
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp
tính trạng thuần chủng tương phản (hoa đỏ x hoa trắng, thân cao x thân lùn... ).
- Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa

sự tự thụ phấn. Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc
vào đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ. F1 đồng tính về tính
trạng của bố hoặc mẹ cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung
bình 3 trội : 1lặn
* Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn lại xuất hiện ở F2 giúp Menđen nhận
thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời:
- Ông cho rằng:
+ Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định
+ Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp
- Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền:
+ Chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội, quy định tính trạng trội
+ Chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền. Các nhân
tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.


- Quy ước: Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội hoa đỏ. Nhân tố di truyền a
quy định tính trạng lặn hoa trắng.
- Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen là: AA. Cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen
là aa
- Sơ đồ lai:
Pt/c: Hoa đỏ AA
x
Hoa trắng aa
G:
A
a
F1 :
Aa (hoa đỏ)

F1 x F1
Hoa đỏ Aa
x
Hoa đỏ Aa
GF1
A, a
A, a
F2 :
1AA: 2Aa: 1aa (3hoa đỏ: 1 hoa trắng)
b. Nội dung của quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng P
*Ý nghĩa của quy luật phân li:
- Xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để
tạo giống có ý nghĩa kinh tế
- Kiểm tra độ thuần chủng của giống :Trong sản xuất để tránh sự phân li tính trạng
diễn ra trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất và năng xuất của vật
nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống
* Ứng dụng…:
- Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tính trạng tốt, còn các tính trạng lặn
là các tính trạng xấu, có hại. Do đó trong sản xuất để thu được con lai động loạt mang tính
trạng có lợi người ta dùng cạp bố mẹ trong đó ít nhất có một cơ thể thuần chủng về tính
trạng trội
Ví dụ: P:
GP:
F1 :
hoặc

P:


AA ( trội) x AA( trội )
A

A
AA ( đồng trội)

Aa( trội ) x

aa( lặn)

GP”
F1:

( Kiểu hình đồng trội)

- Để tránh con lai xuất hiện tính trạng lặn( xấu) người ta không sử dụng cơ thể dị hợp
( không thuần chủng) làm giống, vì như vậy ở con lai sẽ có phân tính và cs kiểu hình
lặn( xấu)


Ví dụ: P: Aa( không thuần chủng)

x Aa( không thuần chủng)

G:
F
Có ¼ mang tính trạng lặn( xấu)

Câu 5: Nêu khái niệm kiểu hình, gen? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời

*Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, trên thực tế khi nói đến kiểu hình
của cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm như màu hoa, màu quả
chiều cao cây…
Ví dụ: Kiểu hình của cây đậu Hà Lan: Cây hạt vàng, vỏ trơn Cây hạt xanh, vỏ nhăn
*Gen : là nhân tố di truyền quy đinh một hay một số tính trạng nào đó của cơ thể.

Câu 6: a.Ở đậu Hà Lan hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tình trạng lặn. Muốn chọn cây
đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng cần phải làm gì?
b. Để xác định được tính trạng trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi
cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào?
Trả lời
a/*Để chọn cây đậu mang tính trạng trội hoa đỏ thuần chủng ta cho cây đậu hoa đỏ tự thụ
phấn đến khi thế hệ con không xuất hiện tính trạng hoa trắng nữa sẽ có cây đậu HL hoa đỏ
thuần chủng.
Vì nếu chưa thuần chủng thì khi tự thụ phấn bố mẹ sẽ cho ra 2 loại giao tử trong đó có một
giao tử mang gen lặn. Sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử mang gen lặn của bố với giao tử
mang gen lặn của mẹ sẽ tạo ra thế hệ con mang cặp gen đồng hợp lặn => hoa trắng xuất
hiện
VD: P Hoa đỏ x
Aa
GP: A ; a

Hoa đỏ
Aa
A; a


F1 :

1AA: 2Aa : 1aa ( hoa trắng)

Hoa đỏ

Khi đã thuần chủng khi tự thụ phấn cả bố mẹ đều chỉ cho ra một loại giao tử nmang gen
trội => con lai đồng loạt một kiểu gen => không phân tính.
VD: P Hoa đỏ x

GP:

Hoa đỏ

AA

AA

A

A

F1 :

