Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

CÂU hỏi ôn THI HSG k11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.44 KB, 61 trang )

CÂU HỎI ÔN THI HSG K12
Phần I. Sinh học tế bào
Câu 1: phân biệt quá trình photphorin hoá vòng và không vòng
*photphorin hóa không vòng
-sd hai trung tâm quang hóa: P680 và P700
-điện tử không quay lại mà tiến đến NADP+ để tạo NADPH
-có xảy ra quang phân ly nước để bù điện tử cho trung tam quang hóa P680
-tạo nhiều ATP, NADPH, oxi
-diển ra trong môi trường đủ nước
*photphorin hoa vòng
-sd một trung tam quang hóa P700
-điện tử sau khi loại bỏ trạng thái kích thích sẽ quay về trung tâm quang hóa
-không xảy ra quang phan ly nước
-tạo ít ATP, không tạo NADPH, oxi
-diễn ra trong môi trườngcanj nước%%-

Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản
không thể thiếu của mọi cơ thể sống?
Đáp án
 Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì:
o Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các
loài sinh vật


Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì:
o

Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc
biệt hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao

o



Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng
sinh học

o

Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể
chống lại tác nhân gây bệnh

o

Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao
đổi chất

o

Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng,
giá đỡ, thụ thể

Câu 3 (0,5 điểm): Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất
nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục
lạp?
Đáp án
 Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu
tạo từ các đơn phân (mônôme)




Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ


Câu 4 (1 điểm): Người ta đánh dấu phóng xạ vào một axit amin, sau đó cho nó
xâm nhập vào trong tế bào. Một thời gian sau người ta thấy nó có trong một loại
prôtêin tiết ra ngoài tế bào. Hãy cho biết sau khi xâm nhập vào tế bào thì axit amin
đó đã đi qua những thành phần nào của tế bào. Ở mỗi thành phần tế bào nó đi qua
xảy ra quá trình nào?
Đáp án
 Ở ribôxôm: aa được gắn với t-ARN trong quá trình dịch mã.
 Ở các túi tiết: chứa đựng chuỗi polipeptit trước khi chuyển vào bộ máy
Gôngi.


Ở bộ máy Gôngi: hoàn chỉnh cấu trúc, tạo thành prôtêin hoàn chỉnh.



Màng sinh chất: thực hiện cơ chế xuất bào.

Câu 5 (2,5 điểm):
a- Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất và vai
trò?
b- Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó loại ARN nào có thời gian tồn
tại ngắn nhất? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a- Li pit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất và
vai trò?
a.1- Giống nhau: Đều cấu tạo từ C, H, O. Đều là các pôlime sinh học. (0,25 điểm)
a.2- Khác nhau:

Dấu hiệu so sánh


Cacbonhiđrat

Lipit

1. Cấu tạo

Cn(H2O)m

Nhiều C và H, rất ít O (0,25 điểm)

2. Tính chất

Tan nhiều trong nước, dễ phân Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ.
hủy hơn.
Khó phân hủy hơn. (0,25 điểm)


3. Vai trò

Đường đơn: cung cấp năng Tham gia cấu trúc màng sinh học, là
lượng, cấu trúc nên đường đa.
thành phần của các hoocmôn, vitamin.
(0,25 điểm)
Đường đa: dự trữ năng lượng
(tinh bột, glicôgen). Tham gia Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ
cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết năng lượng cho tế bào và nhiều chức
hợp với prôtêin,...
năng sinh học khác.
(0,50 điểm)


b- Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó, loại ARN nào có thời gian tồn
tại ngắn nhất? Giải thích?
+ Trong tế bào thường tồn tại 3 loại ARN là ARN thông tin (mARN), ARN vận
chuyển (tARN) và ARN ribôxôm (rARN).
(0,25
điểm)
+ Loại ARN có thời gian tồn tại ngắn nhất là ARN thông tin (mARN)
điểm) vì

(0,25

- mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp
xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành
các nuclêôtit.
(0,25 điểm)
- tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.
(0,25 điểm)
Câu 6 (1,0 điểm)
Khảo sát thành phần hóa học các axit nucleic của 5 loài sinh vật, người ta thu được
tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit của 5 loài sinh vật, người ta thu được tỉ lệ phần
trăm các loại nucleotit của axit nucleic ở các loài này như sau:
Nucleotit

A

G

T


X

U

I

21

29

21

29

0

II

29

21

29

21

0

III


21

21

29

29

0

Loài


IV

21

29

0

29

21

V

21

29


0

21

29

ĐÁP ÁN
Loài I, II AND mạch kép
- III : AND 1 mạch
- IV: ARN 2 mạch
V: ARN 1 mạch
Câu 7 (2,0 điểm):
a) Nêu sự khác nhau về cấu trúc giữa ADN ti thể với ADN trong nhân.
Đáp án
a) Sự khác nhau giữa ADN ti thể và ADN trong nhân :

ADN ti thể
Lượng ADN ít, ADN trần

ADN trong nhân
- Lượng ADN nhiều, ADN tổ hợp với

- Chuỗi xoắn kép, mạch vòng.

histôn
- Chuỗi xoắn kép, mạch thẳng.

