Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh giá đặc điểm nông nghiệp sinh học và năng suất của một số giống ngô Đường trồng vụ đông 2011 tại Đồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 96 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc bản khóa luận này tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô.
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới thây giáo TS. Nguyễn Đình Thi và
thầy giáo Th.S. Dƣơng Tiến Viện là những ngƣời thầy đã chỉ dẫn tận tình, tạo
điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa
Sinh - KTNN trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 những ngƣời đã giúp đỡ để
tôi hoàn thành bản khóa luận này.
Và nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể
lớp k34D đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình hoàn thành đề tài khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản khóa
luận đƣợc đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà, Ngày 5 tháng 5 năm 2012
SINH VIÊN
Nguyễn Thanh Lan

Nguyễn Thanh Lan

K34D Sinh – KTNN


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Thanh Lan

Trường ĐHSP Hà Nội2

K34D Sinh – KTNN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong khóa luận là trung thực. Những kết luận khoa học của khóa
luận chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào.
Sinh viên
Nguyễn Thanh Lan



MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề..................................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài..................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.......4
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô đƣờng trên thế giới và ở Việt

Nam............................................................................................................. 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG..................................18
PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 18
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................................19
2.3. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu………………………………….19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1. Các giai đoạn sinh, phát triển của giống ngô đƣờng lai.......................23
3.2. Một số đặc trƣng về hình thái của các giống ngô đƣờng lai...............26
3.3. Mức độ sâu bệnh và khả năng chống đổ.............................................. 29
3.4. Một số đặc trƣng hình thái bắp, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống..............................................................................................31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 35
1. Kết luận...................................................................................................35
2. Đề nghị.................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................37
DANH MỤC ẢNH.........................................................................................39



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020.......................................5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô của thế giới giai đoạn 19612010...................................................................................................................6
Bảng 1.3. Sản xuất, thƣơng mại, tiêu thụ và tồn kho ngô giai đoạn 2006- 2011
........................................................................................................................... 8
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2010 .. 10
Bảng 1.5. Năng suất ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010.................11
Bảng 3.1. Thời gian sinh trƣởng của các giống ngô đƣờng lai trồng vụ đông
năm 2011 tại Đồng xuân, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.............................................24
Bảng 3.2. Một số đặc trƣng về hình thái của các giống ngô đƣờng thí nghiệm

......................................................................................................................... 26
Bảng 3.3. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô lai.
......................................................................................................................... 29
Bảng 3.4. Một số đặc trƣng hình thái bắp của các giống ngô đƣờng lai........31
Bảng 3.5. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ngô
đƣờng lai.........................................................................................................33



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngô là cây lƣơng thực quan trọng trên thế giới, ngô không chỉ cung cấp
lƣơng thực cho con ngƣời mà còn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và là
nguyên liệu cho các ngành khác nhƣ y học, công nghiệp thực phẩm... Ngoài
ra ngô còn là nguyên liệu cho nhà máy sản xuất rƣợu, cồn, tinh bột, bánh
kẹo...
Do dân số thế giới tăng nhanh, thêm vào đó là sự phát triển cao của nền
chăn nuôi đại công nghiệp đòi hỏi một khối lƣợng lớn ngô trong thời gian tới.
Những năm gần đây ngô còn là cây thực phẩm có giá trị cao và là nguồn xuất
khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu so sánh với các cây lƣơng thực có
hạt khác thì ngô đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lƣợng và thứ nhất về
năng suất.
Ở Việt Nam, ngô là cây lƣơng thực có vị trí quan trọng đƣợc trồng ở
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Những năm gần đây do đổi mới các chính
sách của Đảng và nhà nƣớc, đồng thời với sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà
khoa học công nghệ về giống và kĩ thuật nên cây ngô đã có những bƣớc tiến
đáng kể trong tăng trƣởng cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Trong thời
gian qua, chƣơng trình phát triển ngô lai ở Việt Nam đã đạt đƣợc những kết
quả quan trọng. Năm 2008, diện tích trồng ngô cả nƣớc là 1.125,9 nghìn ha,
năng suất 40,2 tạ/ha và sản lƣợng là 4.531,2 nghìn ha. Ở nƣớc ta chủ yếu là

trồng ngô lai nhƣng năng suất thấp, khoảng 4 tấn/ha, gần bằng 40% so với Mỹ
(10 tấn/ha). Trong khi đó nhu cầu về các giống ngô thực phẩm - ngô đƣờng,
ngô nếp tăng khá mạnh trong thời gian qua. Mặt khác các nhà chọn tạo giống
trong nƣớc chỉ tập trung chọn tạo và đƣa vào trồng sản xuất các giống ngô tẻ
lai năng suất cao, chƣa chú trọng chọn tạo các giống ngô thực phẩm lai. Vì
Nguyễn Thanh Lan

K34D Sinh - KTNN
1


Nguyễn Thanh Lan

K34D Sinh - KTNN
2


vậy ngƣời sản xuất phải mua hạt giống ngô đƣờng, ngô nếp từ các công ty
liên doanh nhƣ CP - Group, công ty Nông Hữu... với giá hạt cao.
Sản lƣợng ngô trong nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng
ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản
xuất thức ăn. Đất nƣớc ta cho nhập nội và lai tạo nhiều giống ngô trong đó có
ngô đƣờng (ngô ngọt). Ngô ngọt là dạng biển đổi gen chứa nhiều đƣờng và ít
tinh bột, đƣợc dùng nhƣ một loại rau.
Ngô đƣờng không chỉ là nguồn thực phẩm sạch, an toàn, giàu dinh
dƣỡng cho con ngƣời, còn là cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho ngƣời sản
xuất, thời gian thu hoạch bắp tƣơi ngắn xung quanh 70 ngày/vụ. Nhờ vậy có
thể chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên diện tích gieo trồng tới 4 vụ/năm. Ngoài ra
còn thu thêm 25 - 30 tấn thân lá xanh/ha phục vụ chăn nuôi. Vì vậy nghiên
cứu phát triển cây ngô đƣờng không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn

vị diên tích mà còn có thể kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn gia súc.
Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng lớn về nông nghiệp, cũng là tỉnh đi đầu
trong cả nƣớc về sáng tạo và thực thi nhiều chính sách, đƣờng lối phát triển
nông nghiệp. Những năm gần đây Vĩnh Phúc là đơn vị đứng ở tốp đầu về
GDP trong cả nƣớc bằng việc tăng tỉ trọng công nghiệp. Nhận thức đƣợc vai
trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp vì phát triển bền vững - lãnh đạo tỉnh
vẫn luôn chủ động và có những quyết sách đúng đắn liên quan đến tăng
trƣởng bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây tốc
độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh, trong một thời gian không
lâu diện tích đất trồng trọt của Vĩnh Phúc trong đó có diện tích đất trồng ngô
đã bị giảm đáng kể.
Để có thể đƣa ra giải pháp nâng cao cho hiệu quả kinh tế của cây ngô
đƣờng trồng vụ đông tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số



giống ngô đường trồng vụ đông 2011 tại phường Đồng Xuân - Phúc Yên Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định các đặc điểm nông sinh học; quá trình sinh trƣởng, phát triển
và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống ngô đƣờng lai là đƣờng lai 10
(ĐL10), đƣờng lai 20 (ĐL20) và Sugar 75 (S75) đƣợc trồng ở Đồng Xuân –
Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
2.2. Yêu cầu
+ Khảo sát, đánh giá một số đặc tính sinh trƣởng, phát triển và năng
suất của một số giống ngô đƣờng.
+ Đánh giá khả năng chống chịu theo một số phƣơng pháp chuẩn.
+ Chọn ra những giống có triển vọng tốt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Theo dõi, đánh giá một số đặc tính nông sinh học của các giống ngô
đƣờng, là một công đoạn quan trọng trong quá trình chọn tạo giống ngô lai,
thông qua đó các nhà chọn giống biết đƣợc chính xác đặc tính của từng giống
và đƣa ra hƣớng sử dụng giống đó.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đánh giá một số đăc tính sinh trƣởng, phát triển của một số
giống ngô đƣờng có thể xác định đƣợc giống có các đặc tính tốt, năng suất
cao, vùng sinh thái thích hợp để cho khảo nghiệm và sản xuất thử.



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới, không cây
nào có thể sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu
quả ƣu thế lai (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [9].
Ngô còn là cây điển hình đƣợc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về
các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện
khí hoá và tin học… vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu tình,
1997) [8]. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần
đây.
Trong những năm gần đây diện tích ngô trên toàn thế giới đã tăng lên
gấp rƣỡi, năng xuất tăng gấp 2,5 lần. Diện tích ngô hàng năm khoảng 139
triệu ha, năng suất bình quân khoảng 3,8 triệu tấn/ha. Tổng sản lƣợng ngô trên
525 triệu tấn/ha. Ngô là loại cây có địa bàn phân bố vào loại rộng nhất thế
giới, trải rộng hơn 90 vĩ tuyến. Từ 40 N lên gần đến 55 B, từ độ cao 1 - 2 m
đến 4000 m so với mực nƣớc biển [6]. Do đó, ngô đƣợc trồng ở hầu hết các
nơi trên thế giới nhƣ Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi.

Theo dự đoán của viện nghiên cứu chƣơng trình Lƣơng thực thế giới
(IPRI, 2003) [11], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn,
trông đó 15% dùng làm lƣơng thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16%
dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nƣớc phát triển chỉ dùng 5%
ngô làm lƣơng thực nhƣng ở các nƣớc đang phát triển tỉ lệ này là 22% ngô
làm lƣơng thực (IPRI, 2003) [11]. Đến năm 2020 nhu cầu ngô thế giới tăng
45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nƣớc đang phát triển
(72%), riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997 (Bảng 1.1), sở



dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng, thu nhập bình quân đầu
ngƣời tăng, nên nhu cầu thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lƣợng
ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Nhƣng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô
thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nƣớc đang phát triển. Nhƣng
chỉ khoảng 10% sản lƣợng ngô từ các nƣơc công nghiệp có thể xuất sang các
nƣớc đang phát triển. Vì vậy các nƣớc đang phát triển phải tự đáp ứng nhu
cầu của mình (IPRI, 2003) [11].
Bảng 1.1.Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020.
Năm 1977

Năm 2020

(triệu tấn)

(triệu tấn)

586

852


45

295

506

72

triển
Đông Á

136

252

85

Nam Á

14

19

36

Cận Sahara-

29


52

79

Mỹ La Tinh

75

118

57

Tây và Bắc Phi

18

28

56

Năm
Vùng
Thế giới
Các nƣớc

% thay đổi

đang phát

Châu Phi


(Nguồn: IPRI, 2003) [11].
Theo đại học tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây khi thế
giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang đƣợc chế biến
ethanol thay thế một phần nguyên liệu xăng chạy ô tô tại Mỹ, Braxin, Trung
Quốc... riêng ở Mỹ năm 2002- 2003 đã dùng 25,2 triệu tấn ngô để chế biến
ethanol, năm 2005- 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190,5
triệu tấn ngô (Viện nghiên cứu ngô, 2008) [12]. Diện tích, năng suất, sản



lƣợng ngô, lúa mì, lúa nƣớc của thế giới giai đoạn 1961- 2010 có sự thay đổi
tƣơng đối lớn, thể hiện qua bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô của thế giới giai đoạn 19612010
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

(tấn/ha)

(triệu ha)

1961


104,8

1,9

204,2

2004

145,0

4,9

714,8

2005

145,6

4,8

696,3

2006

148,6

4,7

704,2


2007

159,9

4,95

791,6

2008

156,4

5,03

787,3

2009

155,7

5,19

809,0

2010

162,3

5,06


820,6

Năm

(Nguồn : FAOSTAT, 2010; USDA, 2011) [16], [19].
Qua bảng 1.2 ta thấy từ năm 2004 đến năm 2010 diện tích trồng ngô
tăng không đáng kể, nhƣng nếu so sánh từ năm 1961 đến năm 2010 thì diện
tích trồng ngô tăng tƣơng đối cao. Năng suất và sản lƣợng ngô tăng khá cao
từ năm 2004 những năm gần đây.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 diện tích trông
ngô trên thế giới tăng không đáng kể, nhƣng do áp dụng các thành tựu Khoa
học kỹ thuật tiên tiến đặc biệt là việc mở rộng diện tích trồng ngô lai nên thế
giới có sự nhảy vọt về năng suất và sản lƣợng ngô, nhất là các nƣớc có nền
kinh tế phát triển có điều kiện thâm canh cao và sử dụng 100% giống ngô lai
trong sản xuất.
Theo FAO, năm 1995, sản lƣợng ngô thế giới là 517 triệu tấn, năm
1998 là 615 triệu tấn, năm 2000 do khí hậu khó khăn giảm xuống còn 593
triệu. Trong khi đó, vào năm 2003, IFPRI [11]dự báo: nhu cầu ngô trên thế



giới năm 2020 chỉ lên đến 852 triệu tấn. Năm 2007, diện tích ngô vƣợt qua
lúa nƣớc để chiếm vị trí thứ hai sau lúa mì, nhƣng từ năm 1997, sản lƣợng
ngô đã chiếm vị trí số 1 trong 3 cây lƣơng thực quan trọng nhất của loài
ngƣời. Năm 2008 ngô thế giới đạt kỷ lục cả 3 chỉ tiêu: diện tích 161,0 triệu
ha, năng suất 51,1 tạ/ha, sản lƣợng 822,7 triệu tấn. Trong gần 50 năm qua,
ngô là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong 3 cây lƣơng thực chủ
yếu (FAOSTAT, 2009) [20].
Năm 2009, Trung Quốc đã cấp giấy an toàn sinh học cho giống ngô
Phytase đƣợc phát triển trong nƣớc. Ngô Phytase giúp cho lợn hấp thu đƣợc

nhiều photpho hơn, giúp chúng lớn nhanh đồng thời giảm lƣợng photpho còn
tồn tại trong chất thải của động vật. Ngô phytase có tiềm năng đem lại lợi ích
trực tiếp cho 100 triệu hộ nông dân Trung Quốc.
Với 92,8% diện tích trồng các giống đƣợc tạo ra bằng công nghệ sinh
học, năng suất ngô nƣớc Mỹ năm 2009 đạt hơn 10,34 tấn/ha trên diện tích
32,31 triệu ha (USDA, 2009) [17].
Và hiện nay, giá ngô trung bình trên thị trƣờng thế giới trong nửa đầu
năm 2010 không có sự thay đổi đáng kể nhờ đồng đô la Mỹ lấy lại “sức
mạnh” của mình và giá dầu thế giới ổn định. Tuy nhiên, từ tháng 8 năm 2010,
việc đồng đô la Mỹ suy yếu và nhu cầu tiêu thụ dầu thô tại các nền kinh tế
mới nổi Châu Á tăng mạnh đã làm đảo ngƣợc tình hình giá ngô trong nửa
cuối của năm. Ngoài ra, các phản ứng dây chuyền bắt nguồn từ việc nhu cầu
lúa mì tăng, số liệu mới về nguồn dự trữ ngô giảm khiến cho các thƣơng nhân
bắt đầu tăng giá bán ngô. Chính vì thế, giá ngô trung bình hàng tháng đã tăng
43% trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010.
Theo ƣớc tính mới nhất của Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC), sản lƣợng
ngô thế giới niên vụ 2010/11 sẽ không thay đổi do sản lƣợng tại Argentina và
Nam Phi giảm vì yếu tố thời tiết và cơ cấu sản xuất. Ngƣợc lại, sản lƣợng ngô