AA( hoa đỏ)

b* Để xác định được tính trạng trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi
cây trồng người ta sử dụng phép lai phân tích

Câu 7: Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể
đem lai mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ
thể đem lai mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
Trả lời
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng

lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này
không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử
của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ
cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:
VD

P: AA x aa
GP: A
F1

a
Aa

- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính nghia là cơ thể mang tính trạng trội đã cho nhiều
hơn một loại giao tử => Cơ thể này mang tính trạng trội phải do cặp gen dị hợp quy định:
VD: P:

Aa

GP: A; a

x

aa
a


F1: Aa ; aa


( 2 kiểu hình khác nhau – phân tính)

Câu 8: a. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?( Phép
lai phân tích là gì? Mục đíc của phép lai phân tích).
b. Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phép lai nào để xác định một
cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp? Cho ví dụ minh hoạ
Trả lời
a. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta cần thực hiện phép lai phân
tích
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội cáo kiểu gen đông
hợp
VD P: AA x aa
GP: A
F1

a
Aa

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hơp
VD: P: Aa x aa
GP: A; a
F1: Aa ; aa

a
( 2 kiểu hình khác nhau – phân tính)

b. Nếu không dùng phép lai phân tích mà muốn xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể
đồng hợp hay thể dị hợp ta có thể đó tự thụ phấn
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ
cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:

- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính nghia là cơ thể mang tính trạng trội đã cho nhiều
hơn một loại giao tử => Cơ thể này mang tính trạng trội phải do cặp gen dị hợp quy định:
- Ví dụ: Ở lúa thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Cần xác định tính thuần chủng
của giống lúa thân cao
+ Quy ước gen: Gen A quy định tính trạng thân cao; gen a quy định tính trạng thân
thấp
+ Giống lúa thân cao có kiểu gen AA hoặc Aa
+ Cho tự thụ phấn
VD *

P: AA x AA


GP: A
F1
*

P:

A
AA => Giống thuần chủng

Aa

GP: A; a
F1:

x Aa
A; a


1AA : 2Aa : 1aa => giống không thuần chủng

Câu 9: Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là
các tính trạng xấu? Ý nghĩa tương quan trội – lặn của các tính trạng?
Trả lời
* Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị
đào thải ngay. Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng
thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị
đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.
* Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật,
động vật và người. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn tính trạng lăn
là những tính trạng xấu. Do vậy trong chọn giống ta có thể xác định được các tính trạng
trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Câu 10: So sánh định luật đồng tính và định luật phân tính
Trả lời
1. Những điểm giống nhau
- Đều là định luật phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
- Đếu chỉ nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- Thế hệ xuất phát phải thuần chủng về một cặp tính trạng tương phản
2. Những điểm khác nhau:
Định luật đồng tính

Định luật phân tính

- Phản ánh kết quả ở con lai F1

- Phản ánh kết quả ở con lai F2

-F1 đồng tính của bố hoặc mẹ còn F2 không


- F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3


xuất hiện

trội : 1 lặn

- F1 chỉ xuất hiện một cặp gen dị hợp(Aa)

- F2 xuất hiện 3 kiểu gen với tỉ lệ 1 đồng
hợp trôi : 2 dị hợp : 1 đồng hợp lặn( 1AA:
2Aa: 1aa)

- Kết quả kiểu hình ở F1 đều nghiệm đúng
với mọi số lượng xuất hiện ở F1

- Kết quả kiểu hình F2 nghiệm đúng khi số
lượng con lai thu được phải đủ lớn

Câu 11: Phân biệt phép lai phân tích và phương pháp phân tích giống lai
Điểm phân
biệt

Lai phân tích

Mục đích

- Kiểm tra KG của
cơ thể mang tính
trội


Cách tiến
hành

- Cho cá thể mang
tính trạng trội lai
với cá thể mang
TT lặn

Phân tích giống lai
- Xác định các qui luật DT chi phối sự biểu hiện của
các tính trạng qua các thế hệ và KG của các thế hệ

- Tạo dòng thuần trước khi nghiên cứu bằng cách
cho các cây đậu dùng làm dạng bố, mẹ tự thụ phấn
liên tục cho đến khi đời con cháu không còn phân li
tính trạng nữa
+ Nếu kquả đồng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một
tính thì cơ thể đó là hoặc một số cặp tính trạng thuàn chủng tương phản
thuần chủng
rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính
+ Nếu kquả phân trạng đó trên con chấu của từng cặp bố mẹ.
tính thì cơ thể đem
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả
lai là không thuần lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân
chủng
li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di
truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này
đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần

khiết.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu
được rút ra quy luật di truyền của các tính trạng.

