Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tìm hiểu văn học đông âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.95 KB, 39 trang )

VĂN HỌC ĐÔNG ÂU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC ĐÔNG ÂU
1.1.

Vị trí, diện mạo, đặc điểm của văn học Đông Âu

Đông Âu hoặc Khối Đông Âu là một khái niệm chính trị xã hội chủ yếu bị
ảnh hưởng bởi Chiến tranh lạnh – là yếu tố chính tạo ra biên giới của nó. Biên giới
của nó được củng cố hữu hiệu trong các giai đoạn cuối của Thế chiến II (sau Hội
nghị Yalta) và bao trùm tất cả các quốc gia nằm dưới quyền ảnh hưởng và kiểm
soát của Liên Xô, liên kết bởi các liên minh – liên minh quân sự (Khối Warszawa)
và liên minh kinh tế (khối SEV hay còn gọi là Hội đồng Tương trợ Kinh tế). Vì các
quốc gia này theo chế độ cộng sản và nằm ở phía đông của châu Âu, với ranh giới
là dãy Ural và Caucasus nên chúng được được sắp xếp một cách tự nhiên thành các
quốc gia Đông Âu.
Tuy nhiên định nghĩa này đã dần lỗi thời sau những biến động to lớn ở Đông
Âu và Liên Xô trong những năm 1988 - 1991, khi mà Đông Đức đã nhập vào trong
Tây Đức qua cuộc thống nhất nước Đức, và trở thành một phần của Tây
Âu và Khối Đông Âu đã bị tan vỡ và cùng theo với sự tan vỡ này, các liên minh
trên tuyên bố tự giải thể.
Theo cách sử dụng và nhận thức thông thường, Đông Âu trước đây (và bây
giờ theo quy mô hẹp hơn) khác với Tây Âu vì những dị biệt về văn hoá, chính trị,
và kinh tế và biên giới của nó có chút liên quan tới yếu tố địa lý. Dãy núi Ural là
biên giới địa lý rõ ràng của Đông Âu, vậy Đông Âu là phía đông dãy Ural. Tuy
nhiên đối với Tây phương, biên giới tôn giáo và văn hóa giữa Đông và Tây Âu có
sự nằm chồng lên nhau đáng kể và quan trọng nhất là sự thay đổi bất thường trong
lịch sử khiến việc hiểu về nó một cách chính xác gặp phải đôi chút khó khăn.
Đông Âu gồm có:
- lãnh thổ châu Âu của Nga;



- các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Litva);
- phần lớn các nước Balkan, trừ Hy Lạp được xem là một phần của Tây Âu, và
lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ thường thì không tính vào (Slovenia, Croatia,
Bosna và Hercegovina, Serbia, Montenegro, Macedonia, Albania, Bungary);
- các quốc gia khác: Ba Lan, Cộng hòa Sec, Slovakia, Hungary, Belarus,
Ukraina, Romania, Mondova.
Đối với Liên hiệp quốc, Đông Âu cũng là một tiểu vùng địa lý của châu Âu
nhưng ít biết đến hơn và hạn chế hơn, chỉ bao gồm các quốc gia sau đây: phần
châu Âu của Nga, Bungary, Ba Lan, Cộng hòa Sec, Slovakia, Hungary, Belarus,
Ukraina, Romania, Moldova.
Những quá trình diễn ra trong văn học Đông Âu mang đặc trưng riêng đối
với từng quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng có những điểm chung, những nét
tương đồng. Trong các thời kì lịch sử khác nhau, đặc điểm chung đó thể hiện ở
những mức độ khác nhau, có các dạng thức khác nhau. Những nét thống nhất và
tương đồng đó được quy định bởi các đặc điểm lịch sử, dân tộc, tôn giáo. Trước hết
cần nhắc đến sự gần gũi về lãnh thổ và các mối quan hệ thường xuyên, chặt che
giữa các quốc gia trong khu vực. Những nét tương đồng về dân cư và ngôn ngữ
giữa các quốc gia không thể không ảnh hưởng đến những mối bang giao về văn
hóa và văn học. Bên cạnh đó, yếu tố tôn giáo cũng góp phần đẩy mạnh quan hệ
giữa các quốc gia trong cùng một khu vực, gây trở ngại đối với các quốc gia thuộc
những giáo hội khác nhau.
Trong suốt chiều dài lịch sử, cuộc đấu tranh của các dân tộc trong khu vực
Đông Âu giành độc lập cho quốc gia, chống lại ách thống trị của quân xâm lược
nước ngoài luôn được phản ánh trong sự phát triển của văn học.
Nền văn học của phần lớn các nước Đông Âu có nhiều điểm tương đồng, từ
xa xưa đã gắn bó mật thiết với nhau, đồng thời các nền văn học này là bộ phận
không thể tách rời của bức tranh toàn cảnh văn học chung châu Âu. Phần lớn các


nền văn học trong khu vực, trước hết là văn học Đông và Tây Slav, có mối quan hệ

lâu đời bền vững với văn học Nga. Mối quan hệ giữa văn học Đông Âu với văn
học Pháp, Italia, Anh, trong thế kỷ XX – với văn học Mỹ, và trong những thập niên
gần đây – văn học Mỹ Latinh, khá tích cực.
Số phận của các khuynh hướng lớn (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự
nhiên…) trong văn học Đông Âu khác với số phận của các khuynh hướng này
trong các nền văn học dẫn đầu của châu Âu về niên đại cũng như đặc điểm.
Trong văn học các nước Đông Âu, những thành tựu đáng kể nhất trong quá
khứ gắn liền với chủ nghĩa lãng mạn. Các tên tuổi nổi bật nhất của khuynh hướng
này là Mitskevich và Slovatsky (Ba Lan), Petefi (Hungary), Eminesku (Romania),
Botev (Bungary), Presern (Slovenia)… Đáng chú ý nhất trong văn học lãng mạn
Đông Âu là cảm hứng giải phóng dân tộc. Việc khẳng định sự tự do của một cá
nhân riêng biệt đôi khi có thể được coi là sự phản bội lý tưởng yêu nước. Cảm
hứng giải phóng dân tộc còn tiếp tục phát triển trong văn học hiện thực, nhưng yếu
tố phê phán xã hội bị mờ hóa.
Sự phát triển của hệ thống thể loại trong văn học Đông Âu mang đặc trưng
riêng. Trong hầu hết các nền văn học khu vực Đông Âu, trong một thời gian dài
thơ ca là thể loại chiếm ưu thế trên văn đàn. Tiểu thuyết được hình thành muộn hơn
ở Tây Âu, tiểu thuyết lịch sử với nội dung yêu nước chiếm vị trí đặc biệt (sáng tác
của Sienkiewicz, Irasek, Senoa…). Bên cạnh đề tài lịch sử, đề tài nông thôn được
khai thác rất tích cực.
Sơ lược về lịch sử phát triển văn học Đông Âu
Trong phần này, chúng tôi trình bày khái quát về tiến trình văn học Đông Âu
1.2.

trước thế kỷ XVIII. Các giai đoạn văn học thế kỷ XIX – XX được trình bày chi tiết
ở những chương tiếp theo.
• Văn học dân gian


