Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối sản phẩm của Tập đoàn MCdonald’s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.13 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị
trường ngày càng tăng. Với sự bùng nổ về công nghệ các doanh nghiệp đã không ngừng
cải tiến công nghệ trong các dây chuyền sản xuất, cả trong hệ thống phân phối và bán
hàng. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn,đặc biệt là trong lĩnh vực
phân phối sản phẩm và bán hàng. Việc các doanh nghiệp liên tiếp mở rộng mạng lưới
phân phối cũng như mở rộng thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp đang là
những thách thức đối với doanh nghiệp và cũng là nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh.
Một trong những chiến lược mà hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng như các công ty đă và
đang đặt mối quan tâm hàng đầu để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ḿnh đó
là chiến lược Marketing mà trong đó chiến lược lựa chọn, thiết kế và quản lí công nghệ
phân phối sản phẩm và bán hàng đóng vai tṛò quan trọng. lựa chọn, thiết kế và quản lí
công nghệ phân phối sản phẩm và bán hàng quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù đang thực hiện theo kênh phân phối,bán
hàng truyền thống hay kênh phân phối, bán hàng hiện đại thh́ì nhân tố đầu tiên cần quan
tâm đến đó là hiệu quả của công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng để phân phối và
bán hàng. Lựa chọn, thiết kế và quản lí công nghệ phân phôi sản phẩm và bán hàng giúp
doanh nghiệp có được mạng lưới tiêu thụ ổn định và đáp ứng được nhu cầu của thị trường
mục tiêu, đồng thời đã đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng về sự có mặt kịp thời của sản
phẩm, thu thập đầy đủ về thông tin của thị trường mục tiêu giúp các doanh nghiệp có thể
đưa ra được các quyết định chính xác và kịp thời.
Xuất phát từ những bất cập trong việc lựa chọn, thiết kế và quản lí công nghệ phân
phối sản phẩm và bán hàng cảu các doanh nghiệp hiện nay. Nhóm chúng em đã quyết
định chọn đề tài: “Công nghệ là gì? ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối sản
phẩm và bán hàng của doanh nghiệp. Liên hệ một số doanh nghiệp để thấy rõ hiệu quả
của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động phân phối sản phẩm và bán hàng."


I, Cơ sở lý thuyết:
1.1. Khái niệm và vai trò của công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ


Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thuật
ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong số đó có thuật ngữ công nghệ.
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài người. Từ
“công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp(teknve – Tenkhne) có nghĩa là một công nghệ hay
một kỹ năng, và (λoyoσ –logos ) có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Như vậy
thuật ngữ technology (Tiếng Anh) hay technologie (Tiếng Pháp) có ý nghĩa là khoa học
về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật – thường được gọi là Công nghệ
học.
Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến hành một
công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thường là
tính từ của cụm thuật ngữ như: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyền công
nghệ). Cách hiểu này có xuất xứ từ định nghĩa trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước
đây: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái,
tính chất, hình dáng nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên
quan đến sản xuất vật chất.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ
“công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến
thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng – một sự phát triển của khoa học trong
thực tiễn – nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người.
Khái niệm công nghệ này dần dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, ví dụ thể
hiện ở việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới, như “Tạp chí khoa học và kỹ
thuật – Science et technique” đổi thành “Khoa học và công nghệ - Science et technogie”
Mặc dầu đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định
nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Đó là do số lượng các công nghệ hiện có
nhiều đến mức không thể thống kê được, công nghệ lại hết sức đa dang, khiến những
người sử dụng một công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống
nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều quan niệm cũ tưởng như

vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên.


Việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là việc cần
thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ, một khi chưa xác định rõ nó là cái gì.
Các tổ chức quốc tế về Khoa học – công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc đưa
ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho
việc phát triển và hoà nhập các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ, đó là:
Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi”
Khía cạnh “công nghệ là một công cụ”
Khía cạnh “công nghệ là kiến thức”
Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”.
Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng làm ra đồ vật, đồng thời công nghệ phải
đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế nếu nó muốn được áp
dụng trên thực tế. Đây là điểm khác biệt giữa khoa học và công nghệ.
Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh công nghệ là một sản phẩm của con người, do đó
con người có thể làm chủ được nó vì nó hoàn toàn không phải là “cái hộp đen” huyền bí
đối với các nước đang phát triển. Vì là một công cụ nên công nghệ có mối quan hệ chặt
chẽ đối với con người và cơ cấu tổ chức.
Khía cạnh kiến thức của công nghệ đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động công
nghệ là kiến thức. Nó bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể, phải nhìn thấy
được. Đặc trưng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đường của khoa học đối với công nghệ,
đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công nghệ giống nhau sẽ đạt
được kết quả như nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con người cần phải được
đào tạo về kĩ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó.
Khía cạnh thứ tư đề cập đến vấn đề: công nghệ dù là kiến thức song vẫn có thể
được mua, được bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó. Trung
tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (The Asian and Pacific
Center For Transfer of Technology – APCTT) coi công nghệ hàm chứa trong bốn thành

phần: kỹ thuật, kỹ năng con người, thông tin và tổ chức.
Xuất phát từ các khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa công nghệ do Uỷ
ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á –Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra:
Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật
liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng
trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.


Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về
công nghệ.
Cũng cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp khi cần thiết, người ta vẫn thừa nhận
những định nghĩa công nghệ khác cho một mục đích nào đó. Ví dụ, trong lý thuyết tổ
chức, người ta coi “công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất, phân phối
hàng hoá và dịch vụ”; trong Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm:
”Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
Môi trường công
nghệ.

Nguồn lực

Hàng hoá
Hoạt động sản
xuất
Dịch vụ
Công
nghệ

Hình 1.1. Công nghệ là công cụ biến đổi.

1.1.2. Các bộ phận cấu thành công nghệ
1.1.2.1. Công nghệ hàm chứa trong các vật thể
Bao gồm: Các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác.
Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá
trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một qui trình công nghệ
nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ.
Có thể gọi thành phần này là phần kỹ thuật (Technoware – ký hiệu T).
1.1.2.2. Công nghệ hàm chứa trong kĩ năng công nghệ của con người làm việc trong công
nghệ
Bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt
động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả
năng phối hợp, đạo đức lao động…


Có thể gọi thành phần này là phần con người (Humanware – ký hiệu H).
1.1.2.3. Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức:
Những qui định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân
hoạt động trong công nghệ, kể cả những qui trình đào tạo công nhân, bố trí sắp xếp thiết
bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người.
Có thể gọi thành phần này là phần tổ chức (Orgaware – ký hiệu O).
1.1.2.4. Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hóa được sử dụng trong
công nghệ
Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu
về phần kỹ thuật như: Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị,
để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần
kỹ thuật.
Có thể gọi thành phần này là phần thông tin của công nghệ (Inforware – ký hiệu I).
Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không
thể thiếu bất cứ thành phần nào. Tuy nhiên, có một giới hạn tối thiểu cho mỗi thành phần
để có thể thực hiện quá trình biến đổi, đồng thời có một giới hạn tối đa cho mỗi thành

phần để hoạt động biến đổi không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả.
Nếu không hiểu chức năng và mối tương hổ giữa các thành phần của công nghệ,
có thể dẫn đến lãng phí trong đầu tư trang thiết bị do các thành phần khác không tương
xứng (hay không đồng bộ) khiến trang thiết bị, máy móc không phát huy hết tính năng
của chúng.

H
I
T
O

O

Hình 1.3. Minh họa mối quan hệ giữa bốn thành phần công nghệ.


Hình 1.3 mô tả mối quan hệ giữa bốn thành phần của một công nghệ, trong đó
phần H như bộ não, phần T như trái tim, không khí chung quanh như thông tin I, tất cả
nằm trong ngôi nhà tổ chức O.
1.1.3. Phân loại công nghệ
Hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều đến mức không thể xác định chính xác, do
đó việc phân loại chính xác, chi tiết các loại công nghệ là điều khó thực hiện. Tùy theo
mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau:
Theo tính chất: Có các loại công nghệ sản xuất; công nghệ dịch vụ; côngnghệ
thông tin; công nghệ giáo dục – đào tạo.
Theo ISO 8004.2, Dịch vụ có bốn loại:
-Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn
-Tham quan, du lịch, vận chuyển
-Tư liệu, thông tin
-Huấn luyện, đào tạo

Theo ngành nghề: Có các loại công nghệ công nghệp, nông nghiệp, công nghệ sản
xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu.
Theo sản phẩm: Tùy thuộc vào loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng
như công nghệ thép, công nghệ xi măng, công nghệ ôtô…
Theo đặc tính công nghệ: Công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ
liên tục.
1.1.4. Vai trò của công nghệ
1.1.4.1. Công nghệ và tăng trưởng kinh tế
J.Schumpeter là một trong những nhà kinh tế đầu tiên của thế kỷ 20 đánh giá vai trò quan
trọng của công nghệ trong tăng trưởng kinh tế.
Từ thế chiến thứ hai đã có những nỗ lực nhằm xác định sự đóng góp của công nghệ vào
tăng trưởng kinh tế. Một trong những nghiên cứu đầu tiên do R.Solow thực hiện cho thấy
chỉ có 10 – 13% sự tăng năng suất ở Hoa kỳ từ năm 1909 đến năm 1949 là do tích tụ tư
bản, phần còn lại chủ yếu do tiến bộ công nghệ. Một nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế
của Anh do Denison thực hiện (1968) cho thấy trong giai đoạn 1950 – 1962 chỉ có 10%
sự tăng sản lượng/đầu người là do gia tăng về nhân lực và vật liệu, 45% do gia tăng về
kiến thức, 45% do nâng cao trình độ cho lực lượng lao động và do kinh tế theo qui mô
(Economies of Scale). Sự đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế nhờ vào đầu


tư nhà máy và thiết bị mới, sử dụng nhân lực có kỹ năng và kiến thức cao hơn, hoặc do
cải tiến và đổi mới công nghệ.
Theo R.Solow, sự phát triển công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Báo
cáo “Technology in the national interest” (1996) của Hội đồng khoa học và công nghệ
quốc gia Hoa kỳ nhấn mạnh công nghệ là động lực của tăng trưởng kinh tế và thành quả
của các công ty – góp phần vào tăng trưởng kinh tế, có liên quan chặt chẽ với việc sử
dụng công nghệ. Do vậy, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm hổ trợ cho phát triển
công nghệ:
-


Hỗ trợ trực tiếp cho R&D và thương mại hoá công nghệ.

