Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Creative facilitating

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.4 KB, 14 trang )

Tổng kết chương trình
“Sáng tạo trong hoạt động điều phối”
Đơn vị tổ chức: DPET & CYG & YO & 2030YF
Địa điểm: Nest Co-Working Space
Các mục tiêu chương trình:





Goal 1- (G1) Mục tiêu 1 – Tạo một nền tảng kiến thức về việc thế nào là
hoạt động trong điều phối và các phương pháp trong điều phối.
Goal 2 – (G2) Mục tiêu 2 – Chơi các trò chơi tiêu biểu kiểu mẫu để có thể
hiểu hơn về việc các trò chơi kết hợp nhiều phương pháp.
Goal 3 – (G3) Mục tiêu 3 – Nhằm mang lại nhiều cơ hội cho thanh niên cùng
kết nối và tạo ra giá trị chung
Goal 4 – (G4) Mục tiêu 4 – Khơi dậy đam mê để các bạn thêm cảm hứng của
Điều phối viên và tham gia vào quá trình ToT

Các phương pháp được sử dụng trong chương trình:


Phương pháp đồng sáng tạo (co-creation) là cách tiếp cận chủ đạo trong
chương trình; ở đó, người học, các thanh niên là nhân vật trung tâm trong
các hoạt động tập huấn và học hỏi. Người điều hành cùng thảo luận với học
viên để thống nhất về mạch logic các nội dung được lấy làm trọng tâm và
thúc đẩy các hoạt động trải nghiệm liên quan đến các kiến thức, hiểu biết
và kỹ năng mới. (Lưu ý: Khó áp dụng nhóm trình độ chuyên môn chưa cao
và nhóm đối tượng là trẻ, trẻ nhỏ)





Phương pháp làm việc nhóm hỗn hợp và nhóm đồng đẳng được phát huy,
nhằm đa dạng hóa các cơ hội trải nghiệm học tập nhờ vào việc chia sẻ kinh
nghiệm cá nhân. Các nhóm được chọn ngẫu nhiên và không theo phân cấp
trình độ xã hội (Ngược lại sẽ có những buổi cần tạo nhóm theo trình độ, hệ
tư tưởng để tăng tính làm việc hiệu quả)



Phương pháp đóng vai, người học sẽ được đóng vai với tư cách là nhân vật
cụ thể, giúp họ có cơ hội thấu hiểu các bên liên quan, phát triển kỹ năng
phân tích, vai trò và trách nhiệm ứng xử của các bên liên quan trong các quá
trình trải nghiệm.



Phương pháp đối thoại, thảo luận và tranh biện giữa các nhóm, cá nhân;
nhằm mài giũa các kỹ năng mềm và nguyên tắc trong giao tiếp phù hợp,
phục vụ cho các quá trình học tập, tự rèn luyện lẫn nhau, phát hiện ra các
học viên có yếu tố thủ lĩnh.



Phương pháp so sánh tài liệu và kiểm tra chéo giữa các nhóm và cá nhân.
Các sản phẩm của hoạt động sẽ giúp tạo ra không gian học tập và quyết
định độc lập, giảm thiểu sự ảnh hưởng (thường thấy) bởi điều phối viên




Phương pháp tạo không gian, tạo một không gian hoạt động sôi nổi, giàu
năng lượng, cởi mở (qua các hoạt động warm-up, chia sẻ); tạo không gian
thông qua vị trí địa lý (rừng, thử thách đặt ra); để có thể đưa học viên đến
môi trường trải nghiệm tốt nhất



Phương pháp thuyết trình nhằm trình bày một cách cốt lõi hệ thống các
khái niệm, kiến thức và hiểu biết mới, làm nền tảng cho các hoạt động tiếp
theo sau.




Phương pháp kể chuyện được sử dụng như là cách thiết lập bối cảnh (có
thực) cho hoạt động học tập sắp diễn ra; nó cũng là cách thức để chia sẻ các
trải nghiệm công việc giữa các nhóm học (chuyên cổ tích, câu chuyện tình
huống, …)



Phương Pháp Self-Creative cá nhân học viên tự sáng tạo và đi vào vùng
không gian riêng của mình để hiểu hơn về bản thân và cốt lõi vấn đề, theo
thế giới quan cá nhân



Phương pháp ToT (Training of Trainers - đào tạo tập huấn viên) được F tích
hợp trong mọi hoạt động, với giả định rằng, các thanh niên sẽ còn đóng vai
trò là training facilitator trong chương trình hành động của họ. Do đó, các

kỹ năng facilitation khi tiến hành tập huấn nhân rộng các hoạt động dự án là
cần được tôi luyện mọi nơi mọi lúc.

