Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương Ôn thi Giáo dục công dân lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.6 KB, 21 trang )

GDCD 9
Bài 1: Chí công vô tư
Chí công vô tư là gì?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị,
giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích
cá nhân.
Theo em, có phải trong cuộc sống ai cũng cần có chí công vô tư không?
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người
Chí công vô tư được biểu hiện như thế nào?
Chí công vô tư không chỉ biểu hiện qua lời nói, mà còn phải được biểu hiện qua việc làm và
hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở mọi nơi, mọi lúc.
Theo em, một số người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí
tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì người đó có phải là
chí công vô tư không? Cho ví dụ?
Một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, sức lực và trí tuệ của mình một cách
chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì đó không phả là biểu hiện của hành vi không chí
công vô tư. Ví dụ, người đó mong muốn làm giàu chính đáng, mong muốn thành đạt và có kết
quả cao trong học tập và công tác...
Những người có biểu hiện như thế nào được xem là nhưng kẻ đạo đức giả(giả danh chí
công vô tư)?
Những người khi nói có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính
ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư
mà thiên lệch trong giải quyết công việc.
Em hãy nêu ví dụ về lối sống chícông vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày?
-Hai bạn mắc khuyết điểm như nhau, cô giáo chủ nhiệm đã xử lí công bằng mức hình thức kỉ
luật, không thiên vị bạn nào, dù trong hai bạn có thể một người là con của một giáo viên trong
trường
- Bác An ở cạnh nhà em hiến đất để xây dựng trường mầm non
- đội thanh niên tình nguyện dạy học miễn phí ở các lớp học tình thương...
Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư?
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thế và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh


Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng
Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, mỗi người chúng ta phải như thế nào?
Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, mỗi người chúng ta phải:
- Có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư( hoặc không
chí công vô tư)
- Có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Đồng thời dám phê phán những hành động
vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô
giáo hoặc những người xung quanh mà em biết?
Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn giáo dục công dân, B và H đều bị điểm kém vì cả hai bài
kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong trường
như ng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vự B. Việc làm của cô thể hiện sự chí
công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng
nghiệp.
Bài 2 Tự chủ
Thế nào là tự chủ?


Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và
hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự
điều chỉnh hành vi của mình.
Những biểu hiện của tính tự chủ?
-trước mọi sự việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tĩnh, không nóng nảy, vội vàng;
- Khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản;
- Trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự
Người có tính tự chủ là người như thế nào?
Người có tính tự chủ luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điểu chỉnh
(bằng lời nói, việc làm) để sửa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách ứng xử của
mình.
Biểu hiện của người không có tính tự chủ?

-trước những việc làm mình không vừa ý, người đó thường nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ
- Trước những khó khăn thường tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản, không vững vàng; trước
những cám dỗ, dễ bị người khác lôi kéo hoặc lợi dụng;
- Có những hành vi tự phát, ngẫu nhiên như văng tục, cư xử thô lỗ với mọi người...
Người như thế nào là người không có tính tự chủ?
Người không làm được chủ bản thân, thiếu tính tự chủ là người có suy nghĩ và hành vi mang
tính bồng bột, thiếu cân nhắc chín chắn, do đó dễ mắc sai lầm.
Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào?
Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, trước hết em phải bình tĩnh, không nóng
nảy, sau đó phải ôn tồn, mềm mỏng chỉ cho người đó thấy những điều đó làm là sai
Em rất mong muốn một cái gì đó nhưng cha mẹ em chưa thể đáp ứng được, em sẽ làm gì?
Em vẫn vui vẻ và nói với cha mẹ rằng: khi nào có điều kiện cha mẹ cho con nhé.
Khi có người bạn rủ em làm điều gì đó sai trái (ví dụ hút thuốc lá, uống rượu, trốn học, trốn
lao động...) em sẽ làm gì?
Nếu có người bạn rủ em hút thuốc, uống rượu, trốn học, trốn lao động, em sẽ kiên quyết từ
chối. Sau đó em lựa lời khuyên nhủ bạn, nếu bạn làm như vậy là vi phạm nội quy nhà trường,
sẽ gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu bạn không từ bỏ, em sẽ báo với cha
mẹ bạn, thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn.
Vì sao có thái độ ôn hòa từ tốn khi giao tiếp với người khác.?
Khi giao tiếp, cần có thái độ ôn hòa , từ tốn là biểu hiện của người có tính tự chủ, tự tin và tôn
trọng người khác. Thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp là biểu hiện của người có văn hóa, tạo
cho người đối diện dễ cảm tình, quý mến.
Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm
đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý ý kiến đó không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì, người có tính tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ,
tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, không hành động
một cách mù quáng hoặc theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.
Ý nghĩa của tính tự chủ?
Tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn

và biết cách cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những
tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ
Vì sao con người phải biết tự chủ?
-Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi
phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp.


- tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách
thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình
- Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hóa thì xã
hội sẽ tốt đẹp hơn
Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào?
- Để rèn luyện tính tự chủ:
+ Phải tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hóa: bình tĩnh,
ôn hòa , lễ độ;
+Tập suy nghĩ trước và sau khi hành động
+ Phải hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để
tránh những việc làm xấu;
+ Sau mỗi việc làm, cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kip
thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
BÀI 3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Thế nào là dân chủ?
-Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội
- Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc
- Mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội
có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm
tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung
Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện tính dân chủ mà em biết?

Những biểu hiện thể hiện tính dân chủ:
+ học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp.
+ Công dân được tham gia ý kiến xây dụng kế hoạch, góp ý cho ban giám đốc của công ti, của
nhà máy
+ Cán bộ nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý cho lãnh đạo
cơ quan.
+ Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân...
2. Mối quan hệ - tác dụng: DC để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc
chung. KL là điều kiện để phát huy dân chủ.
- DC và KL đêm lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển
XH ( nêu ví dụ )
3. Rèn luyện như thế nào:
- Mọi người cần tự giác chấp hành KL, các tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để
mọi người phát huy được tính dân
BÀI 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
- Hòa bình: Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng,
bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, người - người là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình(Biểu hiện): Giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng đàm phán, thương lượng
để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, dân tộc ; không để xảy ra chiến tranh hay
xung đột vũ trang.
Ngày nay có còn chiến tranh không ?(vì sao phải bảo vệ hòa bình ?)
- Ngày nay trên thế giới có nhiều nơi vẫn đang xẩy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa
khủng bố vẫn còn hoành hành. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm
chung của mọi quốc gia, mọi dân tộc và toàn nhân loại.


- Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình vì chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều
đau thương mất mát của các cuộc chiến tranh ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc.
Để bảo vệ hòa bình chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình
đẳng, thân thiện giữa người - người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc

gia, dân tộc
Em hãy nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh ?
Hòa bình : + đem lại cuộc sống bình yên, tự do ; + nhân dân được ấn no, hạnh phúc ; + là khát
vọng của toàn nhân loại ;
-Chiến tranh : + Gây đau thương, chết chóc ; + đói nghèo, bệnh tật, không được học hành ;
+Thành phố làng mạc bị tàn phá, hủy diệt ; + Sản xuất không thể phát triển được ; + Là thảm
họa của loài người
Chiến tranh chính nghĩa : Tiến hành chiến tranh chống xâm lược ; + Bảo vệ độc lập tự do của
dân tộc ; + Bảo vệ hòa bình.
Chiến tranh phi nghĩa : Xâm lược nước khác ; + Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc
khác ;+ Gây chiến tranh giết người, cướp của ; + Phá hoại hòa bình.
Tính chất hai cuộc chiến tranh thế giới mà em đã được học Lsu 8 là gì ?
-Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918): Là chiến tranh thế giới phi nghĩa của hai bên tham
chiến.
- Chiến tranh thế giới thứ 2(1939-19450)Đối với khối phát xít và các nước đế quốc là chiến
tranh phi nghĩa, xâm lược. + Đối với Liên xô và các nước bị phát xít chiếm đóng là chiến tranh
chính nghĩa bảo vệ tổ quốc
Hậu quả tàn bạo nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ để lại cho Vn?Hàng vạn gia
đình có người thân hy sinh; Hàng trăm nghìn người có di chứng chiến tranh đặc biệt là trẻ em bị
nhiễm chất độc màu da cam; + Tai nạn thương tích do bom mìn còn để lại.
Đài truyền hình Vn Đài tiếng nóiVN có chương trình gì thể hiện tấm lòng đối với những
người đã hy sinh vì độc lập của dân tộc? Chương trình “nhắn tìm đồng đội; Tìm mộ liệt sỹ”;
+ Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng “ Nhà tình nghĩa” ; Đỡ đầu,
phụng dưỡng các Bà mẹ VNAH, con em các gia đình thương binh liệt sỹ.
Theo em ngày nay có còn chiến tranh không? Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn
đang xảy ra chiến tranh, hay xung đột vũ trang; các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm
mưu phá hoại hòa bình; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới của chúng
ta.
Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? ... của tất cả các quốc gia,
các dân tộc và của toàn nhân loại. + ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể

hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con
người.
Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc lập, chúng ta đang sống trong hòa bình, vậy
chúng ta có trách nhiệm để bảo vệ hòa bình thế giới không? - Dân tộc Việt Nam là dân tộc
yêu chuộng hòa bình vì chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của các cuộc
chiến tranh ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của
HB. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cưc tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí
trên thế giới ; Để bảo vệ hòa bình chống chiến tranh chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ
tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người - người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp
tác giữa các quốc gia, dân tộc
Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm
gì ?- Tham gia các phong trào bảo vệ hòa bình như :; + Đi bộ vì hòa bình ; viết thư cho bạn bè
quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hòa bình.. ;+
Tham gia các diễn đàn vì hòa bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức ;+ Cư xử