-

Thực hiện các chính sách tài chánh, đầu tư để khuyến khích các hoạt động R&D.

-

Chính sách công nghệ phải hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Một số nhà kinh tế cho rằng co thể xác định được các chu kỳ tăng trưởng kinh tế
dài hạn được thúc đẩy bởi sự thay đổi công nghệ. Theo họ, trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp, chính sự phát triển của năng lượng hơi nước đã làm các nền kinh tế ở châu Âu và
Hoa kỳ phát triển. Điện lực và động cơ đốt trong đã đóng góp phần lớn cho sự tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn giữa thế kỷ 20. Và đến nay, các công nghệ mới
như công nghệ thông tin đang tạo nên một làn sóng tăng trưởng kinh tế mới.
Sự phát triển của công nghệ thông tin còn kéo theo một tác động quan trọng khác
là phổ biến một mô hình tổ chức sản xuất mới. Vai trò quan trọng của việc sử dụng công
nghệ thông tin thể hiện ở một tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy
việc đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
được tổ chức lại lao động, nhưng lại làm giảm năng suất chung của các yếu tố sản xuất
của những doanh nghiệp không tổ chức lại lao động. Như vậy, nếu đầu tư vào công nghệ
thông tin được đi kèm với các biện pháp tổ chức lại lao động thì đó sẽ là một công cụ tốt
để doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực của mình. Nếu không, người ta sẽ nhìn thấy
máy vi tính khắp nơi, nhưng chỉ có một số trong đó phát huy được hiệu quả. Đây chính là
biểu hiện của nghịch lý Solow.
1.1.4.2. Công nghệ và cạnh tranh
Một nội dung quan trọng của Quản trị công nghệ (Management of technology – MOT) là
xác định vai trò của công nghệ trong cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế và
đưa ra những quyết định về công nghệ hoặc chính sách công nghệ nhằm tạo lợi thế cạnh

tranh. Do vậy, nhà quản trị cần phân tích và hiểu rõ mối quan hệ giữa công nghệ và chiến
lược cạnh tranh hoặc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. M.Porter, khi phân tích chiến
lược cạnh tranh đã tóm tắt tầm quan trọng của công nghệ đối với cạnh tranh: “Sự thay đổi
công nghệ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy cạnh tranh. Nó giữ vai trò quan


trọng trong sự thay đổi cơ cấu công nghiệp và trong việc tạo ra những ngành công nghiệp
mới.
Xét về mặt công nghệ, doanh nghiệp có thể tạo được lợi thế cạnh tranh khi sử dụng AMT
(Advanced Manufacturing Technologies). Sau đây là đặc điểm của một số công nghệ
thuộc AMT:
- Tự động hoá văn phòng (OA): Có thể được xem là tự động hoá các quá trình của văn
phòng bằng các công nghệ thích hợp. Tự động hoá văn phòng cho phép:
+ Tạo ra nhiều thông tin thương mại.
+ Quay vòng nhanh các tư liệu thương mại.
+ Giảm sai sót trong quản lý.
+ Phục vụ khách hàng tốt hơn.
+ Nâng cao khả năng ra quyết định…
- Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (Computer Aided Design – CAD): Mục tiêu của
CAD là tự động hoá từng bước, tiến tới tự động hoá cao trong thiết kế sản phẩm. Lợi ích
của CAD:
+ Nâng cao năng suất vẽ và thiết kế.
+ Rút ngắn thời gian kể từ khi nhận đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm.
+ Cho phép phân tích, thiết kế một cách cụ thể và hiệu quả hơn.
+ Giảm sai sót trong thiết kế.
+ Các tính toán trong thiết kế đạt độ chính xác cao hơn.
+ Dễ dàng tiêu chuẩn hoá trong thiết kế…
- Chế tạo có sự trợ giúp của máy tính (Computer Aided Manufacturing – CAM): Mô
phỏng quá trình chế tạo, lập trình chế tạo sản phẩm trên các máy công cụ tự động
(Computer Numerical Control – CNC). Ưu điểm của CAM:

+ Tăng năng suất lao động.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Giảm diện tích sản xuất.
+ Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
+ Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân…
CAD và CAM tích hợp lại thành hệ thống CAD/CAM. Hệ thống này được sử dụng ngày
càng hiệu quả trong công nghiệp: ngành da giày, ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, thực
phẩm, chế tạo máy động lực, máy điện, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông…


