Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

BÀI GIẢNG điện tử KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề đầu tư QUỐC tế, SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.7 KB, 43 trang )

Chuyên đề

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1


Yêu cầu
- Nắm vững vai trò của đầu tư quốc tế
- Hệ thống hoá những hình thức đầu tư quốc tế
- Liên hệ tình hình đầu tư quốc tế ở Việt Nam
Tài liệu đọc & tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng các khóa: VIII, IX, X, XI
Nxb CTQG, H.1996, 2001, 2006, 2011 Nxb
CTQG.
2. Kinh tế Việt Nam và Thế giới - Ấn phẩm của
Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. GS.TS. Võ Thanh Thu. Quan hệ kinh tế quốc
tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 2008.
4. TS. Hà Thị Ngọc Oanh. Kinh tế đối ngoại
những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nxb
Lao động - Xã hội , Nxb Thống kê 2006.
2


Nội dung chuyên đề
1. Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế

2. Vai trò và các hình thức đầu tư quốc tế
3



Đầu tư: là sự bỏ vốn vào một đối tượng
nào đó nhằm đạt được mục đích nhất
định => đầu tư KT là sự bỏ vốn vào
hoạt động KT nhằm MĐ tạo ra SP cho
XH và sinh lợi cho chủ đầu tư.

1.1.
1.1. Khái
khái niệm
niệm
đầu tư và đầu tư
quốc tế
Đầu tư quốc tế là hình thức di
chuyển vốn (tư bản) từ nước
này sang nước khác nhằm
mục đích kiếm lời.

Thực
Chất

Vốn (tư bản) di chuyển gọi là vốn
đầu tư quốc tế. Vốn đó có thể
thuộc một tổ chức T/C quốc tế, có
thể thuộc một nhà nước, hoặc vốn
đầu tư của tư nhân.

Đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ
và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều
chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố SX, tạo ĐK cho

nền KT các quốc gia phát triển, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền KT toàn cầu
nói chung.

Luật đầu tư (2005) của VN định nghĩa: Đầu
tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các loại hoạt động
đầu tư – kinh doanh theo quy định của luật
này và pháp luật có liên quan của VN 4


Các dạng vốn đầu tư
- Tiền tệ các loại (ngoại tệ, nội tệ).
- Các loại tài sản hữu hình (nhà xưởng, tư liệu sản
xuất các loại, tài nguyên khoáng sản, đất đai...)
hoặc các tài sản vô hình (quyền sở hữu công
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, bằng phát minh, nhãn
hiệu biểu tượng, uy tín hàng hóa...).
- Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ
phiếu, hối phiếu, vàng, bạc, đá quý.

5


1.2. Phân loại đầu tư
1.2.1. Phân loại
theo phạm vi
quốc gia


Đầu tư trong nước

Đầu tư ra nước
ngoài

Theo Luật đầu tư của VN: Đầu tư quốc tế là một
quá trình trong đó các bên có quốc tịch khác
nhau cùng tham gia tiến hành các hoạt động SX
– KD theo một chương trình đã được định sẵn,
trong một khoảng thời gian nhất định nhằm
mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

Theo luật đầu tư của VN: các bên có thể là “một
bên” hay “nhiều bên”
6


1.2.2. Theo các tiêu thức phân loại khác
Phân theo chủ đầu tư: đầu tư tư nhân và đầu tư của Chính phủ.
Phân theo thời gian đầu tư: đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn
Phân theo mục đích đầu tư: đầu tư tư nhân nhằm phát triển KT,
tăng thu ngân sách; đầu tư nhằm giải quyết vấn đề XH và đầu tư
nhằm nô dịch các đối tượng khác.
Phân theo lĩnh vực kinh tế: Đầu tư XD cơ sở hạ tầng; SX công
nghiệp; khai khoáng; khai thác tài nguyên; SX nông nghiệp; lĩnh
vực DV – TM – du lịch và T/C.
Phân theo nguồn vốn đầu tư: NSNN; vốn tư nhân; vốn cổ phần
(các nguồn vốn hỗn hợp)
7



* Phân loại theo hình thức đầu tư: theo Luật Đầu tư Việt Nam có nhiều
loại:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc
100% vốn của nhà ĐTNN.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước
và nhà ĐTNN.

- Đầu tư theo các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC
Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT
Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO
Xây dựng – chuyển giao (BT
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần, góp vốn trực tiếp vào các tổ chức kinh tế.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
8


1.3. Môi trường đầu tư quốc tế
Môi trường đầu tư: là tổng thể
những tác động làm ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư.

Khái niệm

Môi trường đầu tư quốc tế
là tổng thể những tác động
bên trong và bên ngoài
nước sở tại làm ảnh hưởng
đến hoạt động của các nhà

ĐTNN.

