Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu đối với sử dụng đất nông nghiệp tại nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THANH BẰNG

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
PHỤC VỤ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THANH BẰNG

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
PHỤC VỤ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Doãn Hà Phong

HÀ NỘI – 2017



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Doãn Hà Phong, không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thanh Bằng

i


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận văn ............................... 4

6. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA
QUYẾT ĐỊNH TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................... 6
1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam ............................. 6
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ............................................... 6
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam .............................................. 7
1.2. Công cụ hỗ trợ ra quyết định................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm công cụ hỗ trợ ra quyết định ............................................. 13
1.2.2. Quá trình phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định ............................. 14
1.2.3. Cấu trúc của hệ thống hỗ trợ ra quyết định......................................... 16
1.3. Tình hình nghiên cứu về hỗ trợ ra quyết định trên thế giới và Việt Nam
.......................................................................................................................... 18
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 18
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 19
CHƢƠNG 2 DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội của khu vực nghiên cứu ......................... 21
2.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng đất tỉnh Nam Định .......... 23
2.1.2.1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực ............ 23
ii


2.1.2.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số ngành, lĩnh vực
.................................................................................................................... 27
2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................................... 34
2.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu 2016 .......................................................... 34
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Giao Thủy - Nam Định ............ 38
2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất 2020 huyện Giao Thủy - Nam Định ............. 42
2.3. Phương pháp xây dựng công cụ ............................................................. 45
2.3.2. Phương pháp Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập .................................... 45

2.3.3. Phương pháp tính toán diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi
nguy cơ ngập ................................................................................................. 48
2.3.4. Phương pháp ước tính thiệt hại kinh tế do đất nông nghiệp bị ảnh
hưởng bởi nguy cơ ngập ............................................................................... 50
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ĐỐI
VỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ỨNG PHÓ VỚI NGUY
CƠ NGẬP DO NƢỚC BIỂN DÂNG CHO HUYỆN GIAO THỦY – NAM
ĐỊNH................................................................................................................... 57
3.1. Thiết kế cấu trúc công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó biến đổi khí hậu
tại Giao Thủy - Nam Định .............................................................................. 57
3.2. Nguy cơ ngập do nước biển dâng tại huyện Giao Thủy ........................ 61
3.2.1. Mức ngập các năm 2020, 2030, 2040, 2050 tại huyện Giao Thủy..... 61
3.2.2. Nguy cơ ngập các năm 2020, 2030, 2040, 2050 cho huyện Giao Thủy
đối với sử dụng đất 2010............................................................................... 62
3.2.3. Nguy cơ ngập các năm 2020, 2030, 2040, 2050 cho huyện Giao Thủy
đối với quy hoạch sử dụng đất 2020 ............................................................. 62
3.3. Ước tính thiệt hại kinh tế do nước biển dâng tới đất nông nghiệp tại
huyện Giao Thủy ............................................................................................. 63
3.4. Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định cho huyện Giao Thủy ............. 66
3.4.1. Thiết kế khối Giao diện người dùng ................................................... 66
3.3.2. Thiết kế khối Xử lý tính toán và hiển thị kết quả ............................... 67
3.3.3. Một số kết quả tính toán ..................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 79
iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2015 .................................................... 38
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 ..................................... 39

Bảng 2.3: Hiện trạng đất huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng .................................. 41
Bảng 3.1: Mực nước biển dâng theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP
8.5) được áp dụng cho tỉnh Nam Định ................................................................ 61
Bảng 3.2: Diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngập dựa trên hiện trạng sử
dụng đất 2010 của huyện Giao Thủy .................................................................. 62
Bảng 3.3: Diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngập dựa trên quy hoạch sử
dụng đất 2020 của huyện Giao Thủy .................................................................. 63
Bảng 3.4: Tổng hợp phương pháp xác định giá trị kinh tế bị tác động .............. 63
Bảng 3.5: Bảng tính giá trị thiệt hại trung bình tính theo năm 2010 của các đối
tượng bị tác động ................................................................................................. 64

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ số góc (oC/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Tx thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu .............................. 8
Hình 1.2. Hệ số góc (oC/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Tm thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu ............................. 8
Hình 1.3. Hệ số góc (mm/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Rx thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu.............................. 9
Hình 1.4. Phân bố số ngày rét đậm, rét hại trong năm tại một số trạm khí tượng
trên các vùng khí hậu phía Bắc ........................................................................... 10
Hình 1.5. Trung bình số ngày nắng nóng trong năm tại một số trạm ................. 11
Hình 1.6. Hệ số góc (ngày/năm) của phương trình xu thế tuyến tính số ngày
nắng nóng tại các trạm xây dựng từ chuỗi số liệu thời kỳ 1961–2007 ............... 11
Hình 1.7. Hệ số góc (ngày/năm) của phương trình xu thế tuyến tính số ngày mưa
lớn tại các trạm xây dựng từ chuỗi số liệu thời kỳ 1961–2007........................... 12
Hình 1.8. Cấu trúc của một DSS ......................................................................... 17
Hinh 3.1. Sơ đồ tiếp cận công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó biến đổi khí hậu
huyện Giao Thủy ................................................................................................. 58
Hinh 3.2. Sơ đồ khối công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó biến đổi khí hậu
huyện Giao Thủy ................................................................................................. 59

