Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đồ án tốt nghiệp ứng dụng công nghệ GNSS RTK trạm CORS thành lập bản đồ đại chính xã tân mỹ đức hòa long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 65 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng công nghệ GNSS RTK trạm
CORS thành lập bản đồ địa chính xã Tân Mỹ - Đức Hòa - Long An tỷ lệ 1:2000 “ là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung, kết quả nghiên cứu là trung thực.
Ngoài ra, trong đồ án còn có sử dụng một số nội dung, công trình nghiên cứu của
các tác giả khác có trích dẫn nguồn gốc .
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đồ án tốt nghiệp của mình nếu có
quy phạm bất cứ vấn đề gì về bản quyền.
Người cam đoan

Phạm Minh Nhựt

SVTH: Phạm Minh Nhựt

I

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan


tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi đến quý thầy cô ở Khoa Trắc Địa và Bản Đồ của Trường Đại Học Tài Nguyên Và
Môi Trường TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập cũng như đã tận tâm hướng dẫn
chúng em qua từng buổi học tại trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy TS. Đỗ Minh Tuấn đã tận tâm hướng dẫn và chỉ bảo
em qua từng buổi nói chuyện thảo luận về đề tài nghiên cứu, nhờ đó mà đề tài của em
mới hoành thành được như ngày hôm nay. Một lần nửa em xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn xí nghiệp Đo Vẽ Ảnh Số Và Địa Tin Học thuộc
đơn vị tổ chức sản xuất của công ty TNHH MTV“ Tài Nguyên Và Môi trường Miền
Nam”đã tạo cho em cơ hội được trực tiếp tham gia lao động sản xuất cùng đơn vị cũng
như đã cung cấp cho em số liệu dữ liệu phục vụ cho bài báo cáo đồ án tốt nghiệp.
Trong thời gian ba tháng làm đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, lầm lõi...
kính mong nhận được những ý kiến đống góp quý báu của hội đồng và quý thầy cô giúp
em trưởng thành hơn
Sau cùng em xin kính chúc thầy TS. Đỗ Minh Tuấn nói riêng và các thầy cô trong
khoa nói chung thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là truyền đạt những kiến thức quý báu đến những thế hệ mai sau.

SVTH: Phạm Minh Nhựt

II

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

TÓM TẮT

Đề Tài: Sử dụng công nghệ đo GNSS RTK trạm CORS thành lập bản đồ địa chính
xã Tân Mỹ - Đức Hòa - Long An tỷ lệ 1/2000
Bản đồ địa chính là hồ sơ quan trọng trong hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính được
thành lập nhằm mục đích giúp nhà nước quản lý đai, lập huy hoạch kết hoạch sử dụng
đất có hiệu quả... Để thành lập bản đồ địa chính có các phương pháp như: phương pháp
bàn đạc, phương pháp toàn đạc, phương pháp ảnh hàng không... Đặc biệt ngày nay công
nghệ đo GNSS RTK đang được phát triển và đang được sử dụng rộng rãi trong đo đạc
thành lập bản đồ, RTK trạm CORS là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên
tác sử dụng trạm BASE đồng thời thu nhận tính hiệu vệ tinh và chuyền số gia cải chỉnh
cho máy động ROVER thông qua mạng di động 3G. Phương pháp đo này đơn giản, dữ
liệu đo đạc không cần phải xử lý gì thêm nên rút ngắn thời gian, giảm nhân lực thi công,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy đề tài đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu quy trình
lắp đặt và tìm tọa độ trạm CORS để ứng dụng vào đo đạc chi tiết thành lập bản đồ địa
chính Xã Tân Mỹ- Đức Hòa- Long An tỷ lệ 1/2000.
Để có thể ứng dụng trạm CORS và đưa vào sử dụng trong đo đạc thành lập bản đồ
địa chính trước tiên là cần phải lắp đặt và xác định vị trí trạm CORS, ngoài dữ liệu thu
tín hiệu vệ tinh liên tục 12 giờ liền của trạm CORS cần phải kết hợp với các dữ liệu hiệu
chỉnh từ vệ tinh như: lịch vệ tinh chính xác, số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh, lịch vệ tinh
phát tín... Và kết hợp với dữ liệu từ trạm IGS quốc tế để xác tọa độ trạm theo hệ
WGS-84 bằng hai phương pháp định vị tuyệt đối và định vị tương đối bằng phần mền
RTKLIB. Sau khi đã xác định được tọa độ trạm CORS thì việc đo đạc ngoài thực địa là
rất đơn giản chỉ cần mang máy động (ROVER đã được thiết lập 7 tham số tính chuyển
từ hệ tọa độ WGS-84 về VN-2000) đến vị trí ranh giới cần xác định tọa độ và đo trong
khoảng thời gian từ 5-10 giây.
Kết quả bản đồ địa chính được nối vẽ và biên tập bằng phần mền autocad và
microstation. Từ kết quả đạt được phân tích đánh giá đã đưa ra được những ưu nhược
điểm của công nghệ đo GNSS RTK trạm CORS so với phương pháp đo đạc truyền thống
bằng máy toàn đạc điện tử.


