Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bảo hiểm cảng hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 3
I.
TỔNG QUAN MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM CẢNG HÀNG
KHÔNG: ............................................................................................................ 3
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và các tổ chức cung cấp
dịch vụ mặt đất tại sân bay............................................................................... 3
2. Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba của chủ nhà để máy bay .......... 6
3. Bảo hiểm trách nhiệm người điều hành bay .............................................. 7
4. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm ............................................................... 9
II.

CÁC KHOẢN LOẠI TRỪ CHUNG: .................................................. 10

III. CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG: ................................................................. 14
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin .............................................................. 14
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm ............................................................... 15
3. Quy định về hủy hợp đồng bảo hiểm ...................................................... 15
4. Thanh toán các khoản chi phí .................................................................. 16
5. Phương thức bồi thường .......................................................................... 16
6. Các yêu cầu khác ..................................................................................... 16
IV. LIÊN HỆ VIỆT NAM: .......................................................................... 17
1. Hoạt động bảo hiểm hàng không tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay .... 17
2. Nhà kinh doanh bảo hiểm hàng không .................................................... 18
3. Công tác bồi thường và hạn chế tổn thất ................................................. 18
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 21

1



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng lớn mạnh của ngành hàng không thì lĩnh vực bảo
hiểm hàng không ngày càng trở nên cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ý
nghĩa với toàn xã hội.
Song song với các sản phẩm bảo hiểm dành cho các hãng hàng không thì các doanh
nghiệp bảo hiểm còn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho nhà sản xuất tàu bay và chủ
sân bay, người điều hành sân bay và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến
hoạt động hàng không khác.
Trong bối cảnh hiện tại, đa phần các Hãng hàng không, nhà sản xuất tàu bay đã thực hiện
rất tốt các chương trình an toàn, an ninh hàng không để phòng ngừa, hạn chế và quản lý
rủi ro cũng như đầu tư các tàu bay mới, hiện đại, tân tiến và an toàn hơn. Điều này đã
hạn chế tối đa những rủi ro, thảm họa đau thương xảy ra nên những năm gần đây, ngành
hàng không được đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không ngày càng gia tăng của
người dân, sự bùng nổ nhiều sân bay và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoạt động
tại sân bay đã diễn ra. Đồng thời, nhu cầu tăng nhanh đó dẫn đến các tình trạng quá tải
ở nhiều sân bay mà nếu không có công tác đảm bảo an ninh, an toàn sẽ dễ dẫn đến các
rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, phân khúc bảo hiểm dành cho các cảng hàng không đang được khai thác mạnh
mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xuất phát từ những luận điểm trên, trong khuôn khổ bài thuyết trình thuộc học phần
“Bảo hiểm hàng không”, với sự hướng dẫn của Giảng viên: ThS. Nguyễn Trần Thanh
Thuần, nhóm chúng em xin nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm Cảng hàng không”, với mục
tiêu tìm hiểu những loại bảo hiểm dành cho cảng hàng không được cung cấp và sử dụng
trên thị trường hiện tại để có thể đánh giá triển vọng phát triển phân khúc thị trường bảo
hiểm này tại Việt Nam.
Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình tìm kiếm, phân tích và xử lý nguồn dữ liệu,
thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế, nhóm vẫn mong muốn mang đến một bài thuyết
trình hoàn thiện nhất. Hy vọng nhận được sự đóng góp và đánh giá cao từ phía thầy cô

và bạn đọc.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
I.

TỔNG QUAN MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM CẢNG HÀNG KHÔNG:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay là dạng bảo
hiểm theo luật định. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà các tổ chức
điều hành sân bay hoặc cung cấp dịch vụ tại sân bay phải trả do phát sinh trách nhiệm
của họ trong quá trình hoạt động tại các sân bay.
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và các tổ chức cung cấp dịch vụ
mặt đất tại sân bay:
a) Phạm vi áp dụng:
Theo AVN 104
Công ty bảo hiểm chấp nhận thanh toán thay cho người được bảo hiểm tất cả tổng tiền,
trừ bất kì khoản khấu trừ được áp dụng, mà người được bảo hiểm sẽ có trách nhiệm pháp
lý thanh toán cho
- tổn thất về thân thể và/hoặc thiệt hại về tài sản gây ra bởi sự cố phát sinh từ hoạt động
kinh doanh được của họ
- với vai trò là chủ và/hoặc người khai thác sân bay (theo mục 5) và tuân theo Giới hạn
địa lý (theo mục 6) của Hợp đồng.
Theo ARIEL ( Section 1)
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những khoản tiền (nhưng
không vượt quá mức đã quy định trong Hợp đồng) cho: Tổn thất về người và tài sản của
người thứ ba trong khu vực quy định

- do lỗi hay sự bất cẩn của người được bảo hiểm hay bất kỳ nhân viên nào của họ
- hoặc bất kỳ thiếu sót của khuôn viên, đường đi, công việc, máy móc hoặc nhà xưởng
được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm.
 Dẫn chứng:
 Sáng 19/9/2017, nhân viên lái xe đầu kéo của Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội
(HGS) điều khiển xe ké, kéo theo 3 dolly thùng có chở hàng ra phục vụ chuyến bay tại
vị trí đỗ số 31 – Cảng Hàng Không quốc tế Nội Bài.
Trong quá trình di chuyển từ nhà ga hàng hóa của Công ty CP dịch vụ hàng hóa hàng
không Việt Nam ra đường công vụ R3, vì thiếu quan sát mà lái xe đã điều khiển xe đầu