Hinh 3.3. Giao diện người dùng của công cụ...................................................... 66
Hinh 3.4. Sơ đồ mô tả quá trình xử lý và tính toán ............................................. 67
Hinh 3.5. Kết quả dự tính năm 2020 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 ....... 69
iv


Hinh 3.6. Kết quả dự tính năm 2030 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 ....... 70
Hinh 3.7. Kết quả dự tính năm 2040 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 ....... 71
Hinh 3.8. Kết quả dự tính năm 2050 dựa trên hiện trạng sử dụng đất 2010 ....... 72
Hinh 3.9. Kết quả dự tính năm 2020 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 ...... 73
Hinh 3.10. Kết quả dự tính năm 2030 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 .... 74
Hinh 3.11. Kết quả dự tính năm 2040 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 .... 75
Hinh 3.12. Kết quả dự tính năm 2050 dựa trên quy hoạch sử dụng đất 2020 .... 76

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tới cuối thế kỷ 21, do biến đổi khí hậu nhiệt độ trung bình năm ở phía
Bắc Việt Nam tăng 1,9÷2,4oC và 1,7÷1,9oC ở phía Nam theo kịch bản RCP 4.5.
Theo kịch bản RCP 8.5, mức tăng là 3,3÷4,0oC ở phía Bắc và 3,0÷3,5oC ở phía
Nam. Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt. Cũng theo kịch bản RCP 4.5, lượng
mưa năm tăng phổ biến từ 5÷15%. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng nhiều nhất
có thể trên 20% ở hầu hết Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây
Nguyên. Giá trị trung bình của lượng mưa 1 ngày lớn nhất có xu thế tăng trên
toàn lãnh thổ Việt Nam (10÷70%) so với trung bình thời kỳ cơ sở (Báo cáo lần
thứ 5, 2014, IPCC).
Không chỉ thay đổi lượng mưa và nhiệt độ, biến đổi khí hậu cũng khiến
mực nước biển dâng ở khu vực Biển Đông vào cuối thế kỷ: Theo kịch bản

RCP2.6, mực nước biển dâng khoảng 46 cm (từ 28 cm ÷70 cm); Theo kịch bản
RCP4.5, mực nước biển dâng khoảng 55 cm (từ 33 cm ÷ 75 cm); Theo kịch bản
RCP6.0, mực nước biển dâng khoảng 59 cm (từ 38 cm ÷ 84 cm); Theo kịch bản
RCP8.5, mực nước biển dâng khoảng 77 cm (từ 51 cm ÷ 106 cm) (Báo cáo lần
thứ 5, 2014, IPCC).
Báo cáo của Tổ chức ngân hàng thế giới – WB (2007) về “Ảnh hưởng của
mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển” đã chỉ ra rằng Việt Nam là
một trong 2 nước trên thế giới (cùng với Bangladesh) sẽ chịu tác động nặng nề
nhất do nước biển dâng, mà tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (2007), nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân
số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển
dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với
GDP lên tới 25%.
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế trọng điểm (cùng với
ĐBSCL) của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa. Đây
cũng là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, và là nơi tập trung nhiều
cảng biển, khu công nghiệp, nông nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Tuy nhiên, với gần
1


400km đường bờ biển, biên độ dao động triều lớn (gần 2m) và có 30% diện tích
có độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển, ĐBSH đang và sẽ chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đặc biệt là nguy cơ ngập do nước biển dâng.
Trong đó, Nam Định là một tỉnh có vị trí quan trọng trong khu vực đồng
bằng Sông Hồng với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình Nam Định có thể
chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc,
Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh

phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ
khí và các ngành nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa
Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế tổng hợp ven biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các
ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các
ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp,
dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu.
Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao
Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa
Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò. Với đường bờ biển dài Nam
Định có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng,
đánh bắt thuỷ hải sản.
Tuy nhiên bên cạnh điều kiện thuận lợi đó cũng tiềm ẩn những rủi ro thiên
tai như nước biển dâng, bão lũ, triều cường... trước thực tế của biến đổi khí hậu
như hiện nay.
Mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển, có thể
làm ngập diện tích ruộng đất, làm mất dần rừng ngập mặn, gia tăng chi phí cho
việc tu bổ các công trình cầu cảng, đô thị ven biển,... Các tuyến đê sông, đê biển
hiện nay phần lớn đều đứng trước nguy cơ không còn khả năng ngăn mực nước
cao nhất của thủy triều. Các cống ngăn mặn, tiêu úng sẽ đối mặt với mực nước
thủy triều đã dâng cao hơn thiết kế ban đầu nên khả năng tiêu thoát nước sẽ
giảm đi đáng kể so với dự kiến. Mực nước biển dâng sẽ làm mặn truyền sâu hơn
2


trên các sông chính, dẫn đến nguy cơ mặn hóa các cánh đồng canh tác lúa, phá
vỡ các dự án ngọt hóa. Vùng đầm lầy ở các vùng cửa sông hình phễu, những nơi
trú ngụ của các loài chim sẽ bị đe dọa bởi mực nước biển dâng;…