SVTH: Phạm Minh Nhựt

III

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Đồ án này được hoàn thành tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM
Giảng viên hướng dẫn: T.S Đỗ Minh Tuấn
(Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Giảng viên phản biện: Th.S Huỳnh Nguyễn Định Quốc
(Ghi họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Đồ án được chấm bởi: Hội đồng chấm đồ án, họp tại phòng A503 vào lúc 7 giờ 30 phút,
ngày 14 tháng 12 năm 2017
Thành phần hội đồng gồm:
Chủ tịch: PGS.TS. Đào Xuân Lộc
Thư ký: Th.S Nguyễn Hữu Đức
Ủy viên: Th.S Nguyễn Văn Khánh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng và Trưởng Khoa sau khi đồ án đã được chỉnh sửa(nếu
có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


SVTH: Phạm Minh Nhựt

TRƯỞNG KHOA

IV

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 0
1.1. Đặt vấn đề: ........................................................................................................ 0
1.2. Mục tiêu: ............................................................................................................ 1
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện: ............................................................. 1
1.3.1.

Nội dung: .................................................................................................. 1

1.3.2.

Phương pháp thực hiện: ........................................................................... 1

1.4. Giới hạn đề tài: ................................................................................................. 2
1.4.1.

Nội dung: .................................................................................................. 2


1.4.2.

Không gian: .............................................................................................. 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận bản đồ địa chính: ....................................................................... 4
2.1.1. Khái niện chung bản đồ địa chính: ................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở toán học bản đồ địa chính: ................................................................... 4
2.1.3. Nội dung bản đồ địa chính: ............................................................................. 7
2.1.4. Yêu cầu độ chính xác....................................................................................... 7
2.1.5. Ký hiệu bản đồ địa chính3 .............................................................................. 8
2.2. Tổng quan hệ thống GNSS và công nghệ đo GNSS RTK ............................ 9
2.2.1. Giới thiệu chung hệ thống GNSS .................................................................... 9
2.2.2. Công nghệ đo GNSS RTK ............................................................................. 18
CHƯƠNG 3:ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK TRẠM CORS THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ TÂN MỸ- ĐỨC HÒA- LONG AN TỈ LỆ 1:2000 ....... 20
3.1. Giới thiệu trạm CORS DH01 ........................................................................ 20
3.1.1.

Vị trí lắp đặt trạm CORS ........................................................................ 20

3.1.2.

Trung tâm điều khiển hệ thống và quy trình lắp đặt trạm CORS. ......... 21

3.2. Xác định tọa độ trạm CORS theo hai phương pháp tuyệt đối và tương đối
26
SVTH: Phạm Minh Nhựt


V

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

3.2.1.

Tải dữ liệu............................................................................................... 28

3.2.2.

Xác định tọa độ trạm CORS theo phương pháp đinh vị tuyệt đối. ......... 29

3.2.3.
Xác định tọa độ trạm CORS theo phương pháp định vị tương đối kết hợp
với các trạm IGS .................................................................................................... 31
3.3. Ứng dụng công nghệ đo GNSS RTK trạm CORS vào đo đạc chi tiết để
thành lập bản đồ địa chính xã Tân Mỹ - Đức Hòa – Long An tỷ lệ 1:2000 ........ 37
3.3.1.

Công tác chuẩn bị................................................................................... 38

3.3.2.
Sử dụng máy định vị vệ tinh GNSS RTK South Galaxy G1 kết hợp máy
toàn đạc đo đạc chi tiết . ........................................................................................ 38
3.3.3.


Nối vẽ và biên tập bản đồ địa chính ....................................................... 42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 47

SVTH: Phạm Minh Nhựt

VI

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐĐC
IGS
GNSS
RTK
GPS
CORS
WGS-84
QZSS
IRNSS
GLONASS
PPP
RINEX


Bản đồ địa chính
International GNSS Service
Global Navigation Satellite System
Real Time Kinematic
Global Positioning System
Continuously Operating Reference Station
World Geodetic System-1984
Quasi-Zenith Satellite System
India Regional Navigation Satellite System
GLObal NAvigation Satellite System
Precise Point Positioning
Receiver INdependence EXchange format

