Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra theo thông tư 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.17 KB, 12 trang )

Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
2
BÁO CÁO KẾT QUẢ.................................................................................................2
THẨM TRA THIẾT KẾ.............................................................................................2
1.3.1.Vật liệu...............................................................................................................4
1.3.2.Tải trọng............................................................................................................5
1.3.3.Điều kiện địa chất:............................................................................................7
1.3.4.Giải pháp kết cấu...............................................................................................7
1.3.5.Tính toán khả năng chịu lực các hạng mục công trình...................................8
PHỤ LỤC................................................................................................................. 12

Nhà Máy ......................................

1


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

CÔNG TY ……….(đơn vị thẩm tra)
……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

--------------------------------Số: …./2017/BCTT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày .... tháng …. năm 2017



BÁO CÁO KẾT QUẢ
THẨM TRA THIẾT KẾ
Công trình: NHÀ MÁY ……………………...
Kính gửi : CÔNG TY ………………………
• Căn cứ theo yêu cầu của Chủ đầu tư về việc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công công
trình “Nhà Máy .....................................” do Công ty ..................................... lập. (kèm
theo hồ sơ thiết kế).
• Căn cứ luật xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam Thông qua ngày 18/06/2014 .
• Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính Phủ về việc quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
• Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về việc quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
• Căn cứ vào Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự
toán xây dựng công trình.
• Các căn cứ văn bản pháp luật có liên quan khác ở thời điểm thẩm tra.
Sau khi kiểm tra xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật, kiểm tra và tính toán kết cấu công trình,
Công ty .....................................thông báo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như
sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH.
• Tên công trình: Nhà Máy .....................................
• Loại, cấp công trình: cấp III.
• Chủ đầu tư: Công ty ......................................
• Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn vay.
Nhà Máy ......................................

2



Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

• Địa điểm xây dựng: ......................................
• Nhà thầu lập thiết kế: Công ty ......................................
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ .
• Văn bản pháp lý.
- Yêu cầu thẩm tra của đơn vị thiết kế.
- Hồ sơ năng lực của đơn vị thiết kế.
• Hồ sơ thiết kế gửi thẩm tra.
- Bản vẽ A1: 02 bộ
- Thuyết minh thiết kế: 01 cuốn.
III. NỘI DUNG HỒ SƠ.
1. Tóm tắt các giải pháp thiết kế chủ yếu.
Quy mô xây dựng, công suất, các thông số kỹ thuật chủ yếu của hạng mục công trình
được chủ đầu tư giao thẩm tra thiết kế kỹ thuật như sau:
1.1. Quy mô công trình :
-

Mật độ xây dựng tổng thể toàn dự án.

-

Tổng diện tích khu đất : 22.055 m2

-

Diện tích xây dựng các hạng mục: 12.355 m² chiếm 56,02 %

-


Đất cây xanh: 4429 m² chiếm 20,08%

-

Đất giao thông – sân bãi: 5271,4 m² chiếm 23,09 %

1.2. Kiến trúc:
1.2.1. Nhà Xưởng Sản Xuất.
-

Qui mô công trình 01 tầng. Diện tích xây dựng công trình ~ 7284 m² , kích thước
(36m x 198m)

-

Kết cấu cột và khung kèo thép.

-

Bước cột chủ yếu 7,65m x36m. Nền BTCT hoàn thiện Hardener.

-

Chiều cao nhà 12,68 m, tường xây bao che.

-

Mái tole độ dốc mái 10% đảm bảo yêu cầu thoát nước mưa.


-

Nhà xưởng sản xuất gồm các khu chức năng sau:
+ Khu sản xuất: bố trí kiến trúc theo yêu cầu dây chuyền công nghệ. Chiều cao
thông thủy tối thiểu 8 m. Các cửa thoát hiểm kích thước rộng tối thiểu 1 m bố trí
các vị trí và khoảng cách 24 m đảm bảo yêu cầu thoát hiểm.
+ Khu thay đồ, vệ sinh tập trung đông người:đảm bảo thoát nạn khi có sự cố.

Nhà Máy ......................................

3


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

+ Khu kho phục vụ và khu kỹ thuật: được thiết kế tường chống cháy thời gian 120
phút. Cửa hướng mở ra ngoài.
1.2.2. Nhà Kho.
-

Diện tích xây dựng công trình ~ 2001 m² , kích thước (29m x 69m). Qui mô công
trình 01 tầng.

-

Kết cấu cột và khung kèo thép, bước cột chủ yếu 7,65m x 29m

-

Chiều cao nhà 10,7 m.


