Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chúng ta biết mẹ thiên nhiên là gốc nguồn của mọi sự sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 15 trang )

1

Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt
động văn hóa ứng xử của con người
Chúng ta biết Mẹ Thiên Nhiên là gốc nguồn của mọi sự sống, có thể nói
nó có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không
chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng
tạo ra những giá trị văn hoá, nghệ thuật khác nhau và ngày một mới mẻ
hơn.Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.Khí
hậu nơi đây nóng ẩm và mưa nhiều, là một trong những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành công nghiệp lúa nước-“Nền văn hóa lúa nước”-niềm tự hào và
kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, là bản sắc riêng, là cái hồn của dân tộc Rồng
Tiên.Dù trãi qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với sự du nhập của nhiều nền văn
hóa khác nhau trên thế giới,thế nhưng cái hồn dân tộc vẫn còn đó,người Việt
vẫn giữ vẹn toàn cái nét đẹp mộc mạc,chân chất vốn có,học hỏi văn hóa nước
bạn một cách có chọn lọc nhằm phát triền nền văn hóa nước nhà.Đề tài: “Mối
quan hệ của điều kiện tự nhiên và hoạt động văn hóa ứng xử của con người” là
một đề tài hấp dẫn Nó giúp chúng ta trả lời được câu hỏi điều kiện địa lý có ảnh
hưởng như thế náo dến văn hoá ứng xử của con người.Trần Diễm Thúy trong
cuốn “cơ sở văn hóa Việt Nam” viết: “thích ứng với tự nhiên là một đặc điểm
thể hiện tích cách hoà đồng,tính cách yêu quý thiên nhiên và cũng là một cách
biểu hiện văn hóa của người Việt cổ.” Có phải vậy hay không?Chúng ta hãy
cùng tìm hiều để đi sâu vào vấn đề.
1.Thế nào là văn hóa ứng xử?
Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện
mức độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân
tộc. Qua đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi
ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi
luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội
họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán).Ở nước ta, tư tưởng Đạo Khổng
đã ăn sâu vào nhận thức và văn hóa ngàn đời, cho nên người Việt bị ảnh hưởng


rất lớn bởi hệ thống lễ giáo chặt chẽ này. Đó là sự tôn sư trọng đạo, kính trên
nhường dưới, quan hệ quân thần, phụ tử…; tuy mang nặng tính đẳng cấp, nhưng
giáo lý nho giáo đề cao cái nhân nghĩa ở đời, rất đáng được xem trọng. Mỗi dân


2

tộc, vùng miền đều có những hành vi giao tiếp khác nhau, tùy thuộc vào văn
hóa và tập quán.
Ví như người Châu Âu thì ôm hôn và bắt tay khi gặp nhau. Trong hoàn
cảnh tương tự, người Trung Quốc chắp tay, người Nhật thì cúi chào chẳng hạn.
Bên cạnh sự ảnh hưởng nho giáo, người Việt ta cũng coi trọng lối ứng xử tình
nghĩa, có trước có sau. Triết lý sống đó đầy nhân ái, thấm đẫm tình người. Cha
ông ta luôn đề cao nét đẹp trong giao tiếp. Đó chẳng phải là nói về cái lẽ sống ở
đời sao? Thiết nghĩ, những quan niệm đó đều rất tiến bộ và nhân văn. Điều mà
chúng ta có thể thấy được trong bất kỳ một xã hội dân chủ và văn minh nào thời
nay. Nói cách khác, thông qua văn hóa ứng xử, người ta có thể biết được lịch sử
và văn hóa dân tộc, cho nên nó là những gì tinh túy nhất của con người vậy.
2.Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hóa ứng xử của con người.
2.1. Con người tận dụng môi trường tự nhiên để ăn uống:
Ta biết rằng mỗi một vùng miền khác nhau,điều kiện địa lý khác nhau, vì
vậy con người phải có những ứng xử trong sinh hoạt sao cho phù hợp và thích
nghi với môi trường quanh mình.
a.Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: Địa hình Việt Nam ¾ là đồi núi thấp với hệ đất Feralit đỏ vàng
là chủ yếu. Đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Diện
tích đất đồng bằng chỉ chiếm ¼ nhưng hầu hết các đồng bằng của Việt Nam là
những đồng bằng châu thổ do các con sông bồi đắp thường xuyên nên rất màu
mỡ, là điều kiện thuận lợi để cho con người canh tác nông nghiệp.
Khí hậu: Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của