3


kéo đâm vào nhân viên vệ sinh Lê Thị Hà thuộc Trung tâm khai thác khu bay đang thu
nhặt rác trên đường công vụ. Sự việc xảy ra đã làm cho chị Hà tử vong.
 Theo như quy định bảo hiểm về thiệt hại người thì trường hợp này chị Hà sẽ được
công ty bảo hiểm bồi thường theo quy định.
Tuy nhiên, trường hợp này nhân viên lái xe dù đã được công ty bảo hiểm chia sẻ phần
rủi ro nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật vì tội gây chết người.
 Ngày 22/11/2015, hành khách trượt ngã vì sự
cố mưa dột tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Tại khu vực trơn trượt không có bảng cảnh báo
người qua lại.
 Nếu không may có tổn thất xảy ra, công ty bảo
hiểm cho Cảng hàng không Tân Sơn Nhất ( là Bảo
Minh) phải chịu trách nhiệm bồi thường cho
người bị ngã.
 (26-27/2/2017) Việc liên tiếp hành lý các
chuyến bay từ Moscow (Nga) về sân bay Nội
Bài, Hà Nội đã bị bẻ khóa, rạch túi và bị lấy đồ

đã làm dư luận bức xúc.
 Hành lý ký gửi, hàng hóa trong khu vực quy
định tại sân bay, khi có hư hỏng hoặc mất mát do
lỗi bảo quản hoặc vận chuyển của nhân viên sân
bay thì hành khách/ người gửi hàng sẽ được nhận
bồi thường (nhưng hành khách/ người gửi hàng
phải xuất trình thẻ hành lý/ không vận đơn).
Theo AVN 104
Bảo hiểm cho mất mát hoặc thiệt hại đối với máy bay hoặc thiết bị máy bay, không thuộc
quyền sở hữu, thuê hoặc cho thuê của Người được bảo hiểm, trong khi máy bay ở đậu
trên mặt đất hoặc do bất kỳ nhân viên người nào của Người được bảo hiểm gây ra.

4


b) Loại trừ riêng đối với loại bảo hiểm này:
- Trách nhiệm phát sinh từ hoạt động của đài kiểm soát không lưu hoặc cung cấp dịch
vụ kiểm soát không lưu.
-

Thiệt hại tài sản cho bất kỳ Máy bay nào trong khi Máy bay đó đang bay.

 Dẫn chứng:
 Sự cố tài xế Trương Văn Toản lái xe chở hành lý đâm vào máy bay của China
Airlines (Đài Loan) tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM hôm
27/8/2015 được đánh giá là gây uy hiếp an toàn nghiêm trọng.
Thiệt hại nhìn thấy trước mắt là chiếc Airbus
330 bị hư hỏng, một vết xước trên thân máy
bay kéo dài 1,3m và rộng 60cm, vì vậy chuyến
bay CI782 đi Đài Bắc phải hủy bỏ; 300 hành

khách phải xuống máy bay trước giờ khởi hành
và được đưa đến khách sạn để chờ một chuyến
bay mới trong vòng 15 tiếng đồng hồ, phần
đông trong số này là khách bay quá cảnh Đài Loan nên hành trình bay tiếp theo bị thay
đổi. Khi chiếc Airbus 330 bị đâm va phải dừng khai thác và nằm lại Tân Sơn Nhất ít nhất
trong 3 ngày để sửa chữa thì China Airlines đã phải điều máy bay Feery từ Đài Loan
sang Việt Nam để thay thế, cùng với một tổ chuyên gia kỹ thuật…

China Airlines đã đưa ra ước tính thiệt hại bằng tiền rơi vào khoảng 1 triệu
USD. Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam - cho hay, TIAGS phải bỏ tiền ra bồi
thường hoàn toàn cho China Airlines. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được bảo hiểm hàng
không thanh toán, các đơn vị có liên quan đều đã mua bảo hiểm hàng không.
 Sáng sớm 7/8/2015, nhân viên lái xe đầu kéo, kéo theo 2 rơ moóc hành lý của SAGSDAD đâm vào cánh trái máy bay CL350. Đây là máy bay cá nhân cỡ nhỏ bay thuê chuyến
từ Hồng Kông, đáp xuống sân bay Đà Nẵng từ tối 6.8, đậu tại sân bay để chờ đón khách
lượt về.

5


Cú đâm mạnh khiến máy bay bị xô lệch sang trái
khoảng 20 cm, cánh trái rách một đoạn khoảng 30 x
10 cm. Máy bay này nằm lại sân bay Đà Nẵng chờ
chuyên gia từ Hồng Kông qua sửa chữa
 Về đền bù thiệt hại cho máy bay hư hỏng, phía
SAGS-DAD cho biết công ty có mua bảo hiểm và
đang chờ thông tin phía chủ máy bay để bảo hiểm
giải quyết.
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của chủ nhà để máy bay
(Theo AVN 98: Section 1: COVERAGE B - HANGARKEEPERS LIABILITY)
a) Phạm vi áp dụng:

Các công ty bảo hiểm đồng ý trả thay cho Người được bảo hiểm (Chủ Hangar) tất cả
các khoản tiền, trừ đi khoản miễn trừ áp dụng mà Người được bảo hiểm sẽ phải chịu
trách nhiệm về pháp lý đối với:
Thiệt hại về Tài sản do rủi ro xảy ra cho Máy bay và / hoặc Thiết bị máy bay trong khi
Người được bảo hiểm chăm sóc, hoặc kiểm soát cho mục đích phục vụ, xử lý, bảo dưỡng
và / hoặc lưu giữ liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động hàng không quy
định tại Mục 5 của Hợp đồng.
b) Sự cần thiết của loại Bảo hiểm này:
 Tháng 4/2012, Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines)
khánh thành và đi vào khai thác “Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay Vietstar
Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất”.
Với cơ sở hiện đại, trang thiết bị sẵn sàng, Trung tâm bắt đầu phục vụ cho nhu cầu ngày
càng tăng về các dịch vụ kỹ thuật cho máy bay thân hẹp, đặc biệt là ở thị trường Châu
Á và các nước Đông Dương.
Đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam,
đáp ứng nhu cầu của các hãng hàng không trong nước và khu vực, đồng thời góp phần
đưa ngành kỹ thuật hàng không Dân dụng Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

6


Toàn cảnh Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay Vietstar

 Ngày 3/8/2013, Tổng công ty Hàng
không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ
chức khánh thành công trình hangar sửa
chữa máy bay thân rộng tại sân bay Tân Sơn
Nhất-đảm bảo cung cấp các dịch vụ kỹ thuật
cho đội tàu bay của hãng và các hãng hàng
không khác hoạt động tại Tân Sơn Nhất.

