Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhận định về Công ty trách nhiệm hữu hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.53 KB, 3 trang )

Chương 4: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Nhận định
Câu 3: Mọi thành viên cá nhân của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên
trở lên đều có thể được bầu giữ chức chủ tịch HĐTV.
Nhận định SAI.
Viên chức, người chưa thành niên, người bị hạn chế NLHVDS có quyền mua phần vốn
góp vào công ty TNHH nên họ là thành viên công ty TNHH. Những người này thuộc
trường hợp bị cấm thành lập, quản lý quy định tại Khoản 2 Điều 18 LDN 2014 nên không
thể được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.
CSPL: Khoản 24 Điều 4; Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 LDN 2014.
Câu 10: Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được
HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo
nguyên tắc đa số.
Nhận định SAI
Hợp đồng giữa Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với chủ sở hữu
mơi phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định
theo nguyên tắc đa số. Hợp đồng này của Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm
chủ sở hữu chỉ phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 86, Khoản 5 Điều 86 LDN 2014
Tình huống 3
Vốn điều lệ 1 tỷ
M (91%), N (4%), E (3%), F (2%)
M: Chủ tịch HĐTV, GĐ công ty
1. Tháng 2/2016, E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập
họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. E và F
có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?
E và F không thể thực hiện quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Công ty Sông Tranh có một thành viên là M sở hữu trên 90% vốn điều lệ nên nhóm thành
viên còn lại đương nhiên có quyền quy định tại Khoản 8 Điều 50 LDN 2014 (trong đó có
quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV). Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhóm thành viên



còn lại bao gồm cả N nhưng N không có yêu cầu nên E và F không thể thực hiện được
quyền của mình.
CSPL: Khoản 9 Điều 50 LDN 2014.
2. Tháng 7/2016 ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài
sản của ông N.
Các thành viên còn lại cho rằng việc ông M tự mình ký kết như vậy mà chưa thông
qua quyết định của HĐTV công ty Sông Tranh là không đúng với quy định của pháp
luật vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.
Ý kiến của các thành viên còn lại là đúng.
Hợp đồng thuê tài sản giữa công ty Sông Tranh với một thành viên của công ty là ông N
phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 67 LDN 2014.
3. Giả sử công ty họp để xem xét việc thông qua hợp đồng nêu tại câu 2 nhưng ông F
không tham gia, anh/chị hãy tính tỷ lệ để HĐ trên được thông qua?
Thành viên N có liên quan trong hợp đồng thuê tài sản này nên không được tính vào việc
biểu quyết.
Ông F không tham gia họp.
Hợp đồng trên được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất
65% có quyền biểu quyết.
Số vốn có quyền biểu quyết còn lại là: 1 tỷ - 40tr – 20tr = 940tr
Để được thông qua: 65% x 940tr = 611tr
Hợp đồng trên được ông M đồng ý ký kết mà ông M sở hữu 910tr vốn có quyền biểu
quyết nên hợp đồng này 100% được thông qua.
Chương 5: CÔNG TY CỔ PHẦN
Câu 3: Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy CNĐKDN, cổ đông công ty cổ
phần có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người
khác.
Nhận định SAI



Cổ đông công ty cổ phần không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết thuộc sở
hữu của mình cho người khác.
CSPL: Khoản 3 Điều 116 LDN 2014
Câu 9: CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Nhận định SAI
Công ty cổ phần không thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành trái phiếu nếu công ty
không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc
thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó, trừ trường
hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
CSPL: Khoản 2 Điều 127 LDN 2014.



×