Có 4 dạng hoạt động:


Warm-Up: các trò chơi để nâng cao không khí trong lớp họp. Thiên về hoạt
động thể chất và lấy thông tin giữa các cá nhân (tên và giới thiệu)



Community: các trò chơi về khả năng giao tiếp. Thiên về giảm, loại bỏ các
khả năng giao tiếp (nói, nghe, đụng) hoặc giao tiếp theo các khác thường
(giao tiếp tập thể). Giúp người tham gia hiểu hơn về giao tiếp



Team Work: các trò chơi yêu cầu làm việc nhóm, tinh thần thảo luận cao,
người leader có trách nghiệm. Giúp tham gia hiểu hơn về leader, đoàn kết,…



Creative: các trò chơi yêu cầu sự sáng tạo (cá nhân hoặc tập thể). Thiên về
việc sáng tạo ra những điều mới. tầm quan trọng của sáng tạo

Các hoạt động được thực hành trong chương trình:


Phần dưới đây là báo cáo chi tiết các phần theo từng hoạt động. Mỗi hoạt động
được báo cáo đều sử dụng một template nhất quán như sau:






Tóm tắt hoạt động được tiến hành
Một số khía cạnh quan sát được (cảm nhận, đánh giá trực tiếp của Điều
phối viên)
Bài học nổi lên
Gợi ý, kiến nghị

Phần 1: Lý Thuyết
Hoạt động 1: Lý thuyết về việc hình thành hoạt động sáng tạo trong điều phối:
Tóm tắt hoạt động tiến hành:






Định nghĩa về việc thiết kế hoạt động là đưa người học từ vùng biết mở
rộng ra vùng không biết của cá nhân. Cầu nối đưa từ biết sang không biết
được gọi là “hoạt động”
Hoạt động giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và thông
tin cùng củng cố thông điệp.
Hoạt động không có giới hạn cho nó, không quan trọng hoạt động là gì,
nhưng cần chắc chắn đạt mục tiêu đề ra
Hoạt động phải dựa trên đối tượng và kiến thức chuyên môn của điều phối

Một số khía cạnh quan sát được:





Các cá nhân khi thiết kế hoạt động bị phụ thuộc nhiều vào định kiến cá
nhân và năng lực cá nhân. (Sợ thích, sở ghét, không nắm rõ vấn đề,..)
Các cá nhân chưa sự cái nhìn đa chiều về kiến thức mình đang nắm bắt
Các cá nhân chưa có sự trao đổi với đối tượng trước khi thiết kế hoạt đông.
Chưa hiểu rõ đối tượng của mình (chênh lệch tuổi tác, tư tưởng, tôn giáo,
văn hóa, …)

Bài học nổi lên:



Cần có sự chiêm nghiệm, đào sâu về kỹ năng chuyên môn trước khi thiết kế
hoạt động điều phối
Cần gửi khảo sát cho đối tượng trước khi thiết kế hoạt đông điều phối





Cần trao đổi, tiếp cận, và có mối quan hệ giao tiếp qua lại với nhóm đối
tượng.
Cần có hiểu biết thêm về các loại hình nghệ thuật, hoạt động, giao tiếp để
tăng cường khả năng thiết kế hoạt động

Gợi ý, ý kiến:





Tham gia nhiều hoạt động xã hội với đủ các dạng đối tượng (trẻ em, học
sinh, sinh viên, thanh niên, người đi làm, …) và hiểu các dạng văn hóa (vùng
miền, …)
Tham gia nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau (nghệ thuật, đối
thoại, trải nghiệm, …) để tăng mức hiểu biết của bản thân về nhiều loại hình
thiết kế hoạt động

Hoạt động 2: Tìm hiểu về “IDEA”
Tóm tắt hoạt động tiến hành:




Đưa ra định nghĩa về 1 IDEA tốt phải gồm 4 yếu tố: Inspiration (Cảm hứng) –
Direction (Phương hướng) – Execution (Hành động) – Appreciation (Trân
trọng).
Lưu ý điều phối viên phải xét yếu tố trên phương diện cả của mình và đối
tượng, có thể khơi dậy và thực hiện cả 4 yếu tố trên cả hai.

Một số khía cạnh quan sát được:



Người thiết kế thường chỉ tập trung vào bản thân thiếu đi nhưng quan tâm
đến đối tượng tham gia hoạt động.
Chưa có đầy đủ tính Phương Hướng và Trân trọng trong các sản phẩm hoạt
động điều phối


Bài học nổi lên:


Những hoạt động nào có đầy đủ 4 yếu tố đường rất thành công.

Góp ý, ý kiến:


Cần luyện tập suy nghĩ chuyên sâu và đường lối hành động rõ ràng, tránh ý
tưởng chết yểu hoặc một ý tưởng kém khả thi.


Hoạt động 3: Giới thiệu về phương pháp thiết kế hoạt động
Tóm tắt hoạt động tiến hành:



Đưa ra các phương pháp để thiết kế hoạt động
Đưa ra vài các ví dụ về việc kết hợp các phương pháp là hoàn toàn khả thi.

Một số khía cạnh quan sát được:




Phương pháp này còn khá mới với nhiều người tham gia
Mỗi cá nhân tham gia còn chưa hiểu thật sự rõ về ý tưởng kết hợp các
phương pháp.
Chưa có tư duy phân tích một hoạt động


Bài học nổi lên:





Cần có tư duy đánh giá hoạt động dựa trên các phương pháp
Cần phân tích các hoạt động dựa trên phương pháp
Suy nghĩ tại sao
Cần thử kết hợp nhiều phương pháp và đưa ra hoạt động một cách hợp lý
với từng nhóm đối tượng

Góp ý, ý kiến:



Tập phân tích cơ bản như Kịch = Phương pháp đóng vai + Kể Chuyện, …
Kết hợp các phương pháp và thử trải nghiệm, suy nghĩ

Phần 2: Thực Hành
Hoạt động 1: Name tag (Warm-Up)
Tóm tắt hoạt động tiến hành:



Các thành viên dùng 1 hành động và gọi to tên mình, các thành viên khác
bắt chước làm theo y hệt
Chơi hết 1 vòng theo lượt, rồi các thành viên ngẫu nhiên sẽ giới thiệu lại


Một số khía cạnh quan sát được:


Các thành viên rất hào hứng khi chơi trò này, giúp phá băng tốt




Có thể ngồi hoặc đứng tùy từng không gian

Bài học nổi lên:




Khi có các hoạt động kèm theo tên sẽ giúp không khí sôi nổi hơn chỉ giới
thiệu tên không
Khi được đọc tên nhau đồng thanh, sẽ giúp các thành viên cảm thấy thân
thuộc hơn
Tên là một thứ rất quý giá của mỗi cá nhân, cần trân trọng tên từng người
và ghi nhớ

Góp ý, ý kiến:




Có nhiều cách thiết kế hành động đi kèm, miễn sao tạo sự thoải mái và
tiếng động
Với những nhóm đã quen nhau rồi có thể bỏ qua phần này

Có thể dùng trò này để ghi nhớ tên dùng cho vòng thi sau

Hoạt động 2: Eyes Contact (Warm-Up; Không được hoạt động)
Tóm tắt hoạt động tiến hành:


Những người xếp cùng một vòng tròn và cúi đầu xuống, nghĩ về một người
trong đầu mình định nhìn. Khi có hiệu lệnh tất cả cùng ngửng đầu và nhìn
vào phía người mình nghĩ. Nếu 2 mắt chạm nhau thì 2 người thắng cuộc.

Một số khía cạnh quan sát được: <Hoạt động không được chơi>
Bài học nổi lên:



Sự giao tiếp bằng mắt vô cùng quan trọng trong đối thoại
Khi một nhóm có những người biết nhau, có xu hướng nhìn vào mắt nhau
trước tiên. Sự tin tưởng trong giao tiếp

Gợi ý, ý kiến:


Trò này có thể kết hợp với name tag, hai người ngửng lên nhìn vào mắt
nhau nếu ai hô tên trước thì người kia sẽ bị loại.

Hoạt động 3: 10 Fingers (Warm-Up)


Tóm tắt hoạt động tiến hành:





Nhóm xếp thành hình tròn, mỗi người dơ 10 ngón tay lên và nói 1 điều bất
kỳ về bản thân mình.
Trò chơi diễn ra tốc độ nhanh, mỗi cá nhân không có thời gian suy nghĩ mà
nói luôn
Trò chơi kết thúc trong thời gian chờ đợi nhóm khác, mọi người có thể trò
chuyện với nhau về những điều lý thú của những thành viên trong nhóm

Một số khía cạnh quan sát được:




Các học viên rất hào hứng với trò chơi này. Sẵn sàng chia sẻ nhiều điều với
nhau
Các học viên chung nhóm đối tượng (sinh viên, thanh niên, …) dễ dàng
chiến thắng hơn.
Một trò chơi khuyến khích được sử dụng

Bài học nổi lên:




Mỗi người là một điều thú vị riêng biệt, cần tôn trọng người khác.
Mình có thể học hỏi từ những người khác rất nhiều điều. Mỗi khi tham gia
khóa học cần có sự tự làm mới mình từ con số 0 để học bạn nhiều hơn.
Các cá nhân sẵn sàng chia sẻ và đón nhận chia sẻ sẽ làm cho không khí tập

thể trở nên thân thiện hơn

Góp ý, ý kiến:



Sau trò chơi này có thể dùng để chơi các trò chơi liên quan đến giới thiệu cá
nhân (Nói thật – nói dối, chia nhóm theo sở thích sở ghét, …)
Dùng để chia sẻ những điều thầm kín, hoặc câu chuyện về những lần bị
định kiến.

Hoạt động 4: Chuyên gia (Community)
Tóm tắt quá trình tiến hành:


Các người chơi (6-8 người) khoác vai nhau và trở thành “não bộ của 1
chuyên gia). Người đầu hàng sẽ cử động và cả hàng phải làm theo.






Điều phối sẽ hỏi ý kiến khác giả đây là một chuyên gia, và khác gia đưa
cương vị cũng như các câu hỏi cho chuyên gia. Mỗi người chỉ được nói một
từ để ghép thành 1 câu trả lời hoàn chỉnh.
Áp dụng Phương Pháp Nhập Vai + Phương Pháp Thuyết Trình + Phương
Pháp Đối Thoại.

Một số khía cạnh quan sát được:






Các thành viên chưa làm việc với nhau ăn ý, còn đưa đồng đội vào thế khó
(do từ trước khó quá, không nghĩ ra từ sau) chưa gợi mở được cho đồng
đội.
Chưa lắng nghe, để nối từ 1 cách nhanh nhất
Khi làm còn quên hoạt động đồng đều.

Bài học nổi lên:




Cần có sự lắng nghe đồng đội, không chỉ nên chăm chăm mình sẽ nói gì
Vừa hoạt động vừa giao tiếp, dùng cả hai bán cầu não đòi hỏi sự luyện tập.
Không nên đưa đồng đội vào thế khó trong giao tiếp, cần gợi mở cho đồng
đội

Gợi ý, ý kiến:



Trò nay có thể chơi dị bản việc mỗi người làm 1 hành động để xây dựng 1
thứ.
Chơi đơn giản hơn là mỗi người kể 1 câu để ghép thành 1 câu chuyện

Hoạt động 5: 1, 2, 3 (Community)

Tóm tắt quá trình tiến hành:





1 cặp chơi, tiến hành đếm 1, 2, 3 – Người thứ nhất đếm “1”, người thứ hai
đếm “2”, người thứ nhất đếm “3”, người thứ hai lại đếm “1”- Tốc độ tăng
dần
Thay dần việc đếm số bằng hành độn – “1” là cái vỗ tay; “2” là cái nhún
chân, “3” là cái vỗ vai – Thay thế dần và tốc độ tăng dần
Áp dụng Phương Pháp Tạo Không Gian + Phương Pháp Đối Thoại


Một số khía cạnh quan sát được:




Các học viên mới đầu làm chậm nhưng sau đó tốc độ đã tăng dần
Khi cả 3 lần đếm đều là số hoặc hành động, tốc độ tương đối cao. Khi có lẫn
cả hành động với số, tốc độ bị giảm đáng kể, lúng túng, dễ sai phạm.
Một trò chơi tạo không khí thú vị cho mọi người, giúp tăng năng lượng sau
khi đã mệt.

