Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phát triển nông nghiệp TP HCM theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----#"-----

Trần Quang Hưng


PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TP.HCM
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ THẾ GIỚI.
^]

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008


Mục lục
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý thuyết, bằng chứng và kinh nghiệm thực tiễn
1.1. Lý thuyết về nông nghiệp đô thị bền vững và cơ sở khoa học
1.1.1. Nông nghiệp bền vững
1.1.2. Nông nghiệp sinh thái đô thị
1.2. Thương mại quốc tế ứng dụng cho nông nghiệp
1.2.1. Hiệp định nông nghiệp


1.2.2. Tóm tắt các nội dung yêu cầu của Hiệp định SPS
1.2.3. Rào cản kỹ thuật trong WTO
1.3. Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp
1.3.1. Một số mô hình từ các tỉnh thành trong nước
1.3.2. Một số mô hình từ các quốc gia trên thế giới
1.4
Nguyên tắc Nông nghiệp bền vững của TPHCM
Chương 2. Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006.
2.1. Đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
2.1.1. Điều kiện phát triển nông nghiệp Tp.HCM
2.1.2. Đánh giá theo ngành và sản phẩm
2.1.3. Đánh giá theo sự phát triển vùng:
2.1.4. Đánh giá về điều kiện nội tại của Tp.HCM
2.1.5. Đánh giá về mặt xã hội
2.1.6. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng nông nghiệp TPHCM
2.2. Phân tích tổng hợp SWOT nông nghiệp Tp.HCM
2.2.1. Điểm mạnh
2.2.2. Điểm yếu
2.2.3. Cơ hội
2.2.4. Thách thức
2.2.5. Những vấn đề đặt ra để nông nghiệp Tp.HCM phát triển
Chương 3. Gợi ý một số chính sách phát triển nông nghiệp Tp.HCM
3.1.
Bối cảnh và yêu cầu phát triển
3.2.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp Tp.HCM
3.3.
Giải pháp
3.3.1. Phát triển bền vững
3.3.2. Hội nhập

3.3.3. Khu vực, vùng
3.3.4. Liên kết sản xuất và kỹ thuật nông nghiệp
3.3.4.1. Liên kết sản xuất
3.3.4.2. Kỹ thuật nông nghiệp
1

4
11
11
11
13
15
15
16
19
20
20
24
24
30
30
30
42
56
60
65
68
69
70
70

71
72
73
77
77
79
81
82
84
84
86
86
87


Danh mục bảng
Bảng 2.1. Tổng quỹ đất và giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp 2000 - 2007
Bảng 2.2. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất của nông nghiệp chia theo ngành
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất theo ngành giai đoạn 2001-2006 ( giá thực tế)
Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong tổng giá trị sản xuất 2001-2006
Bảng 2.5. Diện tích chuyển đổi qua các năm qua 2000-2006
Bảng 2.6. Phân bố các loại cây trồng năm 2006
Bảng 2.7. Phát triển bò sữa thành phố qua các năm
Bảng 2.8. Cơ cấu kinh tế các huyện ngoại thành theo khu vực năm 2006
Bảng 2.9. Kết cấu hạ tầng của xã qua các năm 2001-2006
Bảng 2.10. Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2001 – 2005.
Bảng 2.11. Cơ cấu hộ nông nghiệp chia theo ngành sản xuất
Bảng 2.12. Tình hình dân số Tp.HCM giai đoạn 2001-2006

40

42
43
43
44
45
46
57
61
62
64
65

Danh mục hình
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:

GDP trên địa bàn Tp.HCM phân theo khu vực (giá thực tế )
Thay đổi tỷ trọng GDP của Tp.HCM so với cả nước qua các năm
Chuyển dịch cơ cấu GDP theo năm và khu vực (Đvt: %)
Tốc độ tăng GDP của thành phố chia theo lĩnh vực qua các năm

36
37
38
39

Danh mục khung và bản đồ
Khung phân tích:

Bản đồ hành chính TP.HCM
Bảng phân tích SWOT

7
30
74

2


Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt

Diễn giải

NN

Nông nghiệp

ĐTH

Đô thị hóa

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa


HTX

Hợp tác xã

TP

Thành phố

Tp.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

VKTTĐPN

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam

NNST

Nông nghiệp sinh thái

VSMT

Vệ sinh môi trường

NNBV


Nông nghiệp bền vững

HTCT

Hệ thống canh tác - farming systems

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - World Trading Organization

SPS
GATT

Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động vật và thực vật -Sanitary and
Phytosanitary Regulations
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch - General Agreement
on Tariffs and Trade

APEC

Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương

KH-KT

Khoa học - kỹ thuật

3



Mở đầu
1-

Đặt vấn đề nghiên cứu.
Tháng 11 năm 2006, nước ta đã ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập

Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) sau hơn 11 năm đàm phán. Tham gia WTO,
nước ta có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước. Nền kinh tế nói chung,
nền sản xuất nông nghiệp nói riêng thêm điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và
dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử,
tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện để đấu tranh bảo vệ
sự công bằng và hợp lý hơn các lợi ích của đất nước cũng như của doanh nghiệp. Vốn,
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sẽ có cơ hội đầu tư vào nước ta hơn, kích thích tăng
trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở mang một số ngành kinh tế, hàng hóa xuất khẩu, và
theo đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Gia nhập WTO, phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam đã trở thành vấn
đề quan tâm có tính toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã khuyến nghị những giải pháp
mang tính quốc tế và từng quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong hơn 20 năm qua, nông nghiệp Tp.HCM có nhiều chuyển biến tích cực,
cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, sản xuất
nông nghiệp đang dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là thành tựu
không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở các nước trên thế giới và thực tế
phát triển kinh tế ở TP trong nhiều năm qua cho thấy, không thể tăng trưởng đơn thuần
mà phải trên cơ sở đi cùng nó là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, như xóa đói giảm
nghèo, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường. Hơn
nữa, với áp lực đô thị hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò nông nghiệp Tp.HCM
ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững và hội nhập trên cả 3
lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề
về phát triển nông nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới cần tiếp
tục quan tâm.

