Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

MỞ BÀI CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN – Quang Dũng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.25 KB, 2 trang )

MỞ BÀI CHO BÀI THƠ TÂY TIẾN – Quang Dũng.

Mở bài 1 – Tây Tiến
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng
Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài
mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ
viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài 2 – Tây Tiến
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu
mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một
tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây
trắng” – Quang Dũng.

Mở bài 3 – Tây Tiến
Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ
trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh
thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên
trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ
trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. (Mở bài này thì dưới thân bài phải giới thiệu
nhà thơ QD như ở mở bài 1 nhé. Mở bài 3 này thầy sưu tầm)
Sau khi mở bài xong và dẫn dắt vào vấn đề theo yêu cầu của đề bài thì phần thân bài cần
giới thiệu:


Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947, thành phần chủ yếu là thanh
niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây.
Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị
khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được
in trong tập “Mây đầu ô”.


Kết bài – Tây Tiến
Tóm lại, Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca
kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành
quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên
là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải
sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời
kết:
“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”



×