Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Tín ngưỡng phồn thực của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.07 KB, 164 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể như Thư Viện Quốc Gia
Hà Nội, Thư Viện Trường Sư Phạm Hà Nội, Bảo Tàng Dân Tộc Học… Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô, đặc biệt là cô giáo ThS. Trần
Thị Thu Hà - người hướng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Vân

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Trần Thị Thu Hà



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần
Thị Thu Hà
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khoá luận này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tác giả khoá luận

Phạm Thị Vân



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................6
6. Đóng góp của khoá luận................................................................................ 7
7. Bố cục của khoá luận.....................................................................................8
NỘI DUNG.......................................................................................................9
Chƣơng 1: Khát chung về đồng bằng Bắc Bộ và tín ngƣỡng phồn thực. .. 9
1.1. Khái quát chung về đồng bằng Bắc Bộ...................................................9
1.1.1.Điều kiện tự nhiên.....................................................................................9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................13

1.1.3. Đôi nét về văn hóa truyền thống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 15
1.2. Tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam.......................................................21
1.2.1. Khái niệm tín ngƣỡng phồnn thực........................................................21
1.2.2. Nguồn gốc của tín ngƣỡng phồn thực...................................................25
1.2.3. Bản chất của tín ngƣỡng phồn thực.......................................................28
1.2.4. Quá trình phát triển của tín ngƣỡng phồn thực..................................... 30
1.2.5. Đặc điểm của tín ngƣỡng phồn thực..................................................... 36
Chƣơng 2: Tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ . 40
2.1. Nguồn gốc ra đời tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ 40
2.1.1. Nguồn gốc về kinh tế - xã hội................................................................40
2.1.2. Nguồn gốc về văn hóa – tâm linh.......................................................... 43



2.2. Tình hình tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ
49
2.2.1 Tín ngƣỡng phồn thực thể hiện trong các nghi lễ...................................49
2.2.2. Tín ngƣỡng thể hiện trong các lễ hội dân gian......................................58
2.2.3. Tín ngƣỡng thể hiện dƣới hình thức thờ các biểu tƣợng......................65
2.3. Đặc điểm và vai trò của tín ngƣỡng phồn thực vùng đồng bằng Bắc Bộ
68
2.4. Tín ngƣỡng phồn thực vùng đồng bằng Bắc Bộ với đời sống văn hóa
đƣơng đại Việt Nam......................................................................................72
2.4.1. Những thuận lợi của đời sống văn hóa đương đại với tín ngưỡng phồn thực
72
2.4.2. Những thách thức của đời sống văn hóa đương đại đối với tín ngưỡng phồn
thực 74
KẾT LUẬN....................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................78




Khoá luận tốt nghiệp

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp.
Nghề nông là nghề sống chính của nhân dân ta từ ngàn xƣa, hầu hết các dân
cƣ đều là nông dân. Họ chịu khó làm ăn, có kinh nghiệm dày dặn trong cày
cấy, gieo trồng – đặc biệt là nghề trồng lúa nƣớc. Thực tiễn đó đã hình thành
nên cách nghĩ, nếp sống thuần nông của từng cá thể, từng cộng đồng để không
có ít ngƣời cho rằng: Văn minh Việt Nam là văn minh nông nghiệp; Văn hóa
Việt Nam là văn hóa lúa nƣớc; tƣ tƣởng Việt Nam là tƣ tƣởng tiểu nông...
những cái đó đƣợc thể hiện sâu sắc qua các loại hình sinh hoạt văn hóa dân
gian, mà tiêu biểu nhất là mảng tín ngƣỡng phồn thực.
Tìm hiểu về tín ngƣỡng phồn thực là góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc
sống của Tổ tiên ta, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc còn sót lại trong các tục
lệ; là khai thác những giá trị tinh thần tổt đẹp trong quá trình dựng nƣớc ở
những con ngƣời lam lũ sáng tạo, chịu thƣơng chịu khó, nặng nghĩa nặng tình
với xứ sở quê hƣơng.
Tín ngƣỡng phồn thực là tín ngƣỡng sùng bái sự sinh sôi nảy nở của
giới tự nhiên và con ngƣời. Hình thức tín ngƣỡng này đƣợc các nhà khoa học
cho là thuộc các cơ tầng văn hóa nguyên thủy, xuất hiện vào thời Đá Mới, khi
bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi (trồng rau, củ....) và đƣợc phổ biến trên
toàn thế giới. Hình thức tín ngƣỡng này đƣợc nuôi dƣỡng và bảo lƣu một

