Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng hiểu thế nào cho đúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.06 KB, 2 trang )

Lương tối thiểu chung và lương tối thiểu
vùng hiểu thế nào cho đúng?
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng. Tuy
nhiên, việc tăng lương tối thiểu vùng như vậy làm nhiều người lầm tưởng rằng sắp tới đây cuộc sống vật chất
sẽ được cải thiện thêm một bước. Bài viết sau đây xin đưa ra một vài sự khác biệt về 2 loại lương này để bạn
đọc thấy được sự khác nhau của 2 loại mức lương này.
Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng
Đối tượng được hưởng Lương tối thiểu chung và Lương tối thiểu vùng là hoàn toán khác nhau.
Theo Nghị Định 31/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu chung là: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức,
các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Mặt khác, theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc
ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn
lao động.
Nhìn vào hai khái niệm trên ta thấy, việc thay đổi mức lương tối thiểu chung có tầm ảnh hưởng nhiểu hơn đối
với cuộc sống của người dân. Bởi thu nhập của Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay phụ thuộc vào lương
tối thiểu chung là chính.
Còn lương tối thiểu vùng thì thực tế hiện nay các DN có thuê mướn lao động chỉ dựa vào lương tối thiểu vùng
để đăng ký làm thang lương, bảng lương cho người lao động. Lương tối thiểu vùng cũng là căn cứ để người
lao động tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội.
Tăng lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng thì ai sẽ thực sự vui?
Việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có lợi khi người lao động làm ở địa bàn có mức sống thấp hơn mức lương
tối thiểu vùng. Việc quy định lương vùng giúp đảm bảo cuộc sống của người lao động được tốt hơn. Nhưng
xét lại thì hầu như DN có thuê mướn lao động, các cty nước ngoài thì đều ở các thành phố lớn hoặc ở nơi có
vị trí dân cứ đông đúc, đời sống tương đối cao, vì vậy không có DN nào trả lương cho người lao động bằng
mức lương tối thiểu vùng. Lương người lao động nhận được là lương thỏa thuận.
Theo như phân tích trên thì người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào lương tối thiểu vùng để
đóng BHXH, thì việc có tăng lương tối thiểu vùng cũng không làm cho mức lương hiện tại họ nhận được tăng
lên, thậm chí còn bị giảm đi vì lương tăng đồng nghĩa với việc đóng các khoản BHXH cũng tăng theo, giá cả từ
đó cũng ảnh hưởng không nhỏ.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mức sống của xã hội thấp đi. Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tạo thêm
ngân sách cho cơ quan nhà nước. Vì lương vùng tăng thì các khoản thu BHXH cũng tăng theo, từ đó tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Lương tối thiểu vùng tăng thì lương tối thiểu chung mới tăng được.
Theo kết quả nghiên cứu các mốc thời điểm ban hành lương tối thiểu thì:
Ngày 10/10/2008 lương tối thiểu vùng 1 là 800.000đ thì tới 6/4/2009 lương tối thiểu chung là 650.000đ
Ngày 30/10/2009 lương tối thiểu vùng 1 là 980.000 thì tới 25/3/2010 lương tối thiểu chung tăng lên 730.000đ


Ngày 29/10/2010 lương tối thiểu vùng 1 là 1350.000đ thì tới 4/4/2011 lương tối thiểu chung tăng lên 830.000đ
Ngày 22/8/2011 lương tối thiểu vùng 1 là 2.000.000đ thì tới 12/4/2012 lương tối thiểu chung tăng lên
1050.000đ
Ngày 4/12/2012 lương tối thiểu vùng 1 là 2350.000Đ thì chưa thấy Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu chung.
Từ các số liệu trên cho ta thấy, chỉ khi nào lương tối thiểu vùng tăng lên thì lương tối thiểu chung mới tăng. Tuy
nhiên tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ tăng lương tối thiểu chung. Thậm chí sau 1
năm lương tối thiểu chung mới chỉ nhích lên có 100.000đ.
Việc tăng nhỏ giọt như vậy nếu tính ra mức thu nhập cho cán bộ, viêc chức thì không đảm bảo cho cuộc sống
cũng như giá cả đang ngày một leo thang. Điều này có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy khác như cán bộ, viên
chức không còn muốn gắn bó trong CQ nhà nước, hoặc tạo điều kiện cho tệ nạn tham nhũng, tham ô, hối lộ
ngày một tăng cao.
Thiết nghĩ, đợt tăng lương tối thiểu chung sắp tới Chính phủ nên nghiên cứu để có một giải pháp tăng lương
tốt hơn, hiệu quả hơn để không chỉ đời sống của người dân được nâng cao mà tệ nạn tham ô, tham nhũng
cũng được giảm đi đáng kể.
ViếtThương



×