Câu 8 (2,0 điểm)
a. Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nuclêic. Hãy

cho biết:
- Đơn phân và thành phần hóa học của các đại phân tử trên.
- Vai trò của mỗi đại phân tử.
b. Phân biệt cấu trúc mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại
ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại
sao?.
Đáp án
a.* Thành phần hoá học: Pôlisacarit: C, H, O ; Prôtêin: C, H, O, N, S, P ; Axit
nuclêic: C, H, O, N, P


* Đơn phân: của pôlisacarit là glucô, của prôtêin là axit amin, của axit nuclêic là
nuclêôtit
* Vai trò: Prôtêin hình thành nên các đặc điểm, tính chất của cơ thể; Axit nuclêic là
vật chất mang thông tin di truyền.
b.* Phân biệt cấu trúc: mARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo
ra những tay và thuỳ tròn, một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã, rARN
cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có các tay, các thuỳ, có số
cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn.
* Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn nhất
là của mARN.
* Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với
prôtêin nên khó bị enzim phân huỷ, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên
kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất.
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có
đường kính ổn định suốt dọc chiều dài của nó?
b. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin.
Đáp án
a.* Các loại liên kết:

+ Liên kết photphođieste: hình thành giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trên một mạch
pôlinuclêôtit
+ Liên kết hiđrô: hình thành giữa 2 nuclêôtit đứng đối diện nhau trên 2 mạch
pôlinuclêôtit theo NTBS
* Giải thích: Vì giữa 2 mạch pôlinuclêôtit các nuclêôtit liên kết với nhau theo
NTBS: cứ 1 bazơ lớn lại liên kết với 1 bazơ nhỏ
b. Phân biệt:
+ Axit amin: là phân tử hữu cơ gồm 1 nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nhóm
amin, 1 nhóm cacboxyl và 1 gốc R. Là đơn phân cấu tạo nên các prôtêin
+ Pôlipeptit: Gồm 1 chuỗi các aa đồng nhất hoặc không đồng nhất liên kết với
nhau bằng liên kết peptit, có khối lượng phân tử thấp hơn prôtêin


+ Prôtêin: Là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ 1 hoặc nhiều chuỗi
pôlipeptit
Câu 10(2,0 điểm)
a. Phân biệt phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Hãy
giải thích về sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất.
b. Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số
crômatit, số NST khi tế bào đang ở kì giữa, kì sau của quá trình nguyên phân.
Đáp án
a. Điểm khác nhau :
- Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co
thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm.
- Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế
bào).
* Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào
bằng xenlulôzơ vững chắc, làm cho tế bào không thắt eo lại được.
b.
Crômatit


Nhiễm sắc thể

Kì giữa

32

16 NST kép

Kì sau

0

32 NST đơn

Câu 11 (2,0 điểm)
a. Có 6 ảnh chụp các tế bào, trong đó có 2 tế bào chuột, 2 tế bào lá đậu, 2 tế bào vi
khuẩn E.coli. Nếu chỉ có các ghi chú quan sát sau đây từ các hình, em có thể phát
hiện ảnh nào thuộc đối tượng nào không?
- Hình A: Lục lạp, riboxom
- Hình B: Thành tế bào, Màng sinh chất và riboxom
- Hình C: Ti thể, thành tế bào, màng sinh chất
- Hình D: Màng sinh chất, riboxom


- Hình E: Lưới nội chất và nhân
- Hình F: Các vi ống, bộ máy gôngi
b. Nêu những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Đáp án
a. Phát hiện loại tế bào:

- A và C là tế bào của cây đậu vì A có lục lạp, C có thành tế bào và ti thể
- E và F của tế bào chuột vì E có LNC và F có bộ máy gongi
- B và D của VK E. coli
b. Những điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và nhân thực
TB nhân sơ

TB nhân thực

1. KT bé, cấu tạo đơn giản

1. KT lớn hơn, cấu tạo phức tạp
2. AND + histon tạo nên NST trong

2. Có 1 phân tử AND trần dạng vòng
3. Chưa có nhân điển hình, chỉ có vùng
nhân chứa AND

nhân
3. Có nhân điển hình: Có màng nhân,
trong nhân chứa NST và hạch nhân
4. TBC chứa các bào quan phức tạp.
RBX lớn hơn