cách tích cực nhất trong môi trƣờng nông nghiệp lúa nƣớc, trong đó có Việt
Nam. Ở Việt Nam, tín ngƣỡng phồn thực là sản phẩm văn hóa của con ngƣời
trong mối quan hệ với tự nhiên trời đất và xã hội con ngƣời. Đặc biệt, với
ngƣời Việt, niềm tin của họ vào tín ngƣỡng phồn thực rất mãnh liệt, ăn sâu
vào máu thịt ngƣời dân và trở thàng một nguồn lực tinh thần to lớn góp phần
xây dựng nên bản sắc văn hóa không thể thiếu của ngƣời Việt xƣa và nay.


Tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng đang trở thành một yêu
cầu của nghiên cứu văn hóa. Đây là vấn đề đặt ra vừa phức tạp, vừa tế nhị, đòi
hỏi phải sớm giải quyết bởi lẽ sinh hoạt văn hoá tín ngƣỡng là một trong
những thành tố quan trọng của văn hóa truyền thống. Chính nó đã góp phần
hình thành diện mạo của bản sắc văn hóa Việt Nam ngày nay.
Việc nghiên cứu về tín ngƣỡng phồn thực giúp chúng ta tìm ra đƣợc
các giá trị văn hóa dân gian truyền thống ẩn mình trong đời sống tâm linh của
ngƣời dân, giúp cho việc lý giải đƣợc các lý do xã hội khiến cho hình thức
sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian này đƣợc bảo lƣu, kế thừa và phát triển trong
cuộc sống đƣơng đại. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng có tác dụng bổ
sung cả về phƣơng diện tƣ liệu lẫn nhận định góp phần cho việc nghiên cứu
về tín ngƣỡng phồn thực nói chung và tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân Việt
nói riêng.
Trƣớc những biến động xã hội của đất nƣớc đang trong thời kì đổi mới,
mở cửa và hội nhập, tín ngƣỡng phồn thực một tín ngƣỡng cổ của ngƣời Việt
đang có nguy cơ không còn chỗ đứng trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Điều này đòi hỏi cần có một nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện về tín ngƣỡng.
Nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực nhằm góp phần tìm hiểu, lý giải nguồn gốc,
hiện tƣợng và bản chất của tín ngƣỡng ấy cũng nhƣ các giá trị văn hóa truyền
thống gắn liền với lễ hội cũng là một hoạt động thiết thực góp phần vào việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
Với những lý do trên tác giả chọn đề tài Tín ngưỡng phồn thực của

người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam tín ngƣỡng phồn thực cũng là đối tƣợng nghiên cứu của
một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Tín ngƣỡng phồn thực có những ý
nghĩa, giá trị văn hóa nhất định trong đời sống nhân dân, đã tồn tại rất lâu