SVTH: Phạm Minh Nhựt

VII

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hình

Tên Hình


Số trang

Hình 1.1

Vị trí địa lý Tân Mỹ - Đức Hòa – Long An

Hình 2.1

Hệ thống định vị toàn cầu GNSS

11

Hình 2.2

Định vị GPS tuyệt đối

13

Hình 2.3

Định vị GPS tương đối

14

Hình 2.4

Điều kiện thông thoáng tại điểm đo

16


Hình 2.5

Một lưới CSTĐCT phục vụ đào hầm đối
hướng

17

Hình 2.6

Chuyển trục công trình lên cao bằng GPS

17

Hình 2.7

Phương pháp đo RTK truyền thống

19

Hình 2.8

Phương pháp đo RTK trạm CORS

19

Hình 3.1

Ăng ten thu tín hiệu vệ tinh DH01

20


Hình 3.2

Phần mềm trung tâm theo dõi vệ tinh GNSS và
tín hiệu vệ tinh

22

Hình 3.3

Quản lý kết nối trạm CORS

22

Hình 3.4

Phần mềm tính chuyển tọa độ

23

Hình 3.5

Quản lý chức năng đo RTK bằng phần mềm
NRS-Server

23

Hình 3.6

Bộ phần mền quản lý trung tâm


24

Hình 3.7

bộ phận chuyển đồi SouthNet S8

25

SVTH: Phạm Minh Nhựt

VIII

3

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Hình 3.8

Ăng ten thu tín hiệu vệ tinh

25

Hình 3.9


Bộ kết nối mạng Lan

26

Hình 3.10

Giao diện rtkget

28

Hình 3.11

Giao diện phần mền RTKLIB

29

Hình 3.12

Kết quả xử lý

30

Hình 3.13

Xuất kết quả vị trí lên google map

30

Hình 3.14


Trạm IGS toàn cầu

31

Hình 3.15

Giao diện phần mền RTKLIB xử lý tương đối

33

Hình 3.16

Kết quả xử lý theo phương pháp tương đối

34

Hình 3.17

Vị trí tọa độ trạm CORS DH01 xử lý bằng
phương pháp tương đối

34

Hình 3.18

Cài đặt máy động ROVER

39

Hình 3.19


Ảnh đi đo ngoài thực địa

40

Hình 3.20

Số liệu được trút ra và xử lý được lưu lại với
dạng text

41

Hình 3.21

Số liệu đo góc cạnh máy topcon

42

Hình 3.22

Nối vẽ và thêm thông tin thửa đất

43

Hình 3.23

Tờ bản đồ địa chính hoàn chỉnh

44


SVTH: Phạm Minh Nhựt

IX

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
DANH MỤC BẢNG,SƠ ĐỒ
Số trang

Số bảng

Tên bảng

Bảng 3.1

Kết quả tọa độ trạm CORS DH01

35

Bảng 4.1

Ưu điểm, nhược điểm công nghệ RTK trạm CORS so
với phương pháp toàn đạc

46


Sơ đồ

Tên bảng

Số trang

Sơ đồ 2.1

Chia mãnh và đánh số BĐĐC

7

Sơ Đồ 3.1

Quy trình thành lập bản đồ địa chính

37

SVTH: Phạm Minh Nhựt

X

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề:

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu
tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên
trái đất, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong
nông, lâm nghiệp. Song sự phân bố đất đai rất khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan
hệ về đất đai cũng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý đất đai có hiệu quả
góp phần giải quyết các mối quan hệ về đất đai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất
nước.
Bản đồ địa chính (BĐĐC) là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính, là tài
liệu cơ bản để thống kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất đai, làm tài liệu cho nhà nước giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất....trong bản đồ địa chính thể hiện chi tiết ranh giới thửa đất, diện tích,
loại đất, chủ sử dụng đất...vì vậy bản đồ địa chính có tính pháp lý cao giúp nhà nước
quản lý đất đai có hiệu quả.
Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính trong thời gian qua chủ yếu bằng
phương pháp đo đạc trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử. Phương pháp đo này gặp nhiều
khó khăn ở khu vực vùng núi, địa hình hiễm chở yêu cầu độ thông hướng cao,mất nhiều
thời gian và tiền bạc.
Với công nghệ GNSS RTK các giai đoạn của đo đạc và thành lập bản đồ đã được
rút ngắn đi đáng kể giúp giảm bớt chi phí, nhân công sản xuất Trắc Địa - Bản Đồ. Bên
cạnh các phương pháp đo như đo tĩnh, đo tĩnh nhanh, đo động xử lý sau( hay còn gọi là
đo động xử lý hậu kỳ), các phương pháp đo động thời gian thực (Real Time Kinematic)
với độ chính xác càng ngày càng cao nên đang được chú trọng và phát triển gần đây.
Để tìm ra giải pháp giúp khắc phục các nhược điểm của các phương pháp đo đạc
truyền thống hiện nay công nghệ GNSS RTK đang được phát triển và đưa vào sản xuất
đo đạc thành lập bản đồ địa chính với các tỷ lệ 1/1000 1/2000 1/5000 và 1/10000.
Vì thế em đã chọn đề tài : Ứng dụng công nghệ GNSS RTK trạm CORS trong đo

đạc thành lập bản đồ địa chính 1/2000 xã Tân Mỹ- Đức Hòa- Long An.
Nội dung cơ bản được trình bài trong ba chương:
Chương II: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương III: Ứng dụng cộng nghệ GNSS RTK trạm CORS thành lập bản đồ
địa chính xã Tân Mỹ - Đức Hòa- Long An tỷ lệ 1:2000
Chương IV : Tổng kết
SVTH: Phạm Minh Nhựt

0

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp
1.2.