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với
biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập do nước biển dâng tác động tới sử dụng đất nông
nghiệp các huyện ven biển của tỉnh Nam Định, đề xuất các biện pháp quản lý
như việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định, thí điểm tại
huyện Giao Thủy.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng
do biến đổi khí hậu, trong đó tập trung ảnh hưởng nguy cơ ngập do nước biển
dâng tại tỉnh Nam Định (định tính và định lượng).
- Xây dựng được công cụ hỗ trợ trong đánh giá mức độ bị ảnh hưởng của
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tác động ngập do nước biển dâng theo các
mức ngập khác nhau của kịch bản biến đổi khí hậu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Giao Thủy là vùng đất thấp có đầy đủ các
yếu tố thủy lợi, đê điều.
Các đối tượng đất nông nghiệp ven biển như: a) Đất trồng cây hàng năm
gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ)
Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thuỷ sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông
nghiệp khác
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sẽ đánh giá ảnh hưởng của nguy cơ ngập
do nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp huyện Giao Thủy tại các mốc
thời gian 2020, 2030, 2040, 2050.

3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ trên, đề tài sẽ sử dụng tổng
hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế về
phương pháp định lượng các thiệt hại, quy đổi giá trị kinh tế trực tiếp về thời
điểm 2010 để so sánh (Theo quy định của niên giám Thống kê).
- Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu
hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các tài liệu, số
liệu sẵn có của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và BĐKH, của chính quyền các cấp; Điều tra xã hội học tác động của
BĐKH tới tỉnh Nam Định (chương trình Đoàn Thanh niên Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu); Thừa kế các kết quả đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan tới nước biển dâng và các thiệt hại tới tỉnh Nam Định.
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát nhằm xác
định và bổ sung thêm thông tin, lấy ý kiến người dân địa phương về các thiệt hại
nhận thấy được.
- Phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế bằng phân tích chi phí lợi ích mở
rộng, trong đó có tính đến hệ số chiết khấu hàng năm (giả định theo lãi suất vay
ngân hàng)
- Phương pháp Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý nhằm chính xác
hóa địa điểm khảo sát và đánh giá diện tích các loại đất sử dụng có nguy cơ bị
ngập do nước biển dâng theo các kịch bản đã được công bố
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận văn
- Xây dựng được công cụ hỗ trợ là một phần mềm đánh giá (về định tính
và định lượng), tính toán giá trị thiệt hại kinh tế có thể xảy ra do ngập bởi nước
biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp lấy thí điểm là huyện Giao Thủy tỉnh
Nam Định.
- Thiết lập được bộ CSDL, tính toán giá trị kinh tế trực tiếp, bước đầu
phục vụ việc phân tích các quyết định trong ứng phó ngập do nước biển dâng tới
sử dụng đất nông nghiệp tại địa điểm xác định quy mô cấp huyện (tỉnh Nam
Định).

4


- Bộ công cụ là phần mềm hỗ trợ ra quyết định trong việc thích ứng với
tình hình ngập do nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Nam
Định đến năm 2020, 2030, 2040, 2050.
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan chung về hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong ứng
phó với biến đổi khí hậu
Chƣơng 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với sử dụng đất
nông nghiệp phục vụ ứng phó với nguy cơ ngập do nước biển dâng cho huyện
Giao Thủy – Nam Định

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Điều 1 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa:
“Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được
quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe
và phúc lợi của con người”. (United Nations Framework Convention on Climate
Change, 1992)

Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên toàn cầu, trong đó có sự nóng lên của bề mặt, các đại dương
và khí quyển của Trái đất.
- Sự thay đổi thành phần và gia tăng lượng các chất có hại cho môi trường
sống của con người trong khí quyển: CFCs, NH3, CO2,…
- Nhiệt độ tăng dẫn tới sự giãn nở nhiệt và tan băng ở các vùng cực làm
mực nước biển dâng cao.
- Sự thay đổi và dịch chuyển của các đới khí hậu khiến khí hậu và hệ sinh
thái biến đổi, đe dọa sự sống nhiều loài sinh vật trong đó có con người.
Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng có thể tiếp diễn trong nhiều thế kỷ
do tính phức tạp và sự phản hồi của các quá trình khí hậu, thậm chí ngay cả khi
nồng độ các khí nhà kính đã ổn định. Sau năm 2100, sự thu hẹp của dải băng
Greenland sẽ tiếp diễn, góp phần làm cho mực nước biển dâng cao hơn. Các mô
hình hiện nay cho thấy dải băng tan chảy hoàn toàn sẽ làm cho mực nước biển
dâng cao khoảng 7m (Biến đổi khí hậu toàn cầu – GS.TSKH. Nguyễn Đức
Ngữ).
Mực nước biển sẽ dâng cao dẫn tới đường bờ biển sẽ có nhiều thay đổi và
các vùng thấp/trũng bị nhấn chìm, gây ảnh hưởng lớn tới các vùng đồng bằng
6