- Công nghệ nhóm (GT): Là một khái niệm sản xuất khi các chi tiết được gia công theo
nhóm dựa vào đặc tính kết cấu hoặc qui trình công nghệ. GT cho phép:
+ Hoàn thiện khâu thiết kế và tăng tính tiêu chuẩn hoá của thiết kế.
+ Giảm khối lượng công việc trong khâu xử lý vật liệu.
+ Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, thời gian sản xuất.
+ Đơn giản hoá việc lập qui trình sản xuất và rút ngắn chu ký sản xuất…
- Hệ thống chế tạo linh hoạt (Flexible Manufacturing System – FMS): Là hệ thống có
trình độ tự động hoá cao, được sử dụng để chế tạo nhiều loại chi tiết. FMS bao gồm các
máy CNC, robot, hệ thống cung cấp chương trình để điều khiển toàn bộ công việc… Các
ưu điểm:
+ Tăng tính linh hoạt.
+ Xử lý nhiều loại vật liệu.
+ Giảm giá thành, giảm chi phí cho dụng cụ cắt.
+ Tăng hệ số sử dụng máy.
+ Giảm phế liệu.
+ Giảm mặt bằng sản xuất.
+ Tăng năng suất lao động.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm…
1.2. Đổi mới công nghệ
1.2.1. Khái niệm và các điều kiện đổi mới công nghệ

Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một xu thế tất
yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối với
sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới
công nghệ.
Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và
là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có
quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các
thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. Với quan điểm này một sự
thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ,
thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn. Mặt khác, hệ
thống công nghệ mà con người đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một


loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả
các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công
nghệ là việc làm không có tính khả thi. Để có thể quản lý được các hoạt động đổi mới thì
cần tập trung vào những hoạt động cơ bản. Do đó ta có thể đưa ra khái niệm đổi mới công
nghệ như sau:
Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lỏi) hay
toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản
xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả… (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra
một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn
mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi
sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ
chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).
1.2.2. Các hình thức đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ có thể được phân loại theo tính sáng tạo và theo sự áp dụng.

1.2.2.1. Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo
Gồm đổi mới gián đoạn (Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục
(Continuous Innovation).
+ Đổi mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể
hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi
những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên
thị trường mới.
+ Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới tăng dần (Incremental Innovation),
nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường hiện có.
Đổi mới liên tục ở doanh nghiệp đóng góp đáng kể cho sản xuất. Thí dụ như trong
ngành lọc dầu ở Hoa Kỳ, đổi mới liên tục trong thời gian 30 năm đã cho phép giảm đi
98% lao động, 80% vốn, tiết kiệm 50% năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm. Ở
Argentina, tại nhà máy thép Acindar, các kỹ sư địa phương đã có thể tăng sản lượng từ 66
đến 130% chủ yếu nhờ vào đổi mới liên tục, mặc dù công nghệ ở đây đã lạc hậu.
1.2.1.2. Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng


Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm (product technology) và công nghệ
quá trình (process technology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản
phẩn gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình.
+ Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt
công nghệ).
+ Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá
trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ).
Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên tục.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ
1.2.3.1. Thị trường
Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu thị
trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi

mới chỉ thực sư hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người tiêu dùng chấp
nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là marketing.
1.2.3.2. Nhu cầu
Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp
lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội, kinh tế, công
nghệ…) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ: do áp lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi
trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô
tô. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng thúc đẩy đổi mới.
1.2.3.4. Hoạt động R&D
R&D là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo cáo về năng lực cạnh tranh
của châu Âu nêu rõ: “Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ
không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả”. Các doanh nghiệp có ngân sách
R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công
nghệ.
1.2.3.5. Cạnh tranh
Nói chung, cạnh tranh thúc đẩy đổi mới. Chính phủ cũng đã đẩy mạnh tiến trình
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ dần các chế độ “bảo hộ” và thế độc
quyền để các doanh nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh để đổi mới công nghệ phục vụ
phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được của việc kích cầu công nghệ chưa cao.
Sự yếu kém về sản xuất kinh doanh thuộc khu vực nhà nước và sự non nớt của các doanh
nghiệp tư nhân chưa tạo nên được yêu cầu cao đối với hoạt động KH&CN. Chính phủ


cũng đã quyết tâm thực hiện việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN. Chính phủ cũng đã
quyết tâm thực hiện việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và hình thành các doanh nghiệp KH&CN để kích cung cho thị trường
và thúc đẩy đổi mới công nghệ. Tuy nhiện, việc thực hiện chuyển đổi còn nhiều khó khan
vướng mắc cần tháo gỡ, các tổ chức KH&CN của Việt Nam hiện nay còn yếu kém, các
sản phẩm công nghệ có trình độ cao, đảm bảo chất lượng và và có uy tín đối vs các doanh
nghiệp còn ít. Nói cách khác, các sản phẩm của các tổ chức KH&CN tham gia vào thị