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Mục tiêu:
Thực hiện đề tài với mục tiêu biết vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế

sản xuất.
Hiểu được quy trình thành lập bản đồ địa chính thực tế mà các đơn vị đang
thực hiện.
Thành lập bản đồ địa chính phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận, xây
dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý nhà nước.
Biết được nguyên lý hoạt động của công nghệ GNSS RTK trạm CORS.
Tìm hiểu các phương pháp xác định tọa độ trạm CORS.
Tìm hiểu công nghệ GNSS RTK trạm CORS vào đo đạc thành lập bản đồ để
tìm ra những ưu nhược điểm của phương pháp GNSS so với phương pháp đo truyền

thống.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện:
1.3.1. Nội dung:
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản đồ địa chính, hệ thống GNSS.
Nội dung 2: Xây dựng trạm CORS và xác định tọa độ trạm CORS.
Nội dung 3 : Ứng dụng công nghệ GNSS RTK trạm CORS thành lập bản đồ
địa chính xã tân Mỹ - Đức Hòa - Long An tỷ lệ 1/2000.
Nội dung 4: Phân tích đánh giá những ưu,nhược điểm của công nghệ GNSS
TRK trạm CORS so với công nghệ đo đạc truyền thông.
1.3.2. Phương pháp thực hiện:
Đọc và tìm hiểu các thông tư, quy phạm cơ sở lý thuyết của bản đồ địa chính
và hệ thống GNSS
Thu thập số liệu, dữ liệu đo GNSS trạm CORS, dữ liệu IGS.
Xử lý số liệu bằng bộ phần mền RTKLIB để xác định tọa độ trạm CORS đáp
ứng được yêu cầu của người sử dụng bằng hai phương pháp định vị tuyệt đối và định vị
tương đối
Ứng dụng cộng nghệ GNSS RTK trạm CORS để đo vẽ chi tiết kết hợp với
phần mền Autocad và Microstation để biên tập bản đồ địa chính.
Dựa trên kết quả sử dụng công nghệ đo GNSS RTK trạm CORS phân tích và
đánh giá ưu điểm của phương pháp này từ đó so sánh và đưa ra được các ưu, nhược
điểm so với công nghệ đo đạc truyền thống.

SVTH: Phạm Minh Nhựt

1

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

1.4.

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Giới hạn đề tài:

1.4.1. Nội dung:
Tìm hiểu cách xây dựng trạm CORS và các phương pháp xác định tọa độ trạm
CORS bằng phần mền RTKLIB.
Tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ địa chính.
Sử dụng các loại phần mền: Autocad , Microstation....phục vụ biên tập bản
đồ địa chính
Phân tích đáng giá đưa ra các ưu nhược điểm thành lập bản đồ đại chính bằng
công nghệ GNSS RTK trạm CORS so với công nghệ truyền thống
1.4.2. Không gian:
Đề tài tập trung tìm hiểu địa điểm là xã Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An
1.4.2.1. Vị trí địa lý:
Xã Tân Mỹ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An có vị trí địa lý:
Phía Bắc: giáp xã Lộc Giang
Phía Đông: giáp xã Thái Mỹ (Củ chi), xã Đức Lập Hạ
Phía Tây: giáp xã Hiệp Hòa
Phía Nam: giáp thị trấn Hậu Nghĩa Đức Lập Thượng