sông và các đảo thấp. Những thay đổi này sẽ diễn ra trong thiên niên kỷ nhưng
cũng không loại trừ trong thế kỷ này mực nước biển tăng nhanh hơn.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra một số tác động lớn. Cho đến nay, theo ước
tính, khoảng từ 20%-30% loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ trung bình
toàn cầu tăng khoảng 3oC (tương ứng từ năm 1980-1999). Khi nhiệt độ toàn cầu
tăng hơn 3,5oC, dự báo mô hình cho thấy trên toàn cầu sẽ có từ 40%-70% loài
tuyệt chủng (Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam – Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu).
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác
động của biến đổi khí hậu do có dải ven biển dài chạy dọc theo lãnh thổ. Giáo
trình “Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, 2012, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, đã nêu tương đối chi tiết về các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam trong khoảng 80 năm trở lại đây, trong đó đưa ra một số nhận định:
Biến đổi của nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam có
xu thế tăng dần và vào nửa cuối thế kỷ 20 (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình
năm cả nước đã tăng lên khoảng 0,5oC. Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1961 –
2000 cao hơn trung bình năm của thời kỳ 1931– 1960. Nhiệt độ trung bình 10
năm từ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn
trung bình thời kỳ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, con số
chênh lệch nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ này là khoảng từ 0,7 – 1,3oC
và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 khoảng 0,4 – 0,5oC.
Biến đổi của nhiệt độ cực đại (Tx): Nhiệt độ cực đại có xu thế tăng trên
phạm vi cả nước trong tất cả các tháng (Hình 1.1). Trong đó, nhiệt độ cực đại từ
tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) tăng mạnh từ xấp xỉ 0,02 oC tới gần 0,04oC; và
nhiệt độ cực đại các tháng còn lại từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hè) tăng ít hơn
từ 0,01 oC tới 0,02oC..
Biến đổi của nhiệt độ cực tiểu (Tm): Xu thế chung của nhiệt độ cực tiểu là
tăng trên cả nước (Hình 1.2). Từ phương trình xu thế của khu vực phía Bắc, phía
Nam và cả nước có thể nhận thấy xu thế tăng này diễn ra một cách đồng đều trên
các vùng. Trong đó, tháng 5 là tháng có tốc độ gia tăng ít nhất, và tháng 1 là
tháng có tốc độ tăng cao nhất.
7


Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.1. Hệ số góc (oC/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Tx thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu phía Bắc (hình trên

bên phải), phía Nam (hình dưới) và Việt Nam (hình trên bên trái)

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.2. Hệ số góc (oC/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Tm thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu phía Bắc (hình trên
bên phải), phía Nam (hình dưới) và Việt Nam (hình trên bên trái)

8


Biến đổi của lượng mưa ngày cực đại (Rx): Do tính phức tạp của khí hậu
và các vùng của Việt Nam nên xu thế biến đổi của lượng mưa ngày nói chung
cũng khá phức tạp, không đồng nhất (Hình 1.3). Tuy vậy, nhìn chung xu thế
tăng của lượng mưa ngày cực đại vẫn chiếm ưu thế trên hầu hết lãnh thổ, trừ một
số vùng và tại một số tháng nhất định. Khu vực phía Bắc, vùng B4 có xu thế
tăng mạnh nhất và vào các tháng 8, 10, 11, 12; tuy nhiên lại có xu thế giảm vào
các tháng 6 và 7. Tháng 7 và 9 lại chứng kiến sự tăng rất mạnh trong lượng mưa
ngày cực đại của khu vực B2, và tăng nhẹ trong các tháng còn lại của năm,
ngoại trừ tháng 8 là giảm nhẹ. Trong đó, xu thế giảm mạnh nhất là của khu vực
B1 vào tháng 9 và 10 lên tới 0,40 mm/năm. Khu vực phía Nam, hầu hết là xu thế
tăng tại tất cả các vùng và gần như trong tất cả các tháng trong năm. Lượng mưa
ngày cực đại tăng nhẹ ở cả 3 vùng N1, N2, N3 trong các tháng đầu năm (tháng 1
- 5). Đến các tháng cuối năm (8, 9, 10, 11, 12) Rx tăng mạnh nhất là vùng N1 và
ngược lại xu thế giảm của vùng N3 vào các tháng này (8, 9, 10) và tăng trở lại
vào tháng 11, 12. Xét chung cho toàn Việt Nam, Rx đều có xu thế tăng lên ở hầu
hết các tháng, trừ tháng 6. Mức độ tăng mạnh của Rx đều xảy ra vào các tháng
mùa mưa là tháng 8, 10, 11, 12. Tháng 1 có sự biến động nhỏ nhất của Rx.

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường


Hình 1.3. Hệ số góc (mm/năm) của phương trình xu thế tuyến tính xây dựng từ
chuỗi Rx thời kỳ 1961–2007 theo tháng tại các vùng khí hậu phía Bắc (hình trên
bên phải), phía Nam (hình dưới) và Việt Nam (hình trên bên trái)

