Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Câu hỏi ôn tập kinh tế tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.91 KB, 4 trang )

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ DẠNG BÀI TẬP
Môn học Kinh tế tài nguyên
Lưu ý: Dưới đây là một số dạng câu hỏi, có thể trong phần kiểm tra sẽ mở
rộng liên quan tới những nội dung liên quan tới giáo trình và bài giảng trên
lớp
Câu 1. Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên có thể tái tạo, tài nguyên không thể
tái tạo. Cho ví dụ về hai loại tài nguyên này?
Câu 2: Trình bày các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu và vai trò của quyền sở
hữu trong khai thác, quản lý, phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Câu 3. Phân biệt sự khác nhau cơ bản của khoa học Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô
và Kinh tế tài nguyên ?
Câu 4. Hãy trình bày mối quan hệ giữa sản lượng khai thác, khả năng phục hồi và
trữ lượng tài nguyên thiên nhiên? Vẽ sơ đồ minh họa?
Câu 5. Hãy trình bày hai giả thiết về mối quan hệ giữa mức sống (SOL) và vốn dự
trữ tài nguyên (KN). Vẽ sơ đồ minh họa?
Câu 6. Thế nào là phát triển bền vững? hãy vẽ sơ đồ và giải thích mô hình phát
triển bền vững mức thấp và mô hình phát triển bền vững mức cao?
Câu 7. Khái niệm về tô? Hãy trình bày quan điểm về tô của David Ricardo? Hãy
vẽ đồ thị minh họa?
Câu 8. Khái niệm về tô? Hãy trình bày quan điểm về tô của Henrich Vonthunen?
Hãy vẽ đồ thị minh họa?
Câu 9. Khái niệm về tô? Hãy trình bày quan điểm về tô của Karl Marx?
Câu 10. Hãy trình bày sự khác nhau về mức đầu tư đối với trường hợp đất có chủ
sở hữu tư nhân và đất vô chủ? Vẽ đồ thị bằng đồ thị?
Câu 11. Hãy trình bày đặc điểm của tài nguyên nước và các nguyên nhân dẫn đến
khan hiếm nguồn nước?
Câu 12. Hãy trình bày nguyên tắc định giá nước đảm bảo hiệu quả kinh tế? Minh
họa trên đồ thị?
Câu 13. Hãy trình bày một số phương pháp định giá nước trong thực tế? Phương
pháp nào đảm bảo tính khoa học và hiệu quả? Tại sao?
Câu 14. Hãy trình bày mô hình sinh học trong khai thác gỗ rừng? hãy cho biết


trong mô hình này khai thác trong thời gian nào? Tại sao?
Câu 15. Hãy trình bày mô hình kinh tế một giai đoạn trong khai thác rừng?
1


Câu 16. Hãy cho biết tỷ lệ chiết khấu tăng hay giảm có ảnh hưởng như thế nào
đến thời gian khai thác rừng? Minh họa bằng đồ thị?
Câu 17. Hãy cho biết giá bán gỗ có ảnh hưởng như thế nào đến thời gian khai thác
rừng? Minh họa bằng đồ thị?
Câu 18. Hãy vẽ và giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng loài thủy sản và
trữ lượng (mật độ) thủy sản?)
Câu 19. Hãy vẽ và giải thích mối quan hệ giữa sản lượng đánh bắt, tốc độ tăng
trưởng và trữ lượng thủy sản (mô hình cân bằng sinh học và khai thác)?
Câu 20. Hãy cho biết sự khác nhau trong nỗ lực đầu tư khai thác thủy sản trong
trường hợp tài nguyên có chủ sở hữu là tư nhân và tài nguyên vô chủ?
Câu 21 Trình bày mô hình nói rõ ảnh hưởng và sức ép của giá cả thị trường tới cố
gắng đầu tư khai thác tài nguyên trong sở hữu tư nhân và sở hữu vô chủ.
Câu 22. Hãy trình bày biện pháp đánh thuế dựa trên sản lượng khai thác thủy sản?
Minh họa bằng đồ thị? Hãy cho biết những khó khăn trong việc áp dụng biện pháp
này?
Câu 23. Hãy trình bày biện pháp đánh thuế dựa trên mức cố gắng đầu tư khai thác
thủy sản? Minh họa bằng đồ thị? Hãy cho biết những khó khăn trong việc áp dụng
biện pháp này?
Câu 24: Trình bày biện pháp Quota tổng và cho biết một số hạn chế của biện pháp
này trong quản lý khai thác tài nguyên thuỷ sản (Vẽ hình và giải thích ngắn gọn)?
Câu 25. Trình bày mô hình giải thích vì sao nếu ban hành quota khai thác các loài
động thực vật quý hiếm mà không theo dõi, theo dõi chặt chẽ lượng đánh bắt sẽ
làm tồi tệ thêm đối với bảo tồn các loài này dưới góc độ sở hữu chung và vô chủ?
Câu 26. Trình bày mô hình lý thuyết khai thác tài nguyên không thể tái tạo trong
điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo?