-

Mái tole độ dốc mái 10% đảm bảo yêu cầu thoát nước mưa.

1.2.3. Văn phòng:
-

Diện tích xây dựng công trình 325 m² , kích thước (15 m x 22m). Tổng diện tích
sử dụng 325 m². Qui mô công trình 01 tầng. Chiều cao nhà 4,75 m.

-

Kết cấu BTCT. Mái phẳng BTCT. Hành lang văn phòng rộng 2m.

-

Nhà văn phòng được thông thoáng và lấy sáng tự nhiên.

1.2.4. Căn Tin kết hợp Nhà Bơm và Bể Nước ngầm:
-

Diện tích xây dựng công trình 267 m² , kích thước (15 m x 24,5m). Tổng diện tích
sử dụng 267 m². Qui mô công trình 01 tầng. Chiều cao nhà 4,75 m.

-

Kết cấu BTCT. Mái phẳng BTCT. Cửa thoát hiểm hướng mở ra và rộng tối tiểu
1,1m.


-

Nhà được thông thoáng và lấy sáng tự nhiên.

1.2.5. Các hạng mục phụ trợ.
Tổng diện tích xây dựng các hạng mục phụ: ~ 515 m² . Kết cấu BTCT và thép
Nhà bảo vệ:
-

Kích thước (4 m x 8,5m)

-

Kết cấu BTCT. Mái phẳng BTCT

-

Qui mô công trình 01 tầng. Chiều cao nhà 4,75 m.

Nhà xe:
-

Kích thước (20 m x 23m). diện tích sử dụng ~ 372 m²

-

Kết cấu cột và khung kèo thép, bước cột 5m

1.3. Kết cấu:
1.3.1. Vật liệu.

a. Kết cấu thép.
+ Thép hình : Mác thép SS400, giới hạn chảy tối thiểu fy = 245 Mpa
+ Thép tấm: Mác thép ASTM A572M, giới hạn chảy tối thiểu fy = 345 Mpa
Nhà Máy ......................................

4


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

+ Xà gồ mái, vách: Mác thép AS1397 hoặc Z350, giới hạn chảy tối thiểu fy =
450Mpa
+ Cáp giằng (Ø12mm, Ø16mm): Lực kéo dọc trục tối thiểu F = 120KN.
+ Bu lông liên kết kết cấu thép: Cấp độ bền 8.8
+ Bu lông liên kết tôn, xà gồ : Cấp độ bền 6.6
+ Bu lông neo: Cấp độ bền 5.6
+ Vật liệu hàn: AWS A-5.1 E7018, AWS A8.18 ER705-6 hoặc tương đương
b. Kết cấu bê tông cốt thép
+ Bê tông dung cho kết cấu cấp độ bền B25.
+ Bê tông kết cấu chịu lực chính:
o Dầm, cột, sàn: Bêtông đá 10x20, Cấp độ bền chịu nén B20
o Móng, đà kiềng, sàn trên nền niên thiên: Bêtông đá 10x20, Cấp độ bền chịu
nén B25
o Vách và sàn của bể nước ngầm: Bêtông đá 10x20, Cấp độ bền chịu nén B25
+ Bê tông lót: Bê tông đá 10x20 mm (hoặc 40x60 mm), Cấp độ bền chịu nén B10
+ Bê tông kết cấu phụ/ cấu tạo (Như lanh tô/ bổ trụ, vỉa hè…): Bê tông đá 10x20
mm, Cấp độ bền chịu nén B15
+ Đường kính Ø < 10mm: Mác thép SD235 (JIS G3112-2010) hoặc CB-240-T
(TCVN1651-2:2008), hay tương đương: Giới hạn chảy tối thiểu fy = 235 Mpa
+ Đường kính Ø ≥ 10mm: SD390 (JIS G3112-2010) hoặc CB 400V (TCVN16512:2008), hay tương đương: Giới hạn chảy tối thiểu fy = 390 Mpa

+ Lưới thép hàn, giới hạn chảy tối thiểu fy = 500 Mpa, hoặc SD490 tương đương.
1.3.2. Tải trọng.
a. Hoạt tải gió
Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thuộc phân vùng gió IA.
Áp lực gió tiêu chuẩn : 55 kG/m².
b. Tải trọng tính toán tối đa cho phép theo phương đứng
Tĩnh tải

kN/m2

Tải hoàn thiện sàn bê tông cốt thép

1.5

Vách ngăn

1.0

Trần

0.3

Tường gạch dày 100mm (kể cả tô trát)

2.5

Tường gạch dày 200mm (kể cả tô trát)

3.5


Nhà Máy ......................................

5


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

Tải trọng treo kể đến phần hoàn thiện hoặc thiết bị cơ điện 0.2
Hoạt tải

kN/m2

Mái tôn (nhà kho, nhà sản xuất nhà xe máy, lối đi bộ…)
Nền nhà xe hai bánh
Lối đi bộ
Nhà văn phòng & nhà ăn
Nhà bảo vệ
Khu vực phòng điện, trạm biến áp, máy phát điện, …
Nền nhà kho
Nền khu sản xuất

0.3
5
3
3
3
10
30
20


c. Trọng lượng riêng của vật liệu sử dụng
STT
1
2
3
4
5
6
7

Loại vật liệu
Bêtông cốt thép
Gạch đặc
Gạch lỗ
Đất
Gỗ
Kết cấu thép
Kính

kN/m3
25
20.0
15
20
1
78.5
27.0

d. Tổ hợp tải trọng
+ Tổ hợp tải trọng thiết kế kết cấu thép, theo hướng dẫn của ASCE7-10 (theo ứng

suất cho phép):
o 1 Tĩnh tải + 1 Hoạt tải
o 1 Tĩnh tải ± 1 Tải gió
o 1 Tĩnh tải + 0.75 Hoạt tải ± 0.75(0.6 Tải gió)
+ Tổ hợp tải trọng thiết kế kết cấu bêtông cốt thép, theo hướng dẫn của TCVN 27371995:
o 1 Tĩnh tải + 1 Hoạt tải
o 1.1 Tĩnh tải + (1.2 ÷ 1.4) hoạt tải
o 1.1 Tĩnh tải ± 1.2 Tải gió
o 1.1 Tĩnh tải + 0.9 (1.2 Hoạt tải ± 1.2 Tải gió)
+ Tổ hợp tải trọng thiết kế kết cấu bêtông cốt thép, theo hướng dẫn của ACI 318
hoặc ASCE 7-10 (theo trạng thái tới hạn):
Nhà Máy ......................................

6


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

o 1.4 Tĩnh tải
o 1.4 Tĩnh tải + 1.6 Hoạt tải
o 0.9 Tĩnh tải ± 1.6 Tải gió
o 1.2 Tĩnh tải +1.0 Hoạt tải ± 1.6Tải gió
+ Khi xác định tải trọng để tính toán kết cấu & nền móng theo trạng thái giới hạn
về cường độ & ổn định giá trị hệ số độ tin cậy về tải trọng được lấy toàn bộ.
+

Khi tính về trạng thái giới hạn biến dạng & chuyển vị, hệ số độ tin cậy của tải
trọng được lấy bằng 1.

1.3.3. Điều kiện địa chất:

+ Địa chất khu vực xây dựng công trình dựa trên dữ liệu khảo sát gồm 5 hố khoan,
từ BH1 ÷ BH5 có chiều sâu trung bình là 30m tính từ mặt đất tự nhiên.
+ Các lớp đất gồm:
o Lớp 1: Sét gầy pha cát, Sét gầy lẫn cát, xám nâu, nâu vàng, nâu đỏ, trạng
thái dẻo mềm đến dẻo cứng;
o Sét gầy pha cát lẫn sạn laterite, nâu đỏ, xám xanh, xám vàng, trạng thái
dẻo cứng.
o Cát bụi đôi chỗ lẫn sạn thạch anh xám vàng, nâu đỏ, nâu hồng, kết cấu
chặt vừa.
+ Các lớp đất có khả năng chịu tải trung bình nằm ở độ sâu từ mặt đất đền đến độ
sâu -6.8m.
+ Mực nước ngầm cách mặt đất trung bình khoảng 10.7 m.
1.3.4. Giải pháp kết cấu
a.

Giải pháp móng:
+ Tải trọng công trình tác động lên đất nền từ nhỏ (lối đi bộ, nhà xe hai bánh) đến
trung bình (nhà kho, nhà sản xuất, nhà văn phòng , phòng điện, phòng máy biến
áp). Với cường độ đất nền như trên, áp dụng phương án móng đơn trên nền đất tự
nhiên có tính toán kiểm toán lún là kinh tế & phù hợp. Phương án móng bố trí như
trong các bản vẽ kết cấu cơ sở.
+ Chiều sâu đáy móng đơn khoảng 1.8m tính từ mặt đất tự nhiên.

b.