Trước khi có chữ viết, những cư dân Slav đã sáng tác nên các tác phẩm văn

học dân gian truyền miệng phản ánh các mối quan hệ xã hội, đời sống sinh hoạt và
quan niệm của chế độ thị tộc bộ lạc.
Một bộ phận quan trọng của sáng tác dân gian là những bài ca lao động. Đây
là thể loại ca khúc thường đi kèm với các nghi lễ gắn liền với công việc đồng áng
và thời điểm giao mùa, cũng như các sự kiện quan trọng của đời người (sinh, kết
hôn, tử). Phần cốt lõi của khúc ca nghi lễ thường là những lời cầu khấn mặt trời,
đất đai, gió, sông, cây cối với ước mong mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, việc
săn bắn thuận lợi.
Sáng tác dân gian của cư dân Slav rất phong phú về thể loại: truyện cổ tích,
tục ngữ, câu đố, truyền thuyết về nguồn gốc các vị thần…
Thơ ca truyền miệng cổ nhất của người Slav có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển về sau của văn hóa nghệ thuật.
Cùng với sự hình thành nhà nước, việc tiếp nhận Kitô giáo và sự xuất hiện
của chữ viết, trong văn học dân gian xuất hiện những nhân tố mới. Trong các ca
khúc, truyện cổ tích, đặc biệt là huyền thoại có sự đan xen giữa thần thoại tôn giáo
cũ và những quan niện Kitô giáo. Bên cạnh các nhân vật phù thủy hay thần tiên có
sự xuất hiện của Chúa, Đức mẹ, các thiên thần, các bậc thánh nhân; các sự kiện
không chỉ diễn ra trên mặt đất mà còn diễn ra trên thiên đường hay dưới địa ngục.
Trong văn học Bungary, Serbia rất phổ biến các cốt truyện huyền thoại và cổ
tích từ văn học Byzantine, Tây Âu và Cận đông.
Một hiện tượng mới rất quan trọng trong sáng tác dân gian Bungary, Serbia
thế kỷ XII-XIV là sự xuất hiện và phát triển của các ca khúc sử thi. Quá trình này
diễn ra qua hai giai đoạn: đầu tiên, xuất hiện các ca khúc với nội dung sinh hoạt
phản ánh đặc trưng của các mối quan hệ xã hội và đời sống sinh hoạt của xã hội
đầu phong kiến, bên cạnh đó là sự xuất hiện của các khúc ca anh hùng. Sau đó,
cùng với việc thành lập và củng cố nhà nước, bắt đầu cuộc chiến chống Byzantine
và Thổ Nhĩ Kì, các khúc ca anh hùng với nội dung thần thoại hay truyền thuyết đã
xuất hiện và dần dần chiếm vị trí dẫn đầu trong sử thi.



Khác với văn học dân gian Đông và Nam Slav, các cư dân Tây Slav (Séc,
Slovakia, Ba Lan) không có thể loại sử thi anh hùng với dạng thức phát triển như
vậy. Trong văn học dân gian Séc và Ba Lan, các ca khúc lịch sử rất phổ biến. Tiền
thân của các ca khúc này chính là những khúc ca anh hùng. Như vậy, có thể phỏng
đoán rằng các khúc ca anh hùng đã từng xuất hiện trong văn học dân gian Tây
Slav.
• Văn học Đông Âu thế kỷ XVII
Trong thế kỷ XVII, sự phát triển văn học ở các nước sống dưới ách nô dịch
Thổ Nhĩ Kì diễn ra chậm và tập trung duy trì những truyền thống tôn giáo trung cổ.
Các thể loại tiêu biểu trong văn học các nước này là sử biên niên; các tuyển tập
giáo huấn tôn giáo (dịch và nguyên bản), truyện về cuộc đời các thánh, trong đó có
cả truyện về cuộc đời các vị lãnh đạo nhà nước hay những anh hùng đánh đuổi
quân Thổ Nhĩ Kì; sử liệu học. Ở các nước chịu sự nô dịch của đế chế Osman,
truyền thống văn học giáo huấn tôn giáo mặc dù lạc hậu nhưng có ý nghĩa rất lớn
trong việc đoàn kết các dân tộc bị áp bức, gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa của họ,
củng cố lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ở các quốc gia duy trì được nền độc lập của mình hoặc phụ thuộc một cách tự
do vào chính quyền đế chế, sự phát triển văn học diễn ra trong những điều kiện
thuận lợi hơn.
Trong văn học Ba Lan, dòng văn học Baroque đỉnh cao giữ vị trí dẫn đầu.
Dòng văn học này bao quát cả thơ trữ tình, thơ ca quý tộc, xâm nhập vào môi
trường giai cấp mà trước đây nghệ thuật Phục hưng từng thống trị. Những đại diện
lớn nhất của dòng văn học Baroque Ba Lan không chỉ là các tín đồ Thiên chúa
(Yan Morstun) mà còn có các tín đồ Tin lành như D. Naborovsky, Z. Morstun.
Một trong những thể loại dẫn đầu trong văn học Đông Âu thế kỷ XVII là sử
thi văn học và sử thi dân gian.
Thể loại sử thi anh hùng phổ biến ở các thời kì trước nay được cải biến thành
các trường ca yêu nước với đề tài lịch sử và giải phóng dân tộc.



Trong thơ ca sử thi mang phong cách Baroque, đề tài cuộc đấu tranh với “cái
sai lầm” chiếm một vị trí quan trọng, bởi nó đáp ứng những đòi hỏi của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
• Văn học Đông Âu thế kỷ XVIII
Trong thế kỷ XVIII, nhiều nền văn học thuộc khu vực Đông Âu đã “phục
hưng” trở lại sau một quãng thời gian dài sa sút do nạn ngoại xâm.
Bối cảnh lịch sử- xã hội đặc biệt đã chi phối hệ thống thể loại của các nền văn
học trong khu vực. Thơ trữ tình yêu nước chiếm một vị trí rõ nét.
Trong nhiều nền văn học, thời kì Phục hưng đã đánh dấu sự ra đời của kịch
dân gian. Chiếm vị trí dẫn đầu không phải là bi kịch mà là hài kịch xã hội và sinh
hoạt xã hội (thể loại này đặc biệt phát triển trong văn học Ba Lan).

Chương 2: Văn học Đông Âu thế kỷ XIX
2.1. Bối cảnh lịch sử Đông Âu thế kỷ XIX
Thế kỷ XIX ở châu Âu bắt đầu với những cuộc chiến tranh của Napoleon.
Mục đích chủ yếu của các cuộc chiến tranh này là giành lấy thị trường mới, giành
lấy bá quyền của Pháp trong công thương nghiệp, chính trị và quân sự ở châu Âu.
Trong những cuộc xâm lược của mình, Napoleon đã dùng nhiều biện pháp đối với
các nước bị chiếm như: sát nhập thẳng vào Pháp, hoặc chia thành từng quận thuộc
Pháp. Napoleon thiết lập chế độ tư sản ở những nước bị chiếm.
Từ 1809-1812 đế quốc Napoleon trải qua một thời kỳ hòa bình và cũng là
thời gian mà nó được mở rộng hơn hết. Tuy nhiên, những khó khăn bên trong và


bên ngoài đã đưa đế chế đến chỗ sụp đổ nhanh chóng. Thêm vào đó, do ảnh hưởng
của phong trào đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha, một phong trào chống đối
Napoleon ở những nước bị xâm lược nổ ra. Sau cùng, với sự thất bại của chiến
dịch Nga 1815, đế chế I nhanh chóng bị sụp đổ. Napoleon buộc phải thoái vị và bị
đày sang đảo Elbe.
Sau khi Napoleon thất bại, các thế lực phản động tạm thời thắng thế ở Pháp

và châu Âu. Sự thắng lợi tạm thời của các thế lực này có thể gây khó khăn, nhưng
không ngăn chặn được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh những
nguyện vọng dân chủ, dân tộc. Do sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, thế lực
kinh tế của giai cấp tư sản tăng lên, họ tìm cách lôi kéo nhân dân vào những cuộc
đấu tranh chống phong kiến để giành lấy quyền chính trị. Vì vậy trong nửa đầu thế
kỷ XIX, phong trào cách mạng tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu.
Phần lớn các nước Đông Âu và Balkan cũng đấu tranh giành độc lập cho
quốc gia: năm 1878 giải phóng Bulgari và thành lập nước Romania độc lập, năm
1867 thành lập liên minh Áo-Hung, khởi nghĩa Ba Lan năm 1863. Sau khi các
nước Đông Âu giành được độc lập dân tộc và chính trị, vấn đề đấu tranh giải
phóng dân tộc vẫn còn tiếp tục được quan tâm. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh
me, tuy nhiên ở phần lớn các nước Đông Âu, quá trình này bị kìm hãm bởi các tàn
tích của chủ nghĩa phong kiến và vấn đề nông dân vẫn còn cấp thiết.
2.2. Khái quát văn học Đông Âu thế kỷ XIX
2.2.1. Văn học Đông Âu nửa đầu thế kỷ XIX
Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX đối với nhiều nền văn học của các nước Đông
Âu là giai đoạn tự khẳng định, nhận thức khả năng của mình, tìm kiếm con đường
phát triển riêng biệt. Khởi đầu của quá trình này thường đi liền với việc chú trọng
hơn đến folklore, tăng cường hoạt động sưu tầm. Quá trình này diễn ra trong văn
học Nga, Ucraina, Belarus, Moldavia, Litva, Latvia và Estonia. Folklore học xuất
hiện như một môn khoa học, các bộ lịch sử được biên soạn (ví dụ như công trình


của Simonas Daukantas là bộ tài liệu lịch sử Litva đầu tiên được biên soạn bằng
tiếng Litva).
Một đặc trưng khác của sự phát triển văn học đầu thế kỷ XIX là sự chuyển
đổi thường xuyên từ chủ nghĩa lý luận sang thi ca trữ tình. Các khuynh hướng lý
luận gắn liền với những motiv tôn giáo đã phần nào tạo nên đặc điểm của văn học
Moldavia và Do Thái, cũng như phong cách của nền văn học của các dân tộc Bắc