Để Tp.HCM phát triển ổn định và bền vững không thể thiếu vai trò của nông
nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, mặc dù Chính quyền Thành phố cũng đã
dành nhiều quan tâm để phát triển nông nghiệp nông thôn thành phố nhưng nông
nghiệp và nông thôn thành phố vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng và mục tiêu đặt ra.

4


Trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệpTp.HCM theo hướng bền vững
trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới” sẽ phân tích và đánh giá những điều kiện
phát triển kinh tế, chính sách đã và đang được TP.HCM thực hiện để phát triển nông
nghiệp nông thôn của Thành phố, từ đó đề xuất và bổ sung thêm nột số giải pháp phát
triển nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tính bền vững của nông nghiệp
nông thôn TP trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2-

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu này tập trung vào 2 mục tiêu chính:
-

Đánh giá sự phát triển nông nghiệp theo yêu cầu mới bền vững và hội nhập

-

Gợi ý một số giải pháp để đạt chất lượng tăng trưởng theo yêu cầu mới của
cả nước và Tp.HCM.

Câu hỏi nghiên cứu:
-


Làm thế nào để nông nghiệp thành phố phát triển bền vững và hội nhập
được với kinh tế thế giới?
+ Mối quan hệ phát triển Công nghiệp đô thị với nông nghiệp sinh thái, cảnh
quan ?
+ Trong xu thế hội nhập và phát triển vùng, Tp.HCM định hướng phát triển
nông nghiệp về mặt chính sách như thế nào?

Ö Phát hiện vấn đề: phát triển bền vững và không bền vững của nông nghiệp
Tp.HCM trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
3-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu chính: Các hoạt động Nông nghiệp, trong đó tập trung
phân tích hai ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi và một số vùng đặc trưng về
nông nghiệp sinh thái đô thị.

-

Phạm vi nghiên cứu: các huyện ngoại thành Tp.HCM: Bình Chánh, Cần Giờ,
Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.

4-

Thời gian: từ năm 2001 đến năm 2006
Phương pháp nghiên cứu :

-


Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận vĩ mô : phân tích chính sách
+ Tiếp cận hệ thống :

5


Ö

Mối tương quan giữa kinh tế - xã hội- môi trường

Ö

Nông nghiệp trong tổng thể kinh tế-xã hội của Tp.HCM

Ö

Mối tương quan giữa nông nghiệp Tp.HCM và nông nghiệp VKTTĐPN.

+ Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn phát triển khác nhau của kinh tế
nông nghiệp TP.HCM.
-

Khung phân tích

6


Khung phân tích:
Phát triển nông nghiệp bến vững và hội nhập


Phát triển bền vững

Thị trường quốc tế

ĐTH, CNH, HĐH

Bảng phân tích:
Mục

-

tiêu

Cơ sở
bằng

Các Lý thuyết:
+ NNST
+ NNBV

Phát triển bền vững.
Hội nhập/ khả năng cạnh tranh.

Kinh nghiệm:
+ Quá khứ
+ Các nước.
+ Các tỉnh

- Điều kiện, đặc

điểm phát triển

chứng

PP

SWOT.
- Phân tích thống kê mô tả.

đánh
giá,
phân
tích

Bối cảnh
+Trong nước
+Thế gới

Yêu cầu của ngành
Nông nghiệp TP trong
quá trình phát triển bền
vững và hội nhập

Chính sách:
+ Nhóm giải pháp chính sách bền vững
+ Nhóm giải pháp chính sách hội nhập

7



5-

Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
-

Thứ cấp: chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2006,
tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 và các báo cáo tổng kết của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp.HCM và Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM.

-

Ý kiến của chuyên gia.

-

Công cụ chính: Sử dụng chương trình sử lý số liệu bằng excel, kết hợp với
thống kê mô tả, phân tích SWOT.

6-

Hệ thống chỉ tiêu cần thiết.
-

Các chỉ tiêu kinh tế :
+

Giá trị tổng sản phẩm trong nước, cùng những tính toán về tốc độ tăng
trưởng, cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

+


Diện tích, năng suất, sản lượng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thuỷ sản.

+
-

-

-

Thu nhập cho một lao động, cho một nhân khẩu.

Các chỉ tiêu về nguồn lực lao động
+

Quy mô và cơ cấu dân số.

+

Quy mô và cơ cấu nguồn lao động.

+

Tình trạng học vấn theo các bậc học phổ thông và đào tạo nghề.

+

Mức thu nhập và chi tiêu tính trên một nhân khẩu.


Các chỉ tiêu về bố trí sử dụng nguồn lực đất đai
+

Mức trang bị đất đai cho từng dạng nông hộ.

+

Qui mô diện tích đất cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu

+

Cơ cấu hệ thống canh tác theo các hoạt động sản xuất chính

+

Giá trị sản xuất và thu nhập tính trên mỗi đơn vị đất đai

Các chỉ tiêu về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và áp dụng kỹ thuật tiến bộ.
+

Mức độ cải thiện của cơ sở hạ tầng nông thôn từ nguồn số liệu thống kê và
tổng điều tra .

8


+

Mức độ trang bị và sử dụng các yếu tố vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất
nông nghiệp.


7-

Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm
vào các chủ đề sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài từ sự tiếp cận có vận dụng các lý thuyết
phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên nền tảng kinh tế học, sinh thái học,
từ kinh nghiệm của các nước về lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp bền
vững.

-

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của Tp.HCM theo quan điểm
phát triển nông nghiệp bền vững trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
Trong nội dung này đề tài tiếp cận và thừa kế các kết quả nghiên cứu của các đề
tài nghiên cứu trước đây và các thông tin có được từ sự góp ý của các chuyên
gia và nguồn số liệu thứ cấp.

-

Nghiên cứu các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững đã thành công trong
và ngoài nước, tìm ra những mô hình có thể áp dụng phù hợp với điều kiện phát
triển của Tp.HCM.

-

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kinh tế nông

nghiệp Tp.HCM, từ đó để có cơ sở hoàn thiện và bổ sung thêm một số chính
sách phát triển nông nghiệp.

-

Nghiên cứu các giải pháp chính sách đã thực hiện trong thời gian qua trên địa
bàn thành phố để hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững trong
tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp

8-

Kết cấu luận văn:
-

Tổng số trang: 94 trang, trong đó phần chính của nghiên cứu là 83 trang từ
trang 4 đến trang 86.

-

Tổng số bảng, hình, khung và sơ đồ: bài nghiên cứu gồm có 12 bảng, 4 hình, 1
bản đồ, 1 khung phân tích và 1 bảng phân tích SWOT.

9


-

Các chương:

Ö Chương 1: Cơ sở lý thuyết, bằng chứng và kinh nghiệm thực tiễn.

Chương này tập trung vào lý thuyết liên quan đến nông nghiệp: Các khái niệm về
nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái đô thị của các tổ chức, nhà nghiên
cứu trong nước và thế giới. Trong chương cũng nêu lên những yêu cầu, điều kiện
của nông nghiệp bền vững làm cơ sở để đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp
và đề xuất giải pháp.
Ö Chương 2: Thực trạng nông nghiệp Tp.HCM giai đoạn 2001-2006
Nội dung chính trong chương là đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM theo
các khía cạnh:
-

Điều kiện phát triển nông nghiệp ( gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế)

-

Ngành (gồm trồng trọt và chăn nuôi) và sản phẩm: tập trung phân tích 2
cây (rau, dứa) 2 con (tôm, bò) là những sản phẩm chính đang được quan
tâm đầu tư.

-

Vùng: tập trung vào 3 vùng chính của các huyện ngoại ô: Nhà Bè - Cần
Giờ, Hóc Môn- Củ Chi, Bình Chánh.

-

Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho nông nghiệp.

-


Xã hội: dân số, lao động, thu nhập, . . .

Từ những đánh giá thực trạng ở trên kết hợp với cơ sở lý thuyết chương 1,
nghiên cứu sẽ đúc kết lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Phân tích SWOT và kết hợp để đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu và phát
huy thế mạnh.
Ö Chương 3: Gợi ý một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
và hội nhập.
Xuất phát từ những đánh giá thực trạng nông nghiệp Tp.HCM theo yêu cầu và bối
cảnh trong nước và quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu sẽ gợi
ý một số giải pháp phát triển tập trung vào 2 mục tiêu chính: bền vững và hội nhập.
Trong đó, các giải pháp được nêu ra:
-

Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

-

Phát triển theo khu vực và theo vùng

-

Hội nhập, liên kết trong sản xuất và kỹ thuật.
10


Chương 1.Cơ sở lý thuyết, bằng chứng và kinh nghiệm thực tiễn
1.1.

Lý thuyết về nông nghiệp đô thị bền vững và cơ sở khoa học


1.1.1. Nông nghiệp bền vững
Cho đến nay, chưa có một khái niệm duy nhất về phạm trù phát triển bền vững.
Sau đây là một số khái niệm về phát triển bền vững của các tổ chức thế giới và nhà
nghiên cứu Việt Nam:
Năm 1987 theo Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc định
nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của
con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” .
Năm 1989 theo FAO đưa ra định nghĩa như sau : “Phát triển bền vững là việc
quản lí và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ
và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoã mãn một cách liên tục những
nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển bền vững
như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) chính là sự
bảo tồn đất, nước, các nguồn gen và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật
thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội .”
“ Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
mà vẫn bảo vệ được môi trường, sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu
quả môi trường cho các thế hệ tương lai” 1
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa dạng nhưng
đảm bảo hệ sinh thái gồm các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại, cân
bằng tự nhiên, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong sạch, sản
phẩm an toàn và được thị trường chấp nhận.
Như vậy, có thể nói phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế; nâng cao mức độ công bằng xã hội, giàu có về văn hóa; sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
1. PGS.TS. TRẦN VĂN CHỬ, “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong cơ chế thị trường ở Việt
Nam”, tư liệu tham khảo kinh tế phát triển, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trang 4.


11


Các tiêu chí cụ thể cho NN bền vững là:
(1). Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai.
(2). Đối với những người trực tiếp làm NN thì phải đảm bảo việc làm, đủ thu nhập
và điều kiện sống đảm bảo lâu dài.
(3). Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và
khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ
chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ
bản sắc văn hoá – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn.
(4). Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp.
Các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
Những đầu tư từ bên ngoài đã thay thế cho quá trình kiểm soát tự nhiên và tài
nguyên, biến chúng trở nên dễ bị tổn thương, từ thực tiễn đó vấn đề đặt ra là các chính
sách và giải pháp quản lí nền nông nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu sau:
-

Giảm thiểu những đầu tư bên ngoài và giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm
không tái tạo với tiềm ẩn lớn phá hoại môi trường và gây hại đến sức khoẻ của
con người.

-

Sử dụng hiệu quả hơn những nguồn đầu tư hiện có để giảm giá thành.

-

Tiếp cận một cách hợp lí hơn đối với những cơ hội và các nguồn tài nguyên
mang tính năng suất và đối với sự tiến bộ của các hình thái nông nghiệp có tính

xã hội hoá cao hơn.

-

Sử dụng hiệu quả cao hơn tiềm năng sinh học và di truyền của các loài động và
thực vật.

-

Sử dụng có hiệu quả hơn những tri thức và kỹ thuật của các cư dân địa phương.

-

Tăng cường tính tự chủ và tự tin trong nông dân.

-

Sản xuất hiệu quả và có lãi với việc nhấn mạnh việc quản lí tổng hợp trang trại
và bảo vệ đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên sinh học.
Nếu các hợp phần này liên kết với nhau, HTCT sẽ trở nên thích hợp với việc sử

dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Từ đó mục đích của nông nghiệp bền
vững là cố gắng làm sao đạt đến việc sử dụng tổng hợp hàng loạt công nghệ quản lí
nước, đất, dinh dưỡng và sâu bệnh.
12


Những điều kiện của nông nghiệp bền vững
-


Sự hiện đại hoá nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển của 3 kiểu nông nghiệp

khác biệt nhau:
+ Nông nghiệp đa dạng nghèo tài nguyên;
+ Nông nghiệp cách mạng xanh;
+ Nông nghiệp công nghiệp hoá.
Các điều kiện để nông nghiệp bền vững có thể đạt được trong tất cả ba kiểu
nông nghiệp:
+ Sự hoàn thiện công nghệ bảo tồn tài nguyên;
+ Hoạt động có thực chất và năng động của các nhóm địa phương;
+ Các giúp đỡ tích cực từ bên ngoài có sự tham gia của các nhóm nông dân.
1.1.2. Nông nghiệp sinh thái đô thị
Nông nghiệp sinh thái (Organic farming) là khuynh hướng phát triển sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, thành tựu của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Nền nông nghiệp sinh thái phải
tuân thủ các nguyên tắc sau :
- Không phá hoại môi trường;
- Ðảm bảo năng suất ổn định;
- Ðảm bảo khả năng thực thi, không phụ thuộc vào bên ngoài;
- Ít lệ thuộc vào hàng ngoại nhập.
Nông nghiệp đô thị sinh thái là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ
nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với điều kiện đất
đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả
kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Quá trình đó được diễn
ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.
Nông nghiệp sinh thái đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc gần
vùng đô thị. Nó thích ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy các lợi thế của
điều kiện vật chất-kỹ thuật đô thị, để ngày càng hoàn thiện các chức năng sinh thái mà
nó tham gia vào các chu trình cân bằng và chức năng cung ứng một cách tương thích,
nhằm thoả mãn các nhu cầu thị trường đô thị về những nông sản hàng hoá sạch, chất

13


lượng cao và đa dạng; đồng thời cung ứng các sản phẩm văn hoá, tinh thần và đáp ứng
nhu cầu nghỉ dưỡng của thị dân.
Nông nghiệp đô thị chịu ảnh hưởng của môi trường đô thị rất lớn theo chiều
hướng có hại từ các hoạt động trong xây dựng, giao thông vận tải, công thương nghiệp
do con người gây ra. Đô thị đã thải ra khói bụi, rác thải công nghiệp, nước bẩn, khí
thải, ... Mặt khác, nông nghiệp đô thị lại nhận được những tác động có lợi từ các yếu tố
và môi trường vật chất kỹ thuật cao, hạ tầng kỹ thuật và các kênh chuyển giao công
nghệ của đô thị, tạo điều kiện để hiện đại hóa nông nghiệp bằng điện khí hóa, cơ giới
hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, thông tin tin học hóa; công nghệ sinh học phát triển, đủ
sức đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng về giống và kỹ thuật sản xuất chế biến và
bảo quản nông sản hàng hoá, áp dụng công nghệ thích ứng theo ngành hàng, thực sự
đáp ứng yêu cầu của thị trường qua chế biến và bảo quản tốt; trực tiếp giúp nông dân
đưa năng suất lao động, sản lượng và chất lượng nông sản lên cao hơn.
Nông nghiệp đô thị ở Tp.HCM có thể chia ra các vùng như:
- Vùng nông nghiệp theo quy hoạch sắp lên đô thị trở thành vùng nông nghiệp
thoái hóa có hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút. Vùng được gọi là "nông nghiệp
thoái hóa" này còn đang có tình trạng lãng phí lớn đất màu mỡ do quy hoạch treo hay
nông dân chờ quy hoạch đã xây dựng và trồng cây bừa bãi mong được đền bù cao hơn.
Để duy trì và phát triển sản xuất ở vùng này cần áp dụng công nghệ cao với các vụ sản
xuất ngắn ngày như rau hoa, cá cảnh, cây cảnh, nuôi ba ba, cá sấu, …, với nhiều cơ hội
thu lời rất cao.
- Vùng nông nghiệp ở vành đai xa hơn, nếu có trở thành đô thị thì phải hàng chục
năm sau và lâu hơn, với không gian có thể vượt địa giới hành chính do sức hút của các
ngành sản xuất hiệu quả cao. Để trở thành vùng nông nghiệp năng động cần đa dạng
hóa sản xuất, phát triển hệ sinh thái vườn ao chuồng (VAC), áp dụng công nghệ cao
trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phát triển bền vững với hiệu quả cao.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội TP.HCM, khả năng nghiên cứu,

bài nghiên cứu đã tập hợp và chọn lọc ra những lý thuyết liên quan đến phát triển nông
nghiệp bền vững, nông nghiệp độ thị sinh thái và những điều kiện để nông nghiệp đạt
đến mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập. Đây là nền tảng lý thuyết cơ bản được
nhiều nhà khoa học và nghiên cứu sử dụng, dựa vào đó làm cơ sở để đánh giá và đưa
ra giải pháp phát triển nông nghiệp.