với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hòa bình.- Có ý thức tìm
hiểu và tôn trọng văn hóa các dân tộc và các quốc gia.
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hòa bình vào năm 1999.
Em hãy tìm hiểu một số hoạt động... ?Phong trào đi bộ vì hòa bình ; Mít tinh phản đối chiến
tranh I-rắc ; Ủng hộ nhân dân Cu –Ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ ; Cuộc
thi Viết thư nói về chủ đề Em yêu hòa bình ; Vẽ tranh về chủ đề hòa bình ; Giao lưu với thanh
niên quốc tế ; Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh niên, thiếu niên quốc tế.
BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THỄ GIỚI.
1. Khái niệm
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với
nước khác . Ví dụ: Quan hệ VN-TQ; VN-Lào;Campuchi;Nhật bản
2. Ý nghĩa
- Tạo cơ hội , điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển .
- Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế văn hóa giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng, dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng ta về hòa bình:
- Chính sách của Đảng ta đúng đắn có hiệu quả
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi .
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước .
- Hòa nhập với các nước trong quá trình tiến lên nhân loại.
Đảng và nhân dân ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các dân tộc,
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới;
-Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước con người, công cuộc
đổi mới của VN, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Từ đó chúng ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.
Tính đến năm 208 VN có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước?Với 169 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
Sự hữu nghị và hợp tác của Vn với các nước ngày càng mởi rộng được thể hiện như thế
nào?; + VN có mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với Lào, CPC, Cu ba, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.; +
Thành viên của Hiệp hội các nước Đôn Nam Á(ASEAN);+ Tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế
châu Á-Thái Bình Dương(APEC);-+ Gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) ;+ Tăng
cường hợp tác với các nước phát triển: Nhật, Mĩ, Pháp.
Các lĩnh vực cụ thể trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa VN với các nước là gì?
- Quan hệ đối tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin...;+ Văn hóa, giáo dục, y tế,
dân số...;+ Du lịch;+ Bảo vệ môi trường;+ xóa đói giảm nghèo;+Hợp tác chống bệnh
HIV/AIDS;+ Giúp đỡ ủng hộ các nước bị thiên tai, chiến tranh...+ Chống khủng bố, an ninh
toàn cầu.
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự nỗ lực hợp tác
chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995; - WTO 11/1/2007;
Chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?Là công dân VN, chúng ta có
trách nhiệm: Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài; + Có thái độ, cử
chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện, khi người nước ngoài đến Vn.
Chủ trương của Đảng ta trong quan hệ hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?Việt Nam

sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa binh,
độc lập và phát triển. + Quan hệ trên nhiều mặt, với tất cả các nước


Nguyên tắc...?: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổcủa các nước;+ Không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau;+ không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực;+ Bình đẳng cùng
có lợi;+ giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
Những việc làm cụ thể...?Ủng hộ nhân dân Lào, CPC trong hai cuộc kháng chiến; + Cử các
chuyên gia y tế sang giúp đỡ nhân dân một số nươc Châu Phi nhưu An-giê-ri...;+ Ủng hộ lương
thực cho nhân dan CuBa;+ Ủng hộ nhân dân các nước khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, động
đất,: Trung Quốc, IN-Đô.., Phi lip-pin.
Festival Huế tổ chức 2 năm 1 lần: Tổ chức giao lưu văn hóa thể hiện tinh thần hưu nghị giữa
các dân tộc trên thế giới.
4. Häc sinh chóng ta ph¶i lµm g× :
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè người nước ngoài.
- Thái độ cử chỉ việc làm và sự tôn trọng, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Những việc làm nào của em góp phần phát triển tình hữu nghị?Tích cực tham gia lao động,
hoạt động nhân đạo; Tham gia bảo vệ môi trường; Chia sẻ nỗi đau đối với các bạn ở các nước
bị thiên tai, lũ lụt, động đât, sóng thần...những nước đang xảy ra xung đột chiến tranh.+ Giúp
đỡ các bạn ở các nước còn nghèo đói;+ Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài; _ Học
tập ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết văn hóa các dân tộc va thuận lợi trong việc giao lưu...
Khi bạn em có thái độ với người nước ngoài, sẽ góp ý với bạn: + Chúng ta cần phải có thái
độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm VN đó là biểu hiện của sự mến
khách. + Giúp đỡ họ tận tình nếu họ yêu cầu, có như vây mới phát huy được tình hữu nghị với
các nước.
Khi trường tổ chức giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, em sẽ làm gì góp phần tăng
cường tinh thần hữu nghị? + Vui vẻ ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của
mình, + Giới thiệu cho bạn về con người và đất nuwocsVN.+ Giới thiệu những phong cảnh đẹp,
di tích lịch sử của quê hương những món ăn Vn.+ Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong
tục tập quán, những nét văn hóa của nước bạn.

Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài
trong cuộc sống hàng ngày? +Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, đông đất gây lên.
+Lịch sự tôn trọng với người nước ngoài;+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan
ở quê hương mình khi họ có yêu cầu.+ Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh.
BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác mà em biết ?+ Nhà
máy Thủy điện Hòa Bình.+ Cầu Thăng Long ; + Khu chế xuất lọc dầu Dung Quất, Đường Hầm
Hải Vân, Trung tâm tim mạch bệnh viện trung ương Huế...
Quan hệ hợp tác sẽ giúp chúng ta điều kiện : Vốn ;- Trình độ quản lý ;+ Khoa học công
nghệ.
Sự hợp tác với các nