Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tìm hiểu về tác giả nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.31 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
Nguyễn Tuân là một trong những cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn
chương Việt Nam thế kỉ XX. Ông là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người
đã mở ra những khả năng mới cho Tiếng Việt. Là một tác gia lớn trong nền văn học
Việt Nam với phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Nói đến ơng, người ta nghĩ
ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Nhà văn đã cống
hiến cho nước nhà một sự nghiệp văn học với phong cách riêng biệt không lẫn với bất
cứ cây bút nào. Ông cũng được coi là một trong ba nhà văn sớm có tác phẩm ngay
buổi đầu độc lập của dân tộc.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa, uyên bác. Nó
thể hiện ở những từ ngữ, hình tượng nghệ thuật trong văn của ơng. Ngơn ngữ của
Nguyễn Tn có đầy đủ màu sắc, âm thanh và hình tượng. Với vốn hiểu biết phong
phú nhiều lĩnh vực, năng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa. Những bài viết của
ông đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lịng độc giả. Đối với Nguyễn Tn, ngơn từ
khơng chỉ là chất liệu mà còn là văn chương và nhà văn đã có ý thức “lạ hóa” nó, để
tạo dấu ấn độc đáo cho mình đồng thời lơi cuốn người đọc. Chính vì vậy ơng được
xem là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.


NỘI DUNG
1. Tác giả Nguyễn Tuân
1.1. Tiểu sử - con người
1.1.1. Tiểu sử
Nguyễn Tuân sinh (10-7-1910) tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Gia đình có
truyền thống Nho học. Nhưng lúc này Nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học.
Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước
xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng; sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú
Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy
đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải
trải qua những năm tháng vơ cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng.


Năm 1929, bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào
trên tồn cõi Ðơng Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người
Việt Nam, tại trường trung học Nam Ðịnh). Cùng một nhóm bạn, vượt biên giới sang
Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra tù. Ði trái
phép vào Sài Gịn, đến Vinh thì bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đây,
Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Ơng lao vào con
đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ “đại bất đắc chí”, như một người “hư hỏng hồn
tồn”.
Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim “Cánh đồng ma”, quay tại Hồng
Kông.
Từ 1942 đến 1945, ngày càng bế tắc, suy sụp, đã có ý định tự sát.
Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn
Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự “lột xác” và chân thành đứng


vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng. Năm 1950, vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Từ
1948-1958, là tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Luôn hăng hái tham gia vào hai
cuộc kháng chiến. Tiếp tục đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi
ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc.
Nguyễn Tuân hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực: viết văn, làm báo, diễn
kịch… ở lĩnh vực nào ông cũng say sưa thể hiện cái “Tơi” của mình. Trong số các nhà
văn đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc
Mỹ, Nguyễn Tuân là người đến với cách mạng khá sớm. Nguyễn Tuân mất ngày 287-1987 tại Hà Nội.
Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
1.1.2. Con người
Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am
tường cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt, có lịng say mê thiết tha đối với tiếng Việt.
Rất mực đề cao và chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ, nên Nguyễn Tuân căm ghét thói
xấu xa đê tiện, rởm đời, vơ văn hóa.

Ðọc văn ơng, người đọc khơng chỉ có khối cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật
ngơn từ mà cịn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch
sử, địa lý, điện ảnh,… Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú,
có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
Ðời viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động
nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không
bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt; mà ngược lại, ln nghiêm khắc với chính mình. Ðây là
một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật” (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là
người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.


Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội đảo điên
“lộn tùng phèo” mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía
dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng
tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa
thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội. Trên trang viết Nguyễn Tuân, những “vẻ đẹp xưa”
chợt sống dậy trong niềm xót xa tiếc nuối khôn nguôi. Dù điều kiện bấy giờ không
cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự u hoài đối với dân, với nước, người đọc vẫn
cảm nhận được một tấm lịng chân thành và rất mực thủy chung. Ơng đã ghé vai vào
chống chọi, hàn gắn, sắp xếp lại với kỳ vọng gìn giữ những giá trị thiêng liêng nhất
vốn hun đúc nên Quốc hồn, Quốc túy Việt Nam. Nếu có thể ví trang sách như tấm lá
chắn hữu hiệu thì nhà văn Nguyễn Tuân – giai đoạn trước 1945 – chính là người cảm
tử quân đang chiến đấu với cái ác, tử thủ ở thành trì Chân – Thiện – Mỹ.
Từ sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng
nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lịng đón nhận bao nhiêu thanh
sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể bộc
lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài hoa uyên
bác ấy như được tháo củi sổ lồng, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất
nước và con người Việt Nam trong thời đại mới.
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái Ðẹp của Nguyễn Tn

đậm màu sắc chủ quan, “khơng bà con gì với ln lý thời đại” thì giờ đây, đã có sự hài
hòa cần thiết. Bởi cái Ðẹp giờ hiện hữu trong thực tại, là đời sống muôn màu của
Nhân Dân; như có thể cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía. Hồi cổ khơng cịn mang
ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt của dĩ vãng ở
hiện tại.


1.2. Sự nghiệp
Tác phẩm tiêu biểu:
- Trước 1945: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn
dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt
cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hồi (1943), Nguyễn (1945).
- Sau 1945: Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950),
Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hịa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông
Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất
nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994).
Quá trình sáng tác các đề tài chính:
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công
ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện
ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường
của mình và thành cơng xuất sắc với các tác phẩm: “Một chuyến đi, Vang bóng một
thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua...”
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh
ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống truỵ lạc”.
Nguyễn Tn đã tìm đến lí thuyết “chủ nghĩa xê dịch” này trong tâm trạng
bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về “chủ nghĩa xê dịch”, Nguyễn Tn
lại có dịp bày tỏ tấm lịng gắn bó tha thiết của ơng đối với cảnh sắc và phong vị của
đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngịi bút đầy trìu mến, u thương và tài
hoa (Một chuyến đi).
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của q

khứ cịn “Vang bóng một thời”. Ơng mơ tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong


tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện
thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua
cuộc nhưng khơng chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao “Chữ người tử
tù”).
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm
này, người ta thường thấy có một nhân vật “tơi” hoang mang bế tắc. Trong tình trạng
khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đơi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm
tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ
cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tn ln ln có ý thức phục vụ trên
cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc
đáo của mình. Ơng đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy
nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và
sản xuất.
1.3.

Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tn có thể

thâu tóm trong một chữ “ngơng”. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn
Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn
cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám, ơng đi tìm cái đẹp của thời xưa cịn vương
sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá
khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ
kính, vừa trẻ trung hiện đại.



Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn của
những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những
phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội…
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ơng có nhiều
phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong
cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm
đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Ơng cịn có đóng góp khơng nhỏ cho sự phát
triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi
quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ
thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ơng cịn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại
chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay
những mặt tiêu cực của xã hội.
2.
2.1.

Nghệ thuật ngôn từ
Khái niệm

Nghệ thuật ngôn từ (hay nghệ thuật của ngơn từ) là một loại hình nghệ thuật
lấy ngơn từ làm chất liệu, đối sánh với các loại hình nghệ thuật có chất liệu khác.1
Trong phần này, vấn đề cần chú ý trước hết là đòi hỏi người nghiên cứu phải
phân biệt được hai khái niệm “Nghệ thuật ngôn từ” và “Ngôn từ nghệ thuật”. “Ngôn
từ nghệ thuật” là kết quả của những biện pháp tu từ cùng những quy tắc tổ chức lời
văn, nhằm góp phần bộc lộ những giá trị tư tưởng – thẩm mỹ trong một tác phẩm cụ
thể.2 Như vậy, đều cùng nói đến ngơn từ, nhưng “ngôn từ nghệ thuật” sau này mới bàn

1 Lý luận văn học (tập I), NXB Đại học Sư Phạm, 2002, tr.184 (trích lại).

2 Lý luận văn học (tập I), NXB Đại học Sư Phạm, 2002, tr.184 (trích lại).


đến những phẩm chất nghệ thuật của nó, cịn ở “nghệ thuật ngơn từ” chỉ đề cập những
thuộc tính về mặt chất liệu để làm nên đặc trưng của văn học mà thơi.
2.2. Đặc trưng
2.2.1. Tính hình tượng - gián tiếp
Chất liệu của tất cả các loại hình nghệ thuật cơ bản, đơn thuần, chứ chưa
mang tính tổng hợp như hội họa, âm nhạc, vũ đạo,… mặc dù là đường nét, màu sắc,
âm thanh, tiết tấu hay hình thể…đều là vật chất, vật thể, với những trạng thái của nó
cho nên chúng đều có tính hình tượng - trực tiếp, có nghĩa là cơng chúng có thể trực
tiếp nghe nhìn hình tượng của các loại hình nghệ thuật này. Sau khi nghe nhìn xong,
cơng chúng vẫn tha hồ thỏa sức tưởng tượng thêm, nhưng vốn đã có được hình ảnh
trực quan ban đầu.
Trái lại, ngôn từ không phải là vật chất hay vật thể, mà chỉ là kí hiệu của
chúng mà thơi cho nên hình tượng mà thơ văn xây dựng nên khơng thể nghe nhìn một
cách trực quan. Hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan
của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương
được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật thường được gọi là
khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương
khơng ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn
chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ
ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ
vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ
ra. Như thế chúng ta khơng sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương.
Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể. Ðộc giả dường
như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương.
2.2.2. Tính tư duy trực tiếp



Lời nói và tư duy gắn chặt với nhau. Khơng thể tư duy mà khơng có lời nói
và lời nói chính là tư duy. Vì vậy, nếu nói văn chương miêu tả ngơn từ thì đồng thời
phải nói văn chương miêu tả tư tưởng. Văn chương vừa vẽ lên những bức chân dung
về tư tưởng của con người. Văn chương là ngành nghệ thuật duy nhất tái tạo các quá
trình tư duy của con người. Mỗi con người trong văn chương là mỗi nhà tư tưởng; họ
không những là con người biết suy nghĩ, cảm xúc, có ý thức về mình mà cịn có ý thức
về người - họ có ý kiến nhất định trước vận mệnh và cuộc đời. Đây là một ưu thế đặc
thù của văn chương. Nghệ thuật nào cũng gắn liền với tư tưởng. Nhưng các loại hình
nghệ thuật khác biểu hiện tư tưởng của con người một cách gián tiếp. Qua một bức
tranh, bản nhạc chúng ta khơng tìm được những tư tưởng cụ thể mà chỉ là đoán định ngay cả những bức tranh tượng về con người. Các nghệ thuật đó khơng dựng lên được
con người đang tư duy. Trong văn chương, quá trình tư duy của con người được thể
hiện một cách trực tiếp. Người đọc tiếp xúc trực tiếp qua các lời thoại của nhân vật
hoặc lời nói thầm ... của các nhân vật - những ý tưởng chưa thốt nên lời.
2.2.3. Tính vơ cực hai chiều về khơng – thời gian
Chất liệu ngơn từ của hình tượng văn chương cũng đã làm cho tính chất
khơng gian và thời gian của hình tượng văn chương có đặc trưng riêng. Người ta phân
chia thế giới nghệ thuật ra làm 2 loại chủ yếu: nghệ thuật thời gian và nghệ thuật
không gian. Loại hình nghệ thuật mà hình tượng của nó chiếm một khoảng không gian
và bất động là loại nghệ thuật không gian, đây là loại nghệ thuật chiếm lĩnh đối tượng
mà các phần của nó cái này nằm bên cạnh cái kia. Loại nghệ thuật mà hình tượng của
nó diễn ra theo thứ tự trước sau và chiếm một khoảng thời gian nhất định là nghệ thuật
thời gian, nó chiếm lĩnh đối tượng mà bộ phận của nó lần lượt xuất hiện trong thời
gian.
2.2.3.1. Nghệ thuật thời gian
Ðứng về phương diện thời gian, người ta xếp văn chương vào loại nghệ
thuật thời gian. Chính đặc trưng chất liệu ngơn từ đã qui định tính chất thời gian của


hình tượng văn chương. Lời nói là âm thanh được phát ra từng tiếng lần lượt theo thời
gian. Hình tượng văn chương có khả năng to lớn trong việc chiếm lĩnh đối tượng mà

các bộ phận của nó xuất hiện theo thời gian. Văn chương chủ yếu tái hiện các quá
trình đời sống, các sự vật và hiện tượng nối tiếp nhau trong thời gian.
Có một loạt các nghệ thuật thời gian, nhưng nghệ thuật thời gian - văn chương
là có tính đặc thù. Tính đặc thù đó là ở chỗ, trong văn chương, thời gian được thể hiện
uyển chuyển, biến hóa khơn lường nhà văn có thể ép mỏng lại hoặc kéo căng thời gian
ra tùy theo yêu cầu nghệ thuật nhất định. Thời gian trong văn chương không nhất thiết
được thể hiện đúng như thật, trực tiếp như thời gian trên sâu khấu là trùng khít với
thời gian được miêu tả. Trong văn chương thời gian nhiều khi chỉ là khoảng khắc
nhưng được nhà văn đặc tả tỉ mỉ và có thể có cả lời bình phẩm kéo dài hàng trang
sách.
2.2.3.2. Nghệ thuật không gian
Người ta đã xếp văn chương vào hàng nghệ thuật thời gian, nhưng đứng ở
góc độ nào đó mà xét thì văn chương cịn là nghệ thuật không gian - loại nghệ thuật
không gian đặc biệt. Không gian nghệ thuật của văn chương là có tính đặc thù. Tính
đặc thù này cũng là do đặc thù chất liệu xây dựng hình tượng - ngơn từ, quy định. Các
lời nói trong tác phẩm văn chương không phải được diễn ra cùng một lúc mà theo trật
tự trước sau và ngay trong lời nói các từ cũng từ này tiếp sau từ kia. Có lợi thế về mặt
thời gian, nhưng quảng tính thời gian của lời nói đã là trở ngại cho văn chương khi
miêu tả khơng gian.
Khơng gian trong văn chương có thể rất hẹp cũng có thể rất rộng: một sự
vật, một con người, một căn phịng v.v... và có thể là một cơng trường, một chiến
trường. Nói chung, khơng gian trong văn chương khơng bị một hạn chế nào.

2.2.4. Tính vạn năng và tính phổ thơng
2.2.4.1. Tính vạn năng


Mỗi từ mỗi câu của lời nói là yếu tố tư tưởng, mà tư tưởng là hình ảnh của thế
giới khách quan, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, văn chương có tính
vạn năng trong việc phản ánh đời sống. Tính vạn năng đó, thể hiện:

- Chiều rộng của phạm vi hiện thực phản ánh: Khơng có giới hạn về phạm vi
hiện thực trong văn chương. Bất cứ phạm vi hiện thực nào văn chương cũng có khả
năng với tới.
- Chiều sâu của sự phản ánh: Tính vạn năng còn được biểu hiện ở chỗ khả
năng phản ánh chiều sâu của hiện thực. Bức tranh hình tượng văn chương thực sự là
bức tranh của không gian 3 chiều: cao, sâu, rộng.
- Phương diện vơ hình, tâm tưởng: Tính vạn năng cịn ở chỗ bất kỳ phương
diện nào của hiện thực văn chương cũng có thể đạt tới. Ðặc biệt là phương diện vơ
hình - tâm tưởng. Những dịng suy tư của con người, một khó khăn của nghệ thuật tạo
hình, thì ở văn chương là một lợi thế. Tính vạn năng của văn chương cịn ở chỗ nhà
văn tự do xử lí mối quan hệ thời gian thực tế trong miêu tả, có khả năng miêu tả bất cứ
nội dung nào dưới hình thức nào.
2.2.4.2. Tính phổ thơng
Chất liệu xây dựng hình tượng văn chương ngơn từ - phương tiện giao tiếp của
xã hội đã làm cho văn chương có tính phổ thơng.
- Về mặt sáng tác: Ðể trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì thật là khó, nhưng
có thể nói hầu như người nào cũng có thể làm được vài câu thơ. Hơn nữa, phương tiện
vật chất phục vụ cho sáng tác văn chương đơn giản nhất so với bất cứ nghệ thuật nào:
giấy - viết và thậm chí có khi cũng khơng cần hai thứ đó nữa. (Ví dụ văn chương dân
gian hay loại ứng tác)
- Về mặt truyền bá: Văn chương truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm nhập
sâu vào bạn đọc. Phương tiện duy nhất cần thiết cho sự truyền bá là ngơn từ - mà ngơn
từ thì ai cũng có. Điều kiện và phương tiện cần thiết cho sự truyền bá cũng thật là đơn
giản là những quyển sách hoặc thậm chí khơng có sách, và bất kỳ ở đâu, lúc nào. Nó


khác hẳn sân khấu, điện ảnh, âm nhạc ... là những nghệ thuật mà điều kiện và phương
tiện truyền bá có những địi hỏi nhất định và nhiều khi rất phức tạp.
- Về mặt tiếp nhận: Yêu cầu quan trọng nhất để tiếp nhận văn chương là ngôn
từ, mà ngôn từ thì ai cũng có. Vì vậy, ai cũng có thể tiếp nhận được văn chương, kể cả

các em bé mới ra đời. Mặt nữa, bạn đọc có thể lựa chọn những cung bậc và nhịp độ
tùy thích và thời gian tùy thích.
3.

Nguyễn Tuân – bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ

3.1. Từ ngữ chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác
Nguyễn Tuân được biết đến là người rất am hiểu về nhiều lĩnh vực của cuộc
sống. Kiến thức mà ơng có được là nhờ vào những tháng ngày đi tung hoành khắp mọi
miền của đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà Nguyễn Tuân đã
đóng góp cho nền văn học nhiều trang viết sắc sảo, đầy tính nghệ thuật, ca ngợi quê
hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản
xuất dựng xây quê hương. Đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân ta thấy hấp dẫn bởi những
trang viết chân thực với lượng thơng tin phong phú, đa dạng, chính xác. Với nhiều
năm kinh nghiệm của một nhà báo, bác Tuân có vốn sống, vốn hiểu biết khá sâu rộng.
Nguyễn Tuân có mặt ở nhiều nơi, quan tâm tới nhiều mặt của đời sống nhưng với ông
một khi đã quan tâm tới cái gì thì tìm hiểu đến từng chi tiết nhỏ. Chính vì vậy mà phần
lớn những tùy bút, ký,… của Nguyễn Tn có lượng thơng tin với độ chính xác rất
cao. Nhiều bài đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng, tơn vinh nhiều
đặc trưng văn hóa dân tộc, giới thiệu cho bạn bè năm châu vẻ đẹp của người Việt ta.
Những sáng tác của Nguyễn Tuân trong giai đoạn 1945 – 1975 rất phong
phú về thể loại, song tùy bút vẫn là thể loại thành công nhất trong số đó. Tùy bút
“Người lái đị sơng Đà” được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân.
Những trang viết trong tác phẩm này thay vì đưa người đọc bước vào thiên nhiên của
vùng Tây Bắc đầy hấp dẫn, cảnh sắc Tây Bắc đẹp tuyệt vời với núi sông diễm lệ,


những thung lũng lúa chín vàng, bao sắc màu rực rỡ nao lịng người thì nhà văn
Nguyễn Tn lại dành trọn vẹn số trang và ngòi bút tinh tế của mình để cho ra đời tác
phẩm tập trung miêu tả con sông Đà – con sông hội tụ tất cả những nét đặc trưng nhất

của Tây Bắc. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân, sông Đà giờ đây khơng
cịn là một dịng sơng vơ tri vơ giác mà hiện lên như một sinh thể sống có tính cách
riêng, có cá tính nổi bật như chính con người chúng ta. Hình ảnh con sơng Đà được
nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng
độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tn đã rất thành cơng khi xây dựng hình tượng
sơng Đà bằng chất liệu ngơn ngữ và tình cảm phong phú. Sơng Đà hiện lên là dịng
sơng hung bạo, ngổ ngược, không chảy theo khuôn khổ. Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm
của sông Đà “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới
có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lịng sơng Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này
bờ nhẹ tay ném hịn đá qua bên kia vách. Có qng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ
này sang bờ kia”. Chỉ với vài chi tiết được tác giả phác họa, con sông Đà hiện lên với
nhiều phức tạp, khó khăn, nguy hiểm khơn lường. Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi
qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ
nào trên cái tầng nhà thứ mất vừa vụt tắt điện”. Một lối so sánh độc đáo, đầy táo bạo
và cũng không kém phần tinh tế. Sông Đà đẹp, nhưng chắc có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân
mới thấy hết được cái đẹp của sự hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm. Khi Nguyễn Tuân
miêu tả tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông Đà hùng vĩ
chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó” “Như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông
rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Từ ngữ tạo cho
câu văn những giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc. Một cảnh tưởng hùng vĩ,
nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, tuyệt vời, hiếm thấy trong văn học.


Đặc biệt hơn nữa, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân hình ảnh người lái đị
vượt qua dịng chảy của sơng Đà thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo.
Nhà văn của chúng ta cung cấp cho độc giả một lượng thơng tin mà chắc có lẽ chỉ đến
với “Người lái đị sơng Đà” người đọc mới biết cũng như được hòa vào cùng cảm giác

vượt thác với người lái đò như vậy. Tác giả miêu tả rất kĩ ba trận vượt thác này. Trận
thứ nhất “mặt nước hị la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo. Sóng
nước như thể quân liều mạng vào sát nách”. Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều
của tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu
ngạn”. Và trận cuối cùng dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và mãnh liệt nhất.
Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đị
và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể. Con sóng chính là “kẻ thù số một” của người lái
đị, với tất cả đặc tính nham hiểm và thâm độc nhất. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tn
cịn khiến người đọc bất ngờ hơn nữa khi miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó “quãng mặt
ghềnh hát loong, dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đị nào
tóm được qua qng ấy”. Sơng Đà hiện lên như một kẻ bất chấp hết, có thể lấy đi tính
mạng của những ai vơ tình đi qua đây. Sự hiểu biết sâu sắc cặn kẽ của Nguyễn Tuân
về sự vật, hiện tượng mà cụ thể ở đây là dịng sơng Đà cũng như hình ảnh người lái đị
đã đưa lại cho người đọc những trang viết đầy hấp dẫn thú vị.
Nhắc tới tài năng trong nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tn thì sẽ khơng
thể nào qn được tùy bút “Tờ hoa”. Nhắm nháp từng chữ, từng câu trong “Tờ hoa” ta
lâng lâng bởi một niềm khoái cảm, trong niềm kính phục vơ hạn, thấy lịng mình như
cũng bừng nở từng đợt sóng hoa nhập cùng hồn văn Nguyễn Tuân. Dòng cảm xúc
xuyên suốt tùy bút này là bắt đầu từ sững sờ cho tới ngưỡng mộ trước vốn ngôn từ
quảng bác, sức liên tưởng, tưởng tượng lạ lùng, phi thường, tài viết cứ như chơi chơi
đùa đùa mà thực ra là một sự đầu tư công phu, đánh đổi bằng cả những vốn kiến thức
chắt lọc được trong cuộc đời Nguyễn Tuân. Thực sự so với số lượng của Tờ hoa thì
quá chênh lệch với lượng kiến thức mà Nguyễn Tuân đã cung cấp cho ta. Chỉ với gần


năm trang sách mà nhà nghệ sỹ ấy đã làm thoả mãn óc tị mị của người ham hiểu biết
bằng những con số chính xác về q trình ong tìm hoa, làm mật. Đấy là tri thức về
loài ong kéo mật. Để làm nên giọt đem thơm thảo vào sự sống, ong kia đã bay 8.000
cây số, 2.700.000 chuyến bay từ tổ đến khắp nơi có hoa quanh vùng. Và để làm ra

được nửa lít mật, ong phải hút chất ngọt tỏa hương của hơn 5 vạn loài hoa. Đoạn viết
về con trai hoài thai ngọc từ hạt cát biển vơ tình lọt qua cửa trai “lấy máu lấy rãi mình
ra mà bao phủ hạt đau, hạt xót” ta bỗng có cảm giác như ba nhà sinh vật, điêu khắc,
văn học cùng hội nhập tuyệt đẹp nơi tác giả. Chắc khơng ít nghệ sỹ ngơn từ phải ước
ao, thèm muốn có được vốn từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa cực kỳ phong phú
của Nguyễn Tuân để khi hứng lên, khi cần thiết sẽ sẵn lòng tung ra, để cùng hịa với
thiên nhiên, với tạo hóa. Hạt cát, hạt bụi biển, hạt đau, hạt bụi bặm nơi rốn bể; hạt đau,
hạt xót, hạt cát khối tình con; hạt ngọc tròn trặn ánh ngời;… hiện lên giờ đây mang
một hương vị đặc sắc đến lạ lùng.
Nguyễn Tuân thể hiện nỗi đau quặn thắt và niềm vui mỏi mệt, thỏa mãn của
cơn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, tạo ra cái đẹp cho đời. Huy động biết bao nhiêu
vốn từ ngữ để lột tả cho hết cái màu xanh của hạt cát, hạt ngọc nơi lòng trai. Hay
người đọc cũng dễ dàng có cảm giác được chìm sâu vào ký ức để khảo cứu về các loại
đồng hồ đông tây kim cổ cùng tác giả vô cùng thú vị biết bao. Các loại đồng hồ
hương, đồng hồ hương vòng ngự dụng đeo ngọc đời Lý được tái hiện bằng một câu
văn dài, trang trọng, đài cát, rất phù hợp với lối sinh hoạt cung đình của các vị vua
chúa phương Đơng “bằng đồng thánh thót những giọt rồng đều đặn”. Hương vòng
ngự dụng của vua nhà Lý xưa đọc kinh Phật có hạt ngọc đính vào từng vịng hương.
Lửa hương cháy đến cữ ấy thì hạt ngọc lại đứt, rơi xuống và nghe ngọc gieo mình lanh
lảnh vào một cái bình hồ kim ngân, người đọc biết là đêm đã vợi đi một canh nữa.
Nhưng không phải Nguyễn Tuân chỉ đơn giản là đi ca ngợi những loại đồng hồ được
hiện đại hóa mà dụng ý nhà văn muốn nhắn nhủ người đọc hơm nay chớ nhanh qn
những gì cha ơng từng sáng tạo, đừng vội loá mắt, ù tai trước những kỹ thuật hiện đại.
Thời gian tự nhiên, vật lý, lịch sử … đều chỉ có 1 chiều. Thuận theo tự nhiên và lịch


sử thì trước sau cũng sẽ thành cơng. Phong phú, uyên bác và tài hoa nghệ sỹ là phẩm
chất của thiên tùy bút “Tờ hoa”. Chỉ “Tờ hoa” người đọc mới biết được những kiến
thức quá đỗi đắt giá ấy: “Tất cả, tất cả,… tơi ví như những cánh hoa, nụ hoa, đài hoa,
đoá hoa, tràng hoa,… kết thành những tờ hoa trắng và trong, tinh và khiết, độc đáo,

tài hoa nhất mực, ngời ánh lên trong tùy bút của Nguyễn Tn, thứ tùy bút khơng bao
giờ có phiên bản thứ 21”3 Và nếu là một người chẳng biết gì về ngọc trai, về mật ong
thì qua những trang viết của Nguyễn Tuân bạn cũng bồi đắp cho mình phần nào lượng
kiến thức khơng chỉ chính xác mà cịn đầy hình ảnh, vừa đúng lại vừa đẹp, tràn đầy
xúc cảm.
Khơng ngại để nói hiểu biết của Nguyễn Tuân thuộc dạng khan hiếm trong
văn đàn văn học Việt Nam. Sở hữu vốn kiến thức dày dặn, đào sâu cặn kẽ những khía
cạnh, chi tiết nhỏ nhất mà hầu như khơng ai nhận ra được cùng kho tàng ngơn từ đặc
sắc thì giờ đây và tin rằng sau này cũng vậy, Nguyễn Tuân mãi là nhà văn xứng đáng
để gọi là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam.
3.2. Giàu chất trữ tình thơ mộng
Từ ngữ giàu chất trữ tình, thơ mộng là một trong những nghệ thuật ngôn từ cơ
bản được Nguyễn Tuân sử dụng trong suốt quá trình sáng tác với đủ các sắc diện. Chất
trữ tình trong từ ngữ của ông sau cách mạng là cái thiết tha với đất nước, với nhân dân
và cuộc kháng chiến. Trong “Đường vui” và “Tình chiến dịch” ta cũng có thể nhận
thấy rõ sự chuyển biến này. Ngơn ngữ trữ tình trong văn ơng vừa chân tình vừa ấm áp,
nó ánh lên tình yêu đất nước, yêu cuộc sống thiết tha và niềm lạc quan tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp. Đặc biệt là trong những câu văn tả cảnh, Nguyễn Tuân đã sử dụng
những từ ngữ trữ tình và hết sức thơ mộng, chuyển tải chất tình đằm sâu của nhà văn
say sưa với 83 cảnh và người trên những con đường kháng chiến, dù có thể đó khơng
phải là cảnh vui mà là cảnh hoang vắng u buồn. “Đồng lúa chín tắt tiếng đạn, lại càng
thăm thẳm hơn. Cái mênh mơng vàng nẫu của đồng lúa chín khơng bóng dáng lom
3 Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, 1982.


khom của dân cày, trơng cịn cơ quạnh bằng mấy mươi cái tịch liêu xanh lè của
rừng”.
Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà
thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng
tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu - những thú vui tao nhã ở

đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngịi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của
đất nước, của con người trong thời đại đổi mới và Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ.
Có thể nói, thiên nhiên hùng vĩ là một đề tài khơng q mới lạ, trong đó viết về đề tài
sơng nước đã có nhiều bài thơ, bài văn rất thành cơng. Ta đã được chiêm ngưỡng một
dịng sơng mênh mông, hoang vắng, buồn man mác thấm đượm nỗi nhớ nhà trong
“Tràng giang” của Huy Cận hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên
sơng nước Kinh Bắc trong bài thơ “Bên kia sơng Đuống” của Hồng Cầm. Nếu những
bài thơ trên chỉ là điều kiện, chỉ là cái cớ để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với
“Người lái đị sơng Đà” người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về
dịng sơng thực sự. Dưới ngịi bút của Nguyễn Tn hình ảnh dịng sơng “độc bắc
lưu” hiện lên với một vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng nhưng cũng khơng kém phần trữ tình,
thơ mộng.
Con Sơng Đà hùng vĩ dài trên năm trăm cây số, ở nơi thượng nguồn nó
mang một vẻ đẹp hào hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dịng
sơng hồn tồn mang bộ mặt khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, yên ả; nó giống
như một cơ thiếu nữ xinh đẹp trút bỏ cái vẻ “đỏng đảnh” để trở về với vẻ đẹp dịu
dàng, lãng mạn của mình- một nét tính khác của Sơng Đà đươc Nguyễn Tn dùng
ngịi bút tài hoa để miêu tả mang đậm chất trữ tình. Lúc thì nhà văn nhìn con sơng từ
trên tàu bay, từ trên cao, có lúc lại nhìn qua đám mây mùa xn, khi nhìn qua đám
mây mùa thu, có khi tác giả cảm nhận dịng sơng bằng nỗi nhớ của cố nhân, gặp thì
vui mừng, xa thì nhớ nhung. Cũng có khi bằng đôi mắt lịch sử, của hồi ức, của quá
khứ, và ở điểm nhìn, con Sơng Đà lại có một vẻ đẹp khác nhau. Con sông đầy ghềnh
thác tung bọt trắng xóa nhìn từ trên xuống ngoằng ngo như một cái dây thừng. Rồi


có lúc nó lại giống như một thiếu nữ mà có lẽ nói đúng hơn là một tiên nữ giáng trần
khiến cho người ta phải mê mẩn: “Sông Đà tuôn dài tn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xn”.
Khơng gian lắng đọng trong vẻ đẹp của “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn

chuồn bươm bướm sông Đà”. Nguyễn Tuân đã gợi lên vẻ đẹp của sông Đà bằng hai từ
“gợi cảm”. Và quả thực, vẻ đẹp thơ mộng của dịng sơng khiến cho người ngoạn cảnh
gặp lại có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”, gợi biết bao thi vị. Giữa con người và thiên
nhiên có một mối chan hồ, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ
ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ,chăm chăm nhìn tơi lừ lừ trơi trên một mũi đị.
Hươu vểnh tai, nhìn tơi khơng chớp mắt mà như hỏi tơi bằng cái nói riêng của con vật
lành: “Hỡi ơng khách Sơng Đà, có phải ơng cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng
cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Cuộc đối thoại tưởng tượng của nhà
văn với từ ngữ trữ tình khiến cho thiên nhiên hiện hình với tất cả vẻ hoang sơ của nó,
dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sống con người.
Ngịi bút và ngơn ngữ của Nguyễn Tn tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi
câu chữ đều quyện chặt tình u với con sơng thể hiện sinh động. Có dịng sơng, có
nước sơng, có cảnh vật hai bên bờ sơng nhưng đó phải là con sơng như một áng tóc
trữ tình, bờ sơng như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Cứ thế, bằng
ngịi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp của con
sông bằng tất cả niềm say mê, tình u với sơng núi, giang sơn. Bằng việc sử dụng từ
ngữ giàu chất thơ mộng, trữ tình của mình, Nguyễn Tuân đã hát lên những lời ngợi ca
say sưa về vẻ đẹp trữ tình tuyệt vời của Sông Đà như một khúc ca hùng tráng, ngập
tràn yêu thương đối với một vùng thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Có lẽ Nguyễn Tuân là một người thường tả rất hay về những dịng sơng
chăng? Người đọc bị ám ảnh nhiều bởi vẻ đẹp của con sông Đà trong sáng tác của


ơng, đó là hình ảnh một dịng sơng mà nước sơng thay đổi theo mùa: “Mùa xn dịng
xanh màu ngọc bích, chứ nước sơng Đà khơng xanh màu xanh canh hến của sông
Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ”. Ở
“Tuỳ bút kháng chiến” ta cũng bắt gặp hình ảnh của dịng sơng Thao cũng được miêu
tả bằng chất trữ tình mượt mà như thế: “Dưới chân phố, nước sông Thao lừng khừng

một màu nâu non, càng vẩn ngầu lên những bột canh cua đồng chờ lửa bếp”. Hình
ảnh “cái tha ma xinh bé bên sơng đã rào quây lại và vòng hoa đã chắc lại như vòng
hoa cườm” không làm cho người đọc ghê lạnh mà lại dấy lên một niềm tiếc thương
đối với những người lính đã hi sinh trong trận Đại Bục giờ họ đang nằm lại bên bờ
sơng Thao - dịng sơng đã gắn bó chảy giữa đơi bờ của cuộc kháng chiến. Những từ
ngữ trữ tình thơ mộng đã phần nào thể hiện tư tưởng của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ
trân trọng cuộc sống, yêu quý vô cùng sự sống, biểu dương cuộc sống mới.
Đến với tác phẩm “Cô Tô” người đọc lại được một dịp nữa thưởng thức
chất thơ mộng, trữ tình trong từ ngữ của Nguyễn Tuân. Đây là một bài ký thu hoạch
nhân chuyến đi thực tế quần đảo tác giả, miêu tả vẻ tươi đẹp của thiên nhiên và con
người trên quần đảo. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả khái quát rất
giàu sức gợi: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi
có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người
thì, sau mỗi lần dơng bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên
núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát
lại vàng giịn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay
lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”. Vẻ đẹp của Cô Tô hiện lên trông thật “trong trẻo,
sáng sủa”. Vẫn khai thác vẻ đẹp thơ mộng ấy nhưng với một sự hiểu biết sâu rộng và
vốn ngôn ngữ phong phú, Nguyễn Tuân có được những trang viết đáng được coi là
tuyệt bút: “Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già?
Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vịng? Nước biển Cơ Tơ đang đổi từ vẻ xanh này
sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái mầu áo Kim Trọng trong tết Thanh Minh? Đúng


một phần thơi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha
biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan
Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng khơng? Chưa được ư?
Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được khơng? Hay là nói thế này: nước biển
chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre?
Nghe hơi trừu tượng phải khơng? Mà kìa, nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh

cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Cũng không phải là sợ lai
căng, nghe như nó vẫn chưa trúng vẫn chưa được phải khơng? Sóng cứ kế tiếp cái
xanh mn vẻ mới, và nắng chiều ln ln thay màu cho sóng. Mà chữ thì khơng tài
nào tn ra kịp với nhịp sóng. Đua với sóng, chỉ có mà thua thơi. Chao ơi nước biển
Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của Ngọc Bích, hoặc là chao ơi nó xanh như một
niềm hy vọng trên cửa bể”.
Cái việc ngắm “hụt” cảnh bình minh trên biển Trà Cổ Sa Vỹ trên đường ra
đảo khiến cho việc ngắm cảnh mặt trời lên ở đây được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ là
“dậy từ canh tư”, “cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo”, mà cịn trong hành
động “rình” mặt trời lên, cứ như thể nếu lộ liễu quá thì mặt trời sẽ khơng lên tỏ nữa,
dù đã dự đốn “sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết
bụi”, khơng cịn gì có thể che lấp mặt trời. Vậy mà, cảnh mặt trời mọc trên biển vẫn
đẹp rực rỡ đến sững sờ! Một lần nữa, cảnh đẹp Cô Tô lại “thử thách cái vốn tự vị” của
tác giả vốn đã sẵn “nổi gió trong lịng”.
Với Nguyễn Tuân, ngôn từ không chỉ là chất liệu, phương tiện, mà cịn là đối
tượng của văn chương, là chính văn chương. Vẻ đẹp của trang viết Nguyễn Tuân là
kết quả tất yếu từ một cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa. Lịng
u nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt biểu hiện ở thái độ thành kính trân trọng tiếng
mẹ đẻ và các giá trị truyền thống chính là động lực bên trong, thơi thúc nhà văn khơng
ngừng tìm tịi, khơi nguồn vốn cũ và sáng tạo nên giá trị mới.