trường công nghệ Việt Nam còn nghèo nàn. Các tổ chức trung gian môi giới trong việc
mua bán công nghệ còn ít, hoạt động kém hiệu quả, một mặt do năng lực tư vấn còn
nhiều hạn chế, mặt khác do các bên cung cầu công nghệ hiện nay còn chưa có thói quen
sử dụng các dịch vụ tư vấn, môi giới công nghệ. Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN hoạt
động chưa hiệu quả, hệ thống thông tin KH&CN được hình thành nhưng còn khá khép
kín trong các cơ quan KH&CN của nhà nước
Theo ông Phạm Văn Sáng (Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai), mặc dù nhận
thức được lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào biết ứng dụng và đầu tư công
nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, nhưng đến nay, việc nâng cao năng lực của doanh
nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Các chính sách của Nhà nước chưa thực sự hấp dẫn, thủ
tục xin xét duyệt hỗ trợ còn rườm rà, mất thời gian, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn
ưu đãi và các nguồn hỗ trợ khác... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc đầu
tư cho KH&CN mà chủ yếu vẫn tận dụng các trang thiết bị công nghệ cũ, gây ô nhiễm
môi trường.
1.2.3.6. Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới
Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có
những chính sách thích hợp. Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia
tích cực vào thị trường KHCN thông qua hoạt động mua bán, đặt hàng, trao đổi công
nghệ, kí kết các hợp đồng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho doanh
nghiệp. Xây dựng lộ trình và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu
khoa học, hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ. Tạo dụng hành lang pháp lí thuận lợi
để các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn đầu tư, có chính sách thuế, chính sách vay ưu
đãi để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện đổi mới
công nghệ , trang bị công nghệ mới hiện đại. Trên thực tế, thời gian qua, chính phủ đã có
chỉ đạo rất quyết liệt, giao cho các Bộ , nhất là Bộ KH&CN sớm hình thành đồng bộ các
thể chế cho đổi mới công nghệ . Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đổi mới
công nghệ đã được quan tâm xây dựng, nhiều văn bản chính sách về sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ đã được ban hành. Đặc biệt, Quỹ đổi mới công nghệ của quốc gia



đã được ra mắt và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2015. Đây là một trong những nội
dung được coi là chìa khóa góp phần cho sự thành công của đổi mới công nghệ
Các chương trình, nhiệm vụ KH&CN hướng đến mục tiêu đổi mới cơ bản, toàn
diện và đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN; đặc biệt tập trung hỗ trợ
các doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi
mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa. Tác động của cơ chế, chính sách bước đầu đã thúc đẩy hoạt động
KH&CN có bước chuyển biến; nhận thức của doanh nghiệp trong việc tiếp cận công
nghệ mới, hiện đại để đem lại những giá trị chuyên biệt được nâng lên; cơ chế liên kết ba
nhà (khoa học – quản lý – doanh nghiệp) đã có tác động gắn kết và đưa nghiên cứu khoa
học vào sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, việc tiếp cận và triển khai các cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ
như trên trong thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc thể chế hóa và tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách về KH&CN tại các địa phương còn thiếu chủ động, quyết
liệt. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa phương thiếu chặt chẽ, chưa có cơ
chế thực thi đồng bộ trong việc triển khai các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN, hỗ
trợ ĐMCN… Đặc biệt, quá trình ĐMCN trong các doanh nghiệp còn rất chậm. Hầu hết
các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, phải vay vốn với lãi suất cao nên khó có điều
kiện đầu tư ĐMCN, thực hiện nghiên cứu phát triển hoặc nhận CGCN tiên tiến từ nước
ngoài. Do đó, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu là trung bình và thấp, dẫn
đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài
nước chưa cao.
Cơ chế, chính sách phát triển KH&CN nói chung, hỗ trợ ĐMCN nói riêng đã
tương đối đầy đủ theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ, được kỳ vọng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và các nhà khoa học. Song, vẫn cần có những
giải pháp vận dụng phù hợp với thực tiễn, để chủ trương, chính sách về KH&CN thực sự
đi vào cuộc sống.
II. Ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp
2.1.Ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối sản phẩm của tập đoàn
McDonald’s

Phân phối sản phẩm là hoạt động vô cùng quan trọng trong thành công trong thành công
của một doanh nghiệp. Một công ty có thể sản xuất, hoặc cung cấp ra những sản phẩm
hoặc dịch vụ chất lượng tốt, giá rẻ, mẫu mã đẹp nhưng nếu không thiết lập được cho
mình một hoặc nhiều kênh phân phối thích hợp thì khó có thể đưa sản phẩm tới tay người
tiêu dùng. Nếu như trước đây nhà sản xuất có thể bán trực tiếp các sản phẩm của mình


cho khách hàng thì ngày nay rất ít công ty có thể làm được điều đó mà các công ty này
chỉ là một mắt xích trong các dây truyền sản xuất và cung cấp hàng hóa. Sự phát triển của
khoa học công nghệ , đặc biệt trong lĩnh vực khoa học thông tin và truyền thông cũng
đem lại những hình thức phân phối sản phẩm mới đa dạng và phức tạp hơn và cần có
những công nghệ thông tin để quản lí nó.