Hình 1.1 Vị trí địa lý Tân Mỹ - Đức Hòa – Long An

SVTH: Phạm Minh Nhựt

2

Lớp: 02ĐHKTTĐ01



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

1.4.2.2. Hành chính:
Có 6 ấp: Bến Long, Ấp Chánh, Chánh Hội, Lập Điền, Bàu Công Rừng Dầu.
HĐND, Ủy Ban Nhân dân, UBMTTQ xã Tân Mỹ nằm đối diện chợ Tân Mỹ. Cách ngã
tư Tân Mỹ 10 mét.
1.4.2.3. Điều kiện tự nhiên:
Xã Tân Mỹ, Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc tính chuyển tiếp Đông
và Tây Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình năm 270C nhiệt độ trung bình tối cao năm 390 C
nhiệt độ trung bình tối thấp năm 170C. Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít và phân hóa theo mùa, ít gió bão và
không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 27,70C, nhiệt độ trung bình tối cao
năm 390C Nhiệt độ trung bình tối thấp năm 170C.
1.4.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội:
Phần lớn điện tích đất thuộc đất nông nghiệp chuyên trồng hoa màu và đất rừng
tràm sản xuất, dân cư tập trung đông đúc ở ngay ngã tư trung tâm của xã, các nhà máy
khung công nghiệp cũng đang dần mộc lên tạo kiều kiện việc làm cho người dân, bên
cạnh đó việc chăn nuôi gia sức, gia cầm đặc biệt là trâu, bò... cũng là nguồn thu nhập
mang lại kinh tế cao.

SVTH: Phạm Minh Nhựt

3

Lớp: 02ĐHKTTĐ01



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý luận bản đồ địa chính:

2.1.1. Khái niện chung bản đồ địa chính:
(Thông tư 25_2014_TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2014
quy định về việc thành lập bản đồ địa chính)
BĐĐC là bản đồ trên đó thể hiện các dạng đồ họa và ghi chú, phản ảnh những
thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của các thửa đất, phản ánh các đặc điểm
khác thuộc địa chính quốc gia.
BĐĐC là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vị trí ranh giới,
diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn
thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành
chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
BĐĐC là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục
vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. BĐĐC khác với các
bản đồ chuyên ngành thông thường khác ở chỗ BĐĐC có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng
khắp mọi nơi trên toàn quốc.
BĐĐC có 2 dạng là bản đồ địa chính số và bản đồ địa chính dạng giấy (truyền
thống)
2.1.2. Cơ sở toán học bản đồ địa chính:
(Thông tư 25_2014_TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2014
quy định về việc thành lập bản đồ địa chính)
2.1.2.1. Hệ quy chiếu:

BĐĐC được thành lập trong hệ quy chiếu Quốc Gia, sử dụng hệ thống tọa độ mặt
phẳng mỗi tỉnh có kinh tuyến trục khác nhau và một hệ thống độ cao chung cả nước.
BĐĐC sử dụng thống nhất hệ tọa độ VN-2000 với các thông số sau:
Lưới chiếu bản đồ : Hệ tọa độ phẳng thiết lập theo phép chiếu hình trụ ngang
đồng góc UTM
Múi chiếu 30, kinh tuyến giữ có hệ số biến dạng k=0.9999
Mặt toán học: Elipxoid WGS-84 có kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuyt
và được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam.
Điểm gốc N00 (X= 0km, Y= 500km) đặt tại khuôn viên của viện nghiên cứu
địa chính thuộc bộ Tài Nguyên – Môi Trường Hà Nội, điểm gốc độ cao tại hòn dấu Hải
Phòng.
SVTH: Phạm Minh Nhựt

4

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

2.1.2.2. Tỷ lệ bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn. Việc lựa chọn tỷ lệ thành lập
bản đồ địa chính dựa trên cơ sở loại đất, giá trị kinh tế của khu vực, mức độ khó khăn
mà lựa chọn các tỷ lệ khác nhau.
Các hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính hiện nay.
Tỷ lệ 1/200 1/500 1/1000 được lựa chọn đo vẽ và thành lập khu vực nội thành,
trung tâm của một tỉnh thành phố... nơi mà đất có giá trị kinh tế cao
Tỷ lệ 1/1000 1/2000 đất ở khu nông thôn, đất nông nghiệp, đất có dạng thửa

đất rộng.....
Tỷ lệ đất 1/5000 được đo vẽ ở khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản
xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Tỷ lệ 1/10000 Đất chưa sử dụng, đất mặt nước có diện tích lớn trong trường
hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.
2.1.2.3. Phương pháp chia mãnh đánh số bản đồ địa chính:

SVTH: Phạm Minh Nhựt

5

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
Tỷ lệ 1:10000
D: 6x6km
d: 60x60 cm
S: 3600 ha
SH : 10-xxxyyy
Chia thành 4 ô vuông

Tỷ lệ 1:5000
D: 3x3km
d: 60x60 cm
S: 900 ha
SH : xxxyyy
Chia thành 9 ô vuông

1->9
Tỷ lệ 1:2000
D: 1x1km
d: 50x50 cm
S: 100 ha
SH : xxxyyy-1
Chia thành 4 ô vuông
a,b,c,d

Chia thành 16 ô vuông
1->16

Chia thành 100 ô vuông
1->100
Tỷ lệ 1/1000
D: 0.5x0.5km
d: 50x50 cm
S: 25ha
SH : xxxyyy-1-a

Tỷ lệ 1/200
D: 0.1x0.1km
d: 50x50 cm
S: 1ha
SH : xxxyyy-1-1

Tỷ lệ 1/500
D: 0.25x0.25km
d: 50x50 cm
S: 6.25ha

SH : xxxyyy-1-(1)