Tác động
bên ngoài
trong

MôiChính
trường
T/Ccủa
tế:đầu
tổ chức
sách
vĩquốc

Sự
nỗ
lực
nhà

Môi
trường
cạnh
Những
T/C
quốc
quy
tế;định
các
quy
của

WTO
định,chiến
luật
liên
Hệ
thống
chính
trị
trong
Nguồn
việc
lực
tiếp
vật
nhận
chất
trong
Môi
trường
việc
hoạch
TM
định
quốc
tế
Tính
minh
bạch
trong cơ chế thị
tranh

nội
bộtư
ngành
lệquan
đảm
đến
bảo
đầu
cho
sự
trực
hoạt
tiếp
động
nước
của
đầu tư
quốc
tế.
lược
đầu

KD
đúng
đắn.
trường.
tổ chức này;ngoài.
sự ổn định của tỷ
giá hối đoái.
9



1.4. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế
Sư phát triển không đều về LLSX
và các ĐKSX của các nước…

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển
ở các nước đều rất lớn…

Ở các nước công nghiệp phát
triển tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm dần, kèm theo là
hiện tượng “thừa tương đối”
vốn (tư bản) ở trong nước.

Do xu hướng toàn cầu hoá kinh
tế và khu vực hoá đang diễn ra
ngày càng sâu, rộng dẫn đến sự
hợp tác và phân công lao động
quóc tế và khu vực phát triển
theo hướng mới…
10


Nắm được lâu dài và ổn định nguồn
cung cấp nguyên liệu chiến lược với
giá rẻ, đáp ứng nhi cầu phát triển
kinh tế với tốc độ cao.
Tình hình bất ổn và an ninh quốc
gia dễ xẩy ra sự cố về kinh tế, chính

trị trong nước.

Chính sách thuế ở các nước
khác nhau…

Sự ra đời của các công ty xuyên
quốc gia dẫn tới hoạt động đầu tư
quốc tế sôi động, sự di chuyển vốn
giữa các nước gia tăng mạnh hơn.
11


2. Vai trò và các hình thức đầu tư quốc
tế
2.1. Vai trò của đầu tư quốc
tế

* Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư
- Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…

- Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng.
+ Mỹ nhập khẩu ổn định toàn bộ phốt phát, đồng, thiếc, ¾ quặng
sắt, mangan.
 Trong

tình hình khủng hoảng năng lượng hiện nay, nhiều nước
như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc và cả Việt Nam đang tìm cách
đầu tư mạnh ra nước ngoài để xây dựng nguồn cung cấp ổn định.
- Bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên
trường quốc tế.

12


Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp cho chủ vốn đầu tư phân tán
rủi ro khi tình hình trong nước bất ổn về kinh tế chính trị.
Ví dụ: làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các công ty
Đài Loan trong 2 thập niên qua là do e sợ Đài Loan
sáp nhập vào đại lục sẽ ảnh hưởng đến đầu tư trong
tương lai xa.
Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư của mỗi nước khác nhau, sự đầu
tư vốn ở nhiều nước đã giúp cho các công ty đa quốc gia có thể thực
hiện “chuyển giá” để tránh mức thuế cao nhằm tối ưu hoá lợi
nhuận đầu tư.

13


Đầu tư vốn ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong
nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao
động lĩnh vực và quốc tế mới.
Ví dụ: Nhật Bản duy trì các công ty mẹ sản xuất mặt hàng cao cấp,
những thiết bị cần thiết để cung cấp cho các chi nhánh của họ ở khắp
châu Á và những khâu kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự nghiên cứu; còn
các chi nhánh và hợp doanh ở các nước trong khu vực sẽ sản xuất các
mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật vừa và thấp để thay thế các mặt
hàn xuất khẩu từ Nhật phục vụ cho thị trường địa phương, cung cấp
lẫn nhau xuất khẩu sang nước thứ ba và ngược trở lại Nhật Bản. Trung
Quốc do đồng NDT liên tục lên giá đã kích thích các doanh nghiệp cả
họ xuất khẩu vốn ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản
xuất hàng xuất khẩu.

14


* Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
- Đối với các nước tư bản phát triển
+ Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế
xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát…
+ Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ
phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công
ăn việc làm mới cho người lao động.
+ Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để
cải thiện tình hình bội chi ngân sách.
+ Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế và thương mại.
+ Giúp các doanh nhân học hỏi kinh nghiệm quản lí
tiên tiến của nước khác.
15


- Đối với các nước đang và chậm phát triển
+ Đầu tư quốc tế giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế thông qua việc xây dựng các xí nghiệp mới
hoặc tăng qui mô của các đơn vị kinh tế.
+ Thu hút thêm lao động giải quyết một phần nạn
thất nghiệp hiện nay.
+ Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh
tranh kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng
và về chất.
+ Giúp các nước chậm phát triển giảm một phần
nợ nước ngoài.

