Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố cần thơ đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU TOẢN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU TOẢN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN DŨNG


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Hữu Toản xin cam đoan luận văn này là công trình
do tôi độc lập nghiên cứu và trực tiếp viết ra với việc trích dẫn các số
liệu một cách trung thực được cung cấp từ các nguồn tài liệu đã được
công bố hợp pháp và đáng tin cậy. Đồng thời cam kết rằng kết quả
nghiên cứu của luận văn này không phải là bản copy của bất kỳ công
trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.
Tác giả

Nguyễn Hữu Toản

i


MỤC LỤC
W›X
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........................................................... 5

1.1. Những khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................... 5
1.1.1. Khái niệm về đầu tư.......................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................ 6
1.1.3. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................ 7
1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................... 9
1.2. Vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế Việt Nam............................... 12
1.2.1. ĐTTTNN đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế .......... 12
1.2.2. ĐTTTNN với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
và xuất khẩu.................................................................................... 13
1.2.3. ĐTTTNN tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................... 14
1.2.4. ĐTTTNN với nguồn thu ngân sách và
cán cân thanh toán quốc tế.............................................................. 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ĐTTTNN vào TPCT...................... 16
1.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước
và một số tỉnh thành của Việt Nam......................................................... 19
1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................... 19
1.4.2. Kinh nghiệm của các nước ASEAN............................................... 22
ii


1.4.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành của Việt Nam ....................... 23
Kết luận chương I ..................................................................................... 26
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT ĐTTTNN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI GIAN QUA ............................. 27
2.1. Sơ lược về thành phố Cần Thơ ............................................................... 27
2.1.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 29
2.1.2. Công nghiệp.................................................................................... 30
2.1.3. Nông nghiệp ................................................................................... 30
2.1.4. Thương mại – du lịch .................................................................... 31
2.1.5. Khoa học công nghệ ....................................................................... 32

2.1.6. Tiềm năng của các khu công nghiệp tập trung............................... 33
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Cần Thơ thời giai qua............................................................. 36
2.2.1 Cấp phép ĐTTTNN từ 1998 đến 2007........................................... 36
2.2.2 Quy mô dự án ................................................................................. 41
2.2.3 Thực hiện vốn ĐTTTNN từ 1988-2007 ......................................... 44
2.2.4 Rút phép, giải thể và chuyển đổi sở hữu dự án ĐTNN tại TPCT .. 56
2.3. Đánh giá về tình hình ĐTTTNN tại TPCT thời gian qua....................... 59
2.3.1. Những thành tựu ............................................................................. 59
2.3.2. Các hạn chế................................................................................. 64
2.3.3 Một vài lưu ý .................................................................................. 65
Kết luận chương II .................................................................................... 66
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2015 ............................. 67
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút ĐTTTNN
vào TPCT đến năm 2015 ........................................................................ 67
3.1.1. Quan điểm....................................................................................... 67
3.1.2. Định hướng ..................................................................................... 68
iii


3.1.3. Mục tiêu .......................................................................................... 70
3.2. Các giải pháp chủ yếu............................................................................. 72
3.2.1 Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thành phố Cần Thơ ........................... 72
3.2.2 Cải tiến mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư..................................... 78
3.2.3 Thiết lập và vận hành hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư ......... 80
3.2.4 Cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác chống tham
nhũng .............................................................................................. 83
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cho

các dự án ĐTNN............................................................................. 85
3.2.6 Giải pháp liên kết vùng ĐBSCL ..................................................... 87
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 92
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ................................................................. 92
3.3.2 Kiến nghị với thành phố Cần Thơ .................................................. 93
3.3.3 Kiến nghị với nhà ĐTNN ............................................................... 94
Kết luận chương III................................................................................... 95
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
BOT
BTO
BT
CHXHCN
CNC
CNH-HĐH
DN
DNNN
ĐBSCL
ĐTNN
ĐTTTNN
FDI
GCNĐT
GDP