2.1.1. Đôi nét về McDonald’s
Nhà hàng Mcdonald’s đầu tiên được sáng lập vào năm 1940. Từ một nhà hàng phục vụ
đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh
với giá trị hàng tỉ đô la Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa
chính cho hoạt động kinh doanh của McDonal’s thì khả năng đoán trước và đáp ứng được
nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ. McDonal’s cung
cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất và các dịch vụ than thiện bên trong các nhà hàng
sạch sẽ . Trên toàn thế giới, chiến lược của McDonald’s là cung cấp cho khách hàng sự
thỏa mãn, tăng them thị phần, tối ưu hóa lợi nhuận bằng việc cắt giảm tối thiểu các chi
phí.
JIT là hình thức quản lí dựa trên sự cải biến không ngừng và giảm thiếu tối đa sự lãng phí
trong tất cả các bộ phận của công ty. Lúc này, Mc Donald’s thực sự là một xưởng sản suất
thu nhỏ. Mỗi khâu chuẩn bị nhiều loại thành phần khác nhau của bánh đưa đến nơi hoàn
thiện. Tất cả các nguyên iệu đã săn sang để nấu ngay khi đơn hang xuất hiện: khoai tây
được cắt lát, rau diếp được cắt nhỏ, sốt mayonnaise … cũng sẵn sang đợi lệnh. Có cả một
chuỗi cung ứng đi cùng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Với công nghệ làm burger tiêu
chuẩn hóa tinh vi và công phu hơn, Mc Donald’s đã có thể làm thức ăn nhanh đủ để chờ

cho tới khi bánh được yêu cầu. Điều họ làm được ở đây là đáp ứng yêu cầu của khách
hàng nhanh nhất có thể khi lượng tồn kho thấp nhất có thể.
McDonald’s là thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới, dễ dàng xâm nhập vào bất kì thị
trường thức ăn nhanh nào trên thế giới. Thị trường thức uống nhanh vẫn còn nhiều tiềm
năng mà McDonald’s đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu mới. Nền kinh tế phát triển rất
nhanh, nhu cầu dùng thức ăn nhanh tiết kiệm thời gian rất lớn, tạo một thị trường rộng
lớn trên khắp thế giới. Không những thế, nguồn nguyên liệu đầu vào của McDonald’s
nhập về theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt đáp ứng tốt vấn đề an toàn thực phẩm/ khách hàng
an tâm khi sử dụng sản phẩm của McDonal’s.
Nguy cơ đối với McDonald’s
Mcdonald’s có tầm ảnh hưởng đáng kể đến việc thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Việc phát
triển mạnh mẽ ra thị trường thế giới cuả McDonald’s đã gây ra tổn hại cực kì đối với nền
kinh tế các nước khác với việc giảm tốc độ sản xuất. Sự biến động đồng ngoại tệ cũng là
một trong những vấn đề đối với các công ty toàn cầu cũng như McDonald’s. Ngành công


nghiệp thức ăn nhanh đang gia tăng cũng làm tăng các đối thủ cạnh tranh của tập đoàn.
McDonald’s đang tự nỗ lực làm đa dạng mình với các phương thức mới và các thực đơn
mới, tuy nhiên, các đối thủ của họ cũng thức hiện tương tự vậy. Ví dụ như Yum!bbrands,
Inc, …
2.1.2. Công nghệ JIT và ứng dụng của nó
a, Mức độ sản phẩm đều và cố định
-

Một hệ thống sản phẩm JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một
hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vật liệu
và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng
Mỗi thao tác được phối hợp với các hệ thống này rất chặt chẽ
Do đó, lịch sản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết
lập các lịch mua hàng và giải thích


b, Lượng tồn kho thấp
Đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT. Lượng tồn kho bao gồm các
chi tiết và nguyên liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ,…
-

Tiết kiệm được không gian và chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản
phẩm còn tồn trong kho
Có nhiều tồn kho sẽ làm cho các nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục
những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao
Phương pháp JIT làm giảm lượng tồn kho, người ta dễ dàng tìm thấy và giải quyết
những khó khăn phát sinh

c, Kích thước lô hàng nhỏ
-

Lô hàng có kích thước nhỏ thì lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn
Hạn chế việc cản trở không gian tại nơi làm việc
Dễ kiểm tra chấy lượng và chi phí sửa chữa khi có sai sót thấp

d, Lắp đặt nhanh, chi phí thấp
e, Bố trí mặt bằng hợp lý
-

Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu về sản phẩm
Thiết bị được sắp xếp được điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu
cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau.
Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị
có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong công nhân


f, Sửa chữa và bảo trì định kì


-

Các chương trình bảo trì định kì sẽ giúp giảm thiểu việc hỏng hóc thiết bị đột ngột
và duy trì hoạt động thiết bị trong điều kiện tốt nhất. Những công nhân thường có
trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình
Tránh việc bị động thiết bị hỏng hóc ngoài dự báo, doanh nghiệp cần có những chi
tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ sửa chữa những hư hỏng đột xuất
có thể xảy ra

g, Cải tiến liên tục
-

-

Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên
tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian
sản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu
quả sản xuất
Hầu hết các doanh nghiệp đang áp dụng JIT đều mang tính định hướng khách
hàng vì các đơn đặt hàng tạo ra chu trình sản xuất cho các nhà máy. Thay cho việc
nhập kho các thành phẩm và đợi đơn đặt hàng, hệ thống JIT sản xuất các sản phẩm
trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được.