Câu 12: Giải thích tại sao ở thế hệ F 2 trong phép lai phân tính của Menđen vừa có thể đồng
hợp, vừa có thể dị hợp ?
Trả lời


Giả sử cặp tính trạng trong phép lai phân tích của Menđen được quy định bởi các gen là:
A quy định tính trạng trội; a quy đinh tính trạng lặn.
Do F1 là cơ thể lai mang cặp gen dị hợp Aa , khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A và a
Sự thụ tinh giữa một giao tử đực(cái) a với một giao tử cái ( đực) a cho thể đồng hợp aa
Sự thụ tinh giữa một giao tử đực (cái) A với một giao tử cái (đực) a cho thể dị hợp Aa
Sơ đồ lai :

F1:
GF1 :

Aa

x

A;a

F2 :

aa
a


Aa ; aa

Câu 13: Một dòng cây trồng P ban đầu đều có kiểu gen Aa chiếm 100%. Nếu cho thụ phấn
bắt buộc thì ở F2 có tỉ lệ kiểu gen ntn?
Trả lời
- Theo bài ra P ban đầu đều có kiểu gen Aa và tự thụ phấn bắt buộc => Ta có:
P:

Aa

x

GP:

A;a

Aa
A; a

1
2
1
F1: 4 AA : 4 Aa : 4 aa

- F1 cũng tự thụ phấn bắt buộc => Ta có
1
2
1
4 ( AA x AA) + 4 (Aa x Aa) + 4 (aa x aa)
1

F2 : 4 AA

2 1
2
1
1
+ 4 ( 4 AA : 4 Aa : 4 aa) + 4 aa

1
1
=> Tỉ lệ kiểu gen ở F2 : ( 4 + 8 )AA :

1
1
1
4 Aa : ( 4 + 8 )aa

3
2
3
8 AA : 8 Aa : 8 aa


Câu 14: a. Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng đã rút ra được quy luật phân li hay
còn gọi là quy luật giao tử thuần khiết. Em hãy cho biết nội dung của quy luật đó?
b. Ở cây hoa phấn, gen R qui định hoa màu đỏ, gen r qui định hoa màu trắng. Cặp
gen Rr qui định hoa màu hồng. Giải thích sự xuất hiện của kiểu hình hoa màu hồng? Cho lai
giữa cây hoa phấn màu đỏ với cây hoa màu trắng được F 1. Cho F1 tiếp tục lai với nhau được
F2. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Trả lời

* Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể
thuần chủng của P.
* Sự xuất hiện của kiểu hình hoa màu hồng là do hiện tượng trội không hoàn toàn, gen R
át không hoàn toàn gen r nên làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa đỏ và trắng đó là kiểu
hình doa hồng
* Hoa phấn màu đỏ có kiểu gen: RR; hoa phấn màu trắng có kiểu gen rr
Sơ đồ lai: Pt/c: Hoa đỏ

GP:

x

Hoa trắng

RR

rr

R

r

F1 :

Rr ( hoa hồng)

F1 x F1 : Hoa hồng

GF1:

F2 :

x

hoa hồng

Rr

Rr

R; r

R;r

1RR
( hoa đỏ)

:

2Rr

:

( hoa hồng)

1rr
( hoa trắng)