gió mùa Châu Âu, nên khí hậu mang tính chất nóng, ẩm phân hóa theo mùa và
theo độ cao rõ rệt. Bởi vậy hệ sinh thái rất đa dạng, mùa nào thức ấy. Cây cối
xanh quanh năm phù hợp với việc phát triển nông nghiệp.
Sông ngòi: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông
lớn. Như sông Hồng, sông Mêkông hàng năm đã bồi đặp một lượng phù sa rất
lớn tạo nên sự phì nhiêu màu mỡ cho các đồng bằng. Tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế nông nghiệp. Môi trường sống nước cũng chính là môi trường sản
sinh ra nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Việt.


3

b. Ảnh hưởng:
Điều kiện đất đai và khí hậu làm cho thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng và
phong phú. Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy Việt
Nam cũng là vùng đất có nền văn minh phát triển khá sớm, cách đây 4000 năm,
đó là nền văn minh sông hồng. Đặc trưng là nền văn minh lúa nước. Từ ngàn
đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam,nó không chỉ mang
lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của
người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể
thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này. Là cây
trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính
của người dân Việt Nam nói riêng và người dân châu Á nói chung. Cây lúa, hạt
gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam
coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn
giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt lúa, chỉ có
điều, nó được chế biến dưới dạng này hoặc dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to
lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển
của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong
từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể

đem lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người
nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hoá
có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước!


4

Hạt gạo gắn liền với sự phát triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo,cho đến nay
vẫn là nền kinh tế chủ yếu của đất nước. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa
chiếm 11% thì tại Việt Nam khắp nơi đều trồng lúa, nhất là ở các miền đồng
bằng và trên thế giới số người được sống bằng lúa gạo là 50% thì tại Việt Nam
là 100%. Trên thực tế, việc sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế đứng
hàng đầu. Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp miền núi, đồng bằng đến cao
nguyên, hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây lúa. Những vựa lúa lớn của
nước Việt Nam cả về diện tích, sản lượng và chất lượng có thể kể đến như đồng
bằng sông Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
Nam Bộ...Nhờ vào điều kiện thiết yếu,khá lý tưởng của nước ta trong việc phát
triển nền nông nghiệp lúa nước. Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng
khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của đất nước. Việt Nam từ
một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái
Lan về xuất khẩu gạo. Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt đới, có điều kiện
thuận lợi để phát triển cây lúa nước,điển hình như Việt Nam,Thái Lan,..thức ăn
chính của con người là lúa gạo, do đó hầu như các loại bánh trái đều chế biến từ
lúa gạo.

Còn những vùng đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới lương
thực chính là lúa mì: chẳng hạn như lương thực chủ yếu của người Nga là lúa
mì bởi lãnh thổ nước Nga nằm chủ yếu trong khu vực có khí hậu ôn đới nên các
nông phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, ngô và một số loại thực phẩm khác….



5

Bên cạnh đó ta thấy ở những vùng thảo nguyên mênh mông,thì nguồn
thức ăn chính của con người là thịt,bởi đây là vùng có hoạt động chăn nuôi cùng
hoạt động săn bắn thú rừng phát triển khá mạnh.Vì thế mọi người đã chế biến
các món ăn từ thịt nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày.

“Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa ẩm thực lâu đời và vô cùng
phong phú”,đây là lời nhận xét của một du khách khi ghé thăm đất nước hình
chữ S của ta.Đúng vậy, con người Việt Nam trọng tình cảm, trọng danh dự bởi


6

vậy “lời chào cao hơn mâm cỗ” do hoạt động nông nghiệp nên người Việt Nam
rất coi trọng việc ăn uống: “ có thực mới vực được đạo”, dân gian ta thường có
câu “trời đánh còn tránh miếng ăn” nó thể hiện tầm quan trọng của việc ăn
uống.
Như đã nói Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ
rất phù hợp cho việc phát triển cây lúa. Trong hệ thống sinh thái phồn tạp chỉ số
đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với
động vật”. điều này được thể hiện trong bữa cơm của người Việt: cơm –rau-cá.
Đó là một cơ cấu thiên về thực vật và trong số thực vật thì lúa gạo đứng hàng
đầu. tục ngữ có câu: “cơm tẻ mẹ ruột”, “người sống vì gạo cá bạo vì nước”.
Người ta không chỉ sử dụng gạo trong những bữa cơm thường ngày, mà gạo còn
được chế biến thành các đồ dâng cúng thần linh: gạo nếp làm bánh chưng, bánh
giày đây là hai thứ bánh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người
Việt. Bánh chưng được gói bằng gạo nếp, lá dong, luộc nên mà màu vẫn còn

xanh ngắt, không nhà nào không có. Gạo tẻ thì được chế biến thành các loại
bánh như: bánh buốn, bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh trôi, phở, mì,
bún….mỗi loại bánh là đặc sản của từng vùng. Ví dụ như Phở Hà Nội không
chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được bạn bè nước ngoài biết đến.

Trong bữa cơm của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở một
trong những trung tâm trồng trọt Việt Nam có danh mục rau quả mùa nào thức
ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam “đói ăn rau, đau uống thuốc”.
Rau thường được nấu canh, dùng tươi hoặc luộc, ít dùng những sốt cầu kỳ có
nhiều đạm nhữ đĩa trộn sốt trứng, sữa quen thuộc trong cơ cấu bữa ăn của các
nước phương Tây.


7

Nói đến rau trong bữa ăn của người Việt không thể nhắc đến hai món đặc thù là
rau muống và dưa cải. Đây là hai món đơn giản, dân dã nhưng lại bó chặt chẽ
với mỗi người dân Việt Nam và khi đi xa ai cũng nhớ về.Một đặc trưng của điều
kiện tự nhiên Việt Nam là lắm sông, suối, ao hồ. chính nơi đây là nguồn cung
cấp thực phẩm dòi dào cho người dân. Từ xưa họ đã tìm đến gần những con
sông để sinh sống, đánh bắt hải sản để phục vụ cho bữa ăn của mình. Ngoài
cơm và rau. Cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của người
Việt. Từ cá người ta có thể chế biến ra nhiều các món ăn khác nhau như cá kho,
gỏi cá…Đặc biệt từ các loại hải sản đánh bắt được người Việt đã chế tạo ra một
số thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Martin –Yan – Đầu bép
số một thế giới khi đến Việt Nam đã rất thán phục món nước mắm chanh –
đường – tỏi -ớt của người Việt.

Không giống những vùng có thảo nguyên rộng lớn – thuận lợi cho việc chăn
nuôi gia súc, ở Việt Nam chăn nuôi gia súc chỉ bó hẹp trong hộ gia đình nên

thực phẩm là cá nhiểu – vì tận dụng được tự nhiên. Còn thịt thì rất ít chủ yếu là
thịt gà, bò trâu nên trong bữa ăn của người Việt thịt được xếp sau cùng.
Đồ uống – hút: đồ uống , hút truyền thống thì có trầu cau, thuốc lào, rượu, nước
chè, nước vồi…chúng hầu hết là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt
Đông Nam Á. Nó đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Việt Nam.
Ăn trầu cau là phong tục lâu đời ở Việt Nam, nó cũng phổ biến ở Đông Nam Á
cổ đại. Nước ta là vùng có khí hậu nhiệt đới nên thích hợp cho cây trầu , cau
phát triển. Trầu cau có thể trồng khắp nơi trên đất nước hầu như làng nào cũng
có, nhà nào cũng có giàn trầu và vài ba cây cau. Lá trầu còn có tác dụng chữa
dầy bụng, đau mắt, chữa các mun làm mủ sưng tấy…Trầu cau có ý nghĩa triết lý


8

nhân sinh tuyệt vời. Trầu cau là đạo ứng xử bạn bè, hàng xóm, láng giềng, là
keo sơn của tình nghĩa vợ chồng anh em. Miếng trầu còn là vật lễ từ việc cưới
xin cho đến tang ma…miếng trầu thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao ý
nghĩa sâu xa của văn hóa Việt Nam.