Câu 27. Trình bày ảnh hưởng của chính sách giá trần tới khai thác, sử dụng tài
nguyên không tái tạo?
Câu 28. Hãy so sánh phân tích tài chính và phân tích kinh tế (hoặc phân tích kinh
tế mở rộng) dự án?
Câu 29: Giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao phải
đánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên?
Câu 30: Đánh giá giá trị tài nguyên là gì? Hãy kể tên các phương pháp được sử
dụng để đánh giá giá trị tài nguyên? Hãy cho biết những khó khăn thường gặp khi
áp dụng phương pháp chi phí đi lại để đánh giá tài nguyên?
Câu 31. Trình bày phạm vi áp dụng, ưu nhược điểm của các phương pháp đánh
giá giá trị tài nguyên: TCM, CVM, HPM, thay đổi năng suất, các phương pháp sử
dụng chi phí (chi phí phục hồi, chi phí thay thế, chi phí thay đổi vị trí…)
2


Một số dạng bài tập cơ bản
Bài 1. Một doanh nghiệp nông nghiệp có hàm sản xuất là Q = 100 + 20X – X2
trong đó Q là khối lượng sản phẩm, X là lượng phân bón sử dụng. Biết giá 1 đơn
vị phân bón là Px = 10; giá 1 đơn vị sản phẩm là PQ = 5.
a. Hãy xác định phương trình đường năng suất cận biên của doanh nghiệp
b. Hãy xác định lượng phân bón mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được
khối lượng sản phẩm sản xuất ra là lớn nhất? Tính khối lượng sản phẩm đó?
c. Hãy xác định khối lượng phân bón mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt
được hiệu quả kinh tế cao nhất (tô cao nhất)? Khi đó khối lượng sản phẩm
sản xuất ra là bao nhiêu? Lúc đó hiệu quả kinh tế là bao nhiêu biết FC =
300
Bài 2. Một hộ nông dân có 2 mảnh đất A và B cùng sản xuất một loại cây trồng.
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra ở mảnh đất A và B lần lượt là:
QA = -X2 + 20X + 100; QB = - 1/2X2 + 16X + 80
Trong đó X là số công lao động đầu tư

a. Hãy xác định phương trình đường năng suất cận biên ở mảnh A và B?
b. Giả sử tổng số công LĐ mà hộ nông dân có thể huy động để đầu tư cho
cả hai mảnh đất là 20 công và không thể thuê được thêm. Hãy cho biết hộ nông
dân nên đầu tư bao nhiêu công LĐ ở mảnh A và bao nhiêu công LĐ ở mảnh B để
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất?
c. Giả sử hộ nông dân có thể thuê LĐ trên thị trường với mức tiền công là
8$/công LĐ, giá bán sản phẩm là PQ = 4$/đơn vị sản phẩm. Hãy cho biết hộ nông
dân nên thuê bao nhiêu công lao động cho mảnh A và bao nhiêu công lao động cho
mảnh B để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất?
Bài 3. Biết hàm sản xuất của một mảnh đất là Q = 40L – 2L2, trong đó Q là khối
lượng sản phẩm, L là số công lao động đầu tư vào mảnh đất. Giả sử mức tiền công
lao động tương đương 20 sản phẩm/ công và hoàn toàn co giãn.
a. Hãy cho biết số công lao động được đầu tư trên mảnh đất đó trong trường
hợp mảnh đất thuộc sở hữu tư nhân? Khi đó khối lượng sản phẩm sản xuất
ra là bao nhiêu?

3


b. Hãy cho biết số công lao động được đầu tư trên mảnh đất đó trong trường
hợp mảnh đất không có chủ sở hữu (vô chủ)? Khi đó khối lượng sản phẩm
sản xuất ra là bao nhiêu?
Bài 4: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và mật độ cá được thể hiện theo
phương trình sau: F(X) = 2X – 0,2X2, trong đó: X là mật độ cá. Yêu cầu:
-

Tính mật độ cá tại điểm MSY?

-


Tính sản lượng khai thác bền vững lớn nhất?

Bài 5. Giả sử một mỏ khoáng sản có trữ lượng là 2500 tấn được dự kiến được khai
thác hết trong thời gian hai năm (năm 0 và năm 1). Hàm cầu về loại khoáng sản
này trên thị trường là Pt = 700 – 0,25Qt và không thay đổi theo thời gian. Chi phí
khai thác mỗi đơn vị khoáng sản là không đối MC = 200$/tấn. Tỷ lệ chiết khấu xã
hội là 5%/năm. Hãy xác định sản lượng khai thác và giá bán trong mỗi năm để đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất?

Bài 6. Biết hàm sản lượng gỗ trên một diện tích đất rừng của một trang trại lâm
nghiệp là:
Vt = 30t + 4t2 – 0,25t3
Trong đó t là tuổi cây (năm), Vt là sản lượng gỗ ở năm t (m3)
a. Hãy tính sản lượng gỗ ở năm 10 và 11 của trang trại lâm nghiệp trên?
b. Hãy cho biết chủ trang trại nên khai thác rừng vào năm 10 hay năm 11 (chủ
trang trại chỉ được khai thác vào một trong hai năm này) biết rằng giá bán
gỗ khi đó đều là 3 triệu đồng/m3 (chủ trang trại không phải trả chi phí khai
thác) và tỷ lệ chiết khấu xã hội là r =10%/năm? Hãy giải thích tại sao?

4



×