4. TBC chỉ có các bào quan đơn giản.
RBX nhỏ hơn

5. Phương thức phân bào phức tạp
bằng cách gián phân

5. Phương thức phân bào đơn giản bằng

cách phân đôi
Câu 12 (1 điểm):
a. Hãy cho biết trong tế bào nhân chuẩn: Bào quan nào có cấu trúc màng kép, bào
quan nào có cấu trúc màng đơn, bào quan nào không có màng bao bọc?
b. Trong cơ thể người, có các loại tế bào sau: hồng cầu, bạch cầu, cơ, thần kinh.
Hãy cho biết loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất? Tại sao?
Câu 13 (1 điểm):
a. - Không màng: riboxom, trung thể
- 1 màng: lưới nội chất, bộ máy Gongi, peroxisome, lyzosome, không bào


- 2 màng: nhân, ti thể, lạp thể
b. - TB bạch cầu có nhiều lizoxom nhất
- Giải thích: do TB bạch cầu có chức năng tiêu diệt các TB vi khuẩn cũng như các
TB già, TB bệnh lí nên nó phải có nhiều lizoxom nhất.
Câu 14 (1 điểm): Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân...
c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d. Bơm Na – K sử dụng năng lượng ATP để vận chuyển các ion Na+ và K+.
Đáp án
a. Sai. Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không
phải mọi tế bào.
Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất,...
Tế bào hồng cầu không có nhân.
b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục
lạp.
c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có
thành tế bào như Mycoplasma.
d. Đúng.

Câu 15 (2,0 điểm): Bằng cách nào mà nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có
thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó?
NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN có chiều dài hơn rất
nhiều lần so với chiều dài của nó là do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác
nhau trong nhiễm sắc thể:
a. Đầu tiên phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, đường kính vòng xoắn là 2nm. Đây
là dạng cấu trúc cơ bản của phân tử ADN.
b. Ở cấp độ xoắn tiếp theo, chuỗi xoắn kép quấn quanh các cấu trúc prôtêin histon
(gồm 8 phân tử histon, 13 4 vòng) tạo thành cấu trúc nuclêôxôm, tạo thành sợi cơ
bản có đường kính là 10nm.
c. Ở cấp độ tiếp theo, sợi cơ bản xoắn cuộn tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính
là 30nm.


d. Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn cuộn thành cấu trúc crômtit ở kì trung gian có
đường kính 300nm. Cấu trúc sợi tiếp tục đóng xoắn thành cấu trúc crômatit ở kì
giữa của nguyên phân có đường kính 700nm, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 sắc tử chị
em có đường tính 1400nm.
Câu 16 (1,0 điểm)
Phân biệt quá trình tổng hợp ATP và sử dụng ATP ở ti thể và lục lạp (nơi tổng hợp,
nguồn năng lượng, mục đích sử dụng)
Đáp án

Tiêu chí

Ti thể

Lục lạp

Nơi tổng hợp


ATP được tổng hợp ở màng trong ti thể

Được tổng hợp ở màng tilacoi

Nguồn năng lượng Từ quá trình oxi hóa chất hữu cơ
Hướng sử dụng

Từ photon ánh sáng

Cung cấp cho các hoạt động sống của tế Cung cấp cho pha tối
bào

Câu 17 (1 điểm):
a. So sánh nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa
của giảm phân II trong điều kiện bình thường.
b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương
đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì
đầu I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN
a.*Giống nhau
NST co ngắn, đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
* Khác nhau

Nguyên phân

Giảm phân II

NST đang phân chia có 2 nhiễm NST đang phân chia có 2 nhiễm sắc tử



sắc tử giống hệt nhau.

khác nguồn gốc do trao đổi chéo xảy ra
ở giảm phân I.

b. -NST sắp xếp sai (không thành 2 hàng) trên mặt phẳng xích đạo
- Rối loạn phân li NST tạo ra các giao tử bất thường về số lượng NST
câu 18 (1 điểm): Cho các hình mô tả thí nghiệm quan sát các kì của quá trình
nguyên phân như sau:

a. Hãy sắp xếp các hình trên theo thứ tự các bước tiến hành thí nghiệm.
b. Trong trường hợp tiêu bản trên có bọt khí dưới lamen, làm cách nào để
loại bọt khí ra khỏi tiêu bản?
c. Khi đặt một phiến kính (lam kính) lên mâm kính, cần phải thao tác bộ
phận nào trước tiên để đảm bảo tiêu bản được quan sát với ánh sáng phù hợp?
d. Nếu quan sát thấy trên kính hiển vi các nhiễm sắc thể đã phân li và đang
tách xa dần mặt phẳng xích đạo về hai cực mới thì tế bào đó đang ở kì nào của quá
trình phân bào
ĐÁP ÁN
a. C→ E→ A→ B→D
b. Gõ nhẹ vào phiến kính (lam kính)...
c. Tụ quang.
d. Kì sau của nguyên phân
Câu 19 (2,0 điểm)
a. Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động?.
b. Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì vảy hành vào dung
dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Đáp án



a/ * Cấu trúc khảm động
- Khảm vì: Ngoài 2 lớp phốt pho lipit của màng, còn có nhiều phân tử prôtêin,
côlestêrôn nằm xen kẽ và các phân tử cacbohiđrat liên kết trên bề mặt màng
- Động vì: các phân tử phôtpholipit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng
b/ * Hiện tượng

Môi trường

Hồng
cầu

Tế bào biểu bì hành

Ưu trương

Nhăn
nheo

Co nguyên sinh

Nhược
trương

Vỡ

Màng sinh chất áp sát thành tế bào
(tế bào trương nước)

* Giải thích

- Tế bào hồng cầu: trong môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm,
tế bào mất nước ở chất nguyên sinh nên nhăn nheo lại; trong MT nhược trương, tế
bào hút nước, do không có thành tế bào nên tế bào no nước và bị vỡ
- Tế bào biểu bì hành: MT ưu trương, do có không bào trung tâm nên TB
mất nước ở không bào. Khi đó, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào (co
nguyên sinh). MT nhược trương, TB hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào.
Câu 20: (2 điểm)
Màng sinh chất của tế bào sinh vật có những chức năng gì?
ĐÁP ÁN
Màng sinh chất của SV có những chức năng:
- Ngăn cách tb với môi trường ---> tạo cho tb 1 hệ thống riêng biệt (0,25đ)
- Thực hiện sự TĐC giữa tb với môi trường (0,25đ)
- Thu nhận thông tin có nguồn gốc từ ngoại bào và chuyển vào môi trường nội
bào (0,25đ)


- Ở VK, màng sinh chất còn có chức năng hô hấp do có chứa các enzim hô hấp
(0,25đ)
Câu 21 (1,5đ): Lập bảng phân biệt cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật?
Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có thành tế bào (vách xenlulôzơ) bao - Không có
ngoài màng sinh chất.
- Có hệ thống không bào phát triển.

- Không có hoặc có ít không bào

- Có lục lạp.


- Không có

- Phân bào không có thoi phân bào. Phân - Phân bào có xuất hiện thoi phân bào.
bào bằng cách hình thành vách ngăn ở Phân bào bằng cách thắt eo
trung tâm.
- Chất dự trữ là tinh bột.

- Chất dự trữ là glicôgen

- Không có trung thể

- Có trung thể

Câu 22(2đ):
1- Hãy liệt kê các cấu trúc cơ bản của tế bào động vật và tế bào thực vật?
2- Điểm khác nhau về thành phần cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật?
Đáp án
Màng sinh chất, nhân tế bào, tế bào chất, ti thể, lưới nội chất, bộ máy gongi,
lizoxom, không bào, lục lạp, trung thể…
* tbđv: - không có thành xenlulozo
- không có lục lạp
- không có (hoặc có rất nhỏ) không bào
- có trung thể
* tbtv: - có thành xenlulozo
- có lục lạp
- có không bào lớn
- không có trung thể



Câu 23 (1 điểm): Nêu sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua
màng tế bào?
Đáp án
Sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào:
Vận chuyển O2 qua màng tế bào

Vận chuyển ion Na+ qua màng tế bào

- Vận chuyển chủ động.
Hình thức vận chuyển thụ động (khuếch tán)
- Na+ vận chuyển từ nơi có nồng độ
- O2 khuếch tán từ nơi có phân áp khí O2 cao
thấp đến nơi có nồng độ cao.
đến nơi có phân áp khí O2 thấp.
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Không tiêu tốn năng lượng ATP.
Vận chuyển qua bơm. Ví dụ bơm Na+Khếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit. +
K.
Câu 24. Hãy cho biết những chất như estrôgen, prôtêin, ion, O2 qua màng sinh
chất bằng cách nào?
Đáp án
- Estrogen có thể đi qua lớp kép photpholipit vì estrogen là 1 loại lipit
- Protêin qua màng bằng cách xuất nhập bào vì protein là phân tử có kích
thước quá lớn.
- Ion đi qua kênh protêin vì nó tích điện.
- Oxi đi qua lớp photpholipit vi nó là phân tử nhỏ, không phân cực..
Câu 25 (2,0 điểm)
Phân biệt vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất?
Cho ví dụ minh họa.
Đáp án

- Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng tuân theo cơ chế
khuếch tán, không tiêu tốn năng lượng.
VD: Vảy nước vào rau làm rau tươi; Ngâm rau sống vào nước có nhiều muối gây
co nguyên sinh cho vi sinh vật, làm cho rau nhanh bị héo
- Vận chuyển chủ động ngược chiều gradient nồng độ, cần có các kênh protein và
tiêu tốn năng lượng


VD: Tại ống thận, tuy nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng
glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu
Câu 26 (2,0 điểm)
a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào?
b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng
thực hiện và nguồn năng lượng?
Đáp án
a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung
gian.
b. Phân biệt:

Chỉ tiêu

Hóa

Quang

so sánh

tổng hợp

tổng hợp


Đối tượng

VK hóa tổng hợp

VK quang hợp,
trùng roi, tảo, thực
vật

Nguồn năng Phản ứng hóa học Năng
lượng
sáng

lượng

ánh

Câu 27 (1 điểm):
a. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:

Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường?
Giải thích?
b. Ở tế bào nhân thực, trong tế bào chất có các bào quan khác nhau có màng bao
bọc, điều này có lợi gì cho sự hoạt động của enzim?
Đáp án
a. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường.
- Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm
giảm phản ứng chuyển C thành D và E -> nồng độ chất C tăng lên -> ức chế ngược



trở lại làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều
hơn -> nồng độ chất H tăng lên bất thường.
b. Các bào quan khác nhau chứa các enzim thực hiện các chức năng khác nhau
Mỗi loại enzim cần những điều kiện khác nhau để hoạt động.
Câu 28: (2,0 điểm)
a. Đồ thị dưới cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với nồng độ cơ
chất.
- Chất B ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Giải thích.
- Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần. Hãy
cho biết tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.

b. Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải
qua tế bào chất, tuy nhiên ở một số tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các
chất từ môi trường ngoài tế bào vào nhân không thông qua tế bào chất. Hãy giải
thích điều này.
Đáp án
a. - Ảnh hưởng của chất B đến tốc độ phản ứng: Sự có mặt của chất B làm đồ thị
biểu hiện tốc độ phản ứng lệch về phía phải, chứng tỏ trong cùng một thời gian
phải cần một lượng cơ chất A nhiều hơn so với khi không có mặt chất B  Chất B là
chất ức chế cạnh tranh.


- Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần thì tốc độ
phản ứng giảm dần vì khi đó chất B cạnh tranh với cơ chất A để liên kết vào trung
tâm hoạt động của enzim  giảm tốc độ phản ứng.
b. -Màng nhân cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp
màng: màng ngoài và màng trong; giữa 2 lớp màng là xoang quanh nhân.
- Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông
với nhau; hệ thống khe này có thể mở ra khoảng gian bào.
- Như vậy qua hệ thống khe của tế bào chất có sự liên hệ trực tiếp giữa

xoang quanh nhân và môi trường ngoài (TB đại thực bào, ống thận, 1 số TBTV)
Câu 29(2đ):
Các câu sau là đúng hay sai. Giải thích?
1- Hô hấp tế bào có ba giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đều giải phóng ATP nhưng
giai đoạn đường phân giải phóng nhiều ATP nhất.
2- Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO 2
sẽ bị
khử thành các sản phẩm hữu cơ.
3- Bên cạnh quang hợp, hóa tổng hợp là một con đường đồng hóa cacbon được tìm
thấy ở vi khuẩn tự dưỡng như vi khuẩn lam.
4- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành
năng lượng của ATP.
Đáp án

Sai, vì: giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp giải phóng nhiều ATP
nhất
Sai, vì: trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP và
NADPH (hay NADH) tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản


phẩm hữu cơ
Sai, vì: vi khuẩn lam tự dưỡng theo phương thức quang tổng hợp chứ
không phải hóa tổng hợp
đúng, vì: hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên
liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
Câu 30 (1 điểm): Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây:
Pha sáng

Pha tối


Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Điều kiện xảy ra
Đáp án
Pha sáng

Pha tối

Nơi diễn ra

Màng tilacoit

Chất nền lục lạp

Nguyên liệu

Nước, ADP, Pi, NADP+ CO2, ATP, NADPH

Sản phẩm

O2, ATP, NADPH

Điều kiện xảy ra Có ánh sáng

Chất hữu cơ, ADP, Pi, NADP+
Không cần ánh sáng

Câu 31 (2,0 điểm)
Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi truyền elêctrôn hô hấp về

mặt năng lượng ATP.
Đáp án
Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlêctrôn
+ Quá trình đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ trong tế bào chất. Từ
một phân tử glucôzơ bị biến đổi tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C 3H4O3) và 2 phân tử
ATP
+ Chu trình Crep: Hai phân tử axit piruvic bị ôxi hoá thành hai phân tử axêtyl
côenzim A, tạo ra 2 ATP
+ Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp xảy ra trên màng trong của ti thể, tạo ra nhiều
ATP nhất 34 ATP


Câu 32(3,5điểm).
a. Nêu cấu tạo, vai trò của những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa màng
tế bào động vật với màng tế bào thực vật.
b. Nêu đặc điểm ở các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường
nuôi cấy không liên tục.
c. Phân biệt về số lượng tế bào trong cơ thể và phương thức dinh dưỡng của các
nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh.
Đáp án
a. - Giống nhau:
+ Cấu tạo: - Có lớp kép photpholipit
- Có nhiều loại protein
- Các phân tử cacbohydrat liên kết với protein và lipit
- Glicoprotein
1- 2 ý cho 0,25; 3 -4 ý cho 0,5
+ Vai trò: Bảo vệ tế bào, trao đổi chất chọn lọc, nhận biết các tế bào và liên kết tạo
mô.
- Khác nhau;
+ Cấu tạo:

Màng TB thực vật có thành cellulozơ, có cầu sinh chất
Màng TB động vật có thêm colestêron, có chất nền ngoại bào
+ Vai trò:
* Màng tế bào thực vật
Thành cellulozơ: Xác định hình dạng kích thước TB
Cầu sinh chất: Đảm bảo cho các tế bào ghép nối và liên lạc nhau
* Màng tế bào động vật
Colestêron: Tăng cường sự ổn định của màng
b. - Pha tiềm phát (Lag): Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới.
Tổng hợp ADN và enzim chuẩn bị cho sự phân bào
- Pha lũy thừa (log): Liên tục phân bào để đạt đến một hằng số cực đại
Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất
- Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và TĐC giảm
Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi
- Pha suy vong: Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
Số lượng tế bào giảm.
c. Phân biệt các nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh:
Điểm phân biệt
ĐVNS
TVNS
Nấm nhầy
Cơ thể
Đơn bào Đơn bào hoặc đa Đơn bào hoặc
bào
cộng bào
Phương thức dinh Dị
Quang tự dưỡng Dị dưỡng hoại
dưỡng
dưỡng
sinh

Đúng 1- 2 ô cho 0,25đ; Đúng 3 ô cho 0,5đ
Đúng 4 - 5 ô cho 0,75đ; Đúng 6 ô cho 1đ
Câu 33( 2điểm).
Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích?


a. Vi khuẩn hóa tự dưỡng đều oxi hóa các hợp chất lưu huỳnh.
b. Số nucleotit trong mARN bằng một nửa số nucleotit trong gen điều khiển
tổng hợp nó.
c. Phốtpholipit một đầu ưa nước và một đầu kị nước.
d. Dựa vào vùng nhân chia vi khuẩn thành hai loại là vi khuẩn Gram dương và
vi khuẩn Gram âm.
e. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18 thì loài đó có 32 kiểu đột biến tam nhiễm
kép.
f. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân
kích thích theo một hướng xác định.
g. Khi xung thần kinh truyền tới tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy
xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+.
h. Trong quá trình nhân đôi ADN thì cả 2 mạch đơn mới hình thành đều theo
chiều 5'- 3'.
Đáp án
a. Sai. Vì có loại oxi hóa các hợp chất Fe 2 , NH 4 , NO 2 ...
b. Sai. Vì gen ở SV nhân thực còn có các intron
c. Đúng. Vì photpholipit đầu photphat ưa nước và đầu gốc axit béo kị nước
d. Sai. Vì dựa vào cấu tạo màng.
9!

e. Sai. Vì C 92 = 2!(9  2)! = 36
f. Đúng.Vì nếu không theo 1 hướng xác định thì là ứng động
g. Đúng. Vì Ca2+ từ dịch mô tràn vào làm vỡ các bóng chứa chất TGHH, giải

phóng chất này vào khe xinap. Các chất TGHH sẽ gắn vào thụ thể làm thay đổi
tính thấm màng sau xinap của nơron tiếp theo.
h. Đúng. Vì Ez ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 , -3 ,
Câu 34( 2điểm).
a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10  6 gam qua một lần
phân bào bình thường sinh ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là
6,6 x 10  6 gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân?
Giải thích?
b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu
AaBbDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế
bào sinh trứng đều giảm phân tạo trứng.
- Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất
giảm phân?
- Có tối đa bao nhiêu loại trứng?
- Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng?
- Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao
nhiêu nhiễm sắc thể?
Đáp án
a. - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là nguyên phân.
Giải thích: Kết quả nguyên phân tạo ra 2 TB giống nhau và giống TB mẹ
- Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là giảm phân I
Giải thích: Lần phân bào I NST nhân đôi rồi phân chia tạo 2 tế bào con


b. - Có 16 cách sắp xếp
- Có tối đa 4 loại trứng
- Có tối thiểu 1 loại trứng
- Cần 70 NST
Câu 35( 3,5 điểm).
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3600 liên kết hidro và có hiệu số nucleotit loại A

với nucleotit loại khác là 10% đã nhân đôi 5 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường cung
cấp 85800 nucleotit. Biết rằng trong số các gen con sinh ra ở đợt nhân đôi thứ 2 có
một gen bị đột biến mất đoạn, đoạn mất có