Trong khi trầu là thú vui chủ yếu của phụ nữ thì hút thuốc lào thú vui chủ yếu
của nam giới. Thuốc lào là một thứ cây gần giống thuốc lá: ‘thuốc lào là một
thứ cây tên chữ gọi là tương tư thảo. kỳ thảo cho cây thuốc ấy trừ được sơn lam
chướng khí, mới có người hút, lâu rồi quen đi mà ai cũng đua nhau, bởi thế
thành tục”Cây thuốc lào thường trồng nhiều ở vùng Hải Dương, Nam Định. Họ
lấy lá phơi khô rồi thái nhỏ mà đóng thành bánh và đem đi bán cho người ta hút.
Hút thuốc lào đã trở thành niềm đam mê đối với người dân Việt Nam không chỉ
có nam giới hút mà có cả phụ nữ.


9


Uống rượu: rượu được làm từ gạo nếp hoặc gạo tẻ. Nhưng rượu bàng gạo nếp
vẫn thơm ngon hơn cả. gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên men rồi cất ra.
Rượu là tố chất gắn với nhiều hình thức sinh hoạt đời sống của người dân Việt
Nam như cưới hỏi, ma chay,ly rượu lễ thầy, lễ cha mẹ, nhất là trên bàn thờ tổ
tiên không thể thiếu được ly rượu.
Uống trà(chè) : Chè là thức uống chủ yếu của người Việt. Việt Nam có khí
hậu nhiệt đới gió mùa đồng thời có loại đất Feralit là điều kiện thuận lợi để cho
cây chè phát triển. Cây chè được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng trồng nhiều
nhất là ở trung du miền núi phía bắc nước ta. Người bắc bộ có nghệ thuật pha
chè và uống chè độc đáo (do ảnh hưởng của người Trung Quốc) còn đối với
người Nam Bộ uống chè là để giải khát. Ngoài ra nước chè còn là thức uống để
cúng tế cho những ngày lễ tết.

Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để phát triển
cây lúa nước,điển hình như Việt Nam,Thái Lan,..thức ăn chính của con người là
lúa gạo, do đó hầu như các loại bánh trái đều chế biến từ lúa gạo. Còn những
vùng đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới lương thực chính là lúa mì:
chẳng hạn như lương thực chủ yếu của người Nga là lúa mì bởi lãnh thổ nước
Nga nằm chủ yếu trong khu vực có khí hậu ôn đới nên các nông phẩm chính là
lúa mì, lúa mạch, ngô và một số loại thực phẩm khác….
2.2. Mặc, ở và đi lại-cách ứng xử của con người nhằm đối phó với sự khắc
nghiệt của tự nhiên:
Mặc, ở và đi lại là những hoạt động hết sức cần thiết của con người, nó
cũng là những yếu tố tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc.


10

a.Mặc

Quan trọng đối với con người sau ăn mặc. Nó giúp cho con người đối phó
được với cái nóng, cái lạnh, mưa gió…nhưng mặc không chỉ là để ứng phó với
môi trường mà có ý nghĩa xã hội quan trọng. mặc trở thành cái không thể thiếu
trong mục đích trang điểm, làm đẹp của con người.
Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức khác nhau vì vậy cái mặc trở
thành biểu tượng văn hóa của dân tộc.Như người Việt Nam có áo dài là trang
phục truyền thống,là Quốc phục của đất nước hình chữ S.Hình như chính cơ thể
chị em đã tôn chiếc áo lên. Và rồi chính chiếc áo cũng tôn vẻ đẹp của chị em.
Đó là sự cộng hưởng và kết hợp hài hòa mà tạo hóa đã bạn tặng cho phụ nữ
đúng vậy. Nét đẹp thuần khiết trong trang phục áo dài.Chiếc áo ôm lấy người,
bó sát như dính bết vào người. Mọi đường cong, nét uốn, cả cái vẻ rừng rực của
cơ thể đều phơi ra hết. Phơi ra mà vẫn kín đáo. Kín mà lại hở phô trương khoe
vẻ đẹp hấp dẫn. Nét mềm mại của các cô gái.Không chỉ đàn ông mê. Đàn bà
cũng say đắm. Bà Blaga Dimitrova, nữ thi hào Bulgaria nổi tiếng thế giới, ngắm
chị em ta trong những bộ trang phục, phải thốt lên: “Bây giờ thì tôi tin, các thiên
thần là có thực”. Không chỉ thích tấm áo dài, bà còn yêu cả tấm quần lụa. Chị
em đi xe máy, đi xe đạp, hay chỉ đơn giản thả bộ trên hè phố, dải quần lụa bay
lất phất về phía sau, trông cứ như đôi cánh mỏng, bà Blaga ngỡ ngàng: “Hình
như người phụ nữ Việt Nam không đi, mà họ đã bay bằng chân, và bay trên mặt
đất”.

Người Nhật Bản có bộ kimono.Người Trung Hoa đời Mãn Thanh thì lại có
chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo “xường xám”


11

Hay ta thấy ở những vùng có khí hậu nóng nhiều ánh sáng, con người sử dụng
các loại vải mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng có khí hậu giá lạnh
con người đã biết sử dụng các loại giấy, chất len sợi để đỡ lạnh hơn như ở các

vùng núi cao. Hay ở những vùng rừng núi con người đã biết cách ăn mặc hòa
đồng với thiên nhiên bằng các loại vải vóc màu sắc tượng trưng cho thiên nhiên
núi rừng.
b.Ở
Việc ở là để đối phó với các hiện tượng như mưa, nắng, gió,bão, nóng,
lạnh…những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời sống của
con người. Con người không thể biến đổi được tự nhiên mà chỉ có thể dựa vào
tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại. Ngay từ xa
xưa khi xã hội chưa phát triển để ứng phó với những hiện tượng tự nhiên người
ta đã tìm những hang động và gốc cây để ở. Khi xã hội phát triển con người đã
biết khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gạch, đá, vôi, sắt thép..vv
để tạo nên những ngôi nhà vững trãi và đẹp mắt.Việc làm nhà cửa và các công
trình kiến trúc thể hiện sự đối phó với môi trường tự nhiên. Cuộc sống định cư
là đặc điểm nổi bật của cư dân nông nghiệp lúa nước. Ở những vùng núi thấp
bằng phẳng thường làm nhà trệt, bàng cột tre hoặc gỗ. Gắn với môi trường sông
nước thì có những ngôi nhà thuyền, nhà bè, lập nên những xóm chài, làng chài.
Ở những vùng núi cao có những ngôi nhà sàn vừa ứng phó với lũ lụt hàng năm,


12

vừa tránh thú dữ.Việc chọn hướng nhà, chọn đất liên quan đến thuật phong thủy
vừa là cách tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để ứng phó với
nó. Hướng nhà thường được chọn là hướng nam “lấy vợ hiền hòa làm nhà
hướng nam”. Vì Việt Nam ở gần biển, trong khu vực gió mùa trong bốn hướng
chỉ có hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất. Vừa tránh được cái nóng từ phía
tây, cái bão từ phía đông, và gió lạnh thổi về vào mùa rét từ phía bắc, lại tận
dụng được gió mát thổi từ phía nam vào màu nóng.Về mặt kiến trúc theo lối nhà
cao cửa rộng , nhà ba gian, hai trái. Ngôi nhà còn là tấm gương phản ánh đặc
điểm của truyền thống văn hóa dân tộc. Trước hết là môi trường sông nước phản

ánh qua cách làm nhà sàn với vách nghiêng và mái cong hình thuyền. Người
Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên ngôi nhà Việt
Nam gian ưu tiên gian giữa cho hai mục đích: phía trong là nơi đặt bàn thờ, phía
ngoài là nơi tiếp khách.

