Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mau ke hoach day hoc DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.45 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Dành cho các bài dạy theo Dự án)
Người soạn
Họ và tên
Quận
Trường
Thành phố
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Đặt tên Dự án
(Ví dụ: Xây dựng bảo tàng hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945-1975)
Tóm tắt bài dạy
Tóm tắt các nội dung chính (các bài học trong CTSGK) gắn với những nhiệm vụ thực
hiện của Dự án (các điểm chính của bài dạy, trong đó bao gồm chủ đề mà bài dạy
cần thể hiện, mô tả ngắn gọn kiến thức trọng tâm, giải thích ngắn gọn về các hoạt
động sẽ giúp đỡ cho học sinh trả lời câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung và câu hỏi khái
quát)
Ví dụ: Dự án được triển khai sẽ bao trùm các nội dung gồm các bài XYZ trong CTSGK
lớp 11 (nâng cao):
Bài X:
Bài Y:
Bài Z:
Lĩnh vực bài dạy
Nêu rõ khả năng tích hợp, huy động các nội dung có liên quan từ các chương khác,
hoặc các môn học khác (ví dụ: môn Lịch sử, Địa lí, giáo dục công dân v.v.).
Ví dụ:
Để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án, học sinh sẽ phải tìm kiếm thông tin, kiến thức
bổ trợ của bài XYZ (môn Lịch sử), bài MNL (môn Địa lí) v.v. và các tài liệu khác trên
Internet, sách tham khảo...
Cấp / lớp


Cấp / lớp sẽ áp dụng bài dạy
Thời gian dự kiến
Ví dụ: 6 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
Điền vào các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD&ĐT,
sau đó chọn lọc lại để chuẩn kiến thức bao gồm những phần quan trọng được sắp xếp
theo thứ tự mà học sinh cần đạt được cũng như để bạn đánh giá vào cuối bài học.
Ví dụ:
- Ghi theo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD&ĐT
- Các kỹ năng khác:
Hợp tác


-

Sử dụng công nghệ tìm kiếm thông tin
Tư duy phê phán
Thuyết trình
Giao tiếp, ứng xử xã hội

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
Một danh mục theo thứ tự ưu tiên các mục tiêu nội dung mà học sinh sẽ phải thực
hiện được sau khi kết thúc Dự án
(Đây là nội dung tương đối khó, đòi hỏi các bạn phải lập hệ thống mục tiêu trước, sau
đó lựa chọn, xác định rõ những năng lực phù hợp, khả thi)
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học và
Câu hỏi
nhiều môn học

khái quát
Ví dụ: Một câu hỏi thật khái quát, bao trùm cho Dự án
“Giá trị của văn học Việt Nam sẽ như thế nào nếu thiếu vắng hình
tượng người phụ nữ?”
Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn.
Câu hỏi bài
Ví dụ:
học
“Vì sao hình tượng người phụ nữ luôn chiếm vị trí ưu thế trong văn
học Việt Nam?”
Các câu hỏi nội dung hay câu hỏi định nghĩa.
Câu hỏi nội
Ví dụ: Xây dựng một danh mục các câu hỏi cụ thể về hình tượng
dung
người phụ nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án

Các công cụ đánh giá giúp bạn
quyết định kiến thức có sẵn, kỹ
năng, thái độ và nhận thức sai
lệch của học sinh
Ví dụ:

1. Phiếu điều tra người học
(nhu cầu, hứng thú)
2. Phiếu điều tra khả năng
sử dụng CNTT


Học sinh thực hiện dự
án và hoàn tất công
việc

Sau khi hoàn tất dự
án

Các công cụ đánh giá như
đánh giá nhu cầu học sinh,
giám sát tiến trình, kiểm tra
sự tiếp thu, khuyến khích
trao đổi tri thức, tự định
hướng và cộng tác.
Ví dụ:

Các công cụ đánh giá
kiến thức và kỹ năng của
học sinh, khuyến khích
trao đổi tri thức, đánh giá
nhu cầu của học sinh để
hỗ trợ cho việc giảng dạy
trong tương lai.
Ví dụ:

1. Hợp đồng học tập
2. Bản theo dõi tiến độ
hoàn thành

3. Hợp đồng hoàn thành sản


3. Rubric đánh giá làm

phẩm
4. Rubric đánh giá ý tưởng
sáng tạo

việc nhóm

1. Biên bản làm việc
nhóm
2. Phiếu tự đánh giá
(các kĩ năng)
3. Rubric đánh giá bài
trình bày
4. Rubric đánh giá sản
phẩm


Lưu ý: Mỗi một công cụ đánh giá cần được lập thành 1 file. Dùng kĩ thuật Insert
Object để dán vào bản kế hoạch này.