 Việc ra đời và phát triển của các hangar và dịch vụ sửa chữa/ bảo dưỡng máy bay
làm tăng cao nhu cầu Bảo hiểm chủ Hangar do máy bay là loại tài sản giá trị vô cùng
lớn, nếu không may có rủi ro xảy ra như sập hangar làm hư hỏng tàu bay của Hãng khác
đang trong quá trình bảo dưỡng thì số tiền bồi thường là rất lớn nên các chủ Hangar cần
mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho mình.
3. Bảo hiểm Trách nhiệm người điều hành bay
a) Phạm vi áp dụng:
Toàn bộ thương tật thân thể, thương tổn cá nhân và thiệt hại tài sản phát sinh trong quá
trình hoạt động hàng không và những hoạt động trực tiếp ở các Đài kiểm soát không lưu
tại sân bay được bảo hiểm với mức trách nhiệm tối đa được thỏa thuận trong Hợp đồng.
b) Sự cần thiết của loại Bảo hiểm này:

7


 Thảm họa sân bay Tenerife (Tây Ban
Nha) xảy ra vào ngày 27/3/1977, khi hai máy
bay chở khách Boeing 747 của hãng hàng
không Pan Am Airways (Mỹ) và hãng hàng
không hoàng gia Hà Lan KLM đâm vào nhau
trên đường băng. Với tổng số 583 ca tử vong,
đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử
ngành hàng không. Nguyên nhân do lỗi phi công, ảnh hưởng thời tiết, hiểu lầm giữa phi
công và kiểm soát viên không lưu, và cộng hưởng các nguyên nhân khác. Sau tai nạn,
những thay đổi lớn đã được áp dụng vào an toàn quy định hàng không.

-

 Tại Việt Nam, năm 2014: Nhiều sự cố hàng
không do lỗi điều hành không lưu xảy ra như:

Ngày 27/6, Nhân viên thực tập đã cấp huấn
lệnh cho chuyến bay của Jetstar Pacific cất cánh,
trong khi một chuyến bay khác của Vietnam
Airlines vừa đáp xuống và chưa thoát ra khỏi
đường băng tại sân bay Đà Nẵng.,
Ngày 23/7, kiểm soát viên không lưu lúng túng khi sử dụng thiết bị khiến máy bay

Jetstar mất liên lạc tại sân bay Vinh.
 Rủi ro do sai sót của kiểm soát không lưu có thể xảy ra và gây tổn thất vô cùng nghiêm
trọng nên việc mua Bảo hiểm trách nhiệm người điều hành bay là hết sức cần thiết.
 Dẫn chứng:
Sáng 20/10/2015, lễ ký kết Hợp đồng
Bảo hiểm Trách nhiệm người điều hành bay
giữa Tổng Công ty Quản lý Bay Việt Nam và
Liên danh bảo hiểm là ba doanh nghiệp bảo
hiểm hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, Bảo
hiểm Bảo Việt chính thức trở thành nhà bảo
hiểm gốc dẫn đầu - với tỷ lệ 60% giá trị hợp
đồng bảo hiểm này. Theo hợp đồng, mức trách
nhiệm tối đa là 300 triệu USD, trong thời hạn
từ 21/10/2015 đến 20/10/2016.

8


4. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất về người hoặc tài sản gây ra do lỗi về
thiết kế, lỗi về sản xuất hoặc cung cấp vật liệu, hàng hóa có lỗi, bao gồm các bản in, tài
liệu hướng dẫn ,.. Trách nhiệm sản phẩm cũng có thể phát sinh từ những hàng hóa và
dịch vụ được bán hoặc cung cấp cho một bên thứ ba.

-

 Ví dụ:
Tổn thất về người và tài sản do cung ứng lương thực và thực phẩm của công ty cung
ứng suất ăn lên chuyến bay

-

Dụng cụ để lại trong động cơ máy bay trong quá trình bảo dưỡng và gây ra một vụ
rơi máy bay sau đó

 Dẫn chứng: Rủi ro do lỗi nhân viên bảo dưỡng tàu bay
Tai nạn rất thương tâm trên chiếc máy bay Boeing 757-23A của hãng hàng không
Aeroperú. Vào tháng 10 năm 1996, máy bay bị rơi khiến toàn bộ 70 người trên khoang
thiệt mạng. Để máy bay đọc được những chỉ số như độ cao, tốc độ, nhiệt độ, nó dùng
các cổng có tên 'Static Ports' ở phần thân hoặc cánh máy bay. Khi bảo dưỡng, người ta
thường dùng băng dán che những cổng này lại để ngăn côn trùng và bụi bặm chui vào.
Trong trường hợp này, những người công nhân bảo dưỡng đã quên lột lớp băng dán ra.
Chỉ một lỗi nhỏ thôi đã dẫn đến tai nạn cực kỳ thảm khốc. Những công nhân gây ra điều
này đã phải ngồi tù vì hành động bất cẩn của mình.

 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm vô cùng cần thiết để phòng ngừa rủi ro

9


II.

CÁC KHOẢN LOẠI TRỪ CHUNG (THEO AVN 104):


-

Tổn thất về người và tài sản của nhân viên của người được bảo hiểm

-

Thiệt hại về tài sản đối với tài sản thuộc sở hữu, thuê, cho thuê hoặc chiếm dụng,
canh giữ hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm

-

Trách nhiệm phát sinh sau khi hàng hoá hoặc các sản phẩm gây thiệt hại đó đã không
còn thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm.

-

Chi phí sửa chữa hoặc thay thế bất kì hàng hóa hay sản phẩm được cung cấp hay
phân phối bởi Người được bảo hiểm hoặc bất kì bộ phận nào bị lỗi.