Sơ đồ 2.1. Chia mãnh và đánh số BĐĐC

SVTH: Phạm Minh Nhựt

6

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

2.1.3. Nội dung bản đồ địa chính:
(Thông tư 25_2014_TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2014
quy định về việc thành lập bản đồ địa chính)
Cơ sở toán học: Khung bản đồ đại chính, điểm khống chế tọa độ và độ cao Quốc
gia các hạng, điểm địa chín, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có
chôn mốc ổn định.
Địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như: Đường giao thông, công
trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều,
hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn.
Ranh thửa đất, thông tin thửa đất, ranh công trình trên đất như: Loại đất, số thứ tự
thửa đất, diện tích thửa đất, nhà ở, các công trình kiến trúc trên đất....
Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.
Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao ở những khu vực có địa hình đặc biệt khi có

yêu cầu thể hiện
Ghi chú thuyết minh: Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân
theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính.
2.1.4. Yêu cầu độ chính xác
(Thông tư 25_2014_TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2014
quy định về việc thành lập bản đồ địa chính)
Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính
dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên
bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián
tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng
không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.
SVTH: Phạm Minh Nhựt

7

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm

khống chế đo vẽ.
2.1.5. Ký hiệu bản đồ địa chính
(Thông tư 25_2014_TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2014
quy định về việc thành lập bản đồ địa chính)
2.1.5.1. Phân loại ký hiệu
Các ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại: ký hiệu theo tỷ lệ,
ký hiệu không theo tỷ lệ và ký hiệu nửa theo tỷ lệ.
Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính
theo tỷ lệ bản đồ.
Ký hiệu không vẽ theo tỷ lệ: Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước,
không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa
vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ
nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng
đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: Ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của
địa vật, chiều kia biểu thị.
2.1.5.2. Ghi chú .
Ghi chú gồm ghi chú định danh thể hiện địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi
chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính của địa vật.
Ghi chú được thể hiện bằng tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít người phải
được phiên âm sang tiếng Việt
Chỉ được sử dụng ký hiệu, phông chữ, chữ số đúng với quy định.
Ghi chú được sắp xếp song song với khung phía Nam của mảnh bản đồ địa chính,
trừ ghi chú địa vật hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thì sắp xếp ghi chú theo hướng địa
vật, đầu các ghi chú hướng lên phía khung Bắc.
Các đối tượng bản đồ có ý nghĩa định hướng cao mà không ghi chú được vào bên
trong đối tượng thì được ghi chú ra ngoài và đánh mũi tên chỉ vào đối tượng.
2.1.5.3. Vị trí đặt ký hiệu.
Các ký hiệu được vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí của các điểm đặc
trưng trên đường biên của nó.

Với ký hiệu không theo tỷ lệ:

SVTH: Phạm Minh Nhựt

8

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác … thì
tâm ký hiệu chính là tâm địa vật
Ký hiệu đường nét đứt thì trục của ký hiệu trùng với trục địa vật.
Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì điểm đặc trưng vị trí của ký
hiệu là điểm giữa của đáy.
2.2. Tổng quan hệ thống GNSS và công nghệ đo GNSS RTK
2.2.1. Giới thiệu chung hệ thống GNSS
(Hồ Viết Tuấn, 2015. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GNSS/CORS/RTK
trong công tác thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng ở Việt Nam. (Đồ án tốt nghiệp),
Hà Nội)
2.2.1.1. Khái niệm GNSS
GNSS được cấu thành như một chòm sao (một nhóm hay một hệ thống) của quỹ
đạo vệ tinh kết hợp với thiết bị ở mặt đất. Trong cùng một thời điểm, ở một vị trí trên
mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến bốn vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính được tọa
độ của vị trí đó. GNSS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên trái đất và
24 giờ một ngày. Mỹ là nước đầu tiên phóng lên và đưa vào sử dụng hệ vệ tinh dẫn
đường này. Mỹ đặt tên cho hệ thống này là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS (Global

Positioning System), ban đầu là để dùng riêng cho quân sự, về sau mở rộng ra sử dụng
cho dân sự trên phạm vi toàn cầu, bất kể quốc tịch và miễn phí.
2.2.1.2. Các hệ thống GNSS cơ bản.
Hệ thống Global Positioning System ( GPS ).
GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS là tên viết tắt
của cụm từ “Global Positioning System”. Nó là một hệ thống bao gồm nhiều vệ tinh bay
trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Từ lúc GPSra đời cho đến nay đã có
nhiều vệ tinh được phóng lên nhưng không phải vệ tinh nào cũng thành công và còn hoạt
động. Để đảm bảo sự hoạt động của các thiết bị định vị trên toàn cầu, Mỹ cam kết duy
trì sự sẵn có của ít nhất 24 vệ tinh GPS hoạt động khoảng 95% thời gian.
Sự ra đời của GPS ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quân sự, sau này được mở
rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một
con tàu hay phương tiện trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh.
Điều này khiến GPS ngày càng trở nên phổ biến.