14


Thương mại quốc tế ứng dụng cho nông nghiệp

1.2.

1.2.1. Hiệp định nông nghiệp:

1.2.1.1.

Nhóm chính sách hộp xanh

Là những chính sách không hoặc ít có tác dụng làm bóp méo thương mại, xây
dựng thành các chủ trương của chính phủ, áp dụng theo tiêu chí. Các nước được tự do
áp dụng, không phải cam kết cắt giảm; không thuộc đối tượng bị áp thuế đối kháng
hoặc thuế chống bán phá giá.
Nhóm này bao gồm các chính sách sau:
-

Dịch vụ chung: nghiên cứu, đào tạo, khuyến nông xây dựng kết cấu hạ tầng
nông nghiệp, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, thông tin thị trường, tư vấn.

-


Dự trữ an ninh lương thực quốc gia ( phải mua bán theo cơ chế thị trường)

-

Trợ cấp lương thực, thực phẩm trong các trường hợp thiên tai cho người nghèo
đói.

-

Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai.

-

Trợ cấp thu nhập cho người có mức thu nhập dưới mức tối thiểu của nhà nước
quy định.

-

Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân.

-

Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình trợ giúp nông
dân nghỉ hưu.

-

Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình chuyển đất
sang sử dụng vào mục đích khác ( thủy sản, lâm nghiệp, . . . ).


-

Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thông qua chương trình hỗ trợ đầu tư.

-

Chương trình môi trường.

-

Chương trình trợ giúp các vùng khó khăn, kém phát triển

1.2.1.2.

Nhóm chính sách hộp vàng, hỗ trợ khuyến khích sản xuất –“ chương
trình phát triển”

-

Các nước đang phát triển được phép áp dụng, không phải cam kết cắt giảm
(S&D) ; không thuộc đối tượng bị áp thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá
giá.
15


-

Trợ cấp đầu tư: theo các hình thức như cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ
lãi xuất vv…


-

Trợ cấp các loại vật tư “đầu vào” cho người nghèo thiếu các nguồn lực.

-

Hỗ trợ để chuyển đổi cây thuốc phiện.

1.2.1.3.

Các chính sách hộp đỏ

Nhóm chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Mức tối
thiểu là:
-

5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển.

-

10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát
triển.

-

Nếu sử dụng trong mức tối thiểu cũng không thuộc đối tượng bị áp thuế đối
kháng (chống trợ cấp), thuế chống bán phá giá, trừ khi gây thiệt hại cho nước
khác.


1.2.2.

Tóm tắt các nội dung yêu cầu của Hiệp định SPS (Sanitary and
Phytosanitary Regulations)
Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (SPS) có 14 điều khoản và 3 phụ

lục (A, B và C). Sau đây chỉ tóm tắt những điều khoản cơ bản có tính nguyên tắc và
các nghĩa vụ phải thực hiện khi trở thành thành viên WTO gồm :
a. Quyền và nghĩa vụ thành viên tham gia Hiệp định (điều 2):
-

Các biện pháp chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của
con người và động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở và chứng lý khoa
học;

-

Những biện pháp về SPS không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn
cứ;

-

Các biện pháp SPS phải áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với
thương mại quốc tế;

-

Tuân thủ các quy định của GATT 1994 bao gồm ngoại lệ Điều XX (b) về SPS;

16



b. Hài hoà hoá các biện pháp về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (điều
3);
-

Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như : Codex, OIE, IPPC,
FAO v.v...được xem là cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con nưgời,
động thực vật và được xem là phù hợp với các điều khoản liên quan của Hiệp
định này và của GATT 1994;

-

Các thành viên có thể áp dụng hay duy trì các biện pháp SPS cao hơn các biện
pháp dựa trên các tiêu chuẩn hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế có liên quan nếu
có chứng minh khoa học, hoặc do mức bảo vệ động thực vật mà một thành viên
xem là phù hợp nhưng không được trái với bất kỳ điều khoản nào khác của
Hiệp định này.

c. Tính tương đương (điều 4) :
-

Các thành viên chấp nhận các biện pháp SPS tương đương của các thành viên
khác;

-

Tiến hành ký kết những hiệp định, thoả thuận, và ghi nhớ song phương và đa
phương về công nhận tính tương đương;


-

Các thành viên khi được yêu cầu sẽ tiến hành tham vấn với mục tiêu đạt được
thỏa thuận song phương và đa phương về công nhận tính tương đương của các
biện pháp SPS.

d. Phân tích các nguy cơ dịch bệnh và xác định mức độ bảo vệ động thực vật phù
hợp (điều 5):
-

Phát triển cơ sở khoa học và thực hiện đánh giá rủi ro đảm bảo các biện pháp
dựa trên cơ sở khoa học và chỉ áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống và
sức khoẻ của con người và động thực vật;

-

Cần phải tránh sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo vệ hoặc
hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế;

-

Trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, thành viên có thể tạm thời
áp dụng các biện pháp SPS trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có, kể cả thông
tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện pháp SPS do các thành
viên khác áp dụng.
17


e. Thích ứng với các điều kiện khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh (điều 6)
-


Các biện pháp về SPS phải được áp dụng thích ứng với các đặc tính vệ sinh
động thực vật của khu vực sản xuất ra sản phẩm và khu vực sản phẩm được đưa
đến;

-

Xác định những khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh phải dựa trên các
yếu tố địa lý, hệ sinh thái, giám sát kiểm dịch và tính đến hiệu quả của việc
kiểm tra vệ sinh động thực vật.