-

Theo AVN48B (1.10.96):
War, Hi-Jacking and Other Perils Exclusion Clause (Aviation)

 Chiến tranh, xâm lược, nội chiến, nổi dậy, cách mạng, khởi nghĩa, luật quân sự, quân
đội hoặc quyền lực chiếm đoạt hoặc những nỗ lực chiếm đoạt quyền lực.
 Các cuộc đình công, bạo loạn, bạo động dân sự hoặc biến động nhân công.
 Tịch thu, quốc hữu hóa, bắt giữ, điều khiển, giam giữ, chiếm đoạt, lệnh trưng thu
quyền sở hữu hoặc sử dụng theo lệnh của Chính phủ hoặc nhà chức trách địa phương.
 Không tặc hoặc bất kỳ sự bắt giữ bất hợp pháp hoặc hành động sai trái nào trong việc

kiểm soát tàu bay hoặc phi hành đoàn trong chuyến bay
Máy bay nằm ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm vì các nguy hiểm trên.
-

Theo AVN46B (1.10.96): Noise and Pollution and Other Perils Exclusion Clause

 Tiếng ồn (cho dù nghe đến tai người hay không), rung, tiếng nổ siêu thanh và bất kỳ
hiện tượng liên quan đến nó;
 Ô nhiễm và nhiễm bẩn dưới bất kỳ hình thức nào;
 Điện và nhiễu điện từ;
 Can thiệp vào việc sử dụng tài sản, trừ khi gây ra tai nạn cháy nổ hoặc va chạm hoặc
ghi lại trường hợp khẩn cấp khi bay gây ra hoạt động máy bay bất thường.
-

Theo AVN 38B (22.7.96) : Nuclear Risks Exclusion Clause:
Loại trừ rủi ro hạt nhân

10


-

Theo AVN 2000A (14.03.01): Date Recognition Exclusion Clause:

Loại trừ rủi ro do lỗi hệ thống hay không có khả năng xử lý, chuyển đổi năm, ngày tháng
hoặc dữ liệu thời gian hoặc thông tin có liên quan đến bất kỳ thay đổi nào của năm, ngày
tháng hoặc thời gian
-

LSW 2488AGM00003 (10.08.2012): Asbestos Exclusion Clause:


Sự hiện diện thực tế, bị cáo buộc hoặc bị đe dọa về chất amiăng dưới bất kỳ hình thức
nào, hoặc bất kỳ vật liệu hoặc sản phẩm nào chứa hoặc bị cáo buộc có chứa amiăng.
-

AVN72 (9.2.2000): Contracts (Rights of Third Parties) Act 1999 Exclusion
Clause:

Bất kỳ đối tượng nào không được đề cập đến tại bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng
Bảo hiểm đã thỏa thuận (kể cả phần chỉnh sửa/ bổ sung) thì không được hưởng bảo hiểm
hay tái bảo hiểm
 DẪN CHỨNG CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ BỊ LOẠI TRỪ (Công ty bảo hiểm
sẽ không chi trả cho người mua Bảo hiểm)
 Bé trai bị thang cuốn sân bay "ngoạm" tay:
Như Dân trí đưa tin, bé P (17 tháng tuổi) cùng (26
tuổi, quê ở Hà Tĩnh) là hành khách đi máy bay của
hãng hàng không Jetstar Pacific. Trong khi ngồi
chờ chuyến bay tại khu vực cách ly nhà ga quốc
nội, bé P tự đi lại và bị ngã vào thang cuốn ở khu
vực cửa ra máy bay số 3. Thang cuốn đã kéo đứt
75% cổ tay của bé.
Đội y tế sân bay đã tiến hành sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đưa bé P đi cấp cứu tại
bệnh viện Nhi Đồng 1, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
Thành phố để mổ cấp cứu. Đến 21h ngày 7/4, ca mổ cấp cứu thành công, các bác sỹ đã
nối được xương và các vi mạch máu cho tay của bé P.
Ngay sau sự việc này, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã lập Đoàn kiểm tra việc duy trì
điều kiện khai thác nhà ga hành khách tại Cảng hàng không này, kiểm tra việc lắp đặt,

11



vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị của nhà ga để phục vụ khai thác, trong đó có
thang cuốn.
Nhà chức trách hàng không đang yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xem
xét để đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho bé P vì tai nạn xảy ra ở sân bay. Nếu trường
hợp tai nạn này không thuộc trách nhiệm phải chi trả bảo hiểm, cảng hàng không Tân
Sơn Nhất có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí.
Với trường hợp sự cố xảy ra đối với hành khách ở sân bay, cảng hàng không đã ký hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, tùy từng trường hợp cụ thể cảng hàng
không sẽ làm việc với công ty bảo hiểm để giải quyết theo thoả thuận và quy định.
 Nhân viên cảng hàng không Đà Nẵng bị máy kẹp tử vong
Nạn nhân là nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng cầu ống lồng tại Cảng hàng không quốc tế Đà
Nẵng. Ngày 20/2/2017, khi anh Võ Hồng Duy (27 tuổi, trú huyện Núi Thành, Quảng
Nam) đang sửa cầu ống lồng của Tổng công ty CHK Việt Nam (ACV) thì bị máy kẹp
vào cơ thể.

12


 Dân Tokyo yêu cầu bồi thường vì tiếng ồn máy bay quân sự

Người dân đi kiện đến tòa án Tokyo

Căn cứ không quân Yokota

Theo hãng tin Kyodo, (11-10) Tòa án quận Tokyo đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản bồi
thường cho người dân tổng cộng 610 triệu yen (5,5 triệu USD).
Phán quyết của tòa án nêu rõ tiếng ổn của máy bay ở căn cứ không quân Yokota - nơi có
hoạt động của máy bay Mỹ và của Lực lượng Không quân Phòng vệ Nhật, đã gây ảnh
hưởng đến cuộc sống thường ngày và làm tổn hại tâm lý của người dân, trong khi chính