SVTH: Phạm Minh Nhựt

9

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Hệ thống GLONASS(Nga)
Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Nga "Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya
Sistema" (tạm dịch là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu). GLONASSlà hệ thống định vị
vệ tinh do Lực lượng Phòng vệ Không gian của Nga điều hành. Tương tự như GPS,

GLONASS được Bộ quốc phòng của Nga dùng làm hệ thống dẫn đường trong các môi
trường đòi hỏi tốc độ cao như máy bay phản lực và tên lửa, sau này nó được mở rộng
sang các thiết bị dân sự.
GLONASS bao gồm 24 vệ tinh hoạt động ở độ cao 20.000 km (12.000 dặm) trên
quỹ đạo tròn vừa. Khi mới ra đời GLONASS sử dụng phương pháp truy cập đa tần
FDMA (Frequency Division Multiple Access Method) để liên lạc với các vệ tinh (25
kênh cho 24 vệ tinh). Đây là giao thức phổ biến trong liên lạc vệ tinh nhưng có hạn chế
là dễ bị nhiễu và gián đoạn. Bắt đầu từ năm 2008, GLONASS đã sử dụng CDMA (Code
Division Multiple Access Technique) để mang đến khả năng tương thích với các vệ tinh
GPS. Chính vì sự tương thích này mà hiện nay hầu như các thiết bị định vị đều có tích
hợp GLONASS kèm với GPS để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống.
Hệ thống GALILEO
GALILEO là hệ thống định vị do Liên minh Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên
của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Hệ thống này được điều
hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự...
Hệ thống BEIDOU - QZSS – IRNSS ( Châu Á)
Để tránh lệ thuộc vào hệ thống định vị của nước khác, một số các quốc gia phát
triển cũng tự xây dựng hệ thống định vị vệ tinh cho riêng mình chẳng hạn như:
Beidou (Bắc Đẩu) – là hệ thống định vị riêng của CHDNND Trung Hoa phát
triển, phủ khắp ở châu Á và tây Thái Bình Dương
IRNSS – Hệ thống định vị tại khu vực của Ấn Độ, hoạt động bắt đầu từ năm
2013, có độ phủ ở Ấn Độ và bắc Ấn Độ Dương.

SVTH: Phạm Minh Nhựt

10

Lớp: 02ĐHKTTĐ01



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

QZSS – Hệ thống định vị khu vực của Nhật Bản, phủ khắp châu Á và châu Đại
Dương.

Hình 2.1:Hệ thống định vị toàn cầu GNSS

2.2.1.3. Cơ cấu hệ thống GNSS.
Hệ thống GNSS được cấu tạo thành ba phần: phần không gian, phần điều khiển và
phần người sử dụng. Cụ thể, mô tả hệ thống GPS của Mỹ như sau:
Phần không gian: gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay
trên quỹ đạo có chức năng chính là: Thu thập và lưu trữ dữ liệu được truyền từ phần hệ
điều khiển, cung cấp thời gian chính xác bằng các chuẩn tần số nguyên tử đặt trên vệ
tinh, truyền thông tin và tín hiệu đến người sử dụng trên một hay hai tần số.
Phần điều khiển: Để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống vệ tinh cũng như
hiệu chỉnh tín hiệu thông tin của vệ tinh. Có các trạm quan sát trên mặt đất, chia thành
trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh,
gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để
các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy,
các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời
điểm nào.
Phần người sử dụng và thiết bị thu vệ tinh: Là khu vực có phủ sóng mà người
sử dụng cần có ăng ten và máy thu tín hiệu từ vệ tinh và có được thông tin vị trí, thời
gian và vận tốc di chuyển. Để có thể thu được vị trí, ở phần người sử dụng cần có ăng
ten và máy thu GNSS.
SVTH: Phạm Minh Nhựt