So sánh lợi ích trước và sau khi ứng dụng JIT trong quá trình sản xuất:
Trước khi sử dụng công nghệ JIT
Chất
lượng sản

phẩm
Thời gian
sản xuất
Chi phí
cho 1 sản
phẩm

Lô hàng

Bánh không tươi do sản xuất trước và giữ trong
tủ, bánh bị khô
Sản xuất trước nhưng tốn khá nhiều thời gian
Cao hơn, do chi phí lưu trữ sản phẩm làm sẵn
trong tủ kính với một nhiệt độ phù hợp và bán từ
từ trong ngày, và chi phí bù lỗ cho những sản
phẩm ế cuối ngày phải vứt bỏ. Việc bảo quản
bánh làm sẵn đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thiết bị
như: tủ, máy giữ nóng, đèn điện, hệ thống đông
lạnh,…
Lớn, việc này đòi hỏi công nhân sáng sớm phải
đến công ty và tập trung làm hàng ngàn chiếc
bánh, lượng nguyên liệu nhập vào cũng lớn để
đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn

Sau khi sử dụng công
nghệ JIT
Bánh tươi hơn do sản
xuất và giao ngay cho
khách hàng
Nhanh hơn, chỉ mất 15’

cho một chiếc bánh
Thấp hơn, do tiết kiệm
được chi phí bảo quản
hàng ngàn chiếc bánh sản
xuất trước và không có
sản phẩm ế vứt bỏ
Nhỏ, sản xuất theo nhu
cầu của từng khách
hàng,1 chiếc đến vài
chục chiếc. điều này làm
cho dịch vụ khách hàng
tốt hơn, sản xuất đúng
theo khẩu vị riêng của
từng khách hàng


Lợi ích của JIT:
+ Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu
+ Giảm nhu cầu về mặt bằng
+ Giảm thời gian phân phối
+ Tính linh động cao
Hạn chế:
+Sản xuất phụ thuộc vào nhà cung cấp
+ Không có sản phẩm thay thế có sẵn
Nhờ vào công nghệ JIT đã biến McDonald’s là một xưởng sản xuất thu nhỏ. Mọi khâu
chuẩn bị nhiều loại thành phần khác nhau của bánh đưa đến nơi hoàn thiện- tất cả nguyên
liệu đều sẵn sàng để nấu ngay khi đơn hàng xuất hiện. Với công nghệ làm burger tiêu
chuẩn hóa tinh vi và công phu hơn, McDonald’s đã có thể làm thức ăn nhanh đủ để chờ
cho tới khi bánh được yêu cầu.
2.2. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động bán hàng của Big c

Mặc dù công nghệ không thể thay thế được kinh nghiệm của những người bán hàng trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng, song nó có thể giúp các nhân viên bán hàng và duy trì và
phát triển mối quan hệ than thiết với khách hàng cho dù đó là ngành nghề hay lĩnh vực
kinh doanh nào
Big C là thương hiệu của tập đoàn phân phối bán lẻ Groupe Casino (Pháp) tại Thái Lan
và Việt Nam. Big C được thành lập vào năm 1993 và mở cửa hàng đầu tiên của mình tại
ngã tư Wong Sawang, Bangkok, Thái Lan. Big C gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc
khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Sau hơn 10 năm có mặt tại thị
trường Việt Nam, Big C đã là một trong số những nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường Việt
Nam.
2.2.1. Công nghệ thanh toán tối tân
BigC đã trang bị hệ thống thanh toán tối tân, toàn bộ việc thanh toán được thực hiện
trên máy tính rất nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
-

Big C sử dụng máy quét mã vạch vào việc thanh toán nhằm mục đích đọc mã vạch
trên các món hàng một cách mau lẹ. Nhân viên tính tiền chỉ cần cầm sản phẩm
hướng phần mã vạch về đầu đọc mã vạch và hệ thống máy tính sẽ nhận diện được
sản phẩm . Máy quét mã vạch sẽ tự động đọc mã vạch trên các món hàng mà
không cần biết đến chiều hướng của ký hiệu barcode như thế nào.

-

Sử dụng phần mềm bán hàng và tính tiền-1 loại phần mềm CSDL chuyển đổi mã
vạch được quét thành mã sản phẩm, từ đó biết được tên của sản phẩm, xuất xứ của


nó cũng như giá tiền mà siêu thị đã niêm yết trên món hàng.Phần mềm bán hàng
này thường do Big C tự viết lấy để phù hợp với yêu cầu thực tế của mình.
- Máy in hóa đơn

Là 1 thành phần trong một hệ thống gọi là POS (Point Of Sales). Máy in hoá đơn
được chế tạo nhằm mục đích in hoá đơn bằng giấy cuộn in. Tức là loại giấy cuộn
có khổ nhỏ cỡ khoảng từ 76mm – 80mm vừa đủ để in ra danh sách các món hàng
và giá cả. Có thể in được nhiều Ply và cắt giấy tự động sau khi in để giao cho
khách hàng một cách mau lẹ.
-

Màn hình hiển thị giá

-

Nó được kết nối với máy tính hoặc máy in để hiển thị giá cả các món hàng mà
khách phải trả, ngoài ra nó còn nhiều công dụng khác nữa như hiển thị tin nhắn,
thông báo v.v…