trong đời sống dân dã của cƣ dân Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và là một vấn đề
không còn mới mẻ, có rất nhiều tác giả cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
Đầu tiên phải kể đến bộ sách của học giả Toán Ánh (1969), Nếp cũ hội
hè đình đám (2 quyển), (Tái bản 2005 – quyển thƣợng), NxB Trẻ, Tp.HCM .
Tập hợp và giới thiệu nhiều lễ hội cổ truyền. Đây chính là bộ sƣu tầp đầu tiên
về các lễ hội cổ truyền Việt Nam. Tác giả đã giới thiệu và phân tích khá cặn
kẽ về các “thần tích” cùng các “cổ tục” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đặc biệt
tác giả dành một phần riêng cho việc trình bày những đặc tính của các cổ tục
Việt Nam trong hội hè đình đám. Ngoài những mô tả, tác giả còn đƣa ra
những ý kiến và những lập luận khá sâu sắc lý giải về yếu tố phồn thực, tính
“dâm, tục” trong những trò diễn, trò chơi phong tục. Đặc biệt tác giả còn đề
cập đến sự ảnh hƣởng của tƣ duy nông nghiệp coi nặng yếu tố phồn thực đến
những sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân.
Tiếp theo phải kể đến cuốn sách Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam, (NxB KHXH, 2001), do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên. Đây thực
sự là một công trình chuyên sâu về tín ngƣỡng và các vấn đề tín ngƣỡng ở
Việt Nam. Trong công trình này, tín ngƣỡng phồn thực chỉ đƣợc tiếp cận dƣới
dạng các nghi lễ phồn thực và đƣợc nhắc tới nhƣ một loại nghi lễ nằm trong
hệ thống các nghi lễ của tín ngƣỡng nông nghiệp. Tuy không phân tích và đi
sâu vào tín ngƣỡng phồn thực nhƣng công trình đã trình bày khá đầy đủ các
vấn đề của tín ngƣỡng bản địa này, từ việc điểm qua về bản chất của tín

ngƣỡng phồn thực, chứng minh sự tồn tại và phát triển của tín ngƣỡng phồn
thực bằng các di tích hiện còn tồn tại cho đến việc phân loại các nghi lễ phồn
thực theo đối tƣợng thờ, hình thức thờ, các trò diễn, trò đùa, phong tục mang
tính phồn thực.


Đặc biệt trong tác phẩm Văn hóa nõ nường, NxB KHXH, HN. của tác
giả Dƣơng Đình Minh Sơn (2008), nhiều vấn đề liên quan đến nõ nƣờng
đƣợc


lý giải. Một số khía cạnh về tín ngƣỡng phồn thực đã đƣợc tiếp cận theo
hƣớng mới khi ông lý giải về hình tƣợng nõ nƣờng đƣợc thể hiện khác nhau
trên trống đồng Ngọc Lũ, trên Thạp Đào Thịnh hay qua những công cụ lao
động hàng ngày nhƣ chày xát bàn nghiền, cày cuốc, chày cối, dùi mẹt.... nhiều
biểu tƣợng nõ nƣờng đã đƣợc tác giả giải mã thông qua những nghiên cứu về
“tƣợng đá ông chồng bà chồng”..... Đặc biệt tác giả cũng khảo cứu riêng về
tín ngƣỡng phồn thực và nõ nƣờng qua các lễ hội nhƣ “lễ hội nõ nƣờng ở các
làng” “lễ hội ông Đùng bà Đà”.....
Nếu nhƣ ở các công trình trên tín ngƣỡng phồn thực không phải là đối
tƣợng nghiên cứu chính mà chỉ là đối tƣợng gián tiếp đƣợc nhắc đến, đàm
luận khi nói tới các tín ngƣỡng dân gian của dân tộc (Tín ngưỡng và văn
hóa tín ngưỡng ở Việt Nam), tới các loại hình lễ hội nông nghiệp ( Lễ hội
nông nghiệp Việt Nam) hay tới các cổ tục xƣa với nhiều trò chơi, trò diễn
phong tục (Nếp cũ hội hè đình đám)... thì ở một số bài viết chuyên sâu
đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tín ngƣỡng phồn thực trở thành đối
tƣợng nghiên cứu chính.
Bài viết Tín ngưỡng phồn thực, nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử của Đỗ
Lai Thúy (1994), Tạp chí VHNT, 122 (số 8), tr.16-18. Bài viết giúp ngƣời đọc
có đƣợc cái nhìn khái quát về tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam ngay từ

những ngày đầu xuất hiện “tự nhiên nhƣ cây cỏ” trong đời sống nông nghiệp
nhƣ một “nguyên tắc thiết yếu” hay một cái gì đó nhƣ là “đạo sống”, “đạo
sinh tồn”. Theo dòng lịch sử, các biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực ở Việt
Nam cũng trình bày đầy đủ và mang tính khái quát cao.
Ở một số các bài viết khác nhƣ Nguyễn Minh San (1998), “Lễ thức
phồn thực trong sinh hoạt văn hóa dân gian ở Phú Thọ”, Tạp Chí VHNT, 183
(số 9), tr, 41 – 43. Nguyễn Văn Hậu (1999), “Biểu tượng phồn thực trong lễ
hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, Tạp chí