phủ không nỗ lực hết sức để tìm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm tiếng ồn này.
Thẩm phán cho biết: "Dù hoạt động của máy bay quân sự là vì mục đích phục vụ lợi ích
của công chúng nhưng sẽ là bất công nếu đòi hỏi các nguyên đơn phải chịu phần thiệt".
Bên nguyên đơn đòi đền bồi 22.000 yen mỗi tháng nhưng tòa phán quyết đền bồi theo 3
mức độ 4.000 - 8.000 và 12.000 yen dựa theo thang mức độ tiếng ồn mà các hộ dân phải
hứng chịu.
Người dân địa phương lâu nay than phiền về mức độ tiếng ồn xung quanh căn cứ không
quân Yokota ở ngoại ô Tokyo, đặc biệt là thời điểm máy bay cất cánh và hạ cánh trong
đêm và rạng sáng.
Tại Nhật Bản có nhiều vụ kiện về ô nhiễm tiếng ồn liên quan các căn cứ quân sự nước
ngoài đặt ở nước này. Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Nhật đã phải đền bồi đến
33,5 tỉ yen cho các vụ kiện liên quan tiếng ồn của máy bay quân sự.
Hồi tháng 2 vừa qua, một tòa án tại Nhật Bản cũng đã ra phán quyết yêu cầu số tiền bồi
thường kỷ lục lên đến 30,2 tỉ yen cho khoảng 22.000 người dân sinh sống gần căn cứ
quân sự Mỹ tại tỉnh Okinawa ở miền Nam Nhật Bản.

13


III.

CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG

1. Trách nhiệm cung cấp thông tin
Theo quy định của AVN 104
- Khi xảy ra bất kỳ sự việc nào có thể dẫn đến khiếu nại theo Hợp đồng hoặc khi Người
được bảo hiểm (hoặc Đại diện của Người được bảo hiểm) nhận được thông báo về bất
kỳ yêu cầu bồi thường nào, thông báo bằng văn bản với đầy đủ các chi tiết sẽ được cung
cấp cho Công ty bảo hiểm càng sớm càng tốt. Mỗi bức thư, yêu cầu bồi thường, lệnh,
giấy triệu tập hoặc quy trình sẽ được chuyển tiếp đến Công ty bảo hiểm ngay khi Người

được bảo hiểm nhận được.
- Tất cả các thông báo theo quy định trên sẽ do Người được bảo hiểm giao cho công ty
có tên trong mục 8 của Hợp đồng.(NAME AND ADDRESS OF FIRM TO WHOM ALL
NOTICES SHALL BE GIVEN)
- Nếu có sự thay đổi cụ thể về hoàn cảnh hoặc tính chất của rủi ro là cơ sở của hợp đồng
này, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm và và không có
khiếu nại phát sinh sau đó. Sự thay đổi đó sẽ có thể thu hồi nếu không được chấp nhận
bởi Công ty bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm không được trình bày và có bất kỳ khiếu nại nào nếu:
 Cố tình hoặc vô ý che giấu Công ty bảo hiểm bất kỳ thông tin nào mà Người được
bảo hiểm biết hoặc phải biết có thể là trọng yếu để xem xét bất kỳ khiếu nại nào;.
 Cung cấp thông tin sai về bất kỳ sự kiện nào được coi như là một nguyên nhân gây
ra tổn thất hoặc về số tiền yêu cầu bồi thường;
Trong các trường hợp quy định tại điểm này, Công ty bảo hiểm cũng có thể lựa chọn:
 chấm dứt bảo hiểm được cung cấp bởi Hợp đồng đối với Người được bảo hiểm, có
hiệu lực kể từ ngày xảy ra sự việc dẫn đến yêu cầu bồi thường;
 thu hồi bất kỳ số tiền nào đã trả cho Người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy
ra vào ngày hoặc sau ngày xảy ra sự việc dẫn đến yêu cầu bồi thường
 giữ lại bất kỳ và tất cả phí bảo hiểm do Người được bảo hiểm chi trả.
 Sử dụng các phương tiện hoặc thiết bị gian lận.
Trong bất kỳ trường hợp nào công ty bảo hiểm sẽ có quyền từ chối thanh toán toàn bộ
hay một phần yêu cầu bồi thường cho Người được bảo hiểm.

14


2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm:
Theo Điều 55, Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000)
về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


- Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, Công ty bảo hiểm phải trả cho Người được bảo hiểm
những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật Người được bảo hiểm có trách nhiệm
bồi thường cho người thứ ba.
- Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản trên, Công ty bảo hiểm còn
phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người
thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do Người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường
theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Tổng số tiền bồi thường của Công ty bảo hiểm quy định tại khoản 2 khoản trên không
vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
- Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo
đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu
của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việcbảo lãnh hoặc ký
quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
Điều khoản tăng thêm theo quy định của AVN 104
- Nếu Người được Hợp đồng khác bảo hiểm tổn thất được bảo hiểm bởi Hợp đồng này,
Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm với một tỷ lệ lớn hơn cho tổn thất đó so với
Mức giới hạn trách nhiệm được nêu trong Hợp đồng.
- Mặc dù có sự bao gồm của nhiều hơn một người được bảo hiểm, cho dù bằng sự chứng
thực hoặc bằng cách khác, toàn bộ trách nhiệm pháp lý của Bảo hiểm đối với bất kỳ hoặc
tất cả Người được bảo hiểm sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm được ghi trong Hợp
đồng.
3. Quy định về hủy hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định của AVN 104
- Hợp đồng này có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào theo yêu cầu bằng văn bản của Người
được bảo hiểm hoặc có thể bị hủy bỏ bởi Công ty bảo hiểm (hoặc đại diện Công ty bảo
hiểm) bằng văn bản thông báo trước 30 ngày. (Trường hợp thông báo trước 30 ngày là
trái pháp luật hoặc quy định, thì thời gian tối thiểu cho phép sẽ được thay thế).