9


Biến đổi của front lạnh: Theo Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu
(2004), trong thập kỷ 1961 – 1970 có 268 đợt front lạnh qua Bắc Bộ. Sang thập
kỷ 1971 – 1980 có đến 288 đợt và giữ nguyên trong thập kỷ 1981 – 1990. Thập
kỷ 1991 – 2000 số front lạnh qua Bắc Bộ chỉ còn 249, thấp hơn cả thập kỷ 1961
– 1970. Như vậy số lượng front lạnh hoạt động hàng năm có xu thế giảm, nhưng
xu thế này trên thực tế chỉ bắt đầu vào thập kỷ 1971 – 1980.
Biến đổi của hiện tượng rét đậm, rét hại: Rét đậm (rét hại) là hiện tượng
nhiệt độ trung bình ngày hạ thấp xuống dưới 15oC (13oC). Hiện tượng rét đậm,
rét hại xuất hiện chủ yếu ở các vùng khí hậu phía Bắc nước ta. Khu vực Đông
Bắc (B2) là khu vực có số ngày rét đậm, rét hại trung bình năm lớn nhất. Đặc
biệt ở SaPa số ngày rét đậm xuất hiện lên tới khoảng 130 ngày/năm và rét hại
khoảng 100 ngày/năm. Tiếp theo đó là Mộc Châu ở khu vực Tây Bắc (B1) với
80 ngày rét đậm/năm, 60 ngày rét hại/năm. Các khu vực còn lại B3, B4 số ngày
rét đậm, rét hại dao động trong khoảng 20 ngày/năm (rét đậm), 15 ngày/năm (rét
hại) và có xu hướng giảm dần khi tiến dần về phía Bắc Trung Bộ (Hình 1.4).

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.4. Phân bố số ngày rét đậm, rét hại trong năm tại một số trạm khí tượng
trên các vùng khí hậu phía Bắc

Trong khoảng nửa thế kỷ qua (1961 – 2007), số ngày rét đậm, rét hại hàng

năm trên hầu hết các vùng khí hậu có xu thế giảm tương đối đồng đều, với mức
giảm khoảng gần 0,4 ngày/năm. Ở nhiều trạm xu thế giảm của rét đậm và rét hại
gần tương đương nhau. Các trạm vùng cao có xu thế giảm ít hơn những trạm gần
các trung tâm đô thị hóa mạnh, như các thành phố lớn, các tỉnh lỵ.
10


Biến đổi của nắng nóng: Nắng nóng là hiện tượng thời tiết được xác định
bởi nhiệt độ cực đại ngày vượt quá ngưỡng 35oC. Nếu nhiệt độ cực đại ngày
vượt quá ngưỡng 37oC được gọi là nắng nóng gay gắt (Những kiến thức cơ bản
về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ TNMT). Hiện tượng nắng nóng xuất hiện hầu
khắp cả nước ngoại trừ các khu vực núi cao như Sapa, Đà Lạt. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của gió phơn Tây Nam nên Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là 2 khu vực
xuất hiện nắng nóng nhiều nhất (Hình 1.5).

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.5. Trung bình số ngày nắng nóng trong năm tại một số trạm
Xu thế biến đổi của số ngày nắng nóng trong năm nhìn chung tăng là chủ
yếu (Hình 1.6), đặc biệt là các vùng B2, B3, B4. Các vùng còn lại tuy có một vài
trạm như Quảng Ngãi, Nha trang, Phan Giang, Kon Tum, Cần Thơ là giảm từ
0,2 tới 0,4 ngày/năm nhưng còn lại đa phần vẫn là xu thế tăng từ 0,2 đến 0,5
ngày/năm.

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.6. Hệ số góc (ngày/năm) của phương trình xu thế tuyến tính số ngày
nắng nóng tại các trạm xây dựng từ chuỗi số liệu thời kỳ 1961–2007
11



Biến đổi của mưa lớn: Hiện tượng mưa lớn ở Việt Nam được xác định bởi
lượng mưa tích lũy trong 24 giờ (lượng mưa ngày) vượt quá ngưỡng 50 mm
(Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ TNMT). Nói cách khác,
một ngày mưa lớn là ngày có tổng lượng mưa trong ngày vượt quá 50 mm.
Xu thế số ngày mưa lớn ở khu vực phía Bắc không đồng đều giữa các
vùng, có tăng có giảm nhưng nhìn chung là không biến động quá mạnh, cá biệt
chỉ có trạm Hà Giang ghi nhận số ngày mưa lớn tăng tới 0,2 ngày/năm. Tuy
nhiên ở khu vực phía Nam số ngày mưa lớn lại tăng mạnh, lên tới xấp xỉ 0,35
ngày/năm ở trạm Ba Tơ, và giảm dần tới trung bình 0,1 ngày/năm từ trạm Kon
Tum tới trạm Cà Mau (N2, N3).

Nguồn: Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hình 1.7. Hệ số góc (ngày/năm) của phương trình xu thế tuyến tính số ngày mưa
lớn tại các trạm xây dựng từ chuỗi số liệu thời kỳ 1961–2007
Biến đổi của bão, áp thấp nhiệt đới: Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), trong
thập kỷ 1961 – 1970 có 114 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông. Con số đó chỉ
còn 113 trong thập kỷ 1971 – 1980 và 109 trong thập kỷ 1981 – 1990. Đến thập
kỷ 1991 – 2000, số ATNĐ hoạt động trên Biển Đông chỉ còn 103. Xu thế giảm
của ATNĐ hoạt động trên Biển Đông tương đối nhất quán trong suốt 4 thập kỷ
1961 – 2000, song rõ nhất vào các năm gần đây. Số ATNĐ ảnh hưởng đến Việt
Nam là 74 trong thập kỷ 1961 – 1970, lên đến 76 – 77 trong hai thập kỷ tiếp đó,
1971 –1980 và 1981 – 1990. Đến thập kỷ 1991 – 2000, số ATNĐ giảm đi đáng
kể, chỉ còn 68. Trên thực tế, xu thế giảm đi bắt đầu vào thập kỷ 1971 – 1980 và
tương đối rõ vào những năm gần đây.
Biến đổi của mực nước biển: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (Những
kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, 2012), tốc độ dâng lên của mực nước biển
12



trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008)
dựa theo các số liệu thực đo của các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Mực nước
biển cao nhất đo được tại trạm hải văn Hòn Dấu cho thấy mực nước biển đã
dâng lên khoảng 20 cm trong 50 năm qua.
1.2. Công cụ hỗ trợ ra quyết định
1.2.1. Khái niệm công cụ hỗ trợ ra quyết định
Từ khi bắt đầu được phát triển đến nay, khái niệm về hệ thống hỗ trợ ra
quyết định (Decission Support System-DSS) không có nhiều thay đổi. Ngay từ
những năm 1971, Gorry và Morton đã định nghĩa DSS là một hệ thống lưu trữ,
trao đổi, xử lý thông tin giúp nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định cho
việc lập các kế hoạch, chiến lược phát triển..v.v.
Keen và Scott Morton (1978) cho rằng DSS là sự tổng hợp khả năng của
máy tính và năng lực tri thức của người ra quyết định qua đó nâng cao hiệu quả
thực hiện các quyết định.
Các định nghĩa khác cho rằng DSS là một hệ thống thông tin được lưu trữ
trên máy tính nhằm hỗ trợ việc ra các quyết sách, kế hoạch hành động. Bên cạnh
đó, bản thân DSS còn là một công cụ giúp tính toán, tiên liệu những tình huống
không mong muốn có thể xảy ra, đưa ra các tỷ lệ về lợi ích/thiệt hại của các
phương án lựa chọn giúp nhà quản lý có những quyết định phù hợp và chủ động
ứng phó với các tình huống không mong muốn. (Fedorowicz, 1996).
Theo Simonovic (1998) DSS cho phép người ra quyết định kết hợp tri
thức bản thân với kết quả định lượng từ máy tính thông qua phân tích cơ sở dữ
liệu thực tế trong giải quyết vấn đề từ đó nâng cao tính chắc chắn và khả năng
thành công của quyết sách.
Turban (2001) định nghĩa DSS được hiểu là cách tiếp cận hay phương
pháp luận nhằm hỗ trợ ra quyết định. Nó là một hệ thống thông tin tương tác
người-máy tính linh hoạt được xây dựng để hỗ trợ giải quyết vấn đề quản lý phi
cấu trúc chuyên biệt. Nó sử dụng các số liệu cần thiết cùng với giao diện người
dùng thuận tiện và có thể phối hợp với tri thức của người đưa ra quyết định.

Thêm vào đó, DSS thường sử dụng các mô hình toán để mô phỏng quá trình
tương tác. DSS bao hàm cả hợp phần tri thức và có thể hỗ trợ trong tất cả các
13


công đoạn đưa ra quyết định. Cuối cùng, DSS có thể được xây dựng để chạy
trên máy tính độc lập hoặc chạy trên mạng máy tính.
Dựa trên các khái niệm kể trên, có thể kết luận chung nhất về DSS là một
“phương tiện” giúp các nhà quản lý/hoạch định chính sách lựa chọn được 1
phương án/hành động phù hợp, nhanh chóng dựa trên kết quả định lượng được
ước tính bằng bộ công cụ được xây dựng trong DSS.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các hệ
thống thông minh đang được nhiều nước nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho các nhà
quản lý, ra quyết định nhanh chóng trong các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Riêng đối với hỗ trợ ra quyết định ứng phó biến đổi khí hậu, là quản lý một hệ
thống rất phức tạp, trong đó quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống nhiều
khi không thể thể hiện thành các hàm toán học tường minh, do đó đòi hỏi có một
hệ thống thông minh và rất mềm dẻo. Như vậy, một DSS phục vụ ứng phó biến
đổi khí hậu là một công cụ chạy trên máy tính nhằm tăng cường khả năng mô
phỏng, phân tích, đánh giá phù hợp với các yêu cầu tổng hợp, đa dạng trong quá
trình quy hoạch cũng như giúp cho việc đối thoại đa ngành, đề xuất phương thức
tích hợp các khía cạnh môi trường, kinh tế xã hội với công tác quy hoạch phòng
chống lũ. Công cụ này bao gồm mô hình toán, số liệu, thông tin, kết nối mô hình
với người đưa ra quyết định và số liệu cần thiết cho các quyết định có tính khoa
học cao, thông tin cô đọng. DSS phải được tổ chức, tập hợp xử lý thông tin
nhanh chóng thông minh, sau đó chuyển kết quả cho việc quy hoạch, quản lý
một cách chi tiết và chính xác.
Những phân tích trên cho thấy các nhà khoa học thế giới đã đạt được
những thành quả to lớn về cách tiếp cận, phương pháp và công cụ để có thể giải
quyết những vấn đề hết sức phức tạp. Tuy không phải luôn thành công, kết quả