d.Đi lại
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên,
chẳng hạn như ở vùng sông nước giao thông chủ yếu là bằng đường thủy,
phương tiện chủ yếu là tàu thuyền. Còn những vùng đồng bằng khô khan giao
thông dường bộ lại phát triển phương tiện chủ yếu là xe cộ, tàu xe.
Ví dụ đối với Việt Nam có địa hình nhiều đồi núi, mặt khác cuộc sống nông
nghiệp của người dân Việt Nam là đi gần – từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương…
nên giao thông thường bộ kém phát triển. Bù lại Việt Nam llaf vùng sông nước
nơi đay có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài bởi vậy


13

mà thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Sách Lĩnh Nam trích quái chép
rằng người Việt vổ “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”.
Phương tiện giao thông và chuyên chở hết sức phong phú: thuyền, ghe, xuồng,
bè, tàu phà…Người Việt Nam gắn bó với sông nước không chỉ trong đi lại mà
cả trong viêc ở. Ngay cả chôn cất người chết cũng mô phỏng theo hình con
thuyền đến cái “thế giới bên kia” cũng được hình dung nằm ở một vùng sông
nước (chín suối) và đến đó cũng phải đi bằng thuyền, tục chèo (đò) đưa linh.
Như vậy trong bất cứ môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi
phối bởi điệu kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên,
trong hoàn cảnh đó, con người không thể chống lại nó một cách thuần thục mà
phải thích nghi với môi trường sống để điều hòa nhịp sống của mình vào dòng
chảy của nó.

2.3.Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đối với các hoạt động khác của con
người
a.Đối với phong tục tập quán
Những đồng bào dân tộc sống ở những vùng miền núi cao,họ sẽ lưu giữ
những phong tục tập quán dành riêng cho họ.Những lễ nghi,thờ cúng,tín
ngưỡng liên quan hình thành theo kiểu bộ lạc.Hay các phong tục,hoạt động vui
chơi truyền nhau qua các thế hệ mang phong cách của riêng họ.Thậm chí có
những phong tục được vinh danh trên diễn đsàn văn hóa thế giới,chẳng hạn như
cồng chiên Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa thế
giới phi vật thể”.


14

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tập tục khác nhau của các thành phần dân tộc
trên thế giới không kể riêng gì đồng bào dân tộc của Việt Nam mà chúng ta
không thể nào biết hết được.
b.Đối với các hoạt động văn hóa nghệ thuât
Điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa
nghệ thuật như:hát chèo,hát xoan,hát quan họ,dân ca trữ tình,múa rối nước, v…
v.. các loại nghệ thuật này còn phân chia theo khu vực địa lý của từng vùng
miền khác nhau.Kể cả những câu chuyện cổ tích mà ông bà ta hay kể cũng theo
vùng miền mà câu chuyện sẽ có một nét đặc trưng khác nhau..

Ngoài ra,còn rất nhiều,rất nhiều những hoạt động văn hóa của con người
mà yếu tố điều kiện địa lý đóng một vai trò ảnh hưởng đang kể..tiêu biểu mà ta
cần nhắc đến cuối cùng là giọng nói và âm điệu..Chỉ riêng người miền Bắc và
miền Nam đã có giọng nói với âm điệu khác nhau,phong tục và lễ nghi như
bánh dày,bánh chưng,bánh tét,các tập tục cúng cơm và các lễ hội dân gian cũng
có phần khác nhau điển hình,gắn liền với yếu tố tự nhiên rồi.

3.Kết luận:
Văn hóa là cái gì đó rất riêng của mỗi dân tộc,chúng ta có thể tìm thấy ở
dân tộc này mà không tìm thấy ở dân tộc khác.Đối với văn hóa không có sự cao
thấp mà chỉ có sự khác nhau mà thôi.Chính sự khác nhau đó tạo nên nét đặc
trưng riêng trong bản sắc văn hóa mỗi dân tộc,đó gọi là không gian văn hóa.


15

Không gian văn hóa gắn liền với lãnh thổ,đặc trưng không gian lãnh thổ chi
phối đặc trưng không gian văn hóa.
Như vậy,chúng ta có thể khẳng định rằng: điều kiện địa lý tự nhiên có ảnh
hưởng và vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triền văn hóa dân tộc. Nó
liên quan đến cách ứng xử,thích nghi khác nhau của các tộc người khác nhau
trong các khu vực có điều kiện địa lý không giống nhau!



×