Hơn nữa ở Big C có rất nhiều quầy thanh toán hoạt động hiệu quả đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng nhiều hình thức như: trả
bằng tiền mặt (đồng Việt Nam, USD, EURO), thẻ thanh toán, phiếu mua hàng,… Trong
trường hợp khách hàng không mang theo tiền mặt mà có thẻ ATM thì bạn có thể rút tiền
ngay tại các máy ATM được đặt trong siêu thị.
2.2.2. Công nghệ bán hàng tự chọn
-

BigC đã triển khai một hệ thống máy vi tính cảm ứng được bố trí ở các “quầy
bar” hiện đại và năng động tại khu vực điện máy. Qua hệ thống cơ sở dữ liệu được
cập nhật đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm điện máy, người mua có thể nhanh
chóng dễ dàng nắm bắt được các thông số hình ảnh, đặc tính kỹ thuật, giá cả, cận
cảnh từng góc cạnh chi tiết của sản phẩm…

-


BigC mở ra cho khách hàng một “Không gian kiến thức” được bố trí các video
hướng dẫn phát liên tục trên các LCD và các bảng thông tin dán cố định trên
tường. Nhờ những “người bán hàng thầm lặng” này, người tiêu dùng khi có nhu
cầu về một mặt hàng nào như tủ lạnh, máy giặt, T.V… có thể đến khu vực phân
chia riêng biệt cho mặt hàng đó và chủ động theo dõi các video đang phát hoặc các
hướng dẫn trên tường, để từ đó có những hình dung cụ thể và chi tiết về đặc tính,


nguyên tắc lựa chọn, ý nghĩa các thông số kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, bảo quản sản
phẩm…
Do đặc thù của phương pháp bán hàng điện tử, điện máy đòi hỏi mỗi khách hàng
phải được phục vụ trực tiếp bởi một nhân viên tư vấn có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng
hệ thống máy tính cảm ứng và trả lời tất cả những thắc mắc của khách hàng, vì vậy,
nhân viên tư vấn là những người đã được đào tạo chuyên nghiệp và có chiều sâu
trong cả kỹ năng phục vụ lẫn kiến thức chuyên môn về sản phẩm.
Sau khi đã chọn được sản phẩm ưng ý, nhân viên bán hàng sẽ ghi mã hàng vào hóa đơn
cho khách, một bản sẽ giao cho khách hàng để khách hàng đi thanh toán tại nơi thu tiền,
bản gốc của hóa đơn sẽ chuyển đến cho người đóng gói sau đó sẽ chuyển hàng đến quầy
giao hàng cho khách hàng. Nhân viên giao hàng sẽ kiểm tra lại hóa đơn thanh toán tiền,
hóa đơn hàng của khách để đảm bảo hàng giao đúng cho khách, không có sai sót gì trong
khâu thanh toán.
Big C chủ động cập nhật được số lượng hàng tồn kho, sản phẩm mới, sản phẩm khuyến
mãi…một cách chính xác qua đó giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh
chóng; Quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học và đầy đủ, qua đó giúp Big C
chăm sóc khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi một cách chu đáo nhất
2.2.3. Công nghệ bán hàng qua bưu điện
BigC áp dụng phương thức bán hàng qua bưu điện bằng cách: gửi các thông tin về
sản phẩm qua tin nhắn, gửi đến số điện thoại mà khách hàng đăng ký nhận tin.
Chủ yếu là các thông tin khuyến mãi, các thông tin hấp dẫn mà khách hàng quan

tâm. Cho phép khách hàng mua hàng qua điện thoại. BigC truyền đạt đầy đủ thông
tin, thực hiện đúng quy trình gọi điện thoại hay gửi tin nhắn cho khách hàng: Tự
giới thiệu về công ty, thiết lập mối quan hệ, truyền đạt nội dung chào hàng,
nhượng bộ, kết thúc chào hàng, thỏa thuận một hành động, gây ấn tượng sau bán,

Tin nhắn khuyến mại và bản tin Big C sẽ được gửi tới khách hàng không quá 1 tin/
tuần, không gửi vào buổi sáng sớm hay buổi tối. Để đăng ký nhận tin khuyến mãi,
quý khách soạn tin theo cú pháp: BigC ‘mã siêu thị’ gửi 8085. Ví dụ: Để nhận
thông tin khuyến mãi của Big C Thăng Long, quý khách soạn: BigC TL gửi 8085.


Nếu khách hàng muốn thay đổi và nhận tin nhắn khuyến mãi từ một siêu thị Big C
khác, soạn BigC TC gửi 8085 và đăng ký siêu thị mà khách hàng muốn nhận tin.
Với chi phí quá rẻ cho khách hàng và dịch vụ quá tiện ích sẽ mang lại hiệu quả cao
cho cả doanh nghiệp cũng như khách hàng mua hàng tại siêu thị Big C

Đánh giá việc áp dụng công nghệ vào hoạt động bán hàng của Big C
-

Áp dụng các công nghệ bán hàng giúp Big C tiết kiệm thời gian quý báu cho
khách hàng trong việc thanh toán. Tuy nhiên Big C cần mở thêm các quầy thanh
toán nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong những ngày cuối tuần và
ngày nghỉ.

-

Khách hàng có thể tự lựa chọn hàng hóa mình muốn mua 1 cách nhanh chóng do
hàng hóa được sắp xếp trên kệ theo từng loại.




×