Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây nhương lê kim cang (myxopyrum smilacifolium blume), họ nhài (oleaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN MINH LUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO
CỦA CÂY NHƢƠNG LÊ KIM CANG
(MYXOPYRUM SMILACIFOLIUM BLUME),
HỌ NHÀI (OLEACEAE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN MINH LUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO
CỦA CÂY NHƢƠNG LÊ KIM CANG


(MYXOPYRUM SMILACIFOLIUM BLUME),
HỌ NHÀI (OLEACEAE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Việt Dũng
TS. Hà Vân Oanh

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội và Viện Dƣợc liệu, cùng đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Việt
Dũng và TS. Hà Vân Oanh, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, hết lòng chỉ bảo
tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Hồng Quang – Viện
Sinh thái và tài nguyên sinh vật, các thầy cô Bộ môn Dƣợc liệu, Thực vật, Dƣợc
học cổ truyền – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội và các cán bộ khoa Hóa Thực vật
– Viện Dƣợc liệu đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực
hiện nghiên cứu này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau
đại học, thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và
bạn bè đã khích lệ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi đạt đƣợc những kết quả
ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 09 năm 2017

Học viên

Nguyễn Minh Luyến


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về chi Myxopyrum ....................................................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật .................................................................................. 3
1.1.3. Phân bố .................................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về loài Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume ....................... 4
1.2.1. Đặc điểm thực vật .................................................................................. 4
1.2.2. Phân bố ................................................................................................... 5
1.2.3. Thành phần hóa học ............................................................................... 5
1.2.3.1. Alcaloid ............................................................................................ 6
1.2.3.2. Triterpen ............................................................................................ 7
1.2.3.3. Iridoid ............................................................................................... 8
1.2.3.4. Acid hữu cơ và các dẫn chất. ........................................................... 8
1.2.3.5. Các hợp chất khác …………………………………………..............9
1.2.4. Tác dụng sinh học ................................................................................ 14
1.2.4.1. Tác dụng chống oxy hóa ............................................................... 14
1.2.4.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm .............................................. 15

1.2.4.3. Tác dụng chống viêm, hạ sốt ........................................................ 16
1.2.4.4. Tác dụng giãn phế quản ................................................................ 16
1.2.4.5. Tác dụng làm lành vết thƣơng ...................................................... 16


1.2.4.6. Tác dụng gây độc tế bào ............................................................... 17
1.2.4.7. Độc tính ......................................................................................... 17
1.2.5. Công dụng ............................................................................................ 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 19
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 19
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................... 19
2.1.2. Dung môi, hóa chất ............................................................................... 19
2.1.3. Trang thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm ......................................... 20
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật .............................................................. 20
2.2.2. Phƣơng pháp định tính các nhóm chất .................................................. 21
2.2.3. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng các hợp chất trong rễ Nhƣơng lê kim
cang ................................................................................................................. 25
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro....................... 27
2.2.4.1. Phƣơng pháp đánh giá khả năng dọn gốc tự do DPPH● ................ 27
2.2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá khả năng dọn gốc tự do ABTS●+............... 27
2.2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
3.1. Thực vật........................................................................................................ 29
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học của loài
Nhƣơng lê kim cang ........................................................................................ 29
3.1.2. Đặc điểm vi học của cây Nhƣơng lê kim cang ..................................... 30
3.1.2.1. Lá.................................................................................................... 30
3.1.2.2. Thân................................................................................................ 31
3.1.2.3. Rễ ................................................................................................... 33

3.1.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu ......................................................................... 34
3.1.3.1. Bột lá .............................................................................................. 34
3.1.3.2. Bột thân .......................................................................................... 34


3.1.3.3. Bột rễ .............................................................................................. 35
3.2. Hoá học......................................................................................................... 36
3.2.1 Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ trong rễ Nhƣơng lê kim cang .... 36
3.2.2. Chiết xuất, phân lập các hợp chất từ rễ Nhƣơng lê kim cang .............. 38
3.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro ................................................... 50
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 53
4.1. Về thực vật ................................................................................................... 53
4.2. Về thành phần hóa học ................................................................................. 55
4.3. Về tác dụng chống oxy hóa in vitro ............................................................. 58
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

13

C-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon 13 Nuclear
Magnetic Nesonance Spectroscopy)

1


H-NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy)

ABTS

2,2‟-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid)

CTPT

Công thức phân tử

DCM

Dicloromethan

DM

Dung môi

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

DEPT

Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer)

EtOAc


Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

FTIR

Quang phổ hồng ngoại (Fourrier Transformation InfraRed)

HC

Hợp chất

HMBC

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hai chiều (Heteronuclear Multiple
Bond Coherence)

IC50

Nồng độ ức chế 50%

kt

Kết tinh

MIC


Nồng độ ức chế tối thiểu

MeOH

Methanol

MS

Phổ khối lƣợng phân tử (Mass Spectrometry)



Phân đoạn



Phản ứng

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TT

Thuốc thử



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các HC có trong lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

10

Bảng 1.2. Các HC có trong thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

12

Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong rễ Nhƣơng lê kim
cang bằng phản ứng hóa học

37

Bảng 3.2. Dữ liệu phổ của hợp chất MSB03

45

Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của hợp chất MSB04

48

Bảng 3.4. Kết quả hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH• của cao ethanol 80%
và các cao phân đoạn
Bảng 3.5. Kết quả hoạt tính loại bỏ gốc tự do DPPH• của quercetin và
MSB03
Bảng 3.6. Kết quả hoạt tính loại bỏ gốc tự do ABTS•+ của cao ethanol
80% và các cao phân đoạn

Bảng 3.7.Kết quả hoạt tính loại bỏ gốc tự do ABTS•+ của trolox và
MSB03

50

51

51

52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Một số alcaloid trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

7

Hình 1.2. Một số triterpen trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

7

Hình 1.3. Một số iridoid trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

8

Hình 1.4. Các acid hữu cơ và dẫn chất trong Myxopyrum smilacifolium

9


(Wall.) Blume
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất cao ethanol 80% và các phân đoạn từ rễ

26

Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume
Hình 3.2. Hình ảnh cây Nhƣơng lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium

30

(Wall.) Blume)
Hình 3.3. Vi phẫu lá

31

Hình 3.4. Vi phẫu thân

32

Hình 3.5. Vi phẫu rễ

33

Hình 3.6. Đặc điểm bột lá

34

Hình 3.7. Đặc điểm bột thân

35


Hình 3.8. Đặc điểm bột rễ

36

Hình 3.9. Sơ đồ phân lập chất MSD1

39

Hình 3.10. Sơ đồ phân lập chất MSB03 và MSB04

40

Hình 3.11. SKLM pha thƣờng hợp chất MSB03 và MSB04 với phân đoạn

40

n-butanol, hệ dung môi DCM: MeOH:H2O (5:1:0,01)
Hình 3.12. SKLM pha thƣờng HC MSD1 với stigmasterol, hiện màu với

42

TT H2SO4 10% trong EtOH 96% sau khi hơ nóng trên bếp điện.
Hình 3.13. Công thức của hợp chất MSD1 (stigmasterol)

42

Hình 3.14. Công thức của hợp chất MSB03 (Hình A), các tƣơng tác HMBC

46


(Hình B) và công thức hợp chất 1-epi-daphyllosid (Hình C)
Hình 3.15. Công thức hóa học của hợp chất MSB04 (Hình A) và tƣơng tác
HMBC (Hình B)

50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xƣa, con ngƣời đã khám phá thiên nhiên đặc biệt là các loài thực
vật để tìm kiếm các loại thuốc mới. Điều này đã dẫn đến việc sử dụng số lƣợng
lớn các loại cây thuốc để điều trị các bệnh khác nhau. Gần 80% dân số thế giới
dựa vào các loại thuốc truyền thống cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hầu
hết trong số đó liên quan đến việc sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật. Các
hợp chất thiên nhiên hứa hẹn đƣợc sử dụng nhƣ là thành phần hoạt động của y
học hiện đại hoặc là các hợp chất dẫn đƣờng cho việc phát minh thuốc mới.
Nhƣơng lê kim cang có tên khoa học là Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume, là cây bụi leo, thân gỗ thuộc chi Myxopyrum, họ Nhài (Oleaceae). Chi
Myxopyrum bao gồm 4 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của
Đông Á [34]. Rễ, thân, lá của nó có nhiều tác dụng y học và đƣợc sử dụng trong
nhiều hệ thống y học cổ truyền, đặc biệt là tại Ấn Độ [45]. Rễ đƣợc dùng để điều
trị các bệnh nhƣ ghẻ, ho, thấp khớp, sốt và các vết thƣơng. Lá cây là chất làm se,
chát, ngọt, sinh nhiệt, thuốc giảm đau, dị ứng, giải nhiệt và bổ. Chúng đƣợc
dùng trong chữa ho, hen suyễn, thấp khớp, đau đầu, sốt, bệnh về tai, đau dây
thần kinh và các vết thƣơng [33].
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy Nhƣơng
lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) có tác dụng đáng chú ý
nhƣ chống oxy hóa [33], [41], [45], kháng khuẩn, kháng nấm [14], [31], [47] hạ
sốt, chống viêm [39], [43], [48], giãn phế quản [26], làm lành vết thƣơng [17],
gây độc tế bào ung thƣ [36].

Các nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy loài Myxopyrum smilacifolium
(Wall.) Blume có chứa alcaloid, phenolic, tanin, flavonoid, terpenoid, saponin
và carbohydrat [33], [34], [35], acid amin, protein và steroid [15]. Ở nƣớc ta,
Nhƣơng lê kim cang phân bố tại một số vùng nhƣ Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Thừa
Thiên Huế…[5], [6], [7]. Hiện nay, Nhƣơng lê kim cang đƣợc ngƣời dân ở Sa

1


Pa, Hà Giang, Yên Bái… thu hái với tên gọi „„Sâm xuyên đá‟‟ và đƣợc sử dụng
với công dụng giống nhƣ nhân sâm. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình
nghiên cứu nào công bố đầy đủ về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tác
dụng sinh học của cây Nhƣơng lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume) mọc ở Việt Nam. Để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về loài này,
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và
đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây Nhƣơng lê kim cang
(Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume), Họ Nhài (Oleaceae)” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Nhƣơng lê kim cang.
2. Phân lập 1-3 hợp chất từ rễ cây Nhƣơng lê kim cang.
3. Đánh giá tác dụng thu dọn gốc tự do DPPH● và ABTS●+ in vitro của cao
chiết rễ cây Nhƣơng lê kim cang.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành các nội dung sau:
1. Thu hái mẫu, mô tả đặc điểm hình thái thực vật, thẩm định tên khoa học
của loài nghiên cứu.
2. Phân tích, mô tả đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột (rễ, thân, lá) cây
Nhƣơng lê kim cang.
3. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ trong rễ cây Nhƣơng lê kim cang
bằng các phản ứng hóa học đặc trƣng.
4. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của 1-3 hợp chất từ rễ cây
Nhƣơng lê kim cang.

5. Đánh giá tác dụng thu dọn gốc tự do DPPH● và ABTS●+ in vitro của cao
ethanol 80% và các phân đoạn rễ cây Nhƣơng lê kim cang.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Myxopyrum
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo quan điểm phân loại họ Oleaceae của Wallander E. và cộng sự (2000), vị trí
phân loại của chi Myxopyrum nhƣ sau [49]:
Ngành: Ngọc lan- Magnoliophyta.
Lớp: Ngọc lan- Magnoliopsida.
Phân lớp: Bạc hà- Lamiidae.
Bộ: Hoa môi - Lamiales.
Họ: Nhài - Oleaceae.
Tông: Myxopyreae.
Chi: Myxopyrum.

1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây bụi trƣờn dài; thân 4 cạnh thấp, hiếm khi tròn. Lá đơn, mọc đối;
phiến lá hình bầu dục - bầu dục rộng, mép toàn bộ răng hoặc một nửa lá, gân
bên 2-3 đôi xuất phát từ gốc lá, không lông hoặc có lông thƣa ngắn. Cụm hoa
hình chùy ở nách lá, nhiều hoa. Hoa nhỏ, lƣỡng tính. Đài hình chén, 4 thùy.
Tràng màu vàng hoặc màu hồng, ống dài hơn thùy hoặc hình chuông với ống
ngắn hơn thùy; 4 thùy, hình trứng hoặc hình bầu dục rộng, không lông. Nhị 2,
đính ở gần gốc ống tràng; bao phấn hình bầu dục rộng. Noãn 2. Quả dạng hạch,
gần tròn hay bầu dục. Hạt 1- 4 [7], [49], [52].
1.1.3. Phân bố

Chi Myxopyrum phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu
Á nhƣ: Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
New Guinea, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam [7].

3


Trên thế giới, chi Myxopyrum hiện có 4 loài đƣợc công nhận: [13], [18],
[22].
- Myxopyrum nervosum Blume: Hay gặp ở Borneo, Java, Malaysia,
Maluku, Sulawesi, Sumatra, New Guinea.
- Myxopyrum ovatum A.W.Hill: Hay gặp ở Maluku, Philippin, New
Guinea, quần đảo Bismarck.
- Myxopyrum pierrei Gagnep: Hay gặp ở Hải Nam, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Borneo.
- Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume: Hay gặp ở Hải Nam,
Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Assam, Lào, Myanmar, Thái Lan,
Việt Nam, quần đảo Andaman và Nicobar [23], [ 42], [52], [53], [56],
[57].
Ở Việt Nam hiện có 3 loài: Myxopyrum pierrei Gagnep, Myxopyrum
nervosum Blume và Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume [6], [7].
1.2. Tổng quan về loài Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume
Tên đồng nghĩa: Myxopyrum serratulum A.W.Hill [21], [22], [57] hoặc
Myxopyrum ellipticifolium H.T. Chang [7].
Tên Việt Nam: Nhƣơng lê kim cang, Dƣơng lê kim cang [7].
Ngoài ra, nó còn có một số tên thƣờng gọi khác nhƣ: Xuyên phá thạch, sâm
xuyên đá.
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây bụi trƣờn, dài 2-3 m; cành tròn, không lông. Lá đơn, mọc đối; phiến
lá hình bầu dục hoặc hình trứng, cỡ 10-17× 4-9 cm, bề mặt trơn nhẵn, gốc hình

nêm hoặc tù, chóp lá có mũi kéo dài, toàn bộ mép có răng cƣa to, gân bên 3 đôi
xuất phát từ gốc. Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá, dài 10-12 cm, có lông
thƣa; lá bắc nhỏ hình sợi, có lông dài 2-3 mm. Đài hình chén nhẵn, dài 0,5-1
mm, 4 thùy hình bầu dục, dài 0,5 mm. Tràng màu trắng, ống dài 1-1,5 mm, 4

4


thùy hình bầu dục thuôn, dài 1-1,5 mm, không lông. Nhị 2, đính gần họng tràng;
bao phấn hình bầu dục rộng, dài 0,5 mm. Bầu hình trứng, không lông, dài 1 mm;
nhụy xẻ đôi, dài 0,2-0,4 mm. Quả dạng hạch hình cầu, cỡ 3-5× 8-10 mm. Hạt 2,
hình bán cầu, cỡ 4-5 mm [4], [5], [7].
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 6-7. Mọc trong rừng thƣa
nơi ẩm ven suối, ở độ cao 500-1000 m [7].
1.2.2. Phân bố
Trên thế giới: Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume phân bố ở các
vùng nhƣ: Hải Nam, Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Assam, Lào, Myanmar,
Thái Lan, Việt Nam, quần đảo Andaman và Nicobar [52], [53], [55], [56], [57].
Ở nƣớc ta, Nhƣơng lê kim cang phân bố tại một số vùng nhƣ Yên Bái,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh … [4], [5], [7], [9].
1.2.3. Thành phần hóa học
Trong những năm gần đây, trên thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Myxopyrum smilacifolium
(Wall.) Blume, trong đó có nhiều công bố về thành phần hoá học của lá và một
vài công bố liên quan đến thân và rễ của loài này.
Một số khảo sát sơ bộ của Samu J. và cộng sự năm 2014 cho thấy trong lá
Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có sự hiện diện của alcaloid,
carbohydrat, steroid, saponin, terpenoid, flavonoid, tanin và polyphenol [43].
Theo công bố của Raveesha Peeriga và cộng sự (2016), trong lá Myxopyrum

smilacifolium (Wall.) Blume có alcaloid, glycosid, tanin, saponin, terpenoid,
carbohydrat và dầu không bay hơi [30]. Theo nghiên cứu của Vijayalakshmi
(2016), lá của Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có chứa terpenoid,
flavonoid, saponin, tanin, glycosid và iridoid; trong dịch chiết nƣớc xác định
đƣợc 26 hợp chất (Bảng 1.1) [25].

5


Nghiên cứu khảo sát sơ bộ của Rajalakshmi K. và Mohan V. R. (2016) đã
công bố trong dịch chiết ethanol của thân có alcaloid, catechin, coumarin,
flavonoid, tanin, saponin, steroid, phenol, glycosid, terpenoid, xanthoprotein và
đã xác định đƣợc 32 hợp chất khác nhau trong dịch chiết của thân Myxopyrum
smilacifolium (Wall.) Blume (Bảng 1.2) [38].
Nghiên cứu của Praveen R.P và Ashalatha S.N. (2014) đã xác định sơ bộ
thành phần hóa học của rễ Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có alcaloid,
phenolic, glycosid, tanin, flavonid và một số hợp chất khác [34]. Năm 2015, các
tác giả trên cũng công bố kết quả phân tích phổ FTIR để so sánh các nhóm chức
có trong dịch chiết methanol của rễ, quả và mô sẹo cho thấy cả 3 dịch chiết đều
chứa các hợp chất mang các nhóm chức giống nhau là: alcol, alkan, alken,
aldehyd, ceton, amin, nhóm carboxyl, alkyl halogen [35].
1.2.3.1. Alcaloid
Năm 2012, Gopalakrishnan S. và Rajameena R. đã phân lập hợp chất 7,8dimethoxy-13-carbomethoxy-15-(3,4,5-trimethoxybenzoxy)-13,14didehydroalloberban (1) từ dịch chiết ethanol của lá [15], [16].
Từ dịch chiết của thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, bằng
phƣơng pháp sắc kí kết hợp khối phổ, Rajalakshmi K. và Mohan V.R. (2016) đã
xác định sự có mặt của 3 alcaloid: 4-phenyl-3,5-pyrazolidinedion (2), 1-allyl6,7-dimethoxy-3,3-dimethyl-1,2,3,4-tetrahydro isoquinolin (3), 3-dodecyl-4-[(4methoxybenzyl)oxy]-2-methyl quinolin (4) [37].

6



Hình 1.1. Một số alcaloid trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume
1.2.3.2. Triterpen

Kết quả nghiên cứu của Sudharmini D. và Ashalatha S. N. (2008) cho thấy
lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume chứa triterpenoid là acid ursolic (5)
với hàm lƣợng 0,175mg/g [47].
Nghiên cứu của Rajalakshmi K. và cộng sự (2016) đã chỉ ra sự có mặt của
các hợp chất triterpen từ thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume: αamyrin (6), β-amyrin (7), betulin (8) [38].

Hình 1.2. Một số triterpen trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume

7


1.2.3.3. Iridoid
Theo tác giả Siju E.N. (2017), thành phần hóa học có hoạt tính chính trong lá
Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume chính là các iridoid glycosid [46]. Từ
dịch chiết ethanol của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume, Henrik
Franzyk và các cộng sự (2001) đã phân lập đƣợc các iridoid glycosid:
Myxopyrosid (9) và 6-o-acetyl-7-o-(E/Z)-p methoxycinnamoyl myxopyrosid (10),
(11) [13].

Hình 1.3. Các iridoid phân lập đƣợc từ Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume
1.3.3.4. Acid hữu cơ và các dẫn chất.
Năm 2016, các tác giả Maruthamuthu V. và Kandasamy R. đã phát hiện sự
có mặt của nhiều acid hữu cơ và dẫn chất từ lá Myxopyrum smilacifolium
(Wall.) Blume [25]. Bên cạnh đó, nghiên cứu [38] cũng phát hiện đƣợc nhiều
hợp chất thuộc nhóm này. Công thức cấu tạo của các acid hữu cơ và dẫn chất
trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume đƣợc trình bày ở hình 1.4.


8


Hình 1.4. Các acid hữu cơ và dẫn chất trong Myxopyrum smilacifolium (Wall.)

Blume
1.3.3.5. Các hợp chất khác

Bên cạnh các nhóm chất chính trên, nghiên cứu [38] cũng xác định trong
thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume còn có hợp chất steroid 9,19cycloergost-24(28)-en-3-ol-4,14-dimethyl acetat ,phenolic 4-((1E)-3-Hydroxy1-propenyl)-2-methoxyphenol, các carbohydrat D-mannopyranose , ethyl α-Dglucopyranosid, phytol, galactiol, amin (3-nitrophenyl) methanol isopropyl

9


ether, vitamin E DL-tocopherol, aldehyd 5-hydroxymethylfurfural, ceton 7ethyl-4-decen-6-on …[38].
Lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume còn chứa các amin 2[p(dimethylamino) phenyl]-1-(p-nitro phenyl cyclopropan

carbonitril,1-[(2-

methoxy phenyl) methyl]-1,6-hexanediamin , anthranoid 1-phenyl-9,10anthracenedion , dẫn chất molyb molybdenumcarbonyl-(2,4cyclopentadien-1yl)-[P,Pdiphenyl-N-(1-phenylethyl) phosphinous amid] nitrosyl stereoisomer
[16], các dẫn chất của silic acid silicic , octamethyl cyclotetrasiloxan ,
dodecamethyl cyclohexasiloxan , các hợp chất hydrocacbon naphtalen , 2methylbicyclo[2,2,1] heptan , neophytadien , các alcol 2-(cyclohexen-1-yl)
ethanol , 2-pentadecyn-1-ol [25].
Bảng 1.1. Các hợp chất có trong lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume [37].
TT

Tên của hợp chất

CTPT


1

1H-Indol-4-ol

C8H7NO

2

Pyrazolidin-3,5-dion, 4-phenyl-

C9H8N2O2

3

Isoquinolin, 1,2,3,4-tetrahydro-1-

C16H23NO2

Nhóm

Alcaloid

allyl-6,7-dimethoxy-3,3-dimethyl4

5-Hydroxymethylfurfural

C6H6O3

Aldehyd


5

3,7,11,15-Tetramethyl-2-hexadecen-

C20H40O

Terpen alcol

1-ol
6

(3-Nitrophenyl) methanol, isopropyl

C10H13NO3

ether
7

1-(2-Hydroxy-ethyl)-2-methyl-1H-

C12H14N2O3

Hợp chất nitơ

C10H10O3

Hợp chất thơm

benzoimidazol-5carboxylic acid methyl ester

8

2-Propenoic acid, 3-(4methoxyphenyl)-

10


9

Ethyl α-d-glucopyranosid

C8H16O6

Đƣờng

10

4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2-

C10H12O3

Hợp chất

methoxyphenol

phenolic

11

Phytol acetat


C22H42O2

12

Phytol

C20H40O

13

n-Hexadecanoic acid

C16H32O2

14

Hexadecanoic acid, ethyl ester

C18H36O2

15

9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)-

C18H32O2

Acid linoleic

16


Linoleic acid ethyl ester

C20H36O2

Ester ethyl acid

Diterpen

linoleic
17

Oleic acid

C18H34O2

18

Stigmast-4-en-3-on

C29H48O

19

9,10-Secocholesta-5,7,10(19)-trien-

C27H44O3

3,25,26-triol, (3β,5Z,7E)-


Acid oleic

Steroid

20

dl-α-Tocopherol

C29H50O2

21

2,2,4-Trimethyl-3-(3,8,12,16-

C30H52O

tetramethyl-heptadeca-3,7,11,15 -

Vitamin E

Hợp chất Cyclic

tetraenyl)-cyclohexanol
22

Eicosanoic acid

C20H40O2

Acid béo bão hòa


23

Octadecanoic acid, ethyl ester

C20H40O2

Ester acid stearic

24

2-Furanmethanol, 5-

C10H18O2

ethenyltetrahydro-α,α,5-trimethyl-,
cis-

11

Hợp chất furan


Bảng 1.2. Các hợp chất có trong thân Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume [38].
TT

Tên của hợp chất

CTPT


Nhóm

1

D-Mannopyranose

C6H12O6

2

Ethyl α-d-glucopyranosid

C8H16O6

Đƣờng

3

Ethyl hydrogen succinat

C6H10O4

Acid succinic

4

3-Hydroxydecanoic acid

C10H20O3


Hợp chất alcol

5

(3-Nitrophenyl) methanol, isopropyl

C10H13NO3

Hợp chất nitơ

Aldehyd

ether
6

5-Hydroxymethylfurfural

C6H6O3

7

Pyrazolidin-3,5-dion, 4-phenyl-

C9H8N2O2

8

Isoquinolin, 1,2,3,4-tetrahydro-1-


C16H23NO2

allyl-6,7-dimethoxy-3,3-dimethyl9

Quinolin, 3-dodecyl-2-methyl-4-[(4-

C30H41NO2

methoxyphenyl)methoxy]-

Alcaloid

10

Methyl trans-4-methylcinnamat

C11H12O2

Acid cinnamic

11

3,7,11,15-Tetramethyl-2-hexadecen-

C20H40O

Terpen alcol

C12H14N2O3


Hợp chất amino

C10H12O3

Hợp chất

1-ol
12

1-(2-Hydroxy-ethyl)-2-methyl-1Hbenzoimidazol-5-carboxylic acid
methyl ester

13

4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2methoxyphenol

14

phenolic

9,19-Cycloergost-24(28)-en-3-ol,

C32H52O2

Steroid

4,14-dimethyl-, acetat, (3β,4α,5α)15

n-Hexadecanoic acid


C16H32O2

Acid palmitic

16

Galactitol

C6H14O6

Đƣờng alcol

12


17

Phytol

C20H40O

Diterpen

18

9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)-

C18H32O2

Acid linoleic


19

9-Octadecenoic acid, (E)-

C18H34O2

Acid oleic

20

Oleic acid

C18H34O2

21

Betulin

C30H50O2

22

β-Amyrin

C30H50O

23

α-Amyrin


C30H50O

24

dl-α-Tocopherol

C29H50O2

Vitamin E

25

1b,4a-Epoxy-2H-

C22H32O8

Hợp chất oxid

C25H32O8

Ceton

C18H36O2

Acid stearic

C14H22O5

Hợp chất ester


C22H42O2

Acid béo chƣa

Triterpen

cyclopenta[3,4]cyclopropa[8,9]cyclo
undec[1,2-b]oxiren-5(6H)-on,
7-(acetyloxy)decahydro-2,9,10trihydroxy-3,6,8,8,10a-pentamethyl26

6,7-Epoxypregn-4-en-9,11,18-triol3,20-dion, 11,18-diacetat

27

Octadecanoic acid

28

5-Hydroxy-6-methyl-12,13-dioxatricyclo[7.3.1.0(1,6)]tridecan-8carboxylic acid, methyl ester

29

E)-13-Docosenoic acid

bão hòa
30

9-Octadecenoic acid (Z)-, 2hydroxy-1-(hydroxymethyl)ethyl


C21H40O4

Acid oleic

ester
31

7-Ethyl-4-decen-6-on

C12H22O

Ceton

32

2-Propenoic acid, 3-(4-

C10H10O3

Hợp chất thơm

methoxyphenyl)-

13


Hiện nay ở Việt Nam mới có nghiên cứu ban đầu của Trần Thị Yến
(2017) công bố về thành phần hóa học của rễ Nhƣơng lê kim cang, trong rễ có
chứa saponin, flavonoid, polysarcharid, acid amin, đƣờng khử tự do và phân lập
đƣợc hợp chất myxopyrosid từ phân đoạn n-butanol của cao chiết rễ [10]. Nhƣ

vậy, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào công bố sâu về thành
phần hoá học của cây Nhƣơng lê kim cang mọc ở Việt Nam.
1.2.4. Tác dụng sinh học
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy loài Myxopyrum
smilacifolium (Wall.) Blume có những tác dụng dƣợc lý đáng chú ý nhƣ: chống
oxy hóa [33], [41], [45], kháng khuẩn, kháng nấm [14], [ 31], [47], hạ sốt, chống
viêm [39], [43], [48], giãn phế quản [26], làm lành vết thƣơng [17], gây độc tế
bào ung thƣ [36].
1.2.4.1. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2013, kết quả thử nghiệm của Rani T.S.và cộng sự cho thấy dịch chiết
methanol của phần trên mặt đất của Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có
tác dụng chống oxy hóa đáng kể, liều thử nghiệm 250 µg/ml cao chiết MeOH
thể hiện tác dụng dọn gốc tự do DPPH là 81,75% và oxid nitric và 84,95%, gần
tƣơng đƣơng với vitamin C cùng mức liều (tƣơng ứng là 83,45% và 84,20%).
Điều này chỉ ra rằng đây là một nguồn chống oxy hóa tiềm năng để ngăn chặn
sự tiến triển của stress oxy hóa [41].Theo công bố của Siju E.N. và cộng sự
(2015), cao chiết ethanol và nƣớc của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume có hoạt tính chống oxy hóa nhƣng kém hơn vitamin C [45]. Tác giả
Praveen R.P. và Ashalatha S N. (2015) đã so sánh tác dụng chống oxy hoá của
các cao chiết methanol từ rễ, mô sẹo và quả của Myxopyrum smilacifolium
(Wall.) Blume. Kết quả cho thấy, tất cả các cao chiết đều thể hiện khả năng dọn
gốc tự do DPPH đáng kể. Trong đó, cao chiết rễ có tác dụng ức chế DPPH và
NOS cao nhất với IC50 lần lƣợt là 37,5 µg/ml và 525 µg/ml trong khi cao chiết
quả có tác dụng ức chế gốc hydroxyl với IC50 là 950 µg/ml [33].
14


1.2.4.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Năm 2008, Sudharmini D. và Ashalatha S. N. đã chứng minh các
triterpenoid phân lập đƣợc từ lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có tính

kháng các vi khuẩn Gram dƣơng Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, và vi
nấm Candida albicans, C. glabrata. Hoạt tính kháng nấm tƣơng tự nhƣ thuốc
kháng nấm có nguồn gốc hóa học [47].
Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật của các cao chiết ether dầu hoả,
benzen, chloroform, ethanol và nƣớc của lá Myxopyrum smilacifolium (Wall.)
Blume của tác giả Gopalakrishnan S. và cộng sự (2012) cho thấy cao chiết
ethanol thể hiện tác dụng kháng tốt nhất đối với các vi sinh vật thử nghiệm.
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của dịch chiết ethanol dao động từ 200 - 300
µg/ml với các chủng vi sinh vật khác nhau. Nghiên cứu này hỗ trợ làm sáng tỏ
việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian để chữa lành các vết thƣơng
[14].
Nghiên cứu năm 2014 của Praveen và cộng sự so sánh hoạt tính kháng vi
sinh vật của dịch chiết methanol từ rễ, mô sẹo và quả Myxopyrum smilacifolium
(Wall.) Blume cho thấy:
- Tác dụng kháng khuẩn: tất cả các dịch chiết đều có tác dụng ức chế
Enterococcus faecalis và Bacillus subtilis tƣơng đƣơng nhau. Dịch chiết quả có
hiệu quả hơn đối với các chủng vi khuẩn thử nghiệm trừ Staphylococcus aureus
và ở nồng độ 50 µg/ml có tác dụng kháng E. faecalis mạnh hơn so với
gentamycin nồng độ 20mg/ml. Mô sẹo có tác dụng kháng S. aureus nhƣng ở
nồng độ cao hơn 100µg/ml. Dịch chiết rễ và mô sẹo không có tác dụng với
Escherechia coli.
- Tác dụng kháng nấm: Dịch chiết rễ không có tác dụng ức chế Candida
albicans. Dịch chiết mô sẹo và quả ở nồng độ 100µg/ml có hoạt tính ức chế
đáng kể nhƣng yếu hơn so với clotrimazole 20mg/ml [31].

15


1.2.4.3. Tác dụng chống viêm, hạ sốt
Các nghiên cứu cho thấy Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume có tác

dụng hạ sốt, chống viêm khá tốt. Năm 2014, nghiên cứu của Jolly Samu và cộng
sự chỉ ra rằng cao chiết ethanol và cao chiết nƣớc từ lá Myxopyrum
smilacifolium (Wall.) Blume đều có tác dụng ức chế sự biến tính protein và làm
ổn định màng tế bào hồng cầu ở các nồng độ thử nghiệm. Trong đó, cao chiết
ethanol ở nồng độ 200 µg/ml ức chế 91,54% sự biến tính protein, gần tƣơng
đƣơng với diclofenac nồng độ 100 µg/ml; cao chiết nƣớc ở nồng độ 200 µg/ml
ức chế 69,60% sự tan máu, mạnh hơn cao chiết ethanol ở nồng độ 100 µg/ml
(46,58%) nhƣng yếu hơn diclofenac nồng độ 100 µg/ml (97,059%) [43]. Trong
một nghiên cứu khác của Varughese M.S. (2015), cao chiết ethanol từ lá
Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume cũng thể hiện tác dụng chống viêm và
hạ sốt nhƣng mức độ phụ thuộc vào liều thử nghiệm. Tác dụng chống viêm của
cao chiết liều 400 mg/kg cao hơn liều 200 mg/kg nhƣng thấp hơn so với
diclofenac liều 10 mg/kg. Cao chiết ethanol với liều 400 mg/kg có tác dụng hạ
sốt mạnh hơn liều 200 mg/kg nhƣng yếu hơn paracetamol liều 150 mg/kg [48].
Năm 2016, báo cáo của tác giả Rajalakshmi và cộng sự cho thấy dịch chiết
ethanol phần trên mặt đất của Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume cũng thể
hiện hoạt tính kháng viêm mạnh, ức chế tối đa 86,09% ở liều 400 mg/kg so với
Indomethacin ức chế 85,37% ở liều chuẩn 10mg/kg [39].
1.2.4.4. Tác dụng giãn phế quản
Công bố của tác giả Vijayalakshmi (2017) cho thấy lá Myxopyrum
smilacifolium (Wall.) Blume có tác dụng làm giãn phế quản, cao chiết methanol
nồng độ 400 mg/kg kéo dài thời gian tiền co thắt lên 102,3 ± 3,8 giây trong khi
chứng dƣơng clorpheniramin liều 100 mg/kg kéo dài lên 121,3 ± 4,5 giây
(p<0,05) [26].
1.2.4.5. Tác dụng làm lành vết thương
Theo nghiên cứu của Gopalakrishnan S. và cộng sự (2013), cao chiết ethanol

16



×