KCN
KCX
MNC
NNCNC
NSLĐ
NSNN
ODA
PTS
TNHH
TP
TPCT
TPHCM
UBND
USD
WTO
XNK
XTĐT

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Công nghệ cao
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giấy chứng nhận đầu tư
Tổng sản phẩm quốc nội
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Công ty đa quốc gia
Nông nghiệp công nghệ cao
Năng suất lao động
Ngân sách nhà nước
Viện trợ phát triển chính thức
Phó Tiến sĩ
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thành phố Cần Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân
Đô la Mỹ
Tổ chức thương mại thế giới
Xuất nhập khẩu
Xúc tiến đầu tư

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1 Vốn ĐTNN thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp
của khu vực có vốn ĐTNN trong GDP của Việt Nam(giá hiện hành) ................ 12
Bảng 1.2 Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007 ..................... 18

Bảng 2.1 Cấp phép ĐTTTNN trên địa bàn TPCT từ 1988 đến 2007 .................. 36
Bảng 2.2 Cấp phép ĐTTTNN theo từng thời kỳ ................................................. 37
Bảng 2.3 Quy mô dự án ĐTTTNN tại thành phố Cần Thơ ................................. 42
Bảng 2.4 So sánh quy mô dự án ở TPCT với cả nước......................................... 43
Bảng 2.5 ĐTTTNN phân theo ngành nghề .......................................................... 45
Bảng 2.6 Hình thức ĐTTTNN tại TP Cần Thơ ................................................... 46
Bảng 2.7 Thứ tự các nước ĐTTTNN theo vốn đăng ký còn hiệu lực ................. 50
Bảng 2.8 Phân bố ĐTTTNN theo vùng lãnh thổ ................................................. 52
Bảng 2.9 Phân bố ĐTTTNN trong và ngoài KCN............................................... 52
Bảng 2.10 Thực hiện vốn ĐTTTNN tại TPCT .................................................... 54
Bảng 2.11 Hiện trạng của các dự án ĐTTTNN tại TPCT ................................... 55
Bảng 2.12 Rút phép, giải thể và chuyển đổi sở hữu các dự án ĐTTTNN ........... 57
Bảng 2.13 Đóng góp của vốn ĐTTTNN trong tổng mức đầu tư......................... 59
Bảng 2.14 Đóng góp của vốn ĐTTTNN vào tăng trưởng GDP .......................... 60
Bảng 2.15 Xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTTTNN .......................................... 61
Bảng 2.16 Nộp NSNN của khu vực có vốn ĐTTTNN ........................................ 63
Bảng 2.17 Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp ở TPCT ................... 63
Bảng 3.1 Bảng tính hàm xu thế thu hút vốn ĐTTTNN ....................................... 71
Bảng 3.2 Dự báo thu hút vốn ĐTTTNN vào TPCT ............................................ 72

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 1.1 Tỷ trọng ĐTTTNN so với tổng đầu tư xã hội
và đóng góp trong GDP của Việt Nam ................................................. 13
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ................................................. 28
Hình 2.2 So sánh quy mô dự án ở TPCT với cả nước ......................................... 44

Hình 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành ............................. 46
Hình 2.4 Hình thức ĐTTTNN theo vốn đăng ký................................................. 48
Hình 2.5 Hình thức ĐTTTNN theo vốn thực hiện............................................... 48
Hình 2.6 Tỷ trọng hình thức ĐTTTNN theo vốn đăng ký................................... 49
Hình 2.7 Vốn đầu tư vào TPCT của 10 nước đứng đầu ...................................... 51
Hình 2.8 Cơ cấu ĐTTTNN trong và ngoài KCN................................................. 53
Hình 2.9 Tình hình vốn thực hiện của các dự án ................................................. 56
Hình 2.10 Tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ ......................................... 61
Hình 2.11 Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTTTNN............................. 62

vii


1

MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông
Cửu Long với diện tích 1.400 km2 và dân số tính đến năm 2007 vào
khoảng 1.147.000 người.
Từ xa xưa thành phố Cần Thơ đã được mệnh danh là thủ phủ của
miền Tây với tên gọi “Tây Đô”. Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, thành phố Cần Thơ cần phải vươn lên một
cách mạnh mẽ để xứng đáng là trung tâm của vùng đồng bằng sông
Cửu Long , là đầu tàu với sức lan tỏa và thu hút đối với kinh tế trong
toàn vùng như nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính
Trị đã chỉ rõ : “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở
thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh,
sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê
Kông ; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại-dịch vụ, du

lịch, trung tâm giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, trung tâm y tế
và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và
liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc
phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.”
Để đạt được những mục tiêu đó, thành phố Cần Thơ phải đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa để trở thành thành phố
công nghiệp trước năm 2020. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tìm ra các
giải pháp mang tính đột phá để thành phố Cần Thơ ‘cất cánh’ vượt lên
phía trước với tốc độ nhanh hơn các tỉnh khác trong khu vực.
Thành phố Cần Thơ đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển.
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 là đường lối định hướng của
trung ương cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ kèm theo một loạt
các biện pháp tổ chức thực hiện hỗ trợ cho thành phố Cần Thơ. Quyết
định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 8/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về


2
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Cần
Thơ thời kỳ 2006-2020 và Nghị quyết số 12/2007/NQ-CP ngày
13/2/2007 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thành phố Cần
Thơ nêu rõ tốc độ tăng GDP của thành phố bình quân thời kỳ 20062010 là 16%/năm và thời kỳ 2011-2015 phải là 17,1%/năm. Cùng với
dự án cầu Cần Thơ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009, sân bay Cần Thơ
cũng sẽ trở thành sân bay quốc tế và đón khách vào năm 2010, cảng
Cái Cui, cảng lớn nhất khu vực, cũng đã hoàn thành giai đoạn I và dự
án khai thông luồng Định An cũng đang được khởi động, đó là những
cơ hội thuận lợi hiếm có để thành phố Cần Thơ “cất cánh” trở thành
thành phố công nghiệp vào năm 2020.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu của thế giới
hiện nay. Việt Nam chúng ta cũng đã hội nhập khu vực khi là thành
viên của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á ASEAN năm 1995 và đã

chính thức hội nhập với thế giới khi là thành viên thứ 150 của WTO
năm 2007.
Vốn là yếu tố quyết định cho đầu tư phát triển đặc biệt là các
nước nghèo và chậm phát triển như Việt Nam. Với các học thuyết kinh
tế hiện đại và kinh nghiệm 20 năm đổi mới của Việt Nam chỉ ra cho
chúng ta rằng hoàn toàn có thể bổ sung vốn đầu tư cho phát triển bằng
cách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua trên
địa bàn thành phố Cần Thơ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của
thành phố cũng như chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo
nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính Trị.
Trước thực trạng đó, đề tài : “Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Cần Thơ đến năm 2015”
được người viết lựa chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế.


3
2) Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được đặt ra nhằm phân tích thực trạng ĐTTTNN trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua với những mặt tích cực và
hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách quan, rút ra những bài học
kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến
trình thu hút ĐTTTNN vào thành phố Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới
trình lãnh đạo thành phố cân nhắc, xem xét giải quyết.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
4) Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng bởi quá
trình thu hút ĐTTTNN là quá trình luôn biến động và luôn chịu tác
động mang tính nhân quả của nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô, trong nước
và ngoài nước.
Các phương pháp thống kê và phương pháp so sánh, quy nạp
được sử dụng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu trong không gian và
theo thời gian.
5) Lược khảo tài liệu
Đã có một số tác giả viết về đề tài ĐTTTNN trên địa bàn TPCT.
Trước hết phải kể đến đó là đề tài “Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” – Luận văn thạc
sĩ kinh tế chuyên ngành TCDN & KDTT của tác giả Thiều Anh Thư
năm 2005 : Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn TPCT từ năm 1988 đến năm 2004, nghiên cứu các
nguyên nhân hạn chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPCT, đề
ra một số giải pháp thu hút ĐTTTNN trên địa bàn TPCT. Kế đến là


4
Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính-ngân hàng của tác giả
Nguyễn Minh Tiến năm 2005 với đề tài “Giải pháp thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Đề tài cũng đánh giá
thực trạng thu hút ĐTTTNN trên địa bàn TPCT từ năm 1988 đến 2004,
rút ra bài học kinh nghiệm và nguyên nhân gây cản trở thu hút
ĐTTTNN tại TPCT thời gian qua, xây dựng lộ trình thu hút ĐTTTNN
trên địa bàn TPCT từ năm 2005 đến 2020 và đề ra 5 nhóm giải pháp thu
hút ĐTTTNN trên địa bàn TPCT.
Điểm khác biệt trong đề tài này của người viết là phân tích
ĐTTTNN tại TPCT trong giai đoạn từ 1988 đến 2007; dùng mô hình
dự báo theo xu thế để ước lượng lượng vốn ĐTTTNN vào TPCT đến

năm 2015; đề ra bốn giải pháp quyết liệt có tính cấp bách nhất chứ
không theo tuần tự các nhóm giải pháp của những người đã viết trước
đây.


5

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.

Những khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Theo Luật Đầu Tư năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam thì
“đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc
vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”[18].
Có rất nhiều khái niệm về đầu tư do các học giả cả nước ngoài và
trong nước đưa ra.
Theo “The New Palgrave Dictionary of Money and Finance” của
Peter Newman Murray, John Eatwell biên soạn thì “đầu tư là một sự
hình thành vốn thụ đắc hay tạo ra một nguồn tài nguyên sẽ được dùng
trong sản xuất”.
Trong cuốn “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, PGS.TS Trần
Ngọc Thơ đưa ra khái niệm “đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc
chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả năng không chắc chắn) giá trị
trong tương lai”[22].
Còn theo Từ điển Quản lý Ngân hàng thì tùy theo quan điểm sẽ
có ba khái niệm chính về đầu tư :

) Theo quan điểm kinh tế : Đầu tư là tạo một số vốn cố định
tham gia vào hoạt động của xí nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh
nối tiếp. Đây là vấn đề tích lũy các yếu tố vật lý chủ yếu về sản xuất
hay thương mại.
) Theo quan điểm tài chính : Đầu tư là làm bất động một số vốn
nhằm rút ra tiền lãi trong nhiều thời kỳ nối tiếp.


6
) Theo quan điểm kế toán : Khái niệm đầu tư gắn liền với phân
bổ một khoản chi vào một trong các khoản mục của bảng cân đối kế
toán.
Tuy có rất nhiều cách khái niệm về đầu tư nhưng có thể hiểu một
cách đơn giản “đầu tư là một hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục
đích sinh lợi trong tương lai.”
1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Đầu Tư năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam thì
đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ do hai khái niệm ghép lại đó là khái niệm
“đầu tư trực tiếp” và khái niệm “đầu tư nước ngoài”. Theo đó “đầu tư
trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”. “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân
nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam”[18]. Do đó có thể
hiểu “đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt
Nam”.
Theo Edward M.Graham “đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
công dân của một nước (nước đầu tư) thụ đắc quyền kiểm soát các hoạt
động kinh tế ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư)”.
Theo John D.Daniesl và Lee H. Radebaugh trong cuốn “kinh
doanh quốc tế” của NXB thống kê, 2005 thì “việc bán ở ngoại quốc

đang được thực hiện ngày càng nhiều hơn từ các cơ sở sản xuất được
điều hành ở nước ngoài. Điều này gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI)”[7].
Theo PTS. Nguyễn Khắc Thân thì “đầu tư trực tiếp nước ngoài là
dạng đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ bên ngoài mà chủ thể của nó là
tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế được nước chủ nhà cho
phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào đó của một
nước nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định”[20].


7
Trong sách “tài chính quốc tế” của trường Đại học Kinh tế
TPHCM xuất bản năm 2002 thì “đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát kinh tế
ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư)”.
Tóm lại, ĐTTTNN có thể được định nghĩa là hình thức đầu tư
quốc tế mà người chủ sở hữu vốn sẽ trực tiếp điều hành sử dụng vốn bỏ
ra.
Chủ thể của ĐTTTNN chủ yếu là các công ty đa quốc gia
(MNC), chiếm hơn 90% khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
toàn thế giới, phần còn lại thuộc về các chính phủ và các tổ chức quốc
tế khác.
1.1.3. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTTTNN xét theo khía cạnh là loại đầu tư mà nhà đầu tư nước
ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành thì
ĐTTTNN đã xuất hiện từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Bước sang
thế kỷ XIX khi mà chủ nghĩa đế quốc ra đời và phát triển thì ĐTTTNN
cũng phát triển mạnh với việc xem các nước thuộc địa là những nước
tiếp nhận đầu tư. Như vậy ban đầu ĐTTTNN bị kỳ thị xem đây như là
một cách thức bóc lột của các nước tư bản đối với thuộc địa. Tuy nhiên,

nó cũng mang lại lợi ích cho các nước thuộc địa như xây dựng cơ sở hạ
tầng (đường sắt, cầu đường, cảng biển, sân bay, những đô thị lớn...) đó
là những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội của
nước thuộc địa. Điều mà các nước đế quốc cho rằng đó là “khai hóa
văn minh”.
Trải qua lịch sử phát triển kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã thật sự trở thành hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế có hiệu
quả nên nó không những được hoan nghênh, mời chào mà còn có sự
cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia để lôi kéo loại đầu tư này.


8
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn bị ràng buộc bởi sự có hạn
của các yếu tố đầu vào của sản xuất (tài nguyên, lao động) và sự hạn
chế đầu ra của sản xuất (thị trường). Đây là những yếu tố cơ bản nhất
thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước ngoài.
Hay nói cách khác, việc tìm kiếm theo đuổi lợi nhuận cao hơn và bảo
toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất, động cơ và mục đích
cơ bản xuyên suốt của các nhà đầu tư khi tìm kiếm yếu tố sản xuất và
thị trường ở nước ngoài.
Khi một hàng hóa ở giai đoạn chín muồi, sản lượng đã tăng lên
nhanh chóng thì hai hiện tượng ngược chiều diễn ra đó là cung lớn hơn
cầu tạo áp lực phải giảm giá nhưng ngược lại với sự sản xuất quá nhiều
hàng hóa đó thì các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm hơn, giá nhân
công trở nên đắt hơn. Áp lực này đòi hỏi nhà sản xuất phải tìm kiếm thị
trường ở nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm nguồn tài
nguyên cũng như nhân công ở các nước với giá rẻ hơn.
Trong kinh tế hiện đại, nền sản xuất không thể tồn tại trong
khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia. Theo cách truyền thống thì nhà
sản xuất tìm kiếm thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu. Nhưng

trong điều kiện mậu dịch quốc tế còn nhiều trở ngại như hàng rào thuế
quan, chính sách hạn chế hoặc cấm nhập một số loại hàng hóa để thực
hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của một số quốc gia đã làm
cho hình thức xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài của nhà
sản xuất gặp khó khăn. Trong trường hợp này đầu tư trực tiếp để sản
xuất ngay tại nước ngoài là một lựa chọn khôn ngoan. Nhà đầu tư nước
ngoài không những né tránh được hàng rào thuế quan, chính sách nhập
khẩu của nước tiếp nhận đầu tư mà còn tận dụng được chính sách
hướng về xuất khẩu và các ưu đãi về thuế cũng như ưu đãi về giá cho
thuê cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà.


9
Cuối cùng là động cơ chính trị. Khi các chính phủ tham dự vào
đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể nhằm đạt đến một vài lợi thế chính
trị đó là mở rộng phạm vi ảnh hưởng hoặc nhằm đạt được việc cung
cấp các nguồn lực chiến lược. Ví dụ nếu một công ty của Mỹ kiểm soát
việc sản xuất nguyên vật liệu quan trọng tại một quốc gia kém phát
triển, họ có thể ngăn chặn các quốc gia thù địch tiếp cận sản xuất.
Chẳng hạn trong đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, chính phủ Mỹ đã
tạo rất nhiều khuyến khích khác nhau nhằm tăng khả năng sinh lợi của
đầu tư nước họ vào các quốc gia Caribé không thân thiện với Cuba. Lý
do là những khích lệ này sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn vào vùng này làm
cho kinh tế các nước đó mạnh lên với mục đích quảng bá cho hình ảnh
các quốc gia thân thiện với Mỹ và nhằm cô lập Cuba.
Tóm lại: Bản chất ĐTTTNN là
- Mở rộng thị trường.
- Tìm kiếm nguồn lực.
- Động cơ chính trị phụ thêm.
1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Luật Đầu Tư năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam thì
có 6 hình thức đầu tư trực tiếp, nhưng đây là luật dùng chung cho đầu
tư trong nước và đầu từ nước ngoài nên chỉ cần thêm yếu tố nước ngoài
ta sẽ có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.4.1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài
Theo hình thức này nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức
100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và pháp luật có liên quan.


10
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được
hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấp
chứng nhận đầu tư.
1.1.4.2.

Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư
thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp
danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đầu tư.


1.1.4.3.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp
đồng BTO, hợp đồng BT
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Bussiness Cooperation Contract: gọi
tắt là hợp đồng BCC) là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài
ký kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh
doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp
nhân.
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build – Operate –
Transfer : gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh
công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn nhà đầu
tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Transfer –
Operate : gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình
kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó


11
cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh
công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build – Transfer : gọi tắt là hợp
đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình đầu tư kết cấu hạ tầng; sau
khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt
Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong
hợp đồng BT.

1.1.4.4.

Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư trực tiếp tại Việt Nam được đầu tư
phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây :
- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh
- Đổi mới công nghệ, nâng câo chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi
trường.

1.1.4.5.

Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động
đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần để tham gia
quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật
có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện
đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ
lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường.

1.1.4.6.

Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để
tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài khi sáp nhập, mua lại công ty,
chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về
điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh.


12

1.2.

Vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế Việt Nam

1.2.1.

ĐTTTNN đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Vốn là mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa
vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Với nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp, kỹ thuật
lạc hậu như ở nước ta thì vốn lại càng là vấn đề quan trọng, là chìa khóa của
tăng trưởng.
Đóng góp vốn của ĐTTTNN trong đầu tư xã hội được xác định đạt tỷ lệ
cao nhất trong năm 1995 khi tỷ trọng của ĐTTTNN trong tổng đầu tư xã hội
lên tới 30,4% và có xu hướng giảm dần đến năm 2006 với tỷ trọng 16,2%.
Xét về số tuyệt đối năm 1995 với 30,4% tổng đầu tư xã hội nhưng vốn
ĐTNN chỉ có 22.000 tỷ đồng nhưng năm 2006 chỉ với 16,2% tổng đầu tư xã
hội thì vốn ĐTNN đã là 65.604 tỷ đồng.
Bảng 1.1 : Vốn ĐTNN thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp
của khu vực có vốn ĐTNN trong GDP của Việt Nam(giá hiện hành)
Chỉ tiêu

Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

2003
2004
2005
2006

Vốn ĐTNN
thực hiện

ĐVT: Tỷ đồng
Đóng góp của khu vực
có vốn ĐTNN trong
GDP

Số tuyệt
đối

% so với tổng
đầu tư XH

Số tuyệt
đối

% trong
GDP

22.000
22.700
30.300
24.300
22.671

27.172
30.011
34.795
38.300
41.342
51.102
65.604

30,4
26
28
20,8
17,3
18
17,6
17,4
16
14,2
14,9
16,2

14.428
20.106
28.450
36.214
48.958
58.626
66.212
73.697
88.744

108.256
134.166
165.456

6,3
7,39
9,07
10,03
12,24
13,27
13,76
13,76
14,47
15,13
15,99
16,98

Nguồn: Tổng cục Thống kê[30]

Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn ĐTTTNN chiếm tỷ
trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2006 khu vực có vốn ĐTNN


13
đóng góp 16,98% vào GDP so với năm 1995 khu vực này chỉ đóng góp
được 6,3%; gấp gần 3 lần về tỷ trọng nhưng gấp hơn 11 lần về số tuyệt
đối (năm 1995 : 14.428 tỷ đồng; năm 2006 : 165.456 tỷ đồng ).
Xét trong 10 năm qua tỷ lệ so với tổng đầu tư xã hội có xu hướng
giảm nhưng đóng góp vào GDP của khu vực có vốn ĐTNN luôn tăng ở
mức độ cao cho thấy khu vực kinh tế này là khu vực phát triển năng

động nhất và tốc độ tăng giá trị gia tăng của nó luôn cao hơn các khu
vực khác của nền kinh tế.

35,00
30,40
30,00

28,00
26,00

25,00
% so
tổng
đầu tư
xã hội

Tỷ trọng (%)

20,80
20,00
17,30

18,00

17,60

17,40
16,2016,98
14,9015,99
14,2015,13

14,47

16,00
15,00
12,24
10,00

9,07
6,30

13,27

13,76

13,76

%
trong
GDP

10,03

7,39
5,00

0,00
1995

1996


1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Năm

Hình 1.1 : Tỷ trọng ĐTTTNN so với tổng đầu tư xã hội
và đóng góp trong GDP của Việt Nam

1.2.2. ĐTTTNN với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và
xuất khẩu
ĐTTTNN vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp. Nhờ đó trong hai thập kỷ qua chúng ta đã cải thiện được nhiều
ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, viễn thông,

điện tử, xây dựng hạ tầng, v.v... Năm 2005 khu vực có vốn ĐTNN
chiếm tỷ trọng 43,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước


14
so với năm 1996 chỉ là 26,5%. Một lượng vốn đầu tư chiếm 1/6 toàn xã
hội (14,6%) nhưng đưa lại sản lượng chiếm gần nửa tổng sản lượng
công nghiệp của nền kinh tế (43,7%)[30], cho thấy khu vực có vốn
ĐTNN có sức sống mạnh mẽ và hoạt động rất có hiệu quả.
Tổng giá trị xuất khẩu cả nước năm 2006 là 39,8 tỷ USD trong
khi đó riêng khu vực có vốn ĐTNN đã đóng góp 23 tỷ USD chiếm
57,8%, còn khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp được 16,8 tỷ
USD[30].
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mặc dù khu vực có vốn ĐTNN có tỷ
trọng xuất khẩu cao nhưng giá trị xuất khẩu ròng không cao. Sở dĩ như
vậy vì các dự án ĐTTTNN trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các
dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập
khẩu là chính, hơn nữa vấn đề chuyển giá giữa các công ty mẹ và công
ty con để trốn thuế là vấn đề cần được chấn chỉnh trong gian tới.
1.2.3. ĐTTTNN tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Như trên chúng ta đã đề cập, trong 20 năm qua vốn ĐTTTNN vào
Việt Nam chủ yếu là đầu tư vào công nghiệp và xây dựng, một số ít vào
dịch vụ và đặc biệt nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số vốn ĐTTTNN được cấp giấy phép từ
năm 1988 đến năm 2006 là 78,2 tỷ USD, trong đó công nghiệp - xây
dựng là 52,6 tỷ USD chiếm 67,3%; Dịch vụ là 21,8 tỷ USD chiếm
27,8%; Nông – lâm – thủy hải sản chỉ có 3,8 tỷ USD chiếm 4,9%.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh trong công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ và giảm trong nông – lâm – thủy sản. Đó
là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo tiến trình CNH –

HĐH đất nước. Năm 1990, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
GDP với 38,74%; Kế đó là dịch vụ 38,59% và công nghiệp với
22,67%. Đến năm 1995 đã có sự biến đổi đáng kể: Dịch vụ dẫn đầu với
44,06%; kế đó là công nghiệp 28,76% và cuối cùng là nông nghiệp với