VHNT, 183 (số 9), tr. 68-71. Đặng Hoài Thu (2008), “Tín ngƣỡng phồn thực
qua một số trò diễn hội làng” Tạp chí VHNT, (số 12), tr 34-37... Tín ngƣỡng


phồn thực lại đƣợc tiếp cận một cách cụ thể hơn bằng việc giải mã biểu tƣợng
của nó trong lễ hội, tìm hiểu bản chất tín ngƣỡng qua các trò diễn trong hội
làng hoặc nghiên cứu ý nghĩa tín ngƣỡng bằng việc nhận diện các lễ thức
phồn thực trong các lễ hội ở địa phƣơng khác nhau…Tuy nhiên thì các bài
viết này mới nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực theo nhiều hƣớng tiếp cận
nhỏ, lẻ tẻ hoặc theo từng vùng mà chƣa có một nghiên cứu tổng quan và sâu
rộng về tín ngƣỡng. Mặc dù vậy thì những nghiên cứu này cũng đã cung cấp
những tƣ liệu phong phú những kết quả xác thực, những kiến giải có giá trị để
chúng ta có những cái nhìn toàn diện về tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam.
Tín ngƣỡng phồn thực trở thành đề tài nghiên cứu khoa học của các
nhiều tác giả nhƣ tác giả Vũ Anh Tũ (xuất bản 2009) Luận Án nhan đề Tín
ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Luận
án đã mô tả, nghiên cứu biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong các lễ hội
dân gian ở Bắc Bộ để từ đó tìm ra bản chất, sự vận động và biến đổi của tín
ngƣỡng này trong tâm thức dân gian cũng nhƣ những giá trị của nó trong đời
sống tinh thần của ngƣời dân. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị

của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống văn hoá đƣơng đại, góp phần gìn
giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phú Nhuận (2001)
với đề tài Đồ gốm thờ trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ (từ thế kỷ 15 đến nay). Luận án cho chúng ta một cái nhìn
khái quát chung về tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc
Bộ, nêu lên những biểu hiện cụ thể của tín ngƣỡng phồn thực ở đồng bằng
Bắc Bộ, những điểm khác biệt của tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời phƣơng
đông và phƣơng tây.
Có thể thấy việc nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam đã đƣợc
các nhà khoa học và những nhà văn hóa dân gianViệt Nam để tâm nghiên cứu,
tìm hiểu và giải mã. Tuy nhiên những thành quả mà cho đến nay các nhà khoa



học gặt hái đƣợc vẫn còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi cuả những
ngƣời muốn tìm hiểu về tín ngƣỡng dân gian này. Hành trình nghiên cứu
về tín ngƣỡng phồn thực, một tín ngƣỡng cổ xƣa và là tín ngƣỡng bản địa
của dân tộc vẫn còn không ít khoảng trống, đặc biệt là những nghiên cứu
chuyên sâu.
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống những lý luận cơ bản về tín ngƣỡng phồn thực trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng, qua đó giới thiệu khái quát chung về sự ra
đời, hình thành và phát triển cũng nhƣ hình thức biểu hiện của tín ngƣỡng này
trong tâm thức và đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của ngƣời Việt Nam.
Nghiên cứu biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống của
Ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ từ đó tìm ra những nét đặc sắc, sự vận
động và biến đổi của tín ngƣỡng này trong tâm thức dân gian cũng nhƣ những
giá trị của nó trong đời sống tinh thần của ngƣời dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng mghiên cứu chính của khóa luận là tín ngưỡng phồn thực
của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
* Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về tín
ngưỡng phồn thực của người Việt sinh sống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Những nội dung và biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong lễ hội
đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở so sánh, đối chiếu với
những giai đoạn trƣớc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
*Phương pháp luận


Khóa luận dựa vào những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, theo
phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá tín
ngƣỡng dân gian này.