một số nghiên cứu cụ thể đối với một số trường hợp cụ thể đã chứng minh tính
hiệu quả cũng như bài học kinh nghiệm của cách tiếp cận, phương pháp, công cụ
đã được phát triển.
1.2.2. Quá trình phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Cuối thập kỷ 1960, hệ thống quản lý thông tin bước đầu được phát triển
thành mô hình DSS. Hai nhà nghiên cứu Peter Keen và Charles Stabell đã tuyên
bố các khái niệm về hỗ trợ ra quyết định dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và
14


phát triển máy tính của viện công nghệ Carnegine và Massachusetts cuối thập kỷ
50 và đầu thập kỷ 60 (Keen and Scott Morton, 1978).
Theo Sprague và Watson (1979), khoảng những năm 1970 tạp chí kinh
doanh bắt đầu xuất bản các bài viết về các hệ thống trong quản lý gồm hệ thống
lập kế hoạch chiến lược và hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Scott Morton và các
đồng nghiệp đã xuất bản một số bài viết về hỗ trợ ra quyết định trong năm
1968.Trong năm 1969, Ferguson và Jones thảo luận về một máy tính hỗ trợ ra
quyết đinh trên tạp trí khoa học quản lý. Năm 1971, Scott Morton xuất bản cuốn
sách “Hệ thống quyết định quản lý: Nền tảng máy tính hỗ trợ cho việc ra quyết
định”. Trong năm 1966-1967, Scott Morton nghiên cứu cách thức vận hành các
máy tính và các mô hình phân tích giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định
quan trọng.
Nghiên cứu của T.P. Gerrity. Jr tập trung vào thiết kế cấu trúc hệ thống hỗ
trợ ra quyết định trong quản lý. Năm 1971, ông xuất bản bài viết với tựa đề
“Thiết kế hệ thống ra quyết định người - máy: Ứng dụng quản lý danh mục đầu
tư” trên tạp chí Sloan. Hệ thống của ông được thiết kế giúp hỗ trợ các nhà quản
lý trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu. Sau nghiên cứu này, DSS trong quản lý danh
mục đầu tư đã trở nên rất phức tạp và đa dạng.
Davis (Davis. G, 1974), giáo sư tại Đại học Minnesota công bố các nghiên
cứu về hệ thống quản lý thông tin. Ông xác định một hệ thống quản lý là một

tích hợp “Người - Hệ thống máy tính” trong việc cung cấp thông tin hỗ trợ các
hoạt động quản lý, các chức năng giúp đưa ra các quyết định và lập kế hoạch
phát triển của một tổ chức. Những kết quả này đã đặt nền tảng quan trọng cho
các nghiên cứu và thực hành DSS về sau.
Little (Little, 1975) mở rộng khả năng hỗ trợ của thiết bị máy tính cho
DSS. DSS của ông có tên gọi là Brandaid, được thiết kế để hỗ trợ giao dịch sản
phẩm, giá cả và quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, trong một báo cáo khác Little
(Little, 1970) đã xác định bốn tiêu chí cần để thiết kế một mô hình hệ thống hỗ
trợ quyết định là: mạnh mẽ, dễ kiểm soát, đơn giản và đầy đủ các chi tiết liên
quan. Đến nay, cả bốn tiêu trí này vẫn được dùng trong việc đánh giá các DSS
hiện đại.
Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị và công nghệ chia sẻ dữ liệu
qua hệ thống máy tính vào thập niên 90 của thế kỷ 20 đã giúp DSS tiến thêm
15


một bước dài trong lịch sử phát triển. Trong thời gian từ năm 1990 - 1993 với
việc ra đời nhiều ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và công nghệ truyền tải
thông tin dạng máy khách/máy chủ nhiều công ty đã đầu tư phát triển, nâng cấp
hạ tầng mạng lưới chia sẻ dữ liệu của họ đã đặt nền tảng cho các phát kiến
phương thức chia sẻ dữ liệu về sau. Năm 1995, công nghệ mạng thông tin toàn
cầu (world wide web) phát triển đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo và phương
pháp nghiên cứu, phát triển của các DSS qua đó nâng cao khả năng quản lý và
trao đổi thông tin đến mọi tầng lớp sử dụng ở khắp nơi trên thế giới (Power,
2000; Bhargava and Power, 2001).
1.2.3. Cấu trúc của hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Trong quá trình phát triển tùy theo tính chất, mục đích, chủ quan của
người nghiên cứu mà các thành phần và sự sắp xếp của chúng trong DSS là khác
nhau. Theo Sprague và Carlson (1982) cho rằng DSS gồm ba thành phần chính
là:

a) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database management system DBMS): Đây là ngân hàng dữ liệu của một DSS. Thành phần này giúp lưu trữ,
sắp xếp một khối lượng lớn các dữ liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của
một DSS. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tương tác với người sử dụng giúp
công việc quản lý được dễ dàng và tiện lợi với tính bảo mật cao.
b) Hệ thống quản lý cơ sở mô hình (Model base management systemMBMS): Tương tự như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý cơ sở
mô hình là một bộ phận độc lập và có khả năng tương tác với người sử dụng
cũng như người ra quyết định. Nhiệm vụ của nó là giúp chuyển đổi những thông
tin đầu vào được cung cấp từ hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thành các thông tin
hữu ích cho việc ra quyết định.
c) Hệ thống giao diện và trao đổi thông tin (Dialog generation and
management system - DGMS): Đây là bộ phận quan trọng giúp kết nối hai thành
phần trên, và đây cũng là nơi trao đổi, truyền tải thông tin giữa các kết quả của
máy tính và người ra quyết định.