A
3
= .
G
2

a. Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến.
b. Các gen con sinh ra đều sao mã tạo ra 2 loại mARN. Một phân tử mARN 1 có
U = 480, một phân tử mARN2 có U = 750. Nucleotit loại X ở 2 loại mARN đều
bằng nhau và bằng 320. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN.
Đáp án
a.Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến.
- Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường:
Abt + Gbt = 0,5
Abt - Gbt = 0,1  Abt = Tbt = 30%; Gbt = Xbt = 20%
Hay 2Abt = 3Gbt
Lại có 2Abt + 3Gbt = 3600  Abt = Tbt = 900; Gbt = Xbt = 600
- Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen đột biến:
Vì ở lần nhân đôi thứ 2 phát sinh 1 gen đột biến nên:
Số gen đột biến sau 5 lần nhân đôi là 2 3 = 8
Số gen bình thường sau 5 lần nhân đôi là 2 5 - 2 3 = 24
Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen bình thường:
23x 3000 = 69.000
Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen đột biến:
85800 - 69.000 = 16.800
Số nu trên một gen đột biến:

16800: 7 = 2.400
Số nu trên đoạn mất: 3000 - 2400 = 600
Am + Gm = 300
2Am = 3Gm  Am = Tm = 180
Xm = Gm = 120
Số nu mỗi loại trên một gen đột biến:
Ađb = Tđb = Abt - Am = 900 - 180 = 720
Gđb = Xđb = Gbt - Gm = 600 - 120 = 480
b. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN.
- Vì U của mARN2 = 750 > Ađb = 720 nên mARN2 phải do gen bình thường sao
mã.
 U của mARN2 = 750


A của mARN2 = Abt - 750 = 900 - 750 = 150
X của mARN2 = 320
G của mARN2 = Gbt - 320 = 600 - 320 = 280
- Số nu mỗi loại của mARN1:
U của mARN1 = 480
X của mARN1 = 320
A của mARN1 = Ađb - 480 = 720 - 480 = 240
G của mARN1 = Gđb - 320 = 480 - 320 = 160
Câu 36 (1 điểm): Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy
cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G = 10%
tổng số nucleotit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A = 250, T = 350. Ở loài vi
khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nucleotit loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên,
em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?
Giải thích?
Đáp án
- Ở loài vi khuẩn 1

- Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen:
A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của
gen
=> G = X = 10% = 600/4 = 150 (Nu)
- Số liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 (liên kết)
- Ở loài vi khuẩn 2:

- Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn. Vì có số cặp G =
X nhiều hơn
Câu 37 (4,0 điểm)
Bộ NST lưỡng bội của mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh
trứng bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST
đơn trong các trứng 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh
với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử.
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1
tế bào sinh dục đực sơ khai và từ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào
phải trải qua mấy đợt nguyên phân?
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
c. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào
sinh dục sơ khai để tạo trứng?


Đáp án
a/ Gọi: Số tế bào sinh tinh trùng là x, số tế bào sinh trứng là y (x, y nguyên
dương).
 x  y 320
 x 256
 
19.4 x  19 y 18240  y 64


Ta có hệ: 

Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai: 2 k 256  k 8 (lần)
Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai: 2 k 64  k 6 (lần)
b/ Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng:

64
100% 6,25%
256 4

c/ Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục cái
sơ khai để tạo trứng:  2 6  1 38  2 6 (2  1) 38 4826( NST )
Câu 38(1,5 điểm) Ba nhóm tế bào của loài A có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =
20. Nhóm tế bào thứ nhất mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Nhóm tế bào thứ hai
mang 400 NST kép. Nhóm tế bào thứ ba mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực
tế bào. Hãy xác định: a. Số lượng tế bào của mỗi nhóm.
b. Các tế bào của mỗi nhóm này đang ở kì nào? Biết mọi diễn biến của các tế bào
trong mỗi nhóm là như nhau.
Đáp án
TH1: Nếu các tế bào đang thực hiện nguyên phân:
* Nhóm 1: đang chuyển từ kỳ cuối đến kỳ trung gian.
Số tế bào (2n) = 200/20 = 10 tế bào.
* Nhóm 2: Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
Số tế bào (2n) = 400/20 = 20 tế bào.
* Nhóm 3: đang ở kỳ sau (NST đơn)
Số tế bào (2n) = 640/ (2.20) = 16 tế bào.
TH2: Nếu các tế bào đang thực hiện giảm phân:
* Nhóm 1: Kỳ trung gian Số tế bào (2n) = 200/20 = 10 tế bào.
Kỳ cuối GP II. Tế bào đơn bội (n) = 200/10 = 20 tế bào .
* Nhóm 2: Tế bào đang ở cuối kỳ trung gian, kì đầu I, kỳ giữa, kỳ sau I.