Kavkaz và Dagestan.
Tất cả các nền văn học của khu vực Đông Âu đều phát triển dưới ảnh hưởng
của các tư tưởng Khai sáng, thể hiện ở các dạng thức khác nhau và mức độ tích cực
khác nhau. Đối với các nước phải trải qua cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa phong
kiến và sự gia tăng không ngừng của các nhân tố tư bản chủ nghĩa (Nga, Ucraina,
các nước Baltic, một bộ phận thuộc Belarus và Moldavia), hệ tư tưởng Khai sáng
mang đậm màu sắc chống chế độ nông nô, có sự đan xen của các tư tưởng công
bằng xã hội và chính trị, đôi khi có thiên hướng đến chủ nghĩa Russo và các
nguyên tắc của cách mạng tư sản Pháp vĩ đại. Đối với các dân tộc Bắc Kavkaz và
Dagestan, để phù hợp với những đặc trưng của tiến trình lịch sử, chương trình Khai
sáng mang tính rộng rãi và có chừng mực hơn với các nhiệm vụ như đào tạo đội
ngũ tri thức, xây dựng hệ thống giáo dục phi tôn giáo, vượt qua sự cuồng tín tôn
giáo và tính nóng vội, tiếp nhu những thành tựu của văn minh châu Âu, đề ra
những quan niệm đạo đức mới.
Trong sự phát triển của các khuynh hướng và phương pháp nghệ thuật của
các nước thuộc khu vực Đông Âu có sự tiếp nối như trong tiến trình văn học Tây
Âu, tuy nhiên nhiều giai đoạn hoàn toàn chưa thể hiện rõ nét hoặc bộc lộ một cách
mờ nhạt. Sự phát triển theo trình tự và đầy đủ nhất của văn học qua các thời kì chủ
nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực có
thể thấy rõ trong văn học Nga. Trong văn học Ucraina, chủ nghĩa cổ điển và chủ
nghĩa tình cảm tuy có tồn tại, nhưng không có các thể loại phát triển rực rỡ. Thay
vào đó, chủ nghĩa lãng mạn phát triển rực rỡ, tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh me


chung của văn hóa dân tộc, góp phần hình thành ngành phê bình văn học Ucraina
và hàng loạt ngành khoa học nhân văn. Trong văn học Ucraina có sự chuyển giao
từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, cũng như có sự xuất hiện của các
tác phẩm trào phúng cách mạng dân chủ. Quá trình này thể hiện rõ nhất trong sáng
tác của T. G. Sevchenko.
Những truyền thống của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm cũng có

thể nhận thấy trong văn học Belarus, đôi khi thể hiện trong mối quan hệ chặt che
với nhau, gắn liền không tách rời. Ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn thể hiện
trong thơ ca – trong thể loại balat và trường ca.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn cũng thể hiện rõ trong văn học của các
nước Baltic (ví dụ như trong sáng tác của nhà thơ Litva Simonas Stanyavichus) và
văn học Moldavia (sáng tác của Konstantin Stamati).
Văn học Bắc Kavkaz và Dagestan không trải qua các thời kì chủ nghĩa cổ
điển và chủ nghĩa tình cảm kiểu châu Âu, nhưng có thể nhận thấy những hiện
tượng văn học thú vị ở một mức độ nào đó tương đương với chủ nghĩa lãng mạn.
Trong khu vực Đông Âu nửa đầu thế kỷ XIX có thể nhận thấy những hiện
tượng văn học đặc trưng cho các quốc gia có sự tương đồng về mặt lãnh thổ, ngôn
ngữ và dân tộc.
Trong văn học Đông Âu nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm được viết bằng
ngôn ngữ của quốc gia có nền văn học phát triển hơn, và tác giả đồng thời thuộc
hai nền văn hóa. Ví dụ như các tác giả G. F. Kvitka-Osnovyanenko, E. P. Grebenko
sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Ucraina; Yan Barshevsky sáng tác bằng tiếng
Ba Lan và Belarus; Antanas Klementas, Silivestras Valyunas sáng tác bằng tiếng
Litva và Ba Lan. Nhà văn Moldavia Alexander Khuzhdeu viết các tác phẩm của
mình bằng tiếng Nga, nhà văn Osetia I. G. Yalguzidze sáng tác bằng tiếng Gruzia.
Do một số đặc trưng riêng biệt và trình độ phát triển của văn học Nga, nền
văn học này đã có ảnh hưởng rõ nét đến các nền văn học khác trong khu vực – đặc
biệt là văn học Ucraina, Belarus, ít rõ nét hơn là ảnh hưởng đến văn học Moldavia,
các nước Baltic, Bắc Kavkaz và Dagestan, văn học Do Thái. Sự ảnh hưởng này


được củng cố bởi các mối liên hệ giữa các nền văn học, do các nhà văn Nga đã
từng lưu trú tại nước khác (ví dụ như Puskin đã từng đến Moldavia), các nhà văn
nước ngoài đã từng lưu trú tại các trung tâm văn hóa của Nga (Sevchenko đã từng
đến Petersburg), các nhà văn nước ngoài có tác phẩm được đăng tải trên các ấn
phẩm định kỳ của Nga (tác phẩm của nhà văn Moldavia A. Khuzhdeu được đăng

trên tạp chí Moscow “Kính thiên văn”, tác phẩm của Khan-Girei được đăng trên
tạp chí Petersburg “Người đương thời”)...
Ngoài ra, các nền văn học khác cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Văn học Litva
chịu ảnh hưởng mạnh me của văn học Ba Lan, văn học Latvia và Estonia hướng
đến học hỏi các khuôn mẫu bằng tiếng Đức. Các quốc gia Bắc Kavkaz và Dagestan
duy trì những mối quan hệ mật thiết với văn hóa Cận Đông và châu Á.
2.2.2. Văn học Đông Âu nửa sau thế kỷ XIX
Ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, nét đặc trưng của phần lớn các nền văn học
khu vực Đông Âu là sự đan xen của nhiều khuynh hướng văn học, tiếp tục những
truyền thống của chủ nghĩa cổ điển, đến cuối thời kì này có sự xuất hiện của các
khuynh hướng hiện thực phê phán.
Có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa hiện thực ở phần
lớn các nước khu vực Đông Âu là văn học và phê bình cách mạng dân chủ Nga.
Trong số các nhà văn hiện thực Nga, có uy tín nhất ở giai đoạn này là Gogol và
Turgenev, các sáng tác của Tolstoy và Dostoevsky được phổ biến và có ảnh hưởng
ở phần lớn các nước Đông Âu muộn hơn.
Trong sáng tác của nhiều nghệ sĩ, khuynh hướng chính trị của vấn đề giải
phóng nhường bước cho những trăn trở mang tính triết học về số phận con người
và những bước tiến lớn của lịch sử. Trong văn học Rumani, các nhà thơ lãng mạn
đã phản ứng ít tích cực hơn trước những sự kiện lịch sử cụ thể trong đời sống của
nhân dân, thậm chí là những sự kiện gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
vốn là chủ đề chính trong thi ca.