-

Khi công bố các khu vực không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh cần cung cấp
bằng chứng cần thiết để chứng minh và thành viên nước nhập khẩu sẽ được tiếp
cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và tiến hành các thủ tục khác có liên quan;

f. Minh bạch chính sách - cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia (điều7):
-

Thông báo những thay đổi và cung cấp thông tin về SPS thông qua cơ quan
thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia của mỗi nước thành viên.

g. Kiểm tra, thanh tra và thủ tục chấp nhận (điều 8 và Phụ lục C):
-

Các thủ tục kiểm tra, thanh tra và chấp nhận ;không gây chậm trễ và không kém
phần thuận lợi giữa sản phẩm nhập khẩu so với sản phầm tương tự trong nước;

-


Mức yêu cầu kiểm tra thanh tra và chấp thuận vật mẫu của sản phẩm chỉ hạn
chế ở mức hợp lý và cần thiết;

-

Mọi khoản phí gắn với các thủ tục đối với một sản phẩm nhập khẩu đều công
bằng như mọi khoản phí đối với sản phẩm tương tự trong nước (không phân
biệt đối xử).

h. Trợ giúp kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt (điều 9, 10 và 14)
-

Các nước thành viên nhất trí tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên đang phát
triển và chậm phát triển trong lĩnh vực công nghệ xử lý, nghiên cứu cơ sở hạ
tầng, đào tạo v.v...;

-

Cho phép ngoại lệ về thời gian nhật định, cụ thể đối với toàn bộ hay một phần
nghĩa vụ của Hiệp định.

-

Các thành viên kém phát triển nhất có thể hoãn áp dụng các điều khoản Hiệp
định trong thời gian 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các nước
đang phát triển là 2 năm.
18



1.2.3. Rào cản kỹ thuật trong WTO

Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vào ngày 11/01/2007 đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các ngành sản
xuất, thương mại, dịch vụ trong nước nhất là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh thuế quan là công cụ bảo hộ đã được các định chế thương mại quốc tế
thừa nhận, các biện pháp phi thuế quan cũng được rất nhiều quốc gia sử dụng bởi
những ưu điểm như khả năng tác động nhanh, mạnh, linh hoạt và phong phú; và có thể
đáp ứng nhiều mục tiêu trong cùng một thời điểm nhằm phát huy được những thế
mạnh của nước mình, tận hưởng những lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thương mại
quốc tế. Do trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều, vì vậy nhiều
quốc gia còn duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa, điều này
khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Một trong những rào cản phi thuế quan được các quốc gia sử dụng có liên quan
đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản
xuất sản phẩm. Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại đề cập đến mục đích
sử dụng hàng rào kỹ thuật như sau:
-

Đối với người tiêu dùng: Dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích
hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình.

-

Đối với người sản xuất: Giúp cho việc sản xuất qui mô lớn theo một thông số
nhất định về kích thước, tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sản xuất từ
nhiều nguồn khác nhau.

-


Đối với người bán: có thể dễ dàng hiểu nhau khi giao dịch, đàm phán.
Biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật ( SPS ) được coi là những biện pháp

phi thuế quan nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật và không thuộc loại bị WTO ngăn cấm
chặt chẽ. Điều 2, Hiệp định SPS qui định cụ thể như sau: các thành viên không bị ngăn
cản ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người,
động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách
thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tùy tiện, hay hạn chế một cách vô lý
đến thương mại quốc tế.
Các rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm được áp dụng ở các thị trường EU,
Mỹ, Nhật cho thấy những thách thức đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Các
rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm thường cao hơn khả năng đáp ứng của nhiều
19


doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn
kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và sự an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi
trường sinh thái, … các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất hàng nông sản buộc phải
đổi mới trang thiết bị và quy trình sản xuất hiện đại.
1.3.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

1.3.1. Một số mô hình từ các tỉnh thành trong nước.
1.3.1.1. Vĩnh Long : mô hình HTX rau an toàn.
Đây là hình thức liên kết giữa những hộ nông dân trong khâu sản xuất và tiêu
thụ rau màu. Trước khi tách huyện Bình Minh (cũ) thành Bình Minh và Bình Tân,
chính quyền địa phương đã có chủ trương lập dự án phát triển rau an toàn, cho nên
năm 2003 tiến hành thí điểm trên xã Thành Lợi (một xã chuyên canh trồng màu) do
trung tâm bảo vệ thực vật đến tập huấn về vệ sinh an toàn.

Trước đây người dân sản xuất theo tập quán sử dụng phân, thuốc bừa bãi,
những năm đầu tiên phân, thuốc thì rẻ, thị trường lại bấp bênh, lớp IPM giúp giảm chi
phí người dân hình thành nên câu lạc bộ sau đó phát triển thành HTX rau an tòan.
HTX đi vào hoạt động gần 2 năm, nhưng cũng có sự tác động của chính quyền
vì muốn thực hiện đề án rau an toàn. HTX có 25 thành viên (22 ha) chính thức, ngoài
ra 300 thành viên không có đóng góp vốn, thành viên là những người trong xã Thành
Lợi.
Khi là thành viên của HTX, thành viên có 3 lợi ích: được chia lãi cuối năm, giá
đầu ra cao hơn, ưu tiên đơn hàng.
Bình quân cung cấp 100 tấn rau màu/tháng cho tất cả các siêu thị (chủ yếu là
thuộc ĐBSCL), xuất khẩu sang Nhật. Ngoài ra, HTX còn giao hàng cho một số điểm
đầu mối, HTX vận chuyển rau đến các điểm đầu mối.
Chủ nhiệm HTX tìm kiếm hợp đồng với bên ngoài sau đó về phân bổ diện tích
gieo trồng để đủ chỉ tiêu theo hợp đồng ký kết. Kỹ thuật, thuốc tuân theo hướng dẫn
của các công ty ký hợp đồng, nếu sản phẩm không đạt được tiêu chuẩn đưa ra sẽ bị trả
lại. Theo chủ nhiệm HTX, HTX chỉ ký kết với những công ty có uy tín “phải tìm hiểu
công ty đó làm ăn như thế nào, chứ không phải công ty nào cũng ký kết”.
Hiện nay, các thành viên “không thường trực” của HTX có nhu cầu tham gia
làm thành viên chính thức. Tuy nhiên, số thành viên đã được “chốt” lại con số 25 để
20