của Brazil tăng hơn so với dự kiến sẽ phần nào bù đắp lƣợng thiếu hụt, từ đó
cân bằng sản lƣợng ngô toàn thế giới.
Cũng theo dự báo của tổ chức IGC, tiêu thụ ngô niên vụ 2010/11 sẽ
tăng 4% so với niên vụ trƣớc. Sự gia tăng này một phần xuất phát từ nhu cầu
tăng của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô có hàm lƣợng fructose cao
(HFCS). Đây là một loại chất làm ngọt có chứa hàm lƣợng calorie cao, đƣợc
sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Bảng 1.3. Sản xuất, thƣơng mại, tiêu thụ và tồn kho ngô giai đoạn 20062011
Năm


2006/2007

2007/2008

2008/2009

2009/2010

Chỉ tiêu

2010/2011
(dự báo)

Sản lƣợng

710

795

799

813

811

Tiêu thụ

87


101

84

86

93

Dự trữ

725

775

781

815

845

Thƣơng

117

137

155

153


119

mại
(Nguồn: Uỷ ban ngũ cốc quốc tế, số liệu thống kê cập nhật ngày 24
tháng 2 năm 2011) [18].
Nhu cầu về nhiên liệu sinh học nhƣ ethanol ngày càng tăng tại các nền
kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Theo số liệu mới nhất của Liên minh
nhiên liệu tái tạo toàn cầu (GRFA), sản lƣợng ethanol thế giới năm 2010 tăng
17%, và dự kiến sẽ tăng thêm 15% trong năm 2011. Theo ƣớc tính của
USDA, 36% lƣợng ngô của Mỹ trong niên vụ 2010/11 sẽ đƣợc dùng để sản
xuất ethanol. Cục Bảo vệ môi trƣờng Mỹ (EPA) cho biết doanh số bán hàng
của ethanol tại Mỹ năm 2011 dự kiến sẽ tăng đến 14 tỷ gallon (tƣơng đƣơng
54,3 tỷ lít) so với mức 13 tỷ gallon năm 2010.



Một yếu tố nữa tác động tới tiêu thụ ngô là do nhu cầu về thức ăn chăn
nuôi tại các nền kinh tế mới nổi tăng mạnh. Theo một nghiên cứu của
Euromonitor, tổng doanh số mặt hàng thịt tƣơi sống tại Trung Quốc riêng
năm 2011 dự kiến tăng đến 3,5 triệu tấn.
Theo dự báo của IGC, sản lƣợng ngô tồn kho niên vụ 2010/2011 giảm
22% so với cùng kỳ niên vụ trƣớc do nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt là tại các
nền kinh tế mới nổi ở châu Á Thái Bình Dƣơng [18].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây ngô đã đƣợc trồng cách đây khoảng 300 năm và đƣợc
trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nƣớc. Là cây lƣơng
thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để phát triển ngành
chăn nuôi. Năng suất ngô ở nƣớc ta trƣớc đây rất thấp so với năng suất ngô
thế giới, do sử dụng giống ngô địa phƣơng và áp dụng và áp dụng khoa học kĩ
thuật vào sản xuất còn hạn chế. Phải đến năm 1991 cây ngô lai mới bắt đầu

đƣợc đƣa vào sản xuất ở nƣớc ta, tỷ lệ trồng giống lai từ 0,1% năm 1990,
năm 2006 đã tăng lên 80% và đƣa Việt Nam trở thành nƣớc sử dụng
giống lai nhiều và có năng suất cao của khu vực Đông Nam Á.


×