Bài học nổi lên:



Khi có sự giao tiếp đều bằng cùng 1 phương tiện (hành động, hoặc lời nói)

sẽ dễ hơn nếu người nói người làm
Sự đổi vai trong giao tiếp xảy ra liên tục (Người hỏi, người trả lời) vậy nên sẽ
giúp hiểu nhau hơn.

Gợi ý, ý kiến:



Có thể kết hợp câu thoại vào việc đổi vai, giúp cảm xúc tăng cao, tìm hiểu về
nhân vật
Có thể dung như một bài tập khởi động, khi thay số bằng câu hỏi hoặc câu
giới thiệu

Hoạt động 6: Yes let, No but (Team Work) (kết hợp luôn vào hoạt động 5)
Tóm tắt quá trình tiến hành:





Trò chơi được chơi theo đôi và có 2 lượt tất cả
Lượt 1: Người 1 sẽ nói “Chúng ta làm … đi” Người 2 sẽ nói “Hãy làm thôi”,
cả hai cùng làm hành động đó – sau đó đổi vai
Lượt 2: Người 1 sẽ nói “Chúng ta làm … đi” Người 2 sẽ nói “Không, … (lý do
không liên quan)” – sau đó đổi vai
Phương pháp Tạo Không Gian + Phương Pháp Đối Thoại,

Một số khía cạnh quan sát được:





Người chơi sẽ rất nhiệt tình và làm những hành động năng lượng cao
Các hành động sẽ vô cùng thú vị, như cùng vuốt má một người hoặc chạy
khắp không gian
Mức độ năng lượng cao khi “Yes, let” nhưng sẽ trùng xuống khi “No, but”


Bài học nổi lên:





Khi trong 1 đội nhóm, nếu có sự đồng thuận và cùng hành động sẽ đem lại
niềm tin và mức năng lượng cao
Nếu bạn từ chối mà không đưa ra lý do thuyết phục, hoặc không để cơ hội
cho người khác phản biện sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu trong đội nhóm
của mình
Cùng hành động bao giờ cũng vui vẻ.

Gợi ý, ý kiến:




Có thể kết hợp trò này với trò 1, 2, 3 để thành 1 cuộc hội thoại
Có thể sử dụng trò chơi này như một trò nhanh trí khi thúc ép cả 2 phải
hoạt động liên tục
Có thể chơi trò này theo 2 nhóm, ra lệnh lẫn nhau


Hoạt động 7: Freak Marketing (Team Work)
Tóm tắt quá trình tiến hành:








Các nhóm đưa ra “1 vật dụng + công dụng của nó”, điều kiện là vật đó phải
không có trên đời này, với công dụng cực kỳ nhảm nhí – Ví dụ: Quả bóng dí
vào bụng là có bầu, sữa cho người trẻ uống vào là có kinh nghiệm của người
già, phân kiến ăn vào tránh đãng trí, …
Các nhóm sẽ đổi chéo sản phẩm cho nhau và lên tiến hành quảng bá cho
sản phẩm đó. Với 3 tiêu chí như sản phẩm dành cho ai, slogan của sản
phẩm, hình thức quảng bá sản phẩm đó.
Điều kiện là khi 1 thành viên trong nhóm nêu bất kỳ 1 ý tưởng (ví dụ: quả
bóng có bầu sẽ do Tùng Sơn làm đại sứ thương hiệu) các thành viên không
được phản bác mà phải vỗ tay nhiệt liệt rồi làm logic ý tưởng đó (Tùng Sơn
làm đại sứ thương hiệu vì Tùng Sơn là đàn ông nhưng uốn éo như phái nữ,
công năng cực tốt lên cả đàn ông, …)
Phương Pháp Nhập Vai + Phương Pháp Kiểm Tra Chéo + Phương Pháp
Thuyết Trình

Một số khía cạnh quan sát được:







Các học viên chưa nhanh trí trong việc ủng hộ bạn cùng nhóm
Vẫn còn gạt ý kiến của bạn và đưa ý kiến cá nhân vào
Những người lạ chơi với nhau trò này chưa thực sự tốt (chỉ đạt 60%)

Bài học nổi lên:






Không có ý tưởng nào là tồi (dù marketing 1 sản phẩm dở hơi ?) nếu được
sự ủng hộ và nhiệt thành từ đồng đội
Dù ý tưởng của bạn có là gì, nhưng chỉ cần bạn suy nghĩ thì sẽ tìm được
cách – Các sản phẩm dở hơi bạn cũng marketing được, sao không thử các
sản phẩm tốt hơn.
Lời động viên có một khích lệ rất lớn trong team
Người leader (Giám đốc trong hoạt động marketing) cần có khả năng điều
phối cuộc họp không để nó đi quá xa

Gợi ý, ý kiến:



Trò chơi có thể dùng để brainstorming cho một dự án/chương trình mới.
Nên áp dụng với những đội nhóm đã thân quen và có thời gian làm việc
cùng nhau lâu để ăn ý hơn, và động viên cũng nội lực hơn


Hoạt động 8: Human Slide (Creative)
Tóm tắt quá trình tiến hành:






Mỗi nhóm sẽ thuyết trình về 1 chủ đề - cụ thể trong chương trình là “Món
ăn”
Sẽ có 1-2 người thuyết trình chính và những người còn lại làm thành slide
(Có thể động hoặc tĩnh, hình ảnh – video). Càng sinh động càng sáng tạo
càng điểm cao.
Các nhóm sẽ chấm điểm cho nhau để bầu ra nhóm cao điểm nhất.
Phương Pháp Thuyết Trình + Phương Pháp Nhập Vai + Phương Pháp Kể
Chuyện + Phương Pháp Kiểm Tra Chéo

Một số khía cạnh quan sát được:


Khả năng thuyết trình còn hạn chế, chưa biết cách thuyết trình chuyên
nghiệp ở người trẻ





Trình bày chưa sáng tạo, đa phần là ảnh động.
Chưa có sự ăn ý, bố cục rõ rang, và nhấn mạnh việc đổi slide.


Bài học nổi lên:




Càng sáng tạo thì càng thú vị, càng thích thú cho người sáng tạo
Sáng tạo cần dựa trên hiểu biết nền tảng sẵn có và kết hợp lại với nhau
Kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng trong mọi tình huống và có thể
ứng dụng linh hoạt trong bất kể hoàn cảnh

Góp ý, ý kiến:



Cần thuyết khi hình dung cụ thể về 1 vấn đề, khảo sát, tình huống cụ thể
Giúp trau dồi khả năng thuyết trình mà không bị khô khan nhàm chán

Hoạt động 9: The Book (Creative – Không được chơi)
Tóm tắt quá trình tiến hành:







Mỗi cá nhân ngồi tĩnh tâm, thiền, nhắm mắt và đi vào suy nghĩ nội tâm.
Người điều phối thông qua lời nói tạo không gian đây là một thư viện, các
cá nhân đi vào nhìn trên giá sách và chọn quyển sách cuộc đời mình.

Chia sẻ rằng cuộc đời mình đến trang nào rồi, mở đầu ra sao, cao trao khi
nào, còn bao trang trắng, đoạn kết như nào, bìa sách in gì, có câu nói giới
thiệu nào, …
Các cá nhân đi vào suy nghĩ nội tâm, tự vấn bản thân
Phương Pháp Tạo Không Gian + Phương Pháp Kể Chuyện

Một số khía cạnh quan sát được: (Hoạt động chưa được tổ chức)
Bài học nổi lên:




Mỗi cá nhân là một cuốn sách, số trang hay số năm tháng có hạn cần sống ý
nghĩa
Sống có một mục đích, câu nói trên bìa sách mà mình theo đuổi
Cuốn sách khi mình mất đi sẽ là một di sản cho đời sau như thế nào ?

Góp ý, ý kiến:


Có thể dùng trong nhiều lĩnh vực như đam mê, mối quan hệ, …




Cần them khả năng đặt câu hỏi gợi mở giúp mọi người đi sâu vào tưởng
tượng hơn nữa.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×