dễ quản lý. Có thể mở rộng ra các xã khác nhưng tại mỗi xã hình thành nên một tổ hợp
tác “chi nhánh” làm vệ tinh và có người quản lý mới có thể hoạt động được vì diện
tích được mở rộng lớn hơn khó khăn cho việc quản lý của chủ nhiệm HTX hiện nay.
Kỹ thuật gieo trồng hiện nay của người dân được xem là cao, có thể học hỏi
nhanh chóng kinh nghiệm sản xuất. Người dân rất thích trồng các loại giống mới
nhưng để ký hợp đồng sản xuất một loại giống mới thì phải thí điểm trên một diện
tích nhất định, nếu phù hợp mới làm.
1.3.1.2. Bến Tre: phát triển nông nghiệp gắn với du lịch: tôn tạo và phát triển cảnh

quan môi trường.
Là tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, có ba con sông lớn Tiền Giang,
Ba Lai và Hàm Luông chảy qua, với khoảng 500 km sông, rạch chằng chịt đã tạo nên
đất Bến Tre trù phú, quê hương của dừa và những vườn cây trái đặc sản, cây cảnh,
những sân chim, những ngôi nhà cổ và đền thờ các danh nhân nổi tiếng đất Nam kỳ
xưa.
Tỉnh Bến Tre đã xác định du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế thứ ba của tỉnh,
sau kinh tế vườn và thuỷ sản. Ngành du lịch Bến Tre tập trung khai thác thế mạnh của
mình là du lịch làng nghề ( kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ . . .) kết hợp với du lịch vườn.
Tỉnh khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, gắn du lịch với xoá đói giảm
nghèo, nhà nước đầu tư hạ tầng. Những cái tên Châu Thành, Cồn Phùng, Chợ Lách,
Tân Thạnh, Cái Mơn đã khá hấp dẫn với du khách.
Nhờ sự kết hợp giữa nhà nước và người dân để khai thác du lịch, Bến Tre đã có
tốc độ phát triển lớn trong lĩnh vực này. Nếu năm 2002, lượng khách quốc tế đến Bến
Tre chỉ khoảng 110.000 người, doanh thu đạt 45,5 tỷ đồng; đến năm 2005 đã tăng lên
gần 151.000 người, doanh thu vượt qua ngưỡng 83 tỷ đồng. Ngay từ tháng đầu năm
2006, trên 20 hãng lữ hành từ khắp địa phương đã ký hợp đồng đưa khách đến các
điểm du lịch ở Bến Tre. Ba tháng đầu năm nay, Bến Tre đã đón gần 79.000 du khách,
trong đó có trên 26.000 khách quốc tế.
Để khai thác triệt để và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh du lịch,
tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhiều dự án phát triển du lịch, kêu
gọi đầu tư nâng cấp, xây thêm các nhà hàng ăn uống, các khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế xuống đến tận huyện để có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du
khách, nhằm tăng lượng khách lưu trú dài ngày hơn hiện nay.
21


1.3.1.3. Cần Thơ: phát triển nông nghiệp gắn với du lịch toàn diện: bảo vệ, tôn tạo và
phát triển văn hóa, cảnh quan và môi trường sinh thái.
Từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem là thủ phủ miền Tây - đô thị trẻ, diện tích

khoảng 139 ngàn ha, 1.120 ngàn dân cư sinh sống mang đậm nét văn hóa phương
Nam. Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều năm liền thành phố Cần Thơ là nơi níu chân khách
phương xa trong những chuyến tham quan vùng sông nước.
Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông
nước” là nơi hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước: công viên Ninh
Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà
lồng chợ cổ vừa mới trùng tu, chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh
hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ,vườn cây ăn trái, chợ trên sông, cù lao xanh ở TP. Cần
Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... nhà hàng, khách sạn “hạng sao” như: Ninh Kiều,
Golf, Quốc Tế, Victoria...
Hiện nay, Cần Thơ có 11 khu sinh thái vườn và vô số vườn cây gia đình lúc nào
cũng đón mời khách lạ. Đến đây, du khách thực sự hít thở bầu không khí trong lành
mặc tình thư thả dạo chơi trong vườn cây bóng mát. Những lúc mỏi chân, du khách
đong đưa trên chiếc võng hoặc “nhào vô” tát đìa bắt cá nướng trui...
Du khách có thể ngủ đêm tại các khu nhà rong xinh xắn hoặc qua đêm tại nhà
những người dân mến khách. Hãy đến vườn cò Bằng Lăng, du khách có dịp chứng
kiến những buổi hoàng hôn từng đàn cò trắng chao nghiêng tìm về tổ cũ. Vườn cò
rộng hơn 2ha nhưng có hơn 250 ngàn con cò và nhiều loại chim quý sinh sống. Tour
sinh thái khám phá đất Cần Thơ để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng. Ngoài ra,
du khách được dịp biết 9 di tích trên địa bàn thành phố đã được công nhận di tích lịch
sử văn hóa truyền thống như: chùa, đình, chợ cổ Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, tuyến lộ
vòng cung... Tìm hiểu các làng nghề truyền thống và những nét sinh hoạt độc đáo của
3 dân tộc Việt - Hoa - Khmer. Du khách cũng không quên loại hình đờn ca tài tử dặt
dìu trên sông làm say lòng người viễn xứ.