File 1

File 2

File 3

File X


V.v.

Tổng hợp đánh giá
Mô tả những đánh giá mà bạn và học sinh sẽ sử dụng để đánh giá nhu cầu, đặt ra
mục tiêu, giám sát tiến trình, phản hồi, đánh giá tư duy và tiến trình, và ôn tập trong
suốt quá trình học tập. Tại ô này có thể bổ sung các công cụ bảng biểu, nhật ký thực
hiện, ghi chú nhỏ, các bảng kiểm mục, nội dung thảo luận, các câu hỏi và các bảng
tiêu chí đánh giá. Mô tả sản phẩm học sinh mà bạn sẽ đánh giá, ví dụ như bài trình
diễn, bài viết hay các mẫu đánh giá mà bạn sử dụng. Bạn cần giải thích thêm trong ô
Các bước tiến hành bài dạy về cách đánh giá, người đánh giá và thời điểm đánh giá.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Kiến thức và kỹ năng công nghệ mà học sinh cần có để có thể tham gia vào bài học.
Các bước tiến hành bài dạy
Một bức tranh rõ ràng của chu kỳ dạy - học. Mô tả về phạm vi và trình tự hoạt động
của học sinh và giải thích cách thức học sinh tham gia hoạch định việc học của học
sinh.
Tuần 1. Giáo viên sẽ làm gì, học sinh sẽ làm gì... để thực hiện nội dung nhiệm vụ gì
của Dự án?
Tuần 2. Giáo viên sẽ làm gì, học sinh sẽ làm gì... để thực hiện nội dung nhiệm vụ gì
của Dự án?
....
Tuần X. Giáo viên sẽ làm gì, học sinh sẽ làm gì... để thực hiện nội dung nhiệm vụ gì
của Dự án?
Tham khảo ví dụ một Dự án sau:
Bước 1: Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của Dự án (tuần 1) 
- Xây dựng ý tưởng dự án: Nêu nhiệm vụ, bối cảnh thực hiện dự án (chào đón các
đoàn khách du lịch về dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội); chia lớp thành các
nhóm. Cho các nhóm thảo luận về các ý tưởng các hoạt động hưởng ứng chủ trương
này, nêu một số lí do khách quan, tính cấp thiết và tính khả thi căn cứ vào thực trạng

của lớp (định hướng về việc biên soạn cuốn Hướng dẫn du lịch Hà Nội).
- Chia nhóm thực hiện, cho các nhóm đăng kí ý tưởng: cho các nhóm thảo luận về tên
gọi cuốn hướng dẫn du lịch Hà Nội; thống nhất ý kiến về tên gọi; thống nhất về cấu
trúc nội dung và định dạng của cuốn hướng dẫn du lịch.
- Các nhóm kí hợp đồng học tập (kèm phụ lục: bản đăng kí tiến độ)
Nhóm

1

Ban Biên tập – chịu trách nhiệm tập hợp các thông tin, biên tập, chế bản, thiết kế
mỹ thuật nội dung trình bày; quảng cáo sản phẩm; tổ chức chương trình giới thiệu
cuốn hướng dẫn du lịch Hà Nội; khảo sát nhu cầu thị trường du lịch


Nhóm

2

Ban lịch sử-văn hóa – chịu trách nhiệm sưu tầm, biên dịch các thông tin liên quan
đến lịch sử, văn hóa, con người và ẩm thực Hà Nội
Nhóm

3

Ban Giao thông-Công chính – chịu trách nhiệm xác định vị trí, sơ đồ, chỉ dẫn đến
các địa điểm cần giới thiệu với du khách; vẽ bản đồ Hà Nội
Nhóm