Số tế bào (2n) là: 400/20 = 20 tế bào.
- Tế bào đang ở kì đầu II, kì giữa II, kì cuối I
Số tế bào (n kép) là: 400/10 = 40 tế bào.
* Nhóm 3: Tế bào ở vào kì sau II
Số tế bào = 640 /20 = 32 tế bào.
Câu 39 (2 điểm):
1- Điền các từ thích hợp vào chỗ (a), (b), (c), (d),(e):
Một chu kì tế bào có hai giai đoạn rõ rệt là (a) và (b); (a) gồm 3 pha theo thứ tự là
(c), (d) và (e). Pha (d) diễn ra sự nhân đôi của AND và nhiễm sắc thể; nguyên phân
diễn ra ngay sau pha (e).
2- Tại sao khi lao động mệt uống nước mía, nước hoa quả người ta cảm thấy khỏe hơn?

(a): kì trung gian; (b): NP; (c):G1; (d): S; (e): G2.
Có đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho tế bào
Câu 40 (2 điểm):
Bộ nhiễm sắc thể của loài được kí hiệu : A tương đồng với a ; B tương đồng với b.
Mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn. Hãy viết kí hiệu bộ NST 2n ở các kì
của giảm phân:
1- kì trung gian.
2- kì cuối của giảm phân 1.
Đáp án

Kì trung gian: * Khi chưa nhân đôi: AaBb
* Đã nhân đôi: AAaaBBbb
Mỗi tế bào có: n NST kép và chứa 1 NST kép của cặp tương đồng  bộ
NST: AABB,aabb, AAbb,aaBB.
Câu 41(2 điểm):



Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78, một tế bào sinh dục sơ khai cái ở vùng sinh sản
nguyên phân, môi trường cung cấp 19812 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con
giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125
%. Biết rằng một trứng được thụ tinh với một tinh trùng. Tính:
1- Số hợp tử tạo thành.
2- Số lượng tế bào sinh tinh và tinh trùng
Đáp án

(2k – 2)x 78=19812 => 2k = 256
Tỉ lệ % trứng thụ tinh bằng 25% => 256/4 =64 (hợp tử)
Tỉ lệ % tinh trùng thụ tinh =3,125% => số tinh trùng cần : 64/3,125x100
=2048 (tinh trùng) => số tế bào sinh tinh: 2048/4= 512 (tế bào)
Câu 43: (1,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản vùng sinh trưởng - vùng chín đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST
đơn có trong 1 giao tử tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào lần phân
bào cuối tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp
giao tử có thể hình thành của loài. Biết quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi
chéo và đột biến.
a. Xác định bộ NST của loài.
b. Xác định giới tính của cá thể trên.
c. Cá thể trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau trong quá
trình giảm phân ở các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm.
Trường hợp 2: Có 2 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc.


(Biết rằng quá trình phân bào xảy ra bình thường và các NST có cấu trúc hoàn toàn
khác nhau)
Đáp án

a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, bộ NST của loài là 2n
(x, n nguyên dương)
Ta có: (2x -1)2n + 2x.2n = 240
Mặt khác theo bài ra ta có : n = 2.2x-1

(1)
(2)

Từ (1) và (2)  x=3, n=8
Vậy bộ NST của loài là : 2n=16
b. Số tế bào sinh dục chín là : 2x = 23=8 tế bào
Số giao tử được tạo ra = 1/2048.22n =1/2048.216=32 giao tử
Vậy số giao tử do 1 tế bào sinh dục chín giảm phân tạo ra là 32/8 = 4 giao tử
Vậy cá thể trên là cá thể đực
c. TH1:
- 1 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm cho 4 loại giao tử
- 7 cặp NST giảm phân bình thường tạo 27=128 loại giao tử
Vậy số loại giao tử có thể tạo ra là 4.128=512
TH2:
- 2 cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc tạo 62=36 loại giao tử
- 6 cặp NST giảm phân bình thường tạo 26=64 loại giao tử
Vậy số loại giao tử có thể tạo ra là 36.64=2304
Câu 44: (2 điểm)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×