3.3. Kết hợp ngôn ngữ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau
Thời trẻ, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống nhiều nơi, trong đó
thời gian lâu nhất là ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Chính vì thế, ở ơng có một vốn kiến thức am hiểu
sâu rộng về nhiều lĩnh vực trên mọi vùng miền của đất nước. Với vốn hiểu biết phong
phú nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mĩ sắc sảo và lối viết tài hoa, những bài viết
của ông đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả. Với Nguyễn Tn, ngơn
từ khơng chỉ là chất liệu mà cịn là văn chương và nhà văn có ý thức “lạ hóa” nó, để

tạo dấu ấn độc đáo cho mình đồng thời lơi cuốn người đọc. Có một lịng u say tiếng
mẹ đẻ và sự hiểu biết sâu sắc về sự biến đổi từng của từ ngữ. Nguyễn Tuân đã trở
thành phù thủy ngơn từ với hàng trăm phép biến hóa mà mỗi phép biến hóa có cơng
dụng lạ lùng và khác biệt mặc dù trong cuộc đời, nhà văn chỉ thừa nhận ông là “người
viết văn bằng tiếng Việt” chứ không phải “nhà văn” hay bất cứ một danh hiệu cao quý
nào khác. Trong tùy bút “Sông Đà” - ông đã dùng hết tài năng, sử dụng vốn từ ngữ
phong phú của mình tung ra những trang giấy để tái hiện sự hung bạo, dữ dội của
dịng sơng cũng như vẻ đẹp trữ tình của “một cố nhân lâu ngày lặp lại”. Bằng sự hiểu
biết, kiến thức rộng rãi cùa mình, Nguyễn Tuân đã dùng từ ngữ trong nhiều lĩnh vực
để tái hiện được hết tất cả những góc độ khác nhau của dịng sơng. Có khi nhà văn trở
thành một nhà điện ảnh với ngôn ngữ của điện ảnh với những thước phim màu cũng
xoay tít, cái máy lia ngược contre - ploneéc lên cái mặt giếng mà thành giếng...” trong
Người lái đị sơng Đà; ơng đã sử dụng cả kiến thức võ thuật để dựng một thạch trận
dịng sơng “đánh khuýp quật vu hồi”, “bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ơng
đị địi lật ngửa mình ra”…; kiến thức thể thao khi miêu tả cuộc chiến đấu “các luồng
sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”... Cịn có cả từ ngữ
về ơ tơ “sang số nhấn ga”. Ngồi ra, khi miêu tả dịng sơng Đà, Nguyễn Tn đã đứng
trong vai trò của nhiều nhà khoa học: một người chuyên nghiên cứu lịch sử biết dịng
sơng dưới thời Pháp thuộc có một “cái tên Tây lếu láo”; một nhà chính trị khi biết
“châu Quỳnh Nhai được giải phóng trước tiên ở Tây Bắc”, trở thành “cơ sở bàn đạp ở


Tây Bắc” xun vào lịng địch... Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân cũng trở thành nhà địa lí
khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đó chan hịa
vào sơng Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước
mét, khi kể ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông
Đà từ Vạn n về xi”. Khơng những thế Nguyễn Tn cịn huy động những hiểu
biết về những môn nghệ thuật gần gũi với văn chương như hội họa “con sông Đà tn
dài”...; điêu khắc “có chỗ vách đá thành chẹt lịng sông Đà như một cái yết hầu”..., ở
những lĩnh vực rất xa với văn chương, Nguyễn Tuân cũng rất hiểu biết và sử dụng rất

linh hoạt qua đó tái hiện sơng Đà ở nhiều góc độ khác nhau. Nhờ những hiểu biết này,
sông Đà đã hiện lên thật sinh động cụ thể, thật dữ dội, cứng cỏi của võ thuật thật bay
bổng của hội họa, văn chương.
Nguyễn Tuân đã vươn tới văn chương chuẩn mực: trữ tình, sâu lắng mà
chính xác, khoa học... Trong q trình làm sống dậy dịng sơng Đà, Nguyễn Tn
khơng chỉ thể hiện mình là người biết, mà còn rất ham hiểu biết, say sưa khám phá
những lĩnh vực mới mẻ trong cuộc sống. Trong Lịch sử văn học, có lẽ chẳng có ai đủ
kì cơng như nhà văn đất Thăng Long khi mấy lần bay qua dịng sơng Đà chỉ để hạ bút
viết mấy câu: “đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân hay trên sơng Đà... vì mỗi độ thu
về”. Những từ ngữ này mang đặc trưng của mỗi lĩnh vực nhưng đều tập trung thể hiện
dịng sơng Đà. Với cách sử dụng từ ngữ như thế, nhà văn đã đưa nhiều lĩnh vực tưởng
xa với văn chương trở nên gần gũi đã tập trung thể hiện hình tượng văn học. Nguyễn
Tuân từng được mệnh danh là nhà văn của sự tài hoa và uyên bác. Nguồn tri thức
khổng lồ của ông về lịch sử, khoa học, địa lí, sinh học… thường được tn trào dào
dạt trong tác phẩm. Với “Người lái đị sơng Đà”, tác giả đã đưa ta đến với một miền
quê hương Tổ quốc. Vị trí sơng Đà, lịch sử sơng Đà đã được Nguyễn Tuân giới thiệu
bằng những trang viết đầy tính “uyên bác”. Nhiều địa danh được tác giả nhắc đến
trong tác phẩm như Tà Mường Vát, Sơn La, Hát Loóng… Tất cả, tất cả chứng tỏ sự
hiểu biết rất rộng và rất sâu của tác giả khi viết về sông Đà…


Ngồi ra, trong tác phẩm ký “Cơ Tơ” nhà văn cũng đã sử dụng vốn hiểu
biết, kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực: hội họa, địa lí,… để từ đó sử dụng các từ ngữ
miêu tả, khắc họa nổi bật vẻ đẹp ở Cô Tô. Nguyễn Tuân đã vận dụng sự am hiểu về
các gam màu được thể hiện qua các từ ngữ chỉ màu sắc vẽ nên bức họa tuyệt đẹp của
đảo Cô Tô. Như cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh màu sắc rực rỡ: “xanh
mượt, lam biếc, đỏ, hồng, bạc” hay là để miêu tả bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo,
bãi cát bằng một loạt tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng: “bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa,
trong sáng; cây trên núi xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn, chân trời
màu ngọc trai nước biển hửng hồng, ang gốm màu da lươn, nước biển Cô Tô chiều