+ Thông qua tiếp nhận đầu tư quốc tế các nước
đang phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật,
công nghệ và kinh nghiệm quản lí tiên tiến của
nước ngoài.
16


2.2. Các hình thức đầu tư quốc tế
* Đầu tư trực tiếp
- Khái niệm
Là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đóng
góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất
dich vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.
- Đặc điểm
+ Chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn
tối thiểu, tùy theo qui định của Luật đầu tư nước
ngoài của từng nước (VN: 30% vốn pháp định
của dự án).

17


18


+ Quyền hành quản lý phụ thuộc vào mức độ
vốn góp, nếu góp 100% thì doanh nghiệp hoàn
toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành.
+ Lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài thu được

phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của từng doanh nghiệp. Lời và lỗ được
chia theo tỷ lệ góp vốn (trong vốn pháp định)
sau khi đã nộp thuế lợi tức cho nước chủ nhà.

19


- Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình
thức:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC)
i) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết
giữa hai bên có quốc tịch khác nhau để cùng nhau tiến
hành một hay nhiều hoạt động tại nước nhận đầu tư.
ii) Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh:
> Quan hệ giữa các đối tác là quan hệ hợp tác để
khai thác một lĩnh vực nào đó.
> Quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên
> Không thành lập pháp nhân mới ở nước nhận
đầu tư.
> Vốn kinh doanh có thể đề cập nhưng cũng có
thể không cần đề cập đến.
20


iii) Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác kinh
doanh:
> Đại diện có thẩm quyền của các bên (quốc

tịch, địa chỉ...).
> Mục tiêu và phạm vi hoạt động.
> Quyền, nghĩa vụ các bên và quy định phân chia
kết quả kinh doanh.
> Sản phẩm chủ yếu và phân chia sản phẩm tiêu
thụ.
> Thời hạn hợp tác kinh doanh thực hiện hợp
đồng (bắt đầu tính từ ngày được cấp giấy phép
đầu tư).
> Điều kiện chuyển nhượng.
> Chấm dứt hợp đồng.
> Giải quyết tranh chấp.
21


+ Doanh nghiệp liên doanh.
i) Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh là một
công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập
trên cơ sở Hợp đồng liên doanh được ký kết
giữa bên hoặc các bên đối tác. [Ở Việt Nam là
Hợp đồng được ký kết giữa bên (các bên) Việt
Nam với bên (các bên) nước ngoài].
Luật Đầu tư Việt Nam: Doanh nghiệp liên
doanh, được phép hoạt động tại Việt Nam, được
liên doanh với doanh nghiệp liên doanh khác
hoặc với nhà ĐTNN khác hoặc với doanh
nghiệp Việt Nam khác.
22



ii) Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh:
> Có tư cách pháp nhân.
> Chịu trách nhiệm với liên doanh và với bên kia trong phạm
vi phần vốn góp vào vốn pháp định.
> Vốn pháp định bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp liên
doanh. Tỷ lệ phần vốn góp theo thỏa thuận
> Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
> Thời gian hoạt động dài (trên 15 – 20 năm, hoặc có thể liên
doanh vĩnh viễn).
> Số thành viên tham gia Hội đồng quản trị của các bên
tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Chủ tịch Hội
đồng quản trị được bầu theo nguyên tắc đa số tối đa (trên
50% hoặc có khi yêu cầu là 2/3 số người tham dự.)
> Tổng giám đốc là người nước ngoài thì Tổng giám đốc thứ
nhất là người của nước sở tại và ngược lại.
> Lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
23


+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
i) Quan niệm
Loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân tại nước sở tại;
thường trú đóng trong khu chế xuất; hoặc các công ty, xí
nghiệp ở các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thời
gian hoạt động thường kéo dài (có khi tới 50 đến 70 năm).
ii) Nội dung điều lệ công ty:
 Tên và tư cách pháp nhân của DN tại nước gốc.
 Tên và tư cách pháp nhân của DN tại nước sở tại.
 Quốc tịch, địa chỉ, đại diện hợp pháp của DN ở nước sở tại
 Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.

 Thời hạn hoạt động tại nước nhận đầu tư.
 Đồng tiền sử dụng trong suốt thời gian nhận đầu tư.
 Các quy định về tài chính (vốn đầu tư, vốn pháp định, thuế,
lợi nhuận chuyển về nước...).
24


iii) Đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Chủ ĐTNN bỏ ra toàn bộ vốn đầu tư đủ để duy trì
hoạt động sản xuất – kinh doanh tại nước sở tại
(kể cả phần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban
đầu).
Các chuyên gia trong doanh nghiệp là những
chuyên viên có kinh nghiệm chuyên môn và tính
chuyên nghiệp cao.
 Tổ chức DN: Giám đốc dự án; giám đốc kỹ thuật;
giám đốc điều hành; giám đốc tài chính; giám đốc
phụ trách về các điều luật; ban quản lý – huấn
luyện về các vấn đề kỹ thuật.

25


×