Câu 15: Dưới đây là thống kê 1 số phép lai ở 1 loại đậu.
Kiểu hình của P

1 P : Hạt xám x hạt trắng

Số cây F1
Hạt xám

Hạt trắng

99

100


2.P : Hạt xám x hạt xám

299

97

3. P : Hạt xám x hạt trắng

150

0

a. Xác định tính trội, lặn về màu sắc hạt của loại đậu đem lai?
b. Giải thích và lập sơ đồ lai ở mỗi phép lai trên?
Trả lời
a. Xác định tính trạng trội. lặn
Ở phép lai thứ 3: Hạt xám x Hạt trắng . F1 đồng loạt hạt xám => Tính trạng hạt xám là
trội, hạt trắng là lặn

b. Giải thích và lập sư đồ lai cho các phép lai:
- Quy ước : Gen A quy định tính trạng hạt xám
Gen a quy định tính trạng hạt trắng
Phép lai 1: P: Hạt xám x hạt trắng .
* F1 thu được tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 hạt xám: 1 hạt trắng . Ở đây xuất hiện hạt trắn có
kiểu gen aa =< cây hạt xám phải cho một giao tử mang gen a . Vậy cây hạt xám phải có kiểu
gen Aa
* Sơ đồ lai: P :

G

Hạt xám

x

Hạt trắng

Aa

aa

A; a

a;a

F1 1Aa ( Hạt xám) :

1aa( hạt trắng)

Phép lai 2: P: Hạt xám x hạt xám .

*F1 thu được tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 xám ; 1 trắng
=> Kiểu gen của P là dị hợp tử về một cặp gen ở cả bố và mẹ
* Sơ đồ lai: P:

G

Hạt xám

x

hạt xám

Aa

Aa

A; a

A; a


F1: 1AA: 2Aa ( 3 xám) : 1 aa( 1 trắng)
Trường hợp 3: P: Hạt xám x hạt trắng .
* F1 thu được đồng loạt hạt xám=> Hạt xám chỉ cho ra duy nhất một loại giao tử . Vậy cây
hạt xám có kiểu gen AA
* Sơ đồ lai: P:

Hạt xám

x


Hạt trắng

AA
G

aa

A

a

F1

100%Aa ( Hạt xám)
Trả lời

- Thí nghiệm:
P: Hoa đỏ

x

hoa trắng

AA
F1 :

aa
100% Aa (hoa đỏ)


F1 tự thụ : Aa
GF1:

A, a

F2 :

1AA : 2Aa
3 hoa đỏ

x

Aa
A, a

:

1aa

: 1 hoa trắng

- Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Giải thích:
+ F1 thu được đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lại ở F2 chứng tỏ các
tính trạng không trộn lẫn vào nhau.
+ Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Trong tế bào sinh dưỡng các
nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
+ Cơ chế di truyền các tính trạng là do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình
phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh.



+ Menđen dùng các chữ cái để chỉ các nhân tố di truyền tong đó chữ cái in hoa là nhân tố di
truyền trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn.
+ Quy ước và viết sơ đồ lai thí nghiệm trên.
Câu 16: Một loài thực vật có thể sinh sản theo kiểu giao phấn lẫn tự thụ phấn. Khi xét tính
trạng màu hoa ở loài cây này người ta nhận thấy màu hoa tím (do gen A quy định) trội hoàn
toàn so vói màu hoa trắng (do gen a quy định).
Hãy trình bày các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa tím. Viết sơ
đồ lai minh họa.
Trả lời
* Các phương pháp xác định kiểu gen của cây có kiểu hình hoa tím:
- Phương pháp 1: Cho cá thể có kiểu hình hoa tím lai phân tích. Tức là lai nó với cây có
kiểu hình hoa trắng (aa).
+ Nếu kết quả đời con đồng tính (toàn hoa tím) thì cây có kiểu hình hoa tím đem lai
có kiểu gen đồng hợp (AA)
P:
GP:

AA (hoa tím)

x

aa (hoa trắng)

A

F1 :

a

Aa (hoa tím)

+ Nếu kết quả đời con phân tính thì cây có kiểu hình hoa tím đem lai có kiểu gen dị
hợp (Aa)
P:

Aa (hoa tím)

GP:

A, a

F1 :

x

aa (hoa trắng)
a

1Aa (hoa tím) : 1 aa (hoa trắng)

- Phương pháp 2: Cho cá thể có kiểu hình hoa tím cần xác định kiểu gen tự thụ phấn.
+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể đó có kiểu gen đồng hợp.
P:
GP:
F1 :

AA (hoa tím)

x


AA (hoa tím)

A

A
AA (hoa tím)


+ Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
P:
GP:
F1 :

Aa (hoa tím)
A, a

x

Aa (hoa tím)
A, a

1AA: 2 Aa: 1 aa (3 hoa tím: 1 hoa trắng)



×