22


1.3.1.4. ĐăkLăk: tổ hợp du lịch.

Cách Buôn Ma Thuột gần 50 km về phía Tây - Bắc có một vùng đất từ lâu nổi
tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ðó là Buôn Ðôn, nơi chung sống của
cộng đồng các sắc tộc : Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái… Buôn Ðôn cũng đã và
đang trở thành một thương hiệu nổi tiếng của du lịch ĐăkLăk nói riêng và Tây Nguyên
nói chung.
- Khu du lịch văn hoá - sinh thái Buôn Ðôn do Công ty Cao su ĐăkLăk quản lý
và khai thác, có tổng diện tích gần 1.600 ha. Trong khu vực này có các tổ hợp du lịch
gồm: làng du lịch - văn hóa, khu du lịch lâm sinh, khu chăn thả động vật hoang dã,
khu giải trí hồ Đak Min, khu lưu trú sinh thái, khu dã ngoại rừng cảnh quan, khu sản
xuất và du lịch nông nghiệp,.... Khu chăn thả động vật sẽ chia làm khu vực nuôi tập
trung và khu thả động vật trong rừng theo kiểu bán hoang dã, nhằm phục vụ khách
tham quan.
Mục tiêu của khu du lịch văn hoá - sinh thái là xây dựng một làng du lịch hội
đủ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Buôn
Đôn và Tây Nguyên, tạo cho du khách có mối quan hệ mật thiết với cư dân bản địa.
Các dịch vụ du lịch trong làng gắn chặt với đời sống, sinh hoạt của cư dân như dịch vụ
lưu trú, ẩm thực tại nhà dân, các ngành nghề truyền thống như dệt, đan lát, tạc tượng,
điêu khắc, nấu rượu cần, dịch vụ voi và cả hoạt động giao lưu văn hoá như cồng
chiêng, lễ hội, kể khan, ... Ngoài ra, cư dân trong làng cũng sẽ nhận quản lý bảo vệ các
khu rừng cảnh quan và canh tác trên diện tích ruộng, rẫy theo quy hoạch của dự án.
Như vậy, thu nhập của cư dân sẽ bao gồm từ hoạt động kinh tế du lịch, kinh tế rừng và
sản xuất nông nghiệp.
Như vậy: ở trên là một số mô hình điển hình cho phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng sinh thái và bền vững được chọn lọc để tham khảo, đúc kết và áp dụng
những điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hôi – môi trường của
Tp.HCM. Trong các mô hình nêu trên, điểm nổi bật cần quan tâm đó là phát triển nông
nghiệp kết hợp du lịch với những điều kiện sẵn có tại địa phương, du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng, liên kết nông dân để thành lập nhóm sản xuất, thống nhất từ khâu đầu
đến khi ra sản phẩm, mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm chất lượng, đồng bộ và có
tính cạnh tranh cao, tạo thế mạnh cho sản phẩm nông nghiệp. Đây là những mô hình

có thể áp dụng cho Tp.HCM một cách có chọn lọc.

23


1.3.2. Một số mô hình từ các quốc gia trên thế giới
1.3.2.1. Trung Quốc :
Đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị, riêng tại thành phố Thượng Hải đã thực
hiện khá thành công, đó là :
-

Nông nghiệp xanh: duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố.

-

Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, trứng,
sữa cho khách sạn trong thành phố.

-

Nông nghiệp thu ngoại tệ: sản xuất các nông đặc sản xuất khẩu.

-

Nông nghiệp du lịch: phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô
thành phố.

-

Nông nghiệp an dưỡng: ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan đẹp.


-

Nông nghiệp sinh thái: là nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc hại,
không ô nhiễm môi trường.
Tại tỉnh Sungiao là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình du lịch công nghiệp

mới kết hợp yếu tố nông nghiệp và du lịch thông qua việc phát triển vườn du lịch.
Trước đây, mô hình này chỉ được các doanh nghiệp lớn triển khai và thuê nông dân
làm nhân công. Song nhận thấy giá trị kinh tế từ ngành nghề mới này là rất cao nên
nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư để xây vườn.
Diện tích tối thiểu của mỗi vườn du lịch là 3ha và phải bảo đảm vệ sinh môi
trường. Đất trồng, phân bón và hệ thống tưới tiêu sử dụng trong các vườn du lịch này
cũng đươc quy định hết sức nghiêm ngặt. Khách tham quan sẽ được thưởng thức sản
phẩm sạch miễn phí. Tuy nhiên, các khoản phí này đã được tính vào giá vé và không
được phép mang sản phẩm về nhà.
Mỗi vườn đều được trang bị máy vi tính nối mạng Internet để kiểm tra thời tiết,
khí hậu, ẩm độ và các yếu tố khác như phân bón, nước tưới. Các loại cây trồng chủ
yếu là rau xanh và nhiều loại trái cây, có vườn có đến trên 300 loại trái cây được trồng,
phần lớn trong só đó là các loại cây được nhập khẩu.
Chính quyền địa phương cho hay, mỗi hộ gia đình hay tập thể muốn xây dựng
vườn du lịch phải đăng ký tiêu chuẩn ISO 14.000 về chất lượng môi trường theo quy
định của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Du lịch để triển khai các
khoá đào tạo nhằm giúp cho nông dân học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận với khoa học
kỹ thuật.
24


×