4


Ban Môi trường đô thị - chịu trách nhiệm sưu tầm các thông tin về thời tiết, khí
hậu, môi trường, cảnh quan Hà Nội
Nhóm

5

Ban Đối ngoại – chịu trách nhiệm sưu tầm các thông tin liên quan về đất nước học,
nét đặc trưng về văn hóa, con người, tâm lí của du khách; lộ trình tối ưu đưa đón
khách, các khách sạn lưu trú.
Bước 2: Thực hiện dự án (tuần 2-5) 
Các nhóm thực hiện theo nhiệm vụ đã kí kết
Ban Biên tập: điều tra lấy số liệu nhu cầu dự báo du lịch trong năm 2010; lên maket
chế bản, thiết kế mỹ thuật nội dung trình bày; thiết kế Poster quảng cáo, lên kế
hoạch chương trình giới thiệu cuốn hướng dẫn du lịch Hà Nội; Trình giáo viên phê
duyệt; Cung cấp maket cho các nhóm còn lại điền thông tin
Ban lịch sử-văn hóa: tìm kiếm thông tin trên các Website về du lịch Hà Nội (Website
của các công ty du lịch Nga mở tuyến Hà Nội), phỏng vấn các chuyên gia sử học, “Hà
Nội học”; lập danh sách các “điểm đến” ấn tượng, các quán ăn nổi tiếng ở Hà Nội;
phỏng vấn các nhà quản lí các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quán ăn nổi
tiếng. Biên dịch, nộp bản dịch.
Ban Giao thông-Công chính: khảo sát các tuyến đường của Hà Nội, chụp ảnh, vẽ
sơ đồ, chỉ dẫn đến các địa điểm cần giới thiệu với du khách; vẽ bản đồ Hà Nội theo tỉ
lệ phù hợp. Biên dịch các chỉ dẫn, nộp bản dịch.
Ban Môi trường đô thị: tìm các thông tin trên website, biên soạn, biên dịch các
thông tin về thời tiết, khí hậu, môi trường, cảnh quan Hà Nội, sưu tầm các ảnh chụp
các mùa đặc trưng của Hà Nội. Biên dịch, nộp bản dịch.
Ban Đối ngoại: tham khảo trên Internet, phỏng vấn nhân viên Phòng văn hóathương mại của ĐSQ Nga về các thông tin liên quan đến đất nước học, nét đặc trưng
về văn hóa, con người, tâm lí của du khách Nga. Tiến hành khảo sát các lộ trình tối ưu
đưa đón khách, lập danh sách các khách sạn lưu trú (gần với các địa điểm do Nhóm 1
cung cấp). Biên dịch, nộp bản dịch.



Giáo viên tư vấn, hỗ trợ, theo dõi tiến độ thực hiện đã cam kết của các nhóm,
đánh giá các sản phẩm trung gian.

Bước 3: Duyệt sản phẩm dự án (tuần 6) 
- Các nhóm tập hợp sản phẩm dự án (theo nhiệm vụ của từng nhóm).
- Nhóm 1 tập hợp, thông báo kết quả, dự kiến chương trình giới thiệu cuốn hướng dẫn
du lịch
- Các nhóm chỉnh sửa sản phẩm (nếu cần), thống nhất kế hoạch chương trình giới
thiệu sản phẩm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sư bộ kết quả thực hiện sản phẩm của các nhóm. Hiệu
đính lần cuối.
Bước 4: Trình bày sản phẩm (tuần 7) 
Nhóm 1 trình bày, giới thiệu sản phẩm chung
Các nhóm 2,3,4,5 trình bày quá trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng theo
phân công trong các vai là cán bộ của các Ban
Giáo viên cùng một số học sinh khác (hoặc giáo viên trong tổ) trong vai lãnh
đạo thành phố, lãnh đạo Sở VH-TT-DL thành phố chấm điểm, đánh giá sản
phẩm của các nhóm và sản phẩm chung (có thể mời thêm phụ huynh, đồng
nghiệp, học sinh các lớp khác cùng tham gia)

-

Bước 5: Đánh giá dự án (tuần 8) 
- Giáo viên trong vai lãnh đạo thành phố chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm, đánh
giá tính hiệu quả của quá trình thực hiện, sự phối hợp, dư luận xã hội, các ý kiến
phản hồi của khách du lịch khi tiếp cận sản phẩm, tính kinh tế của sản phẩm v.v.
- Giáo viên tổng kết, đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện và chất lượng sản
phẩm của các nhóm học tập, thảo luận, đề xuất các phương án triển khai dự án

học tập tiếp theo trong học kỳ 2.