11


Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

2.2.1.4. Nguyên lý hoạt động.
Hệ thống định vị toàn cầu GNSS thực chất là việc xác định vị trí tọa độ của một
điểm ở bất kỳ nơi nào trên trái đất.
Việc xác định được vị trí của điểm trên mặt đất dựa vào mặt toán học từ vận tốc và
thời gian chuyền tính hiệu từ ít nhất bốn vệ tinh đến vị trí trên mặt đất để tìm ra vị trí
điểm chính xác.
Các vệ tinh của GNSS bay vòng quanh trái đất theo một quỹ đạo rất chính xác đảm
bảo được ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhìn thấy ít nhất bốn vệ tinh trên bầu trời.
Các vệ tinh phát tí hiệu có thông tin xuống trái đất, các máy thu GNSS nhận thông
tin này và bằng các phép toán tính lượng giác, máy thu có thể tính được vị trí của của
người dùng.
2.2.1.5. Các phương pháp định vị
Định vị tuyệt đối.
Nguyên lí định vị tuyệt đối của GPS là lấy tâm trái đất làm gốc tọa độ, xác định vị
trí ăng-ten của máy tiếp nhận ở trọng hệ tọa độ WGS-84. Do trong quá trình định vị chỉ
cần dùng đến một máy thu, nên được gọi cách khác là định vị điểm đơn.Định vị tuyệt
đối được thực hiện theo nguyên tắc giao hội không gian trên cơ sở sử dụng đại lượng đo
là khoảng cách giả từ vệ tinh đến máy thu trên mặt đất. Sở dĩ gọi là khoảng cách giả, bởi
vì khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu được xác định không thể tránh khỏi các sai số:
Sai số đồng hồ vệ tinh.
Sai số đồng hồ máy thu.
Sai số do tín hiệu lan truyền trong môi trư¬ờng điện ly và khí quyển.

Khoảng cách đã xác định không phải khoảng cách thực giữa vệ tinh và máy thugọi là khoảng cách giả. Tại một trạm trên mặt đất, tiến hành đồng thời đo khoảng cách
đến 4 vệ tinh, có 4 phương trình (2.1) được lập ở dạng:

SVTH: Phạm Minh Nhựt

12

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp
(𝑋𝑆1 − 𝑋)2 +
(𝑋𝑆2 − 𝑋)2 +
(𝑋𝑆3 − 𝑋)2 +
(𝑋𝑆4 − 𝑋)2 +

GVHD: Đỗ Minh Tuấn
(𝑌𝑆1 − 𝑌)2 + (𝑍𝑆1 − 𝑍)2 = (𝑅1 − 𝐶t)2
(𝑌𝑆2 − 𝑌)2 + (𝑍𝑆2 − 𝑍)2 = (𝑅2 − 𝐶t)2
(𝑌𝑆3 − 𝑌)2 + (𝑍𝑆3 − 𝑍)2 = (𝑅3 − 𝐶t)2
(𝑌𝑆4 − 𝑌)2 + (𝑍𝑆4 − 𝑍)2 = (𝑅4 − 𝐶t)2

(2.1)

Hình 2.2: Định vị GPS tuyệt đối

Công tác quan trắc được tiến hành đồng thời từ một trạm máy (hình 2.3), nên thành
phần t trong công thức trên chỉ còn là ảnh hưởng của sai số đồng hồ máy thu. Như vậy,
bằng cách đồng thời đo khoảng cách giả tới 4 vệ tinh, ta sẽ xác định được 4 ẩn số là các
thành phần toạ độ (X, Y, H) của máy thu trong hệ toạ độ WGS - 84 và sai số đồng hồ máy

thu (t).

SVTH: Phạm Minh Nhựt

13

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Đỗ Minh Tuấn

Định vị tương đối.
Định vị tương đối là xác định véc tơ hiệu toạ độ X, Y, Z (hay B, L, H )
giữa hai điểm đã biết tọa độ và điểm cần xác định tọa độ trong hệ toạ độ trái đất
(WGS-84).

Hình 2.3: Định vị GPS tương đối

Định vị tương đối sử dụng đại lượng đo là pha của sóng tải. Để đạt được độ chính
xác cao và rất cao của sóng tải. Để giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số khác nhau như:
sai số đồng hồ trên vệ tinh cũng như trên máy thu, sai số tọa độ vệ tinh, sai số nguyên đa
trị...để đạt được độ chính xác cao người ta đã tạo và sử dụng các sai phân khác nhau cho
pha sóng tải.
Phương pháp đo tương đối tĩnh.
 Trong trường hợp này cần 2 máy thu, 1 máy đặt ở điểm đã biết toạ độ, còn
máy kia đặt ở điểm cần xác định tọa độ.
 Cả hai máy thu đồng thời thu tín hiệu từ một số vệ tinh chung liên tục trong
một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào độ chính xác, xác định tọa độ

của điểm cần xác định. Số vệ tinh chung tối thiểu cho cả hai trạm quan sát là
3, nhưng thường được lấy là 4 trở lên để đề phòng trường hợp thu tín hiệu gián
đoạn. Khoảng thời gian quan sát phải kéo dài là đủ để có thể xác định số
nguyên đa trị của pha sóng tải và đồng thời có nhiều trị đo nhằm đạt được độ
chính xác và ổn định cho kết quả quan sát.
SVTH: Phạm Minh Nhựt

14

Lớp: 02ĐHKTTĐ01


×