15
27,18%. Chỉ trong vòng 5 năm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã
giảm 11,56% trong khi GDP tăng 5,46 lần (năm 1990 : 41.955 tỷ đồng;
năm 1995: 228.892 tỷ đồng).
Tỷ trọng đó còn thay đổi cho đến năm 2006 thì công nghiệp dẫn
đầu với 41,56% trong GDP; kế đó là dịch vụ 38,08% và nông nghiệp
chỉ còn 20,36% trong khi tổng sản phẩm quốc nội từ 228.892 tỷ đồng
trong năm 1995 tăng lên 973.790 tỷ đồng trong năm 2006.[30]
Xét về cơ cấu lao động, năm 2000 tỷ lệ lao động trong nông – lâm
– thủy hải sản chiếm 65,1% tổng số lao động có việc làm trong cả nước
trong khi năm 2006 giảm xuống còn 55,7%. Tỷ lệ lao động trong công
nghiệp – xây dựng năm 2000 là 13,1% thì năm 2006 là 18,9%. Lao
động trong ngành dịch vụ cũng tăng là 21,8% năm 2000 lên 25,4% năm
2006.[30]
Mặc dù tỷ trọng GDP tăng mạnh trong công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ và giảm mạnh trong nông nghiệp nhưng tỷ trọng lao động lại
không phải như vậy. Lý do là khu vực có vốn ĐTNN sử dụng ít lao
động, chủ yếu là lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cao. Đây là
khu vực thâm dụng vốn với trình độ kỹ thuật – công nghệ cao trong khi
kinh tế trong nước là khu vực thâm dụng lao động.
1.2.4. ĐTTTNN với nguồn thu ngân sách và cán cân thanh toán
quốc tế
Khu vực có vốn ĐTNN đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu
ngân sách Nhà nước. Năm 2004 khu vực này đóng góp cho ngân sách

là 15.109 tỷ đồng chiếm 7,91% so với năm 2000 con số đó là 4.735 tỷ
đồng chiếm 5,22%. Số liệu trên đây không kể thu từ dầu thô, nếu tính
cả thu từ dầu thô thì tỷ lệ đóng góp này ước khoảng 20%.
Bên cạnh đó ĐTTTNN đã góp phần quan trọng vào việc tăng
thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế.


16
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ĐTTTNN vào TPCT

• Cơ sở hạ tầng của TPCT còn yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ tới
việc thu hút ĐTTTNN. Hạ tầng giao thông của cả vùng ĐBSCL
cũng trong tình trạng vừa yếu, vừa thiếu làm cho tính liên hoàn của
cả vùng bị hạn chế. Về giao thông bộ, gần như chỉ có tuyến đường
độc đạo Quốc lộ 1A nối các tỉnh thành ĐBSCL; còn các tuyến mới
qui hoạch như đường Nam sông Hậu (QL91C) nối TPCT – tỉnh Hậu
Giang – tỉnh Sóc Trăng – tỉnh Bạc Liêu, Tuyến N1 nối Tịnh Biên
(An Giang) với Hà Tiên (Kiên Giang), Tuyến N2 nối Chơn Thành
(Bình Phước) với tỉnh Đồng Tháp, An Giang... vẫn đang thi công;
nhiều tuyến đường đã làm xong nhưng chưa sử dụng được do phải
chờ cầu... Tuyến đường huyết mạch liên thông với TP Hồ Chí Minh
quá chật hẹp, mật độ xe cộ cao, thời gian đi lại mất nhiều thời gian
của nhà đầu tư. Về giao thông thủy, mặt dù là vùng sông nước
nhưng giao thông thủy không phát triển do chưa được đầu tư, 10
năm qua đầu tư cho các tuyến đường sông của cả vùng ĐBSCL chỉ
có 300 tỉ đồng[10]. Về hàng không, đến thời điểm này sân bay Trà
Nóc vẫn chưa đi vào hoạt động. Về cảng, tuy đã có cảng nhưng

chưa có luồng cho tàu trọng tải lớn ra vào cảng.
Thiếu “đất sạch” để cho thuê. TPCT hiện có 6 KCN, trong đó 4
KCN có lợi thế gần cảng, sân bay, và trung tâm thành phố : KCN
Trà Nóc 1 diện tích 135 ha đã cho thuê hết 100% đất công nghiệp.
KCN Trà Nóc 2 diện tích 165 ha đã ký hợp đồng cho thuê hết 100%,
các doanh nghiệp đã xây dựng trên 90% đất công nghiệp. KCN
Hưng Phú 1 & 2 diện tích 474 ha nhưng còn trong quá trình bồi
hoàn giải tỏa, phải 2-3 năm nữa mới có đất giao cho nhà đầu tư. Ông
Huỳnh Việt Dũng, phó Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp Cần Thơ, thừa nhận một thực tế, mỗi năm trung bình có 5-10
nhà đầu tư tìm đến Cần Thơ nhưng lại bỏ đi nơi khác đầu tư các khu


×