16


Cơ sở mô hình
(bộ mô hình mô phỏng)

Cơ sở dữ liệu
(dữ liệu, tài liệu thu thập)

Cơ sở quản
lý, liên kết

Giao diện
người dùng

Hình 1.8. Cấu trúc của một DSS

Theo Power (2002), các học viên tại các viện nghiên cứu đã thảo luận xây
dựng DSS với bốn thành phần chính là: a) Giao diện người dùng; b) Cơ sở dữ
liệu; c) Các mô hình và công cụ phân tích; và d) Cấu trúc giao diện và chia sẻ
thông tin.
Haettenschwiler (1999) xác định DSS gồm năm thành phần: a) Người sử
dụng với các vai trò khác nhau trong quá trình ra quyết định; b) Phạm vi áp dụng
của DSS; c) Giao diện của DSS; d) Cơ sở dữ liệu và e) Cơ sở mô hình và công
cụ phân tích.
Marakas (1999) cũng đề xuất một kiến trúc tổng quát làm năm phần là a)
Hệ thống quản lý dữ liệu; b) Hệ thống quản lý mô hình; c) Công cụ tri thức; d)
Giao diện người dùng và e) Người dùng.
Mặc dù quan điểm của các nhà nghiên cứu về thành phần cấu trúc một
DSS là khác nhau về số lượng nhưng về bản chất một hệ thống DSS cần phải
đảm bảo được các ba yếu tố chính, đó là:
- Đảm bảo được vai trò quản lý, trao đổi, cập nhật thông tin, dữ liệu dễ
dàng, phù hợp với đối tượng sử dụng.
- Công cụ mô phỏng, phân tích phù hợp.
- Giao diện người dùng đơn giản, trực quan, phù hợp với mục đích sử
dụng.

17


1.3. Tình hình nghiên cứu về hỗ trợ ra quyết định trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Một vài Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) đã được xây dựng và phát
triển ở một số nước có thể kể đến như:
+ Hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quản lý rủi ro lũ lưu vực sông Elbe,
CHLB Đức được gọi tắt là Elbe-DSS. Hệ thống được phát triển bởi các trường
đại học của Twente/Enschede và Osnabrück và các viện RIKS và INFRAM, Hà

Lan từ năm 2000 đến năm 2006. Hệ thống kết hợp các mô hình mô phỏng địa lý
và các bộ dữ liệu có liên quan trong việc quản lý rủi ro lũ sông Elbe. Việc thiết
kế và nội dung của DSS được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ của người sử
dụng và các bên liên quan. Người sử dụng có thể đánh giá hiệu quả của các hoạt
động quản lý như tái trồng rừng, tăng cường công nghệ xử lý thảm thực vật hoặc
sử dụng các khu vực đệm dưới ảnh hưởng của các ràng buộc bên ngoài về sự
biến đổi khí hậu, nhân khẩu, và kinh tế nông nghiệp để đáp ứng các mục tiêu
quản lý nước như các tiêu chuẩn về chất lượng nước và kiểm soát lưu lượng.
Đây là một hệ thống hỗ trợ ra quyết định tương đối hoàn thiện trong việc đưa ra
các khuyến nghị cho quản lý rủi ro lũ lưu vực sông Elbe, và nghiên cứu này đã
đưa ra hướng tiếp cận cho nhiều nghiên cứu về sau ở lưu vực sông Elbe (Nguồn:
/>+ Hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quản lý rủi ro lũ lưu vực sông
Thachin, Thai Lan: Nghiên cứu cung cấp một bộ công cụ toàn diện nhằm hỗ trợ
quá trình ra quyết định cho vấn đề chất lượng nước cho lưu vực sông Thachin.
Bộ công cụ tích hợp các kỹ thuật phần mềm ArcGIS, Chương trình mô phỏng
phân tích chất lượng nước (WASP) và môdun phân tích các thành phần hưởng
lợi hoạt động dựa trên các bảng cơ sở dữ liệu. Sản phẩm đầu ra là các kế hoạch
hoạt động cho từng đơn vị dùng nước.
+ Công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các chính quyền địa phương
(CATLoG) là dự án được tài trợ bởi Trung tâm nghiên cứu thích ứng BĐKH
quốc gia (NCCARF) của Úc. Công cụ được phát triển với mong muốn hỗ trợ các
nhà hoạch định chính sách trong việc so sánh và xem xét các biện pháp phù hợp
thích ứng với BĐKH đặc biệt là trong các hiện tượng cực đoan. Đây là công cụ
dựa trên nền tảng Excel và phát triển chủ yếu phục vụ các chính quyền địa
phương và là kết quả của sự hợp tác giữa Đại học Macquarie, đại học New
18


×