15



- Nếu Hợp đồng Bảo hiểm bị hủy bỏ, Công ty bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho
bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua
bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm.
- Nếu Hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ bởi Công ty bảo hiểm, họ sẽ giữ lại phí bảo hiểm
trong giai đoạn hợp đồng này có hiệu lực, tính theo tỷ lệ. Thông báo hủy bỏ sẽ có hiệu
lực ngay cả khi họ không thanh toán hoặc đề nghị hoàn phí bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm được cung cấp bởi Hợp đồng này sẽ không bị hủy bỏ bởi bất kỳ
hành động hợp lý nào để bảo vệ người hoặc tài sản của Người được bảo hiểm (hoặc
người đại diện).
4. Thanh toán các khoản chi phí:
Theo ARIEL:
- Ngoài các giới hạn nêu trong Hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chấp nhận thanh toán tất
cả chi phí hợp pháp và các chi phí phát sinh trong việc bào chữa cho bất kỳ khiếu nại
nào được thực hiện bởi Người được bảo hiểm;
- Miễn là: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, nếu Người được bảo hiểm chống lại
thành công yêu cầu bồi thường, Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán tất cả các chi phí phát
sinh liên quan của Người được bảo hiểm đến tối đa nhưng không vượt quá số tiền bảo
hiểm theo Hợp đồng này.
5. Phương thức bồi thường:
Theo Điều 57, Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam
Theo yêu cầu của Người được bảo hiểm, Công ty bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp
cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.
6. Các yêu cầu khác:
Các Công ty bảo hiểm thẩm định rất kỹ về nguy cơ rủi ro trước khi quyết định ký kết
hợp đồng bảo hiểm với Người mua bảo hiểm, đây cũng là cơ sở để xem xét tính phí bảo
hiểm, bắt buộc Người mua phải khai báo trung thực trong Đơn yêu cầu bảo hiểm hay
Hợp đồng, đặc biệt là phần các rủi ro và sự kiện bảo hiểm trong quá khứ của họ.
 Dẫn chứng: (Phụ lục)

- Mẫu Hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm chủ sân bay của công ty AIG Malaysia
- Mẫu Đơn yêu cầu bảo hiểm Trách nhiệm chủ sân bay của công ty Allianz

16


IV.

LIÊN HỆ VIỆT NAM:

1. Hoạt động bảo hiểm hàng không tại Việt Nam từ năm 1989 đến nay:
Để đáp ứng được yêu cầu bay nội địa và quốc tế, năm 1980, nghiệp vụ bảo hiểm hàng
không đã ra đời nhằm góp phần ổn định hoạt động của ngành Hàng không dân dụng, góp
phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn 1980 – 1989, nghiệp vụ bảo hiểm hàng
không cũng như các loại hoạt động bảo hiểm khác tồn tại và phát triển trong cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, mặc dù đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
Kể từ năm 1989 đến nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng không không những chịu
sự điều chỉnh bởi các luật quốc tế mà còn của các luật quốc gia.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tăng cường sự quản lý của Nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ
đã quan tâm kịp thời đến ngành hàng không bằng cách ban hành các chính sách cũng
như Nghị định nhằm thúc đẩy và phát triển ngành vận tải hàng không, ví dụ như: ban
hành Nghị định 100/CP về “Kinh doanh bảo hiểm” đánh dấu một bước ngoặt trong quá
trình phát triển bảo hiểm thương mại ở nước ta. Sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm
đã giúp cho việc nâng cao số lượng lẫn chất lượng các nghiệp vụ bảo hiểm, quy mô phạm
vi bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng với nhiều loại hình bảo hiểm hàng không mới ra
đời đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2000, ngành bảo hiểm Việt Nam đón chào sự kiện quan trọng đó là sự ra đời của
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Trong luật này nêu rõ các khái niệm về bảo hiểm,
quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh bảo hiểm, các điều kiện kinh doanh, vốn pháp

định. Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam đã có một khung pháp lý hoàn chỉnh,
được pháp luật bảo vệ chặt chẽ và phải thực hiện đúng các nghĩa vụ cũng như chịu mọi
trách nhiệm theo pháp luật.
Trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không cũng
như đội bay của hàng không Việt Nam ngày càng tiên tiến, công tác phục vụ mặt đất ở
các cảng hàng không liên tục được hoàn thiện. Để phù hợp với xu thế chung đó, bảo
hiểm hàng không Việt Nam không những được tăng cường về mặt chất lượng mà quy
mô phạm vi bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng với nhiều loại hình bảo hiểm hàng không
mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập của cả nền kinh tế Việt Nam.

17


2. Nhà kinh doanh bảo hiểm hàng không:
Nếu như từ 1980 đến 1994, Bảo Việt vẫn giữ vai
trò là nhà kinh doanh bảo hiểm độc quyền trên thị
trường Việt Nam nói chung và với Hàng không
Việt Nam nói riêng với mức phí đắt đỏ và cách tính
phí mập mờ thì năm 1995 đã đánh dấu một sự khởi sắc trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam bằng Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh.
Sau thời điểm này, thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam đã xuất
hiện một loạt các công ty bảo hiểm. Đó là sự ra đời của
công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
ngày 27/09/1994, công ty bảo hiểm TP Hồ Chí Minh
(Bảo Minh) ngày 28/11/1994, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
(PVI), công ty cổ phần bảo hiểm hàng không Việt Nam (VNI)…
Hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã được Bộ Tài chính
cấp phép tham gia bảo hiểm hàng không, nhưng phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ dừng
lại ở việc tham gia bảo hiểm hàng không mặt đất với các dịch vụ vận chuyển đường bộ
và con người. Bảo hiểm tài sản máy bay thì có rất ít doanh nghiệp tham gia. Với sức

cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm bảo hiểm ngày một lớn,
hiện tại, Bảo hiểm Bảo Việt cùng với PVI, Bảo hiểm Hàng
Không (VNI), Bảo Minh vẫn là những nhà bảo hiểm hàng
đầu thị trường bảo hiểm hàng không trong nước.
3. Công tác bồi thường và hạn chế tổn thất:
Đi đôi với công tác khai thác bảo hiểm hàng không, bảo hiểm còn thực hiện tốt khâu giải
quyết bồi thường, hạn chế và đề phòng tổn thất do tai nạn, sự cố máy bay gây ra.
Bảo hiểm hàng không đã chủ động tổ chức, phối hợp mời các cán bộ có kinh nghiệm của
Bảo Minh, Bảo Việt và Bảo hiểm quốc tế đi khảo sát và kiểm tra các hoạt động của Hàng
không Việt Nam để đề ra các khuyến cáo về an ninh, an toàn hàng không rất thiết thực.
Đã ban hành các quyết định về các trường hợp bất thường về hành khách, hành lý, hàng
hóa, bưu kiện cũng như giải quyết bồi thường và giới hạn bồi thường.