Giải pháp kết cấu phần thân công trình:
+ Nhà sản xuất: Hệ chịu lực công trình bên trên là hệ khung thép tiền chế.
+ Nhà kho: Hệ chịu lực công trình bên trên là hệ khung thép tiền chế.
+ Nhà văn phòng: Hệ khung công trình bên trên là hệ khung Bê tông cốt thép
+ Nhà ăn & khu phụ trợ: Hệ khung công trình bên trên là hệ khung hỗn hợp gồm cột


Nhà Máy ......................................

7


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

Bê tông cốt thép và kèo thép cho mái.
+ Nhà bảo vệ: Hệ khung công trình bên trên là hệ khung Bê tông cốt thép
+ Nhà lò hơi: Hệ chịu lực công trình bên trên là hệ khung thép.
+ Nhà xe hai bánh: Hệ chịu lực công trình bên trên là hệ khung thép.
c.

Phân tích kết cấu:
+ Nội lực hệ khung dưới tác động của tải trọng sử dụng, tải trọng gió được phân tích
bằng chương trình Staad Pro.
+ Phần tính toán & kiểm toán kết cấu BTCT (Dầm, sàn, cột, vách, móng) được thực
hiện bằng Staad Pro và các bảng tính Excel lập sẵn, KCW2010, Excel.
+ Tính toán kết cấu thép được thực hiện bằng Staad Pro và các bảng tính Excel lập
sẵn.
+ Các tổ hợp tải trọng áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN2737-1995; ASCE7-10, ACI
318-10 và AISC
1.3.5. Tính toán khả năng chịu lực các hạng mục công trình.
Thiết kế Dựa vào nội lực từ phần mềm Staad Pro để tính toán khả năng chịu lực
công trình. Kết quả tính toán theo phụ lục 1 của thuyết minh thiết kế kỹ thuật.
1.4. Hệ thống điện chiếu sáng.
-

Nguồn điện cấp cho nhà máy được nâng công suất lên 37MVA. Một số hạng

mục điện theo đó được nâng cấp, cải tạo gồm:
+

Thêm 1 nguồn điện 22kV_40MVA từ trạm điện 110kV/22kV của DNIP
đang trong quá trình xin phê duyệt và xây dựng

+

Xây dựng thêm một nhà điện 22kV trong nhà máy First Solar lấy nguồn
từ trạm hiện hữu.

+

Nâng cấp, lắp mới tủ điện 22kV

+

Xây dựng thêm 2 trạm điện 400V nằm sát nhà máy hiện hữu và một trạm
điện 400V trong khu vực kho của nhà máy

+

Mua mới 7 máy biến áp động lực 22kV/0.4kV và 3 tủ đóng cắt hạ thế lắp
đặt trong những trạm điện mới xây.

1.5. Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt.
1.5.1. Hệ thống cung cấp nước.
- Hệ thống cấp nước phục vụ:
+ Cấp nước cho các khu vệ sinh và căn tin của nhà máy.
+ Cung cấp nước tưới cây.

+ Nước chữa cháy.
Nhà Máy ......................................

8


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

- Nước nguồn từ ống cấp nước của thành phố cấp vào bể chứa nước ngầm dùng cho
sinh hoạt và chữa cháy có thể tích V = 520m³. (sinh hoạt 30m³, chữa cháy 490m³),
bằng tuyến ống DN100 thông qua đồng hồ nước DN100 đặt bên ngoài công trình.
Vị trí lấy nguồn từ tuyến ống cấp nước hiện hữu trên đường số 4A.
- Nước từ bể nước ngầm được bơm đến các khu vệ sinh công cộng và các điểm lấy
nước khác của công trình thông qua cụm bơm tăng áp Q= 25m³/h, H= 40m.
1.5.2. Hệ thống thoát nước sinh hoạt.
- Nước thải được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại tại các hạng mục, rồi dẫn về trạm xử
lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Đông Nam thông qua hệ thống thoát
nước thải chung của nhà máy.
- Nước thải khu bếp của nhà ăn sẽ được dẫn về bể tách mỡ trước khi kết nối với hệ
thống thoát nước thải chung của khu công nghiệp Đông Nam.
- Hệ thống thoát nước thải chung trong nhà máy gồm có:
+ Ống thoát nước thải.
+ Hố ga thoát nước thải.
2. Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng:
- QCXDVN 01:2008 : Quy Hoạch Xây Dựng
- QCXDVN 03:2009 : Về phân loại, phân cấp công trình xây dựng công trình Dân
dụng, Công nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật đô thị
- QCXDVN 06:2010 : Về an toàn cháy cho nhà và công trình
- TCVN 4604:2012 : Xí nghiệp công nghiệp-Nhà sản xuất-Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4514:2012 : Xí nghiệp công nghiệp-Tổng mặt bằng-Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 4317:1984 : Nhà Kho-Nguyên tắc cơ bản để thiết kế
- TCXDVN 33-2006 : Cấp nước mạng lưới và đường ống.
- TCVN 7957:2008
chuẩn thiết kế.

: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu

- TCVN 9379-2012

:

Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán

- TCVN 5575-2012

: Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5574-2012

: Kết cấu BT và BTCT . Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 333-2005 : Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 29-1991

: Chiếu sáng tự nhiên - Tiêu chuẩn thiết kế.

- Tham khảo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA.

Nhà Máy ......................................


9


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

Sau khi nhận được hồ sơ thiết kế kết cấu công trình Nhà Máy .....................................,
qua xem xét Công ty .....................................báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra
như sau:
• Quy cách và danh mục hồ sơ thực hiện thẩm tra đủ hồ sơ theo quy định.
• Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình do Công ty ..................................... (đơn vị thiết
kế) thực hiện, đây là đơn vị tư vấn thiết kế có đủ chức năng và năng lực tư vấn thiết
kế đáp ứng theo luật xây dựng hiện hành. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập trên cơ sở
các quy định chung của BXD. Các thông tư và quyết định của các cấp có thẩm
quyền.
• Quy mô xây dựng công trình phù hợp với dự án được duyệt, chứng chỉ thiết kế và
các văn bản pháp lý hiện hành.
• Thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế cơ bản đáp ứng các quy định của hợp đồng
kinh tế và pháp luật. Hồ sơ thiết kế đủ điều kiện để thẩm tra
V. KẾT QUẢ THẨM TRA.
1.

Sự phù của thiết kế với với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật
hiện hành

1.1.1. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật:
-

Nội dung thuyết minh tương đối đầy đủ, phù hợp với quy định nội dung thuyết
minh TKKT.


-

Phụ lục thuyết minh kết cấu rõ ràng đầy đủ, kết quả tính toán phù hợp với các tiêu
chuẩn kỹ thuật hiện hành.

1.1.2. Phần bản vẽ thiết kế thi công:
-

Bản vẽ thiết kế thể hiện tương đối đầy đủ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật liên quan.

-

Bản vẽ trình bày phù hợp với kết quả tính toán trong thuyết minh TKKT

-

Các sai sót đã được hiệu chỉnh trong quá trình thẩm tra.

2. Sự phù hợp của giải pháp xây dựng :

2.1.1. Kiến trúc.
-

Bố trí kiến trúc phù hợp với công năng sử dụng.

-

Đảm bảo điều kiện chiếu sáng, thông thoáng cho công trình.


2.1.2. Kết cấu.
-

Giải pháp nền móng : Khu vực đất xây dựng nhà máy có cường độ chịu tải tương
đối tốt nên giải pháp sử dụng móng nông là hợp lý. Móng chịu được tải trọng
công trình truyền xuống.

-

Kết cấu bê tông cốt thép đảm khả năng chịu lực

-

Kết cấu khung kèo thép, xà gồ thép đảm khả năng chịu lực

Nhà Máy ......................................

10


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

-

Phần mềm tính toán kết cấu hợp lý, phụ lục tính toán tương đối chính xác.

2.1.3. Điện chiếu sáng.
-


Giải pháp thiết kế hệ thống điện hợp lý, phù hợp công năng sử dụng của các hạng
mục công trình và qui mô công trình.

-

Hồ sơ thiết kế hệ thống điện đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn sử dụng.

2.1.4. Cấp thoát nước sinh hoạt.
-

Giải pháp thiết kế hệ thống cấp thoát nước hợp lý, phù hợp công năng sử dụng
của các hạng mục công trình và và qui mô công trình.

-

Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn sử
dụng.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình Nhà Máy .....................................
do Công ty ..................................... làm Chủ đầu tư đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt
thiết kế và triển khai các bước tiếp theo.
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA .
1. Chủ trì phần kiến trúc:

Nguyễn Trung Kiên.
CCHN số: KTS-08-03953
3. Chủ trì phần điện:

Nguyễn Thị Hồng Loan.

CCHN số: KS-08-15396-A

2. Chủ trì phần kết cấu:

Nguyễn Thanh Vương.
CCHN số: KS-08-09252
4. Chủ trì phần nước:

Hoàng Đăng Ngạn.
CCHN số: KS-08-14834
ĐƠN VỊ THẨM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
dấu)

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

Nhà Máy ......................................

11


Báo cáo thẩm tra thiết kế kỹ thuật

PHỤ LỤC

Nhà Máy ......................................

12




×