Các sản phẩm (trung gian và cuối cùng) của Dự án cần được đính kèm vào
đây (dùng Insert Object)
Ví dụ:

Sản phẩm của HS

Sản phẩm của GV
Bao gồm các File nội dung:

Bao gồm các File nội dung:

-

Giáo án (theo các Bước thực hiện
DA); giáo án PPT

-

File sản phẩm trung gian+sản phẩm
cuối

-

Tài liệu bổ trợ

-

Các minh chứng về kết quả làm việc


-

Ví dụ minh họa (văn bản,
multimedia, tranh ảnh, E-book v.v.)

-

Các sản phẩm khác...

-

Hình thức, công cụ KTĐG


Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Mô tả những thay đổi dành cho đối tượng học sinh, ví dụ như dành thêm
thời gian nghiên cứu, điều chỉnh mục tiêu học tập, thay đổi các mẫu đánh
giá, chia nhóm, lịch trình đánh giá, kỹ năng công nghệ và sự hỗ trợ của các
chuyên gia. Mô tả những thay đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả
học tập (Ví dụ như thay bài kiểm tra viết tay bằng bài thuyết trình)
Mô tả nguồn hỗ trợ ngoại ngữ, ví dụ như hướng dẫn học tiếng Anh từ các
học sinh đã biết tiếng Anh hoặc từ những người tình nguyện của cộng đồng.
Mô tả các tài liệu phù hợp như tài liệu bản ngữ, công cụ bảng biểu, tài liệu
minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. Mô tả những thay
đổi về cách mà học sinh sẽ trình bày kết quả học tập (Ví dụ như trình bày
bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh, hoặc một bài thuyết trình thay cho bài
kiểm tra viết)
Mô tả sự đa dạng trong cách thức học sinh tìm hiểu nội dung bài học, bao
gồm nghiên cứu độc lập, nhiều tuỳ chọn để học sinh thể hiện và trình bày

những gì đã học, ví dụ như hoàn thành những thử thách khó khăn hơn, đòi
hỏi nghiên cứu sâu rộng hơn ở các chủ đề có liên quan đến thiên hướng của
học sinh, dự án / nhiệm vụ có một kết thúc mở.

Học sinh tiếp
thu chậm

Học sinh cần
trợ giúp đặc
biệt

Học sinh năng
khiếu

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay

Đĩa Laser

Đầu máy VCR

Máy tính

Máy in

Máy quay phim

Máy ảnh kỹ thuật số

Máy chiếu


Thiết bị hội thảo Video

Đầu đĩa DVD

Máy quét ảnh

Thiết bị khác

Kết nối Internet

TiVi

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Phần mềm xử lý ảnh

Ấn phẩm

Trình duyệt Web

Phần mềm thư điện tử

Đa phương tiện

Bách khoa toàn thư trên đĩa
CD

Phần mềm thiết kế

Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác

Tư liệu in

Liệt kê danh mục các tài liệu, ấn phẩm cần thiết để hỗ trợ thực
hiện Dự án (Sách giáo khoa, đề cương, hướng dẫn thực hành
phòng Lab, tài liệu tham khảo v.v.)

Hỗ trợ

Những đồ vật cần thiết để hỗ trợ đặc biệt cho việc thực hiện Dự
án

Nguồn Internet

Danh sách địa chỉ trang Web trợ giúp cho việc thực hiện Dự án
Những yêu cầu đặc biệt khác.

Yêu cầu khác

Ví dụ: Cần phải thu hút sự tham gia của các đối tượng phụ
huynh học sinh, lực lượng xã hội khác để hỗ trợ thực hiện dự án
(khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, học sinh lớp
khác, phụ huynh v.v.)

(Dựa trên Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel)





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×