nay xanh cái màu xanh của ngọc bích,trời vàng vàng cái mặt màu da đồng”. Ở góc độ
một nhà địa lí, có thể cho thấy rằng ơng đã trau dồi cho mình một vốn kiến thức địa lí
khá rộng để từ đó đưa vào trang văn của mình gửi đến độc giả. Đầu tiên là sự am hiểu
về các địa danh được thể hiện qua các từ ngữ chỉ địa danh như: Vĩnh Thực, Cái Chiên,
Núi Miều, Núi Tụi, Thoi Xanh, Tơ Bắc, đèo Đầu Chó, đảo Thanh Ln (tức là đảo Cô
Tô mẹ),… Và sự hiểu biết về thời tiết nhờ vào các dấu hiệu sự thay đổi của mặt biển
“Mặt biển lặng lờ và láng mềm đi như dầu mỡ nào đang chảy tràn tới tận cái cuống
mây chân giời. Nó gợi gợi một cái chảo khổng lồ nước xt vịt béo sơi giấu khói, mới
trơng qua rất dễ lầm với một nồi canh nguội. Có tí sóng nào dội lên phía chân vịt tàu,
thì sóng chỉ xơng thêm ong ong oi oi lên mặt tàu”, “Bầu trời tắt gió càng về quá trưa
càng đặc sánh. Thấy nghẹn thở. Trời vàng vàng cái mặt màu da đồng” để biết “rất có
thể ngày mai bão đã vào thấu tới quần đảo rồi”. Bên cạnh đó, ơng đã đưa ra những dự
đốn về thời tiết: “Thế này thì ít nhất gió cũng phải cấp 8”, “Kính bị thứ gió cấp 11
ép, vỡ tung”…
“Phở” còn là sự hiểu biết của Nguyễn Tuân về văn hóa ẩm thực, lịch sử của
người Việt. Qua việc sử dụng các ngôn từ dung dị thể hiện những đặc trưng riêng biệt
của món Phở. Sự hiểu biết tường tận về cách đặt tên cho tên hàng phở, hiệu phở: “Tên
người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc
tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng


ca, phở Tư … Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm
tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt
…”, cách nấu món phở cũng như những nguyên liệu bắt buộc phải có để có được một
tơ phở ngon được tác giả sử dụng những từ ngữ để miêu tả một cách chính xác: “đã là
phở thì phải là thịt bị”, ... Có thể thấy trong Phở có nhắc đến sự kiện, sự việc xảy ra
trong lịch sử được Nguyễn Tuân tái hiện lại bằng các từ ngữ một cách chính xác:
“Trong năm đói 1945, ở đáy nồi nước phở của thời đại, ở Hải phịng và Hà nội, đã có
thùng phở có cả những bàn tay trẻ con: nhưng đó lại là chuyện khác”.
3.4. Ngơn từ mang “khẩu khí dân dã”

Có thể hiểu “khẩu khí dân dã” dùng để chỉ những từ, những câu, những từ
ngữ mang tính chất mộc mạc, chất phác của người quê, của nơi thôn dã được bộc lộ
khí phách của con người tốt ra qua lời nói.
Đọc tùy bút của Nguyễn Tuân, trong mỗi trang viết của ông, người ta
thường bắt gặp ở đó những điều thú vị, bởi nhà văn đã trải lên mặt giấy một lượng tri
thức phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều nghành khoa học, nghệ thuật và nhiều
nhiều lĩnh vực khác phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều ngành khoa học, nghệ
thuật và nhiều lĩnh vực khác thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một
vốn ngôn ngữ từ hết sức phong phú và linh hoạt. Trong thế mạnh ngôn từ của Nguyễn
Tuân, phải đặc biệt chú ý đến câu văn của ông. Câu là đơn vị của lời nói, ăn nên đọi
nói nên lời - gắn với tầm vóc văn hóa đặc điểm nhân cách của người phát ngôn. Câu
văn của Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét con người văn hóa, bản lĩnh nghệ thuật của ơng.
Có một số người nhấn mạnh đến lời văn cầu kì, kênh kiệu, trau chuốt ngơn từ dưới
mọi hình thức nhưng ông là một con người yêu cái ngôn ngữ dung dị đời thường của
con người Việt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà làm mất đi tính giá trị ở mỗi tác
phẩm của ơng mà cái độc đáo tài tình ở Nguyễn Tuân chính là sự khéo léo vận dụng
chúng trong những hoàn cảnh nhất định. Nhiều bài tùy bút của Nguyễn Tuân đã cung
cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng nhiều mặt mặt lịch sử, địa lý, hội họa, ẩm


thực... Trong văn chương Việt Nam có rất nhiều nhà văn viết về món ăn. Từ thời tiền
chiến về sau, Thạch Lam với Hà Nội 36 phố phường, Tơ Hồi với Chuyện kể Hà Nội,
Nam Cao với Trẻ con không biết ăn thịt chó. Nguyễn Tuân với Phở ở miền Bắc.
Nguyễn Tuân thời Vang bóng một thời, cái ăn uống trong văn điển hình là cái ăn uống
cầu kỳ, như ăn kẹo nhân đá (Hương Cuội), như uống trà Tàu (Chén Trà Sương). Sau
năm 1945, “miếng ngon” trong văn Nguyễn Tn bỗng trở nên những món bình dân,
dân dã, như Phở, như Cốm, Giị lụa. Dĩ nhiên khơng phải trước 1945 Nguyễn Tn
chưa ăn cốm, giị lụa. Ơng đã ăn nhiều, ăn kỹ, chẳng qua thời ấy văn ơng nó chưa chịu
“hiện thực” trong lĩnh vực ăn uống. Điển hình cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân về mảng ẩm thực thì Tùy Bút Phở (1957) của ơng đã thể hiện được ngơn ngữ

khẩu khí dân giã của Nguyễn Tn sau 1945.
Trích từ Tùy bút Phở của Nguyễn Tuân “Phở cũng có những quy luật của
nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng,
lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví
dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư,... Có khi một cái tên tật
nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại
thành một cái tên hiệu: phở Gù, phở Lắp, phở Sứt,... cái khuyết điểm trên hình thù ấy
đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên
cửa miệng những người sành.” Qua đoạn trích trên ta thấy Ngun Tn đã có sự am
hiểu sâu sắc về phong tục, cũng như thói quen của con người Việt Nam là lấy tên của
người bán phở hay những đặc điểm nhận dạng của người bán để đặt tên cho qn phở
của mình. Đó được xem là nét đặc trưng phổ biến của người Việt mà đến nay vẫn cịn
sử dụng điều đó. Nguyễn Tn đã có sự quan sát tinh tế, lâu dài để đúc kết ra cho
mình được những luận điểm trên. Trong Tùy bút Phở, có thể thấy Nguyễn Tuân thật
khéo léo trong việc vận dụng các từ ngữ, câu chữ, lời ăn tiếng nói ngơn ngữ đời
thường như “cái đầu gà, cái cẳng giò gầy, cái cổ, xương mỏ ác…” để thể hiện trong
tác phẩm nó khiến cho người đọc dễ cảm nhận và tiếp thu. Nguyễn Tuân đã trực tiếp
phát ngơn nhiều lời chữ mang khẩu khí tự nhiên thoải mái. Đặc biệt trong mọi tình


×