Khóa luận quán triệt quan đểm của Nhà nƣớc và Đảng Cộng Sản Việt
Nam trong việc đánh giá di sản văn hóa dân tộc cũng nhƣ quan điểm tôn trọng
quyền tự do tôn giáo tín ngƣỡng của nhân dân trong khuôn khổ quy định pháp
luật của nhà nƣớc, và công tác bảo tồn di sản văn hóa nhằm lƣu giữ những
giá trị của tín ngƣỡng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
*Các phương pháp cụ thể
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: địa-văn hóa, vùng văn
hóa kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử văn hóa để tìm hiểu bản chất
cũng nhƣ quá trình vận động của hiện tƣợng văn hóa tín ngƣỡng này trong
mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên-kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu nói trên, khóa luận

còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu,
phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, miêu tả,
diễn dịch…để tìm hiểu về tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống tâm linh của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
6. Đóng góp của khoá luận
Hệ thống hoá các tƣ liệu có liên quan đến tín ngƣỡng phồn thực; cung
cấp khá đẩy đủ tƣ liệu về tín ngƣỡng phồ thực của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ, có thể phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo về tín ngƣỡng phồn
thực này cũng nhƣ góp phần nhỏ tƣ liệu cho nghiên cứu tín ngƣỡng nói
chung ở Việt Nam.
Nghiên cứu và phân tích những đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng phồn
thực cũng nhƣ vai trò của nó trong đời sống tâm linh của của ngƣời Việt.
Khoá luận làm rõ những đặc điểm biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực và ý
nghĩa của nó, lý giải bản chất, nội dung hình thức biểu hiện của tín ngƣỡng
phồn thực trong đời sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.



Bằng việc nghiên cứu xu thế vận động và biến đổi của tín ngƣỡng phồn
thực theo không gian và thời gian, khoá luận tìm hiểu, xác định giá trị văn
hoá, xã hội của tín ngƣỡng phồn thực đối với quá trình phát triển tộc ngƣời và
lịch sử văn hoá của ngƣời Việt ở Bắc Bộ.
Làm rõ nhữg giá trị của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống tinh thần
của ngƣời dân; những tác động của đời sống đƣơng đại với tín ngƣỡng phồn
thực
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 2
chƣơng:
Chương 1: Khát quát chung về đồng bằng Bắc Bộ và tín ngưỡng phồn thực.
Chương 2: Tín ngưỡng phồn thực của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ




NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trong giới các nhà nghiên cứu về địa lý họ cũng đã đƣa ra nhiều ý kiến
khác nhau về giới hạn đồng bằng Bắc Bộ. Theo nhƣ các nhà địa lý học thời
Pháp thuộc vào những năm đầu của thế kỉ này, họ đã dùng đƣờng bình độ
25m làm giới hạn của đồng bằng, gần phù hợp với ranh giới của trầm tích phù
sa kỷ Đệ tứ của địa chất học. Diện tích của đồng bằng Bắc Bộ cũng đƣợc hiểu
2

là châu thổ Bắc Bộ rộng 14.700km .
Đồng bằng Bắc Bộ đƣợc xem nhƣ là một tam giác cân, đích là Việt Trì
và phần đáy từ Quảng Yên đến Ninh Bình. Theo số liệu thống kê của Tổng
Cục thống kê thì đồng bằng Bắc Bộ là sự hợp nhất của hai nhóm phóng vật
khổng lồ của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Vùng đất cao ven đồng bằng có liên quan đến các thềm phù sa cổ,
thƣờng đƣợc quen gọi là vùng trung du. Đây sẽ là vùng vành đai công nghiệp
tƣơng lai, vừa phục vụ cho đồng bằng trong xu thế tiết kiệm đất của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cái nôi đầu tiên của đồng bằng, lấy Hà Nội làm tâm đƣợc phân ra 2
phần: từ Hà Nội lên đến đỉnh của châu thổ là phần thƣợng châu thổ, từ Hà Nội
đổ xuống Nam Định – Hải Dƣơng là phần trung Châu thổ.
Vùng hạ châu thổ với các cồn cát ven biển, các bãi phù sa, các cửa sông

hình phễu, các bồn trũng ở rìa... châu thổ Bắc Bộ tiến ra biển vào khoảng



×