Trên con đường nhận thức số mệnh lịch sử của nhân loại, các nhà thơ lãng
mạn đã thể hiện chiều sâu và tầm nhìn xa rộng, phản ánh những xung đột mới, cấp
thiết trong thế kỷ XIX.
Thi ca tiếp tục duy trì và phát triển ở mức độ nhất định khuynh hướng đặc
trưng của văn học lãng mạn nửa đầu thế kỷ – khuynh hướng xây dựng những hình
tượng mang tính khái quát và tính tượng trưng. Chủ đề nghệ thuật và thi nhân

chiếm vị trí quan trọng trong thi ca thời kì này. Các nhà thơ thời kì này rất tích cực
tìm kiếm những hình thức thi ca mới (hệ thống ẩn dụ phong phú hơn, sử dụng
nhiều hơn các từ nhiều nghĩa và các phương tiện biểu cảm).
Việc thay đổi phương thức tiếp cận tư tưởng dân tộc đã dẫn đến nỗ lực tri
nhận vận mệnh dân tộc như một mắt xích của chuỗi lịch sử thế giới. Phương diện
này đã trở thành đặc điểm quan trọng của thi ca nửa sau thế kỷ XIX ở nhiều nước
Đông Âu (Ba Lan, Séc, Hungari, Rumani). Hình tượng công dân bị kẻ thù ngoại
bang đàn áp và tham gia cuộc chiến chống lại kẻ thù đã nhường chỗ cho hình
tượng cá nhân sống trong những điều kiện xã hội nhất định, chịu áp lực của những
điều kiện đó, đồng thời trăn trở về các giá trị tinh thần và đạo đức, về số phận của
mình trước sự sống và cái chết.
Vấn đề giải phóng dân tộc được mang diện mạo mới và dẫn đến cái nhìn sâu
sắc hơn về cuộc sống của nhân dân, nhận thức sáng suốt hơn về quá khứ và tương
lai của nhân dân, về vị trí của họ trong thế giới. Trong thi ca, yếu tố lãng mạn kết
hợp với các nhân tố hiện thực tạo nên một thể loại thi ca đặc biệt có triển vọng
trong tương lai. Tiêu biểu là sáng tác của các nhà thơ Kh. Botev, I. Bazov,
Ya. Nerudu, S. Chekh, P. Orsag-Gvezdoslav, Ya. Arani.
Nhìn chung, thi ca nửa sau thế kỷ XIX đã dần tiến tới chủ nghĩa hiện thực,
có cảm hứng lịch sử, hướng đến các thể loại lớn, có khả năng bao quát hiện thực
rộng lớn (trường ca, các tập thơ), trong thi ca, thế giới nội tâm của con người được
khám phá sâu hơn.


Gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực là những thay đổi căn bản
trong hệ thống thể loại. Thơ trước đây chiếm ưu thế nay đã nhường chỗ cho văn
xuôi. Các thể loại nhỏ có khả năng phát triển trong truyện ngắn, truyện vừa. Đề tài
của các thể loại này được mở rộng hơn: tâm điểm chú ý là những đại diện của các
tầng lớp thấp kém trong xã hội, những số kiếp lầm than, bị áp bức. Các nhà văn
dần dần thoát khỏi sự lý tưởng hóa và tính đa cảm thường thấy khi miêu tả hình
tượng nhân dân trong văn học thời kì trước, đi sâu hơn vào những mâu thuẫn phức

tạp, căng thẳng phát sinh do sự hình thành nhanh chóng của chế độ tư bản chủ
nghĩa. Văn học phản ánh cuộc sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, ở
thành thị và nông thôn, ở những vùng miền khác nhau của mỗi quốc gia với những
đặc trưng riêng về lịch sử và văn hóa.
Trong các sáng tác văn xuôi về đời sống xã hội, các nhà văn (Kavalerov,
Philimon) đặt ra trước mắt mục đích phản ánh trực tiếp về môi trường xung quanh,
rõ nét nhất là các xung đột và các loại hình trong xã hội. Đặc trưng tiêu biểu của
các sáng tác kiểu này là tính thiên hướng mở, dòng văn học phê phán và trào phúng
phát triển mạnh. Nhìn chung, sự phát triển của thể loại trào phúng trong văn xuôi
cũng như thơ là đặc điểm quan trọng của văn học thời kì này. Ở một số nền văn
học, trong các thể loại nhỏ ghi nhận sự trưởng thành về nghệ thuật và chiều sâu
hiện thực rõ rệt hơn trong tiểu thuyết. Khuynh hướng xâu chuỗi các thể loại văn
xuôi nhỏ khá rõ nét. Khuynh hướng này cho phép trong khuôn khổ truyện ngắn có
thể đạt đến tầm bao quát hiện thực rộng lớn, và trong phạm vi cả chuỗi truyện ngắn
có thể đạt đến tầm nhận thức đầy đủ về những vấn đề quan trọng của đời sống xã
hội và con người.
Tiểu thuyết vươn lên dẫn đầu các thể loại văn học. Tốc độ và đặc trưng của
quá trình này ở các nền văn học khu vực Đông Âu không giống nhau bởi xuất phát
điểm khác nhau: trong văn học Ba Lan, tiểu thuyết tồn tại từ thế kỉ XVIII, trong


khi đó trong văn học Bulgari mới chỉ xuất hiện những tác phẩm đầu tiên thuộc thể
loại tiểu thuyết.
Gắn liền với vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc là vai trò đặc biệt của thể
loại tiểu thuyết lịch sử trong hầu hết các nền văn học thuộc khu vực Đông Âu.
Chính những thành công của thể loại này đã quyết định đóng góp của các nền văn
học khu vực Đông Âu vào tiến trình văn học thế giới (các sáng tác của
H. Sienkiewicz, A. Irasek, A. Shenoa, I. Vazov). Các tiểu thuyết lịch sử của các nhà
văn trong khu vực thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước nồng nàn. Nét đặc sắc của các tác
phẩm thể hiện ở ý nghĩa giáo dục và mối liên hệ hiếm có về tình cảm với độc giả.

Thể loại tiểu thuyết này gắn liền với vấn đề lịch sử dân tộc. Một cái nhìn nhất định,
toàn diện về thời kì lịch sử được phản ánh và vai trò của thời kì đó trong lịch sử
dân tộc đã lí giải khuynh hướng sáng tác những bộ tiểu thuyết anh hùng đồ sộ (như
sáng tác của H. Sienkiewicz, Irasek) được liên kết bởi một cốt truyện, một nguồn
cảm hứng chung và một quan niệm lịch sử thống nhất. Gần với đề tài đấu tranh
giải phóng dân tộc là đề tài các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến (sáng tác của
Irasek, Shenoa). Những bức tranh về các phong trào nông dân cũng như những tấm
gương hi sinh anh hùng của các nhân vật được tái hiện lại với tầm vóc sử thi chân
thực. Các sáng tác của Sienkiewicz hay Shenoa thường được so sánh với các tiểu
thuyết của Walter Scott. Những nét tương đồng giữa các tác phẩm khá rõ nét: nội
dung phiêu lưu, màu sắc lịch sử sắc nét, nhiều yếu tố lãng mạn trong cốt truyện và
quan điểm của các nhân vật. Tuy nhiên, khác với kiểu “con người trung lập” của
W. Scott, người anh hùng trong các sáng tác của các nhà văn Đông Âu là người
tham gia tích cực vào các sự kiện lịch sử có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử.
Tuyến truyện tình yêu không quyết định sự vận động của cốt truyện mà hoàn toàn
lui về tuyến sau.
Tiểu thuyết lịch sử đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thể loại
tiểu thuyết hiện thực trong văn học Đông Âu, mặc dù tiểu thuyết lịch sử có nhiều


đặc điểm khiến nó được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn. Tiểu thuyết lịch sử giải quyết
các vấn đề quan trọng đối với tiểu thuyết hiện thực nói chung, trước hết là việc
khai thác mối quan hệ giữa cuộc đời cá nhân với lịch sử.
Sự hình thành thể loại tiểu thuyết về thời đại hiện nay diễn
ra khó khăn và chậm chạp hơn, mặc dù trong những thập niên
cuối thể kỉ XIX đã chứng kiến những bước tiến. Đời sống xã hội
được tái hiện trước mắt các nhà văn với những đường nét rõ rệt
trong khoảng cách lịch sử, càng gần về hiện tại càng bị chia nho
ra, đánh mất mối liên hệ và bị tách ra thành những bức tranh
phong tục. Nhìn chung, trong thể loại tiểu thuyết diễn ra quá trình

kiếm tìm sự tổng hợp cách nhìn, khai thác những mối quan hệ sâu
xa giữa số phận cá nhân với sự phát triển của xã hội, tìm hiểu về
cá thể con người và giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có sự ra đời của tiểu
thuyết xã hội từ cuộc sống hiện đại trong các nền văn học trước
đây chưa có thể loại này (các sáng tác của Arbes, Svetlaya ở Cộng
hòa Séc; Miksat, Tolnai – Hungari).
Các tác phẩm kiểu như tiểu thuyết Búp bê của Prus là thành
tựu quan trọng của chủ nghĩa hiện thực phê phán và cũng là loại
tiểu thuyết mới đối với văn học khu vực Đông Âu – tiểu thuyết tâm
lý xã hội về cuộc sống hiện đại với cách phân tích đời sống xã hội
và tinh thần của đất nước. Các tiểu thuyết kiểu này rất gần với
tiểu thuyết Nga thời kỳ này (Anna Karenina của Tolstoy, các tiểu
thuyết của Gonsarov). Nét tương đồng thể hiện ở tầm bao quát
rộng lớn đời sống xã hội hiện đại trong sự vận động của nó, việc
đặt ra những vấn đề cấp thiết của thời đại, tầm quan trọng của
vấn đề đạo đức, sự chú ý đến quá trình kiếm tìm về mặt tinh thần


của các nhân vật. Gắn liền với những đặc điểm đó là nghệ thuật
khai thác tâm lý nhân vật, không chỉ thể hiện ở những bức tranh
xã hội rộng lớn mà còn thể hiện trong thể loại đặc thù – tiểu
thuyết tâm lý, ví dụ như tiểu thuyết Không giáo điều của
Sienkiewicz. Tiểu thuyết Ba Lan có nét tương đồng với tiểu thuyết
Nga cả ở ý nghĩa đặc biệt của vấn đề trách nhiệm của con người
đối với xã hội.
Trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở nửa sau
thế kỷ XIX, thể loại trào phúng xã hội chiếm một vị trí đặc biệt
(các


sáng

tác

của

Gavlichek-Borovsky,

Karadzhale,

A. Konstantinov). Có thể nói đến sự xuất hiện và phát triển của
thể loại trào phúng hiện thực. Về quan niệm nghệ thuật, thể loại
này khác với thể loại trào phúng khai sáng phổ biến ở các thời kì
trước, hay thể loại trào phúng lãng mạn vẫn còn có vị trí trong
văn học thời kì này.
Như vậy, nét mới của văn học Đông Âu nửa sau thế kỷ XIX
chính là sự hình thành và phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa
hiện thực, khuynh hướng dẫn đầu trong phần lớn các nền văn học
khu vực Đông Âu.
2.3.

Tác gia, tác phẩm tiêu biểu: Henrik Sienkiewicz (Ba Lan) (các tác

phẩm tiêu biểu: Quo vadis, Hania)
 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp
Henryk Sienkiewicz (1846-1916) tên đầy đủ là Henryk Adam Alexander
Pyus Sienkiewicz, có bút hiệu là Litwos. Ông sinh ra ở làng Wola Okrzejska, tỉnh
Lublin, Ba Lan, là con trai một địa chủ quý tộc nghèo. Đến tuổi đi học, do ảnh
hưởng của các biến động kinh tế, gia đình ông phải chuyển về Warszawa, và năm
1858 Henryk vào học trung học tại đây. Từ năm 1866 đến 1870, ông học tại trường



Đại học Tổng hợp Warszawa, lúc đầu học Luật và Y khoa, sau chuyển sang Văn và
Sử. Từ năm 1869, tên tuổi của Henryk bắt đầu xuất hiện trên tạp chí sinh viên
Tổng quan hàng tuần. Sau khi tốt nghiệp đại học, Henryk bắt đầu kiếm sống bằng
nghề làm báo.
Sự nghiệp sáng tác của Henryk Sienkiewicz được chia thành 3 giai đoạn:
những năm 70-đầu những năm 80; 1883-1905; và sau cuộc cách mạng năm 1905.
• Giai đoạn sáng tác những năm 70-đầu những năm 80
Henryk Sienkiewicz bắt đầu gây được sự chú ý với công chúng với tiểu
thuyết viết từ thời sinh viên Phí hoài (Namarne, 1871) và các truyện ngắn lấy đề
tài từ cuộc sống nông thôn, số phận người nông dân, như Người đầy tớ già (1875),
Hania (1876), Những phác thảo bằng than (1877), Nhạc sĩ Janko (1879), đồng
thời ông cũng trở thành một nhà báo được thừa nhận tài năng, cộng tác với nhiều
tòa soạn như Báo Ba Lan, Cánh đồng, Tiếng nói… Sự thật, cái đẹp và lợi ích xã
hội là những yêu cầu mà chàng trai trẻ Sienkiewicz đặt ra cho những đồng nghiệp
cầm bút của mình. Khác với những người đồng chí thuộc nhóm người “trẻ”,
Sienkiewicz tiếp nhận nền văn minh tư sản giống như le tất nhiên không tránh
khỏi, mặc dù thiện cảm của nhà văn vẫn nghiêng về thời đại cũ đã qua. Trong các
truyện ngắn thời kì đầu, việc thi vị hóa những con người thời xưa với nhân cách
đạo đức không phức tạp nhưng vĩ đại đã tạo nên cho văn phong của Sienkiewicz
một sự biểu cảm đặc biệt trữ tình. Chính trong những sáng tác thời kì đầu,
Sienkiewicz lần đầu tiên tìm thấy chính mình như một người nghệ sĩ có thế mạnh
là phủ nhận thói dung tục, tầm thường của tầng lớp tư sản, mặt khác lại bị hạn chế
bởi cách nhìn thế giới hạn hẹp, lỗi thời.
Năm 1876, tờ Báo Ba Lan cấp tiền cho Henryk Sienkiewicz đi Mỹ với điều
kiện ông phải viết một loạt bài báo về nước này (những bài báo đó sau này được in
thành sách Những bức thư trên đường sang My, 1882). Tại Hoa Kỳ, Henryk
Sienkiewicz tham gia vào những thử nghiệm xây dựng trại XHCN ở Anaheim (gần
Los Angeles) nhưng không thành công.



Từ năm 1878, Henryk Sienkiewicz trở về châu Âu, đi du lịch qua rất nhiều
nước, viết báo, viết văn và diễn thuyết. Làm quen với các dạng thức quan hệ tư bản
tiến bộ, nhà văn tự giải phóng khỏi những hình dung ngây thơ về những con đường
phát triển của văn minh. Lòng yêu nước nồng nàn, thái độ hoài nghi đối với thế
giới tư bản đã trở thành nét đặc sắc trong khuynh hướng nghệ thuật của Henryk
Sienkiewicz.
Một châu Âu tư bản, đặc biệt là nước Anh, đã làm cho Henryk Sienkiewicz
vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ bề ngoài là nền dân chủ, nhưng lại ẩn giấu đằng sau
nhiều mâu thuẫn xã hội. So với các quốc gia châu Âu, nước Mỹ gần hơn với lí
tưởng của Henryk Sienkiewicz về một đất nước thịnh vượng với chế độ dân chủ.
Nước Mỹ của những thương nhân được nhà văn đặt trong sự tương phản với một
nước Mỹ của những con người bình dân, những người cần lao hăng hái di cư đến
những vùng đất lạc hậu, và ở chính những nơi đó lại thấy tương lai của đất nước.
Nhà văn bị cuốn đi giữa thiên nhiên trong lành và với niềm cảm thông sâu sắc ông
đã kể về số phận bi thương của “những đứa con” của thiên nhiên – những người da
đỏ đã giết hại rất dã man các môn đồ của nền văn minh Mỹ.
Mùa xuân năm 1878, Henryk Sienkiewicz đến Paris và một năm sau từ Paris
ông về nước. Tuy nhiên, những ấn tượng về nước Mỹ đã thấm sâu vào tâm hồn nhà
văn và vẫn tiếp tục nuôi dưỡng sức sáng tạo của ông.
Năm 1879, Henryk Sienkiewicz trở thành chủ bút một tờ nhật báo mới ở Ba
Lan.

• Giai đoạn sáng tác 1883-1905
Năm 1881, Henryk Sienkiewicz kết hôn với Maria Szetkiewiczowna, nhưng

4 năm sau bà mất vì bênh lao, để lại hai người con.
Năm 1888, được một người hâm mộ giấu tên tặng 15 nghìn rup, Henryk
Sienkiewicz đã lập một quỹ từ thiện mang tên vợ ông để giúp đỡ những người hoạt

động văn hóa bị bệnh lao (thời đó là một căn bệnh nan y và phổ biến).
Sau khi trở về Ba Lan, Henryk Sienkiewicz bắt đầu sáng tác những tác phẩm
dài hơi, và trở nên thật sự nổi tiếng với 3 bộ tiểu thuyết lịch sử: Bằng lửa và gươm


(1883-1884), Trận hồng thủy (1884-1886), Ngài Wolodyjowski (1887-1888).
Henryk Sienkiewicz viết những tiểu thuyết lịch sử này với mục đích khơi dậy lòng
tự hào dân tộc Ba Lan trong thời kì đen tối khi đất nước bị chia cắt và nhiều cuộc
khởi nghĩa chống ngoại xâm lần lượt thất bại. Tiểu thuyết Bằng lửa và gươm viết
về cuộc chiến tranh giữa vương quốc Rzeczpospolita của người Ba Lan với người
Cazzak Ucraina (từ 1647 đến 1651) do thủ lĩnh huyền thoại Bohdan Chmielnicki
lãnh đạo. Bộ sách Trận hồng thủy gồm ba tập, mô tả cuộc chiến đấu của người Ba
Lan chống lại cuộc xâm lăng của người Thụy Điển (1655-1656) mà sử sách gọi là
“Trận hồng thủy Thụy Điển”. Trong cuốn Ngài Wolodyjowski, tác giả ca ngợi
những chiến công quả cảm của các hiệp sĩ Ba Lan trong cuộc chiến chống quân
Thổ Nhĩ Kỳ (1672-1673). Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Henryk Sienkiewicz vừa ra
đời đã được đón nhận nồng nhiệt, biến tác giả thành nhà văn Ba Lan có thu nhập
cao nhất thời đó (tiền nhuận bút của bộ ba tác phẩm này trong 20 năm đã lên đến
hơn 70 nghìn rup).
Vào những năm tiếp theo, Henryk Sienkiewicz xuất bản tiếp 2 tiểu thuyết
tâm lí xã hội về cuộc sống đương thời là Không giáo điều (1890) và Polamiecki
(1895) phê phán giới quý tộc đang suy đồi.
Đỉnh cao thật sự trong sự nghiệp sáng tác của Henryk Sienkiewicz, tác phẩm
để đời mang lại danh tiếng thế giới cho ông, là bộ tiểu thuyết Quo Vadis viết về
cuộc đấu tranh của những người Thiên Chúa giáo với bạo chúa Nero.
Năm 1893, Henryk Sienkiewicz tái hôn với Maria Wolodkowicz, con gái của
một thương gia giàu có, nhưng cuộc hôn nhân này kết thúc không hạnh phúc.
10 năm sau, năm 1904, Henryk Sienkiewicz cưới người vợ thứ ba là Maria
Babska, người mà ông đã quen biết từ năm 1888.
Henryk Sienkiewicz không hiểu được cuộc cách mạng 1905. Ông chỉ nhìn

thấy trong đó sự chia re dân tộc, khối thống nhất yêu nước của những người Ba
Lan trong cuộc chiến chống quân xâm lược nước ngoài đã bị phá vỡ. Nhà văn đã
đáp lại sự kiện cách mạng 1905 bằng tiểu thuyết Vòng xoáy (1910).


Năm 1905, Henryk Sienkiewicz được trao giải Nobel vì những đóng góp
xuất sắc trong lĩnh vực sử thi, mà cụ thể là tiểu thuyết Quo Vadis. Viện Hàn lâm
Thụy Điển đánh giá ông là “Một trong những thiên tài hiếm hoi thể hiện được tinh
thần dân tộc… Sáng tác của H. Sienkiewicz vừa có tầm bao quát rộng vừa được
suy tính kĩ lưỡng, văn phong sử thi đạt đến độ hoàn thiện nghệ thuật”.
• Giai đoạn sáng tác sau cuộc cách mạng 1905
Năm 1910-1911, truyện vừa của Henryk Sienkiewicz Trên sa mạc và trong
rừng thẳm được xuất bản. Trong tác phẩm này, nhà văn đã thi vị hóa những mơ
ước thơ trẻ hồn nhiên kiểu hiệp sĩ, khích lệ lòng yêu nước và cái nhìn lạc quan với
thế giới. Tác giả của Trên sa mạc và trong rừng thẳm lại một lần nữa khẳng định
tài nghệ của mình qua việc xây dựng một cốt truyện hấp dẫn, việc miêu tả một
cách sống động các nhân vật, những bức tranh thiên nhiên rực rỡ, và khả năng khơi
dậy trong tâm hồn thơ trẻ những niềm say mê cao cả.
Năm 1911, Henryk Sienkiewicz bắt đầu viết chùm tiểu thuyết Những quân
đoàn lê dương. Đây là lần cuối nhà văn thử nghiệm viết một tác phẩm có quy mô
lớn. Tác phẩm kể về những quân đoàn lê dương đã từng chiến đấu trong đội quân
của Napoleon. Cảm hứng viết tác phẩm này được khơi gợi từ tư tưởng quên mình
phục vụ Tổ quốc. Theo tác giả, tư tưởng đó có thể liên kết và hòa giải mọi tầng lớp
trong xã hội Ba Lan. Chiến tranh thế giới 1914 đã làm gián đoạn quá trình sáng tác
Những quân đoàn lê dương. Sienkiewicz rời quê sang sống ở nước Thụy Sĩ trung
lập, làm việc trong tổ chức Hồng thập tự Ba Lan. Năm 1916 ông mất ở Vevey, tám
năm sau thi hài của ông được chuyển về Warszawa và an táng trong nhà thờ.
Ý nghĩa sáng tác của Henryk Sienkiewicz đã vượt ra khỏi khuôn khổ văn
học Ba Lan. Lúc sinh thời, ông không chỉ nổi tiếng là một nhà văn mà còn là một
trong những nhà phê bình văn học có uy tín. Trong số rất nhiều bài bình luận văn

học, bài tiểu luận, bài phê bình sân khấu,… của Henryk Sienkiewicz, nhiều công
trình đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị khoa học. Henryk Sienkiewicz còn là một
nhà phê bình hội họa Ba Lan xuất sắc.


 Tiểu thuyết Quo vadis
Tác phẩm nổi tiếng Quo vadis được viết trong thời kỳ sung sức nhất của H.
Sienkiewicz. Ý đồ sáng tác xuất hiện vào mùa xuân năm 1893, khi nhà văn tới
thăm Rome lần thứ hai. Như nhà văn đã viết trong bức thư gửi nhà khảo cổ học
kiêm nhà phê bình học người Pháp Boyer D"Agen vào năm 1912: “Ý định sáng
tác Quo vadis nảy sinh trong tôi khi tôi đọc các tập Niên ký của Taxits, một trong
những nhà văn tôi yêu thích nhất và trong chuyến lưu trú dài ngày tại Rome. Họa sĩ
nổi tiếng Siemiradzki đang sống tại Rome hồi ấy là người hướng dẫn tôi đi thăm
quan cái thành đô vĩnh hằng này, và ở một trong những cuộc dạo chơi như thế, anh
ấy đã chỉ cho tôi ngôi nhà thờ nhỏ mang tên “Quo vadis” (Chiesa del Domine Quo
Vadis). Chính lúc ấy, tôi đã nảy sinh ra ý định viết một tiểu thuyết về thời kỳ lịch
sử đó”. Trong suốt hai năm 1893 - 1894, tác giả đã tiến hành những công cuộc
chuẩn bị khảo cứu rất công phu để xây dựng nền móng cho tác phẩm, đồng thời đã
vài lần thử nghiệm chủ đề này trong một số phác thảo khác nhau. Quo vadis được
chính thức bắt đầu viết từ mùa xuân năm 1895 tại Vacsava và được hoàn thành
ngày 18/2/1986 tại Nixe. Vừa viết Sienkiewicz vừa cho đăng tải Quo vadis trên tờ
“Báo Ba Lan” ở Vacsava và hai tờ báo khác tại Poznan và Cracov. Vài tháng sau,
tác phẩm được nhà xuất bản Gebethner và Wolf in thành sách (3 tập).
Thời trị vì của Nero bạo chúa và việc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo
hồi ấy đã từng là đề tài của nhiều tác phẩm của các nhà văn trước Sienkiewicz,
song Quo vadis vượt xa các tác phẩm ấy về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Quo
vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, với những
mâu thuẫn chính trị xã hội và tôn giáo đã căng thẳng tới tột đỉnh chỉ chực bùng nổ.
Trong lần xuất bản đầu tiên, Quo vadis có mang thêm phụ đề nhỏ “Tiểu
thuyết về thời Nero” nhưng thực ra Sienkiewicz không có ý định dựng một tiểu

thuyết lịch sử theo nghĩa đầy đủ của từ này. Tác giả chỉ giới hạn trong việc ve nên
một bức tranh chi tiết và vô cùng sinh động của xã hội La Mã tại thành đô Rome.


Trong vô vàn các sự kiện lịch sử của thời kỳ đó, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào
hai vấn đề: vụ đốt cháy thành Rome và cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo,
các sự kiện khác chỉ được nêu ngắn gọn hoặc nói lướt qua làm nền. Chính sự thu
gọn chủ đề và bình diện các sự kiện lịch sử ấy đã cho phép tác giả làm nổi bật lên
sự đối đầu giữa hai thế giới: thế giới cung đình bạo chúa đa thần giáo của triều thần
La Mã vây quanh tên bạo chúa Nero đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, xa hoa và
tội ác, nhưng đã thối nát cực độ và đang suy vong; thế giới nô lệ và dân nghèo theo
đạo Thiên chúa tập trung chung quanh hai vị sứ đồ Pyotr và Pavel, cái thế giới hồi
ấy không chút quyền lực, nhỏ nhoi và yếu ớt nhưng đầy hấp dẫn bởi tư tưởng mới
và không cam chịu khuất phục bạo lực, đang lớn dần lên, chiếm lĩnh vũ đài xã hội chính trị. Tượng trưng cho điểm đỉnh của sự đối đầu này là cuộc đọ nhãn quang
tình cờ giữa Nero và sứ đồ Pyotr khi hoàng đế cùng đám quần thần rời bỏ Rome –
thành phố đã bị Nero thầm kết án tử hình “Trong một chớp mắt, hai con người ấy
nhìn nhau (... ) đó là giây phút đọ nhãn quang của hai vị chúa tể trái đất, một kẻ
ngay sau đó biến đi như một giấc mơ đẫm máu, còn người kia - chính cụ già khoác
manh áo thô kệch nọ - sẽ chiếm lĩnh đến muôn đời sau cả thế gian lẫn thành đô
này” (Chương XXXVI).
Cuộc đối đầu thầm lặng không trận tuyến đó, theo từng trang sách cứ lớn
mãi, mở rộng mãi ra, dâng cao mãi lên, cuốn hút toàn xã hội vào vòng xoáy lịch sử
mãnh liệt của nó, cả những người ý thức được lẫn những kẻ không nhận thức được
nó, những người tham gia thúc đẩy nó lẫn những kẻ cố tình tránh xa. Cuộc đối đầu
đó được tác giả đan quyện một cách tài tình với câu chuyện tình đầy éo le ngang
trái giữa chàng quý tộc trẻ tuổi Vinixius, một võ quan cao cấp, một cận thần của
Nero, với nàng Ligia, công chúa của bộ tộc Ligi (tiền thân của dân tộc Ba Lan) bị
La Mã giữ làm con tin và là một tín đồ Thiên chúa. Tình yêu ấy tiến triển trong sự
phát triển của những mâu thuẫn xã hội. Số phận đôi trẻ gắn liên với những biến



động ghê gớm của xã hội. Chính sự đan quyện và nghệ thuật dẫn truyện đó khiến
cho tác phẩm mang nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn.
Dưới ngòi bút tinh tế và khoáng đạt của H. Sienkiewicz, từng nhân vật hiện
lên sắc nét với cả chiều sâu tâm lý, tính cách, với tất cả những mâu thuẫn nội tâm
phức tạp, những mối quan hệ xã hội chằng chịt, những đột biến đến độ nghịch lý
mà hoàn toàn hợp lý, nảy sinh trong quá trình vận động phát triển.
Nero bạo chúa – nghệ sĩ toàn năng, ba mươi tuổi, xuất hiện trên những trang
sách của Quo vadis trong năm 64 đầy biến động, dẫu đã mang nặng trong thâm tâm
những bóng ma đẫm máu của mẹ, của vợ, của bao nhiêu người khác bị y giết hại,
dẫu sống trong lo sợ triền miên và quyền lực, nhưng vẫn là một nghệ sĩ đang trăn
trở với những day dứt của quá trình lao động nghệ thuật. Với ảo vọng viết thiên
trường ca về sự triệt phá thành Troy, bản trường ca se làm lu mờ hình ảnh vinh
quang của Iliade và Odysse của Homer, hắn nhất thiết phải được nhìn thấy ánh lửa
của một thành phố lớn đang bốc cháy. Vì vậy, để làm hài lòng bạo chúa, lũ triều
thần xu nịnh do Tygelinux cầm đầu đã đang tâm châm lửa thiêu cháy thành Rome.
Vốn hèn nhát, Nero không dám chịu trách nhiệm bởi kinh sợ cuộc nổi dậy của
quần chúng đang sục sôi căm giận, hắn bèn tìm cách trút tội cho các tín đồ Thiên
chúa giáo. Hắn tháo cũi sổ lồng cho sự tàn bạo của đám quần chúng đang đòi nợ
máu được thả sức hoành hành trong cuộc khủng bố, với tiếng thét “ném bọn Thiên
chúa giáo cho sư tử”, với cảnh tàn sát hàng loạt người bằng nanh vuốt của dã thú,
bằng cách đóng đinh lên thánh giá, bằng cách thiêu sống... Tàn bạo bao nhiều thì
đớn hèn bấy nhiều – đó là cốt cách muôn thưở của lũ bạo chúa. Nero tàn bạo trước
cái chết của hàng nghìn người khác, nhưng đến lượt hắn, hắn run rẩy không sao
đâm nổi dao vào cổ tự sát, để rốt cuộc phải nhận một cái chết nhục nhã mà lịch sử
vẫn dành cho lũ bạo chúa.
Sienkiewicz đã rất thành công khi sử dụng nhân vật Petronius - cố vấn của
Nero về các vấn đề nghệ thuật - làm người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả và



người cung cấp cho người đọc những nhận xét xác đáng về tên bạo chúa-nghệ sĩ có
bản chất phức tạp này. Qua con mắt của con người nghệ thuật đặc biệt trang nhã và
quảng trí này, toàn bộ cốt cách vừa bi vừa hài, vừa hèn, vừa bạo của tên nghệ sĩ
giả-bạo chúa thật Nero hiện lên sắc sảo vô cùng. Một chút tài năng cỏn con nhưng
luôn tự huyễn hoặc chính mình, cộng với một quyền lực vô biên về phương diện xã
hội đã biến hắn thành một kẻ điên rồ, sẵn sàng phạm những tội ác ghê gớm nhất.
Còn gì có thể lột tả chân xác hơn tính cách của Nero bằng lời tâm sự của chính hắn
với Petronius trong cái “đêm cởi mở” trước ngày đốt cháy thành Rome: “Trong
mọi lĩnh vực ta đều là nghệ sĩ (... ) nên ta không thể nào sống nổi một cuộc đời
bình thường. Âm nhạc mách bảo ta rằng có tồn tại những sự phi thường, ta sẽ
dùng toàn bộ sức mạnh quyền uy mà các thần linh đã đặt vào tay ta để tìm bằng ra
sự phi thường ấy. Nhiều khi ta nghĩ rằng muốn đạt được thế giới Olympơ, cần phải
làm một điều gì chưa từng có kẻ nào làm, cần phải vượt qua đầu mọi người trong
cả việc tốt lẫn việc xấu (... ). Ta đâu có điên, ta chỉ đang tìm kiếm! (....). Ta muốn
được vĩ đại hơn con người, vì chỉ bằng cách đó ta mới có thể trở thành nghệ sĩ vĩ
đại nhất”. Và sau đó hắn thốt lên: “Nặng nề lắm thay khi con người phải mang
đồng thời gánh nặng của quyền lực tối cao lẫn gánh nặng của tài năng vĩ đại
nhất” (chương XLIV).
Có thể nói nhân vật Petronius là hiện thân của những tinh hoa của nền văn
hóa La Mã trong giai đoạn suy vi của nó. Ông đại diện cho những giá trị văn hóa se
trường tồn để được hồi sinh trong những thế hệ về sau. Tính phi thường của
Petronius xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp vượt trên những người đồng thời với ông, sự
hiểu biết sâu sắc không những chỉ đối với mọi người, mọi vật mà trước hết đối với
bản thân mình, mặc dù thực ra ông đại diện cho một thứ triết học duy vật - bất khả
tri trong việc nhận thức thế giới. Sống trong lớp vỏ hình bình thản, thanh lịch theo
kiểu Pirron nhưng Petronius vẫn là con người hành động và nhất là dũng cảm trong
dịp bảo vệ cái đẹp. Cái chết hào hoa của ông giữa bữa tiệc rượu trong tiếng nhạc và


tiếng thơ Anakreont là một hình ảnh tượng trưng tuyệt mỹ. “Nhìn hai tấm thân

trắng ngủ tựa như những pho tượng tuyệt vời ấy, các thực khách hiểu rõ rằng:
Cùng với hai con người ấy đã chết đi cả những gì còn sót lại cho thế giới của họ,
đó là thi ca và cái đẹp”(chương LXXIV).
Hai nhân vật có tính cách phát triển mạnh me nhất trong tác phẩm là lão
Khilon và chàng quý tộc Vinixius. Vốn là một tên múa mép, chuyên lừa đảo kiếm
tiến bằng nghề thám tử tư, Khilon đứng ra làm nhân chứng giả cho Nero trút tội
đốt cháy thành Rome cho các tín đồ Thiên chúa giáo và vì thế hắn đã nhảy lên địa
vị của một viên cận thần đầy thế lực. Nhưng đến khi tận mắt chứng kiến sự tuẫn
tiết của các tín đồ - những nạn nhân của hắn, cũng chính là những người đã từng
cưu mang hắn, Khilon đã không cưỡng nổi những sự tỉnh thức nội tâm và công
khai đứng ra lên án Nero là kẻ chủ mưu đốt cháy thành phố. Trở thành tín đồ Thiên
chúa giáo chân chính, đến khi chịu cực hình, lão Khilon vẫn khăng khăng không
chịu rút lời buộc tội, đến nỗi kẻ thù phải rút lưỡi lão và giết lão trên đấu trường. Sự
chuyển biến của nhân vật có vẻ nghịch lý nhưng hoàn toàn logic và chân thực,
nhân vật Khilon đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên.
Còn sự biến chuyển của Vinixius thì phức tạp và gian khổ hơn nhiều, trải
qua biết bao giai đoạn nhận thức, dù động lực chính của nó là tình yêu vô bờ bến
đối với nàng Ligia. Đối với Vinixius, tình yêu trần tục chính là điểm xuất phát để
đạt đến thứ tình yêu cao cả hơn – tình yêu với Chúa. Từ một chàng quý tộc con nhà
giàu có, ham lạc thú, vô lương tâm, nghiệt ngã với nô lệ, Vinixius đã lột xác bao
lần để nhận thức được giáo thuyết của đạo Thiên chúa, một giáo thuyết hoàn toàn
xa lạ với môi trường sống và địa vị xã hội cùng bản chất của chàng. Sienkiewicz đã
thành công trong việc diễn tả cuộc lột xác tinh thần đó. Ban đầu, Vinixius rất hài
lòng với cuộc sống của mình và nghĩ rằng đã nhận thức được giá trị và ý nghĩa của
cuộc sống. Nhưng đến khi tiếp cận với giáo thuyết của đạo Thiên chúa, anh mới
nhận ra rằng mình mới chỉ biết được một phần của chân lý. Dần dần, Vinixius


trưởng thành hơn về mặt tinh thần, nhận thức của anh đã không còn thoải mái trong
những khuôn khổ trước kia nữa. Anh đã tìm được sức mạnh để rũ bỏ quá khứ,

thoát ra khỏi chiếc áo cũ kĩ, chật chội của quá khứ. Trong một khoảng thời gian
dài, Vinixius đã phải trải qua biết bao nghi ngờ, tuyệt vọng, lo lắng, nhưng anh đã
kiên trì chịu đựng, kiên định để đạt đến mục đích của mình và điều kỳ diệu đã xảy
ra. Động lực để anh vượt qua tất cả là tình yêu dành cho Ligia. Để đến được với
Chúa, Vinixius đã phải chấp nhận mất tất cả: công danh, địa vị trong xã hội, lối
sống quen thuộc và tạm thời mất cả Ligia. Trên con đường đến với Chúa chỉ có
những thứ giả dối, phù phiếm mất đi, và còn lại cái vĩnh hằng. Vì vậy, Vinixius đã
đánh mất tình cảm trước đây dành cho Ligia và đạt được tình yêu cao cả hơn – tình
yêu dành cho Chúa. Đối với Vinixius, việc Ligia không còn giữ được sắc đẹp và
niềm vui sống trước đây trong thời gian bị tù đày và lưu lạc không còn quan trọng
nữa, điều cốt yếu với anh là tâm hồn cao đẹp, bất tử của nàng. Trong tâm hồn
Vinixius không còn chỗ cho buồn phiền bởi phiền muộn chỉ thuộc về cái tạm thời,
còn cái vĩnh hằng chính là hạnh phúc. Như vậy, trong tác phẩm, H. Sienkiewicz đã
chỉ ra hai con đường phát triển – đa thần giáo và Kitô giáo. Đa thần giáo tượng
trưng cho con đường không có sự phát triển, không có sự bồi bổ về tinh thần và trí
tuệ. Kitô giáo tượng trưng cho con đường đạt tới trạng thái thăng hoa về tinh thần,
đạt tới niềm vui sống bởi đó chính là tiêu chí duy nhất của một cuộc sống vững
vàng.
Ngay cả những nhân vật phụ cũng hiện lên rõ nét với bề dày tâm lý - xã hội
đầy đủ dưới ngòi bút của tác giả. Những trang miêu tả cảnh sinh hoạt, những đám
rước, những tiệc rượu, cảnh tàn sát giáo dân... Vô cùng sống động, chân thực, giàu
màu sắc mà không chút khoa trương, mang đến cho người đọc không khí xã hội La
Mã hồi đầu Công nguyên.
Với những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật lớn lao, ngay từ khi ra
đời, Quo vadis đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Tác phẩm đã gây nên những chấn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×