18


Qua công tác kiểm tra, công ty bảo hiểm phối hợp cùng phòng bảo hiểm đã nắm được
các đặc điểm của từng sân bay, những thuận lợi và khó khăn của từng đơn vị trong công
tác phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa và những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn bay,
trên cơ sở đó, phòng bảo hiểm đã có một số những hướng dẫn cụ thể cho từng đơn vị,
đồng thời sử dụng nguồn kinh phí quản lý rủi ro để đầu tư cho một số công trình có hiệu
quả thiết thực trong công tác phục vụ hành khách đi trên các chuyến bay và quản lý rủi
ro như:
- Làm mái che cho hàng hóa và nâng cấp hệ thống thoát nước tại kho hàng ở Nội Bài.
- Trang bị bao bì, dây buộc, băng dính phục vụ hành khách do văn phòng miền Bắc
cung cấp để hạn chế tình trạng rách, vỡ hàng lý trong quá trình vận chuyển.
- Bổ sung thêm lực lượng an ninh ở sân bay và tăng cường kiểm tra khách hàng.
- Bổ sung thêm các máy chiếu tia X mới và các dụng cụ soi mới khác.
- Những hệ thống khóa mới trên các máy bay cho phép buồng lái hoàn toàn cách ly với
cabin hành khách trên suốt chuyến bay.

- Chu kỳ bảo trì máy bay thường được thực hiện khá chặt chẽ theo sự chỉ dẫn của nhà
sản xuất. Những bảo dưỡng quan trọng đối với động cơ và cánh quạt được giao cho các
cơ sở bảo dưỡng ở nước ngoài với đầy đủ các tiêu chuẩn. Tuy vậy, việc bảo dưỡng đang
dần chuyển về trong nước.
- Hàng năm, Vinare cùng Bảo Minh và nhà
môi giới bảo hiểm Willis thường xuyên phối
hợp tổ chức các hội thảo về quản lý rủi ro với
sự tham gia của các chuyên gia quốc tế lâu năm
và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng không.

Hội thảo "đề phòng hạn chế tổn thất trong lĩnh vực bảo hiểm

Như vậy, trong công tác bảo hiểm hàng không tại các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng
như tại ngành Hàng không Việt Nam ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn với các nghiệp
vụ bảo hiểm hàng không càng được nghiên cứu sâu và mở rộng phạm vi bảo hiểm gắn
liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành Hàng không
dân dụng phát triển không ngừng.

19


KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài về Bảo hiểm Cảng hàng không, nhóm nhận thấy sự phát triển
rất rõ nét của phân khúc thị trường này, các công ty bảo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam
đã cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đa dạng dàng cho các chủ sân bay, người điều hành
bay, các công ty cung cấp dịch vụ liên quan khác...
Đồng thời, dễ dàng nhận thấy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra tại sân bay là rất cao nên các
doanh nghiệp cảng và nhà cung cấp dịch vụ hàng không đã chủ động mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cho mình. Điều này cho thấy nhận thức về quản lý và phòng tránh rủi ro

của họ đã được nâng cao. Song, rất nhiều những tai nạn, sự cố đã xảy ra gây những thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản tại sân bay đòi hỏi sự phối hợp toàn diện giữa những
bên liên quan với kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.
Dự báo trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của ngành hàng không,
các sản phẩm bảo hiểm cho Cảng hàng không sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp
thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam.
Gần 30 năm hoạt động, bảo hiểm hàng không Việt Nam đã và đang trải qua rất nhiều
khó khăn và thử thách nhưng những thành quả mà bảo hiểm hàng không đạt được không
phải là ít. Với các chuyến bay của Hàng không Việt Nam trên khắp bầu trời quốc tế, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành bay đã tỏ ra là một người
trợ thủ đắc lực, một người bạn luôn cùng Hàng không Việt Nam, tạo niềm tin cho Hàng
không Việt Nam ngày càng vươn cao hơn, xa hơn đến những vùng đất mới trên thế giới.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AVN 104: Airport liability insurance
2. AVN 98: Aviation products, grounding and other aviation liability insurance
3. ARIEL: Airport owners and operators liability insurance Policy
4. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000)
5. Giáo trình Bảo hiểm hàng không- TS. Nguyễn Hải Quang (Chủ biên)
6. Các bài viết, phóng sự trên Báo Dân trí, Tuổi trẻ, Vnexpress…
7. Tài liệu từ trang web www.aig.ca, www.agcs.allianz.com

21


Airport Liability
Application Form


Allianz Global Corporate & Specialty
Allianz Global Risks US Insurance Company
130 Adelaide Street West Suite 1600
Toronto, ON M5H 3P5
Fax 416-849-4555

Name of Insured: ____________________________________________________________________________
Address: _________________________________________________________________________________________________
Street

City

Province

Postal Code

Telephone number _______________________ Fax number __________________ Email address _____________________
Current Insurer: ______________________ Expiry Date: ______________________
Transport Canada Designator/Name of airport ____________________________________________________________________
Legal address of the Airport _____________________________________________________________________________________
Please attach where possible a map of the airport
Runway (list each one)
Construction
(Paved, Gravel ,Grass)

Length

Width


Are
runways

1)

[ ] yes [ ] no

2)

[ ] yes [ ] no

Questionnaire

Yes

No

How long has airport been in existents?

Years

Revenue generated from use of Airport

Tie downs $ ___________ Hangars $ ___________Other $_______________

Air traffic is controlled by

[]

[]


[ ] Uncontrolled
[ ] Tower [ ] Unicom – operated by ____________________________

Is there an airport manager?

[]

[]

If Yes, then who employs the manager?____________________________

Who maintains the airport?

[ ]Applicant or [ ] Name ___________________________________

Is the airport fenced?

[]

[]

Is there a fire station located at the airport?

[]

[]

If no, how many miles from the airport?____________ miles


Is there emergency equipment located at the
airport?

[]

[]

List

Does the Applicant maintain an air crash
emergency plan?

[]

[]

Is the airport used at night?

[]

[]

Is the airport used during the winter months?

[]

[]

If yes to winter use, do you provide snow


[]

[]

clearing maintenance?
Do you provide grass cutting and general
maintenance at the airport?

If no, who does? _____________________________________
Do you require the contractor to carry insurance? [ ] yes [ ] no

[]

[]

Do you provide general maintenance at the
airport?

IF no, who does? _____________________________________
Do you require the contractor to carry insurance? [ ] yes [ ] no
IF no, who does? _____________________________________
Do you require the contractor to carry insurance? [ ] yes [ ] no

Are any parachuting operations at the airport?

[]

[]

Are any Non Aviation Activities or facilities at

the airport?

[]

[]

Please describe ____________________________________________

Do you host any or sponsor any
Airshow. Airmeets?

[]

[]

If yes, please provide full details._______________________________


Questionnaire cont’d
Do any scheduled commercial aircraft use the
airport?

Yes
[]

No
[]

If yes, please name the commercial operator
1) _________________________

2)__________________________

Number of Annual Movements

Commercial aircraft __________________________________________
Private aircraft ______________________________________________
Helicopters _________________________________________________

How many aircraft are based at the airport?

State number _________________________________________________

Do you expect to do any construction work at the [ ]
airport in the next 12 months?

[]

Describe _______________________________________________

Please provide details of the Hangars or Buildings located at your airport.
Location - state all Locations
Age Size
Construction

Heating

Sprinklers

1)
2)

3)
4)
List the occupants of the hangars or buildings listed above

1)
2)
3)
4)
Do you require that the tenants carry liability insurance for the use of the hangar or buildings? - [ ] yes [ ] no
Do you require and obtain a hold harmless from your tenants? – [ ] yes [ ] no

Hangarkeepers Coverage If you are responsible for any aircraft tied down or hangared at your airport
please complete the following.
-

State number of aircraft in your care custody or control
Average
Value any one aircraft
Value of all aircraft

Maximum

Hangared $ & number

Tied Down

$
$

$

$

#
#

Hangared
#
#

$
$

Tied Down
#
#

$
$

#
#

Are you responsible for moving other peoples’ aircraft? [ ] Yes [ ] No
Do you have any signed agreement such as a hold harmless for aircraft that are in your care custody and control? [ ] Yes [ ] No
If yes please attach a copy of the standard agreement.

Ramp Services – If you provide any ramp services please complete the following.
If you provide services to third party aircraft for the preparation of a flight or arrival of a flight please complete the following details
Type of Operation


Past 12 months

Estimated for next 12 months

Loading or unloading of baggage

$

$

Loading or unloading of cargo

$

$

Marshalling

$

$

Deicing

$

$

Towing


$

$

Power Starts
Fuelling Av Gas

$
$

$
$

Litres pumped

Litres pumped

$

$

Litres pumped

Litres pumped

Grooming

$

$


Other, describe

$

$

Fuelling Jet Fuel

Yes

No


Coverages Required
1 - Airport of Premises, Property
& Operations
2 - Hangarkeepers

3 - Products

Limit Each Occurrence

Alternate Limits

Limit Each Occurrence

$

$


Limit Per Aircraft

$

$

Limit Per Occurrence

$

$

$

$

Limit Per Occurrence & in
the Aggregate

Loss and Violation History
Give a brief description of any accidents that you or your operation, have had in the past 5 years, including date of loss, details of the accident and
amount of loss.

Coverages Required:
I/we declare that the statement and declarations made above are true and that no information has been withheld that might influence any
acceptance of insurance; and I/we agree that the statements and declarations given above and the application signed by me/us will be
the basis of the contract between me/us and Allianz Global Risks US Insurance Company.

Date


_______________________________________

Applicant’s Signature

Brokers Name _________________________________Phone Number _________________ Fax Number____________________


AIRPORT CONTRACTORS LIABILITY INSURANCE
PRODUCT DISCLOSURE SHEET

AUGUST 2015

IMPORTANT NOTE
Read this Product Disclosure Sheet before you decide to take out the Airport Contractors Liability Insurance Policy. Be
sure to also read the policy wording for full terms and conditions.

1) What is this product about?
This policy protects you and your contractors against damage for bodily injury or property damage as a result of
performing their obligations under the contract.

2) What are the cover / benefits provided?
This policy will pay for damages in respect of bodily injury or property damage due to an accident caused by your
or your employees or contractor’s fault/negligence or due to any defect on your premises/works/machinery/plant
at the designated premises or elsewhere when discharging you or your employees or contractor’s duties.

3) What is the premium I have to pay?
The premium is noted on the quotation documents. It is calculated according to various factors, of which the main
factors are:
Limits of Indemnity (including sub-limit’s);

Values Insured/Exposed (including aggregate limitations);
Level of Deductible;
Level of Acquisition costs/Tax;
Loss/Incident’s;
Other risks factors may also be taken into consideration:
Turnover;
Operational Changes;
Management including other general factors that may affect the risk profile

4) What are the fees and charges I have to pay?
Type
GST (when applicable)
Stamp Duty
Commission paid to the insurance agent (when applicable)

Amount
6% of Gross Premium
RM 10.00
Up to maximum 25%

5) What are some of the key terms and conditions that I should be aware of?
-

Importance of Disclosure: You should disclose to the best of your knowledge all material facts and confirm all
the declarations are true and correct; otherwise your policy may be invalidated
Variation in risk: You must notify us of any material change in the circumstances or nature of the risks; if not
any claim arising under such change will not be recoverable.
No Admission of Liability: You should not admit liability, offer, promise or pay to claimant without our written
consent
Premium Warranty: The premium due must be paid and received by the insurer within 60 days from the

inception date of the policy / endorsement / renewal certificate
If you fail to pay the premium within the period, your policy will be automatically cancelled and AIG is
entitled to the pro rata premium on the period you have been on risk.

AIG Malaysia Insurance Berhad (795492-W), Level 16, Menara Worldwide, 198, Jalan Bukit Bintang, 55100 Kuala Lumpur, Malaysia.
www.aig.my
Page 1 of 2


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×