Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Huong dan kiem diem tap the va danh gia can bo-ban phat hanh (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.64 KB, 12 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI
HUYỆN ỦY CHƯ SÊ
*
Số
-HD/HU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chư Sê, ngày

tháng 12 năm 2017

HƯỚNG DẪN
kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại cán bộ
lãnh đạo, quản lý, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2017
___
- Căn cứ Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 25 tháng 9
năm 2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm tập thể,
cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng,
đảng viên hằng năm;
- Căn cứ Quy định số 825-QĐ/TU, ngày 04 tháng 12 năm
2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh, tiêu
chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, và Hướng dẫn số
02-HD/TU ngày 04/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hướng
dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại cán bộ
lãnh đạo, quản lý , tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2017;
- Căn cứ Quy chế làm việc (sửa đổi, bổ sung) số 336-QC/HU,
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
khóa IX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn việc kiểm điểm tập
thể, cá nhân và đánh giá phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ
chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2017, cụ thể như sau:


I- Mục đích, yêu cầu
1- Việc kiểm điểm đánh giá, phân loại tập thể và cá nhân
để có cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc
phục khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, điều hành và thực
hiện nhiệm vụ, làm căn cứ để thực hiện các khâu công tác cán
bộ.
2- Các tập thể, cá nhân người đứng đầu phải gương mẫu,
trung thực, thẳng thắn, đoàn kết; khắc phục tình trạng hình
thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”, khen
ngợi lẫn nhau, ít góp ý cho nhau về khuyết điểm, yếu kém;
đồng thời, phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từng
thành viên trong tập thể phải tham gia đóng góp ý kiến để hoàn
thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể và góp ý cho các cá nhân


2

khác trong tập thể; dành thời gian thỏa đáng để kiểm điểm sâu
sắc, khắc phục tình trạng thời gian tổ chức kiểm điểm ngắn làm
ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm điểm.
Đánh giá ưu, khuyết điểm nhiệm vụ được giao của từng cá
nhân, phù hợp với ưu, khuyết điểm và kết quả thực hiện nhiệm
vụ chính trị của tập thể; khắc phục tình trạng chạy theo thành
tích, tập thể còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng 100% cá
nhân vẫn được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa
phương.

3- Việc kiểm điểm phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XII) tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh và nội dung cam kết tu dưỡng, rèn
luyện phấn đấu, thực hiện Nghị quyết, quy định của Đảng năm
2017; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm
điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung,
hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể, trong đó cần chú trọng nhận
diện và xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ để từng tập thể, cá nhân “soi mình” tự phê bình và đấu tranh
phê bình.
4- Cấp ủy cấp trên tăng cường chỉ đạo, phân công cấp ủy
viên hướng dẫn, đôn đốc, trực tiếp dự, chỉ đạo việc kiểm điểm,
đánh giá, phân loại chất lượng tập thể, cá nhân, chú trọng
những nơi có khuyết điểm, hạn chế thì phải gợi ý kiểm điểm;
nghiêm túc rút kinh nghiệm và chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi
chưa đạt yêu cầu. Đồng thời, tổ chức kiểm tra công tác kiểm
điểm, đánh giá, phân loại chất lượng của cấp dưới và việc sửa
chữa, khắc phục khuyết điểm của tập thể, cá nhân đã được
chỉ ra qua kiểm điểm.
II- Đối tượng, nơi kiểm điểm và nội dung kiểm điểm
1- Đối tượng kiểm điểm
1.1- Tập thể
- Trong Đảng
+ Ban thường vụ Huyện ủy, Đảng ủy, Chi ủy cơ sở trực
thuộc Đảng bộ huyện và Chi ủy Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội: Tập thể
thường trực ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện; Ban Thường


3

vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, ban chấp hành
UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp cơ sở.
- Chính quyền địa phương: Thường trực hội đồng nhân dân,
tập thể ủy ban nhân dân huyện và các xã, thị trấn.
- Khối các cơ quan, đơn vị: Tập thể lãnh đạo các cơ quan
chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy; các phòng, ban
cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện.
1.2- Cá nhân
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đảng viên trong toàn
Đảng bộ huyện (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt
đảng); công chức, viên chức và những người hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
2- Nơi kiểm điểm
2.1- Đối với tập thể
Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị,
địa phương nào thì kiểm điểm ở nơi đó; tập thể kiểm điểm
trước, cá nhân kiểm điểm sau.
Riêng Chi ủy ( hoặc Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ nơi không có
chi ủy) kiểm điểm trước tập thể Chi bộ; Tập thể lãnh đạo các cơ
quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy, các phòng,
ban và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện kiểm điểm trước
tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan.
2.2- Đối với cá nhân
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản

lý phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo
cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể:
+ Các đồng chí Thường trực, ủy viên ban thường vụ huyện
ủy kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ; trước tập thể lãnh
đạo cơ quan, đơn vị mà mình là người đứng đầu hoặc là thành
viên lãnh đạo.
+ Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện
kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện (không
là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy) kiểm điểm trước tập thể
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện.
+ Các đồng chí là phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
(không là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy) kiểm điểm trước
tập thể Ủy ban nhân dân huyện.
+ Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc kiểm
điểm trước tập thể Thường trực UBMTTQ; lãnh đạo các đoàn thể


4

chính trị - xã hội huyện kiểm điểm trước tập thể Ban Thường vụ
đoàn thể; Các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban, kiểm điểm
trước tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ sở kiểm
điểm trước tập thể ban chấp hành đảng bộ và trước tập thể lãnh
đạo nơi mình là người đứng đầu hoặc là thành viên lãnh đạo
(nơi có tổ chức kiểm điểm).
- Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý và những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước kiểm
điểm trước tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nơi

công tác.
- Tất cả các Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ.
(Lưu ý: Những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thì phải làm 02
bản tự kiểm điểm theo 02 mẫu khác nhau kèm theo Hướng dẫn này: một bản tự
kiểm điểm đánh giá cán bộ dùng tại cơ quan công tác và một bản tự kiểm điểm
đảng viên dùng tại chi bộ sinh hoạt).
3- Nội dung kiểm điểm
3.1- Tập thể
- Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.
- Việc quán triệt, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Những việc cấp bách được cấp trên giao trong năm 2017;
những nội dung cấp ủy cấp trên gợi ý.
- Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ
ra.
3.2- Cá nhân
3.2.1- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý (Mẫu 01)
* Chính trị tư tưởng
- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức,
kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình. Lập trường tư tưởng chính trị trước khó khăn,
thách thức.
- Giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia, tập thể, lợi
ích cá nhân, vì nhân dân phục vụ.
- Tham gia việc học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
các đợt sinh hoạt chính trị và cập nhật kiến thức.



5

* Đạo đức, lối sống
- Về tham nhũng quan liêu, cơ hội, vụ lợi; đối chiếu những
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,"tự
diễn biến, "tự chuyển hóa" để nghiêm túc kiểm điểm.
- Về lối sống (trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị).
- Việc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của mình để trục lợi.
- Tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu
đồng chí, đồng nghiệp. Giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở
và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
* Tác phong, lề lối làm việc
- Phương pháp làm việc.
- Tinh thần hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng
nghiệp.
* Ý thức tổ chức kỷ luật
- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của địa phương,
cơ quan, đơn vị nơi công tác. Kê khai tài sản, thu nhập cá nhân.
- Việc chấp hành sự phân công của tổ chức.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu
hằng năm.
- Báo cáo cung cấp thông tin với cấp trên.
* Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong
năm: Khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm
vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn
kết nội bộ; chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính,

phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại địa phương, cơ quan,
đơn vị. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám
sát; sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
- Quan hệ, phối hợp giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo, sự
đoàn kết, thống nhất trong địa phương, cơ quan, đơn vị. Chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên và người
lao động.
- Những nội dung do cấp ủy cấp trên gợi ý (nếu có).
- Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ
ra (gắn với khuyết điểm, hạn chế của tập thể).


6

3.2.2- Đối với, công chức, viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý (Mẫu 02)
- Việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề
lối làm việc.
- Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ.
3.2.3. Đối với Đảng viên (Mẫu số 06, 07)
III- Tiêu chí đánh giá, xếp loại
1- Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với tổ chức cơ sở
đảng, đảng viên

Thực hiện theo Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 25
tháng 9 năm 2014 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm
tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở
đảng, đảng viên hằng năm và các biểu mẫu đã được bổ sung,
điều chỉnh gửi kèm theo Hướng dẫn này.
Một số lưu ý trong đánh giá, phân loại đảng viên:
- Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn phân loại, cá nhân tự đánh giá, phân
loại; chi bộ bỏ phiếu, công bố kết quả phân loại và báo cáo cấp ủy cơ sở xem
xét, quyết định.
- Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm nhiều
chức vụ công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ
đảm nhiệm chính và cao nhất.
- Đảng viên ở địa phương không đảm nhiệm chức trách nhiệm vụ gì, đảng
viên đi làm ăn xa nơi cư trú, nghỉ ốm từ 3 tháng trở lên không phân loại đạt mức
“Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
- Đảng viên phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, phân
loại. Những đảng viên vắng mặt hay chưa được đánh giá, phân loại thì chi bộ tổ
chức đánh giá, phân loại vào cuộc họp gần nhất khi đảng viên có mặt.
- Đảng viên đã được phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có
khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức đã phân loại thì hủy bỏ kết
quả và phân loại lại.
- Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với đảng viên mới kết nạp chưa
đủ 06 tháng.
2- Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp


7

Thực hiện theo Quy định số 825-QĐ/TU, ngày 04 tháng 12

năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh,
tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
3- Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công
chức, viên chức
Thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán
bộ, công chức, viên chức.
IV- Trách nhiệm, thẩm quyền, quy trình đánh giá,
xếp loại
1- Trách nhiệm
- Tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu có trách
nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê
bình tập thể, cá nhân hằng năm ở địa phương, cơ quan, đơn vị
phụ trách.
- Cấp có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn,
tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quyết định và chịu trách
nhiệm về việc hoàn thành công tác kiểm điểm hằng năm đối với
các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý đúng, trúng nội
dung kiểm điểm (bằng văn bản), yêu cầu tập thể, cá nhân hoàn thành báo cáo
giải trình nội dung gợi ý trước khi tiến hành kiểm điểm; phân công cấp ủy viên
dự, chỉ đạo, theo dõi việc kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc phân cấp
quản lý. Báo cáo kiểm điểm của tập thể, bản tự kiểm điểm của cá nhân phải
được chuẩn bị kỹ lưỡng, sâu sắc, đầy đủ nội dung, đánh giá đúng ưu điểm, thẳng
thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và xác định nội dung trọng
tâm, trọng điểm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để kiểm điểm.
Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham
mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy về nội dung gợi ý kiểm điểm đối với các tổ
chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ Huyện ủy quản lý. Đảng ủy, Chi bộ cơ sở gợi ý kiểm điểm đối với các

chi bộ trực thuộc, các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ.
2- Thẩm quyền nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ
Cấp có thẩm quyền quyết định nội dung nhận xét, đánh giá xếp loại và
nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ (thực hiện theo phân
cấp quản lý cán bộ, cán bộ thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó nhận xét, đánh giá,
kết luận phân loại), cụ thể như sau:
- Ban thường vụ Huyện ủy nhận xét, đánh giá, kết luận phân loại đối với
các đồng chí ủy viên ban thường vụ huyện ủy, phó chủ tịch hội đồng nhân dân,
ủy ban nhân dân huyện (trừ đồng chí Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy). Trưởng, phó
các cơ quan Khối Đảng; Trưởng, Phó UBMTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội
huyện; trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc khối chính quyền; Bí thư, Phó Bí


8

thư Đảng ủy các TCCSĐ; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và
Bí thư các tổ chức cơ sở Đảng.
- Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền cho các đơn vị nhận xét, đánh giá,
kết luận xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, như sau:
+ UBND huyện đánh giá, phân loại đối với các đồng chí cấp phó các
phòng, ban, đơn vị thuộc khối chính quyền.
+ Đảng ủy các xã, thị trấn đánh giá, phân loại đối với các đồng chí là Phó
Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn.
+ Các Chi bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ huyện đánh giá, phân loại đối với
các đồng chí là Phó Bí thư Chi bộ.
- Đối với công chức, viên chức là đảng viên công tác trong cùng chi bộ
một cơ quan thì việc kiểm điểm, đánh giá phân loại công chức kết hợp cùng với
việc kiểm điểm, đánh giá phân loại đảng viên; kết quả nhận xét, đánh giá của
cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp đồng thời được sử dụng làm kết quả đánh giá của
chính quyền đối với cán bộ công chức đó. Nếu công chức, viên chức là đảng

viên sinh hoạt tại chi bộ ghép nhiều cơ quan thì các cơ quan phải tiến hành họp
kiểm điểm cán bộ, công chức, viên chức riêng.
3- Quy trình kiểm điểm, đánh giá
Trước khi kiểm điểm tập thể, cá nhân, lãnh đạo cơ quan,
đơn vị phải tiến hành:
- Tổng kết, báo cáo cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ
trong năm. Cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm nhận xét,
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cấp
dưới làm cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ, công chức.
- Người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải phổ biến
quán triệt những nội dung cơ bản của Hướng dẫn này, đặc biệt
là Mục 3, Phần II để cá nhân xây dựng bản kiểm điểm đúng
quy định, nếu cá nhân làm chưa đạt thì yêu cầu thực hiện lại.
- Phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.
4- Tổ chức kiểm điểm
4.1- Đối với tập thể
Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau. Người đứng đầu tập
thể lãnh đạo, quản lý trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm
điểm tập thể; định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận
và tiếp thu các ý kiến đóng góp để kết luận và hoàn thiện báo
cáo kiểm điểm của tập thể.
4.2- Đối với cá nhân: Cá nhân trình bày bản tự kiểm
điểm.


9

- Đại diện lãnh đạo hoặc cấp ủy cơ quan báo cáo kết quả
lấy ý kiến nơi cư trú, nơi công tác; kết quả phân loại đảng viên ở

chi bộ (đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); gợi ý
kiểm điểm cá nhân (nếu có), thành viên dự họp tham gia ý kiến.
Cá nhân tiếp thu, giải trình (nếu có), người chủ trì kết luận
và lấy ý kiến biểu quyết bằng phiếu kín (khi kiểm điểm người
đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng
viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu
việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; ở chi bộ
chỉ báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của
đảng viên.
- Bỏ phiếu kín phân loại cán bộ (Mẫu 05, Mẫu 5.1).
- Người đứng đầu tham khảo ý kiến của tập thể và kết quả
bỏ phiếu, các ý kiến nhận xét, đánh giá, phiếu tín nhiệm (nếu
có). Quyết định đánh giá những ưu, khuyết điểm của cán bộ.
Cơ quan tham mưu công tác cán bộ tổng hợp hồ sơ, thẩm định về
quy trình, thủ tục; tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp
ủy, cơ quan nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú và kết quả lấy phiếu
tín nhiệm (nếu có) theo quy định làm kênh tham khảo; đề xuất
nội dung đánh giá và xếp loại đối với cán bộ.
Tập thể cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thảo luận, xem
xét, quyết định nội dung nhận xét, đánh giá và bỏ phiếu kín để
xếp loại cán bộ theo 04 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt
nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả bỏ
phiếu (tỷ lệ %) được tính trên tổng số người có mặt tham gia bỏ
phiếu.
- Thông báo nội dung đánh giá và kết quả xếp loại cho cán
bộ bằng văn bản (thông báo hoặc gửi bản nhận xét, đánh giá
cán bộ).
- Hoàn chỉnh và lưu hồ sơ đánh giá cán bộ, hồ sơ gồm có:
+ Bản tự kiểm điểm đánh giá phân loại cán bộ.

+ Bản nhận xét, đánh giá của cấp trên trực tiếp.
+ Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng hoặc
tập thể đồng cấp.
+ Bản nhận xét, đánh giá của cấp dưới trực tiếp (nếu có).
+ Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi công tác và nơi
cư trú.
+ Kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định hiện hành
(nếu có).
* Lưu ý:


10

- Trong quá trình kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, nếu
phát hiện có những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hoặc có dấu hiệu
vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì dừng việc kiểm điểm
để tiến hành kiểm tra, thanh tra, kết luận làm rõ và xử lý kịp thời
theo quy định; đồng thời, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét,
chỉ đạo.
- Ban thường vụ huyện ủy sau khi kiểm điểm tập thể, cá
nhân, báo cáo xin ý kiến đóng góp của ban chấp hành trước khi
báo cáo cấp trên.
- Khi tổ chức kiểm điểm tập thể và cá nhân phải mời các đồng chí cấp ủy
viên phụ trách tham dự để theo dõi và chỉ đạo.
5- Thông báo, sử dụng kết quả đánh giá
- Nội dung nhận xét, đánh giá được thông báo đến đối
tượng đánh giá và đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng được đánh
giá. Kết quả phân loại năm 2017 được công khai trong tập thể
cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

- Kết quả kiểm điểm tập thể, đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức, đảng viên năm 2017 là căn cứ để các cấp
ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân đề ra
các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục
hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau kiểm điểm, đánh giá,
phân loại; đồng thời, làm cơ sở để thực hiện các khâu trong
công tác tổ chức, cán bộ.
6- Việc bảo lưu ý kiến và khiếu nại kết quả đánh giá,
phân loại
- Các tập thể, cá nhân có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu
và báo cáo lên cấp trên trực tiếp những vấn đề không tán thành
về nhận xét, đánh giá đối với đơn vị, cá nhân mình nhưng phải
chấp hành kết luận nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
- Khi có khiếu nại về nội dung nhận xét, đánh giá và kết
quả phân loại của tập thể, cá nhân thì cấp có thẩm quyền có
trách nhiệm xem xét, kết luận và thông báo bằng văn bản đến
tập thể, cá nhân khiếu nại.
7- Báo cáo kết quả kiểm điểm, đánh giá
Việc kiểm điểm, đánh giá tập thể và cá nhân năm 2017
phải hoàn thành và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Huyện ủy
(qua Ban Tổ chức Huyện ủy) trước ngày 10 tháng 01 năm
2018 để tổng hợp, thẩm định, xếp loại và báo cáo Ban Thường vụ
Tỉnh ủy theo quy định.


11

7.1. Hồ sơ kiểm điểm đối với tập thể các cơ quan, đơn vị và
cá nhân cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý gửi về
Ban Tổ chức Huyện ủy, gồm:

+ Báo cáo kiểm điểm tập thể cơ quan, đơn vị.
+ Bản tự kiểm điểm đánh giá phân loại cán bộ (Mẫu 01).
+ Bản nhận xét của cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú.
+ Văn bản gợi ý kiểm điểm (nếu có).
+ Văn bản tham gia, góp ý của tập thể, cá nhân có liên
quan (nếu có).
+ Kết luận đánh giá, kết quả xếp loại đối với cán bộ được
ủy quyền (Mẫu 04) và đề nghị xếp loại đối với cán bộ thuộc
thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy (Mẫu 03).
+ Văn bản liên quan khác (nếu có).
7.2. Hồ sơ kiểm điểm đối với tổ chức đảng và đảng viên, gồm:
- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của tổ chức cơ sở đảng năm 2017
(theo đề cương gửi kèm).
- Báo cáo kết quả phân tích chất lượng đảng viên và phân loại tổ chức cơ
sở Đảng năm 2017 (theo mẫu gửi kèm).
- Bảng tổng hợp kết quả phân loại tổ chức đảng và đảng viên năm 2017
(theo mẫu gửi kèm).
- Biểu điểm đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng phù hợp với loại hình
tổ chức cơ sở của mình (theo mẫu sao gửi kèm) có dấu và chữ ký của đảng uỷ,
chi uỷ chi bộ cơ sở.
- Tất cả bản kiểm điểm của từng đảng viên năm 2017 có
nhận xét đánh giá của Đảng uỷ, chi bộ cơ sở, bản nhận xét của
cấp uỷ nơi cư trú, phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên có đóng dấu
của Đảng uỷ, Chi bộ cơ sở, để lưu hồ sơ đảng viên (theo mẫu
gửi kèm).
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên (nếu có).
(Các Biểu mẫu gửi kèm Hướng dẫn này được đăng tải tại địa chỉ Mail
của Ban Tổ chức Huyện ủy: )
V- Tổ chức thực hiện
1- Căn cứ Hướng dẫn này, Thường trực HĐND huyện; lãnh

đạo UBND huyện; các các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện; Mặt trận Tổ
quốc, đoàn thể chính trị - xã hội huyện; các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc
Đảng bộ huyện và các cơ quan có liên quan nghiêm túc triển khai thực


12

hiện việc kiểm điểm ở cấp mình, đảm bảo đúng mục đích, yêu
cầu, nội dung, thời gian quy định.
2- Các Ban xây dựng Đảng Huyện ủy tham mưu giúp Ban
Thường vụ Huyện ủy theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo việc thực hiện
Hướng dẫn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các
cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp
thời về Ban Thường vụ Huyện ủy (qua Ban Tổ chức Huyện ủy) để
xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:
- Các đồng chí Huyện ủy viên,
- Thường trực HĐND huyện,
- UBND huyện,
- MTTQ và các đoàn thể huyện,
- Các TCCS Đảng,
- Các cơ quan, đơn vị thuộc huyện,
- Lưu VP-BTC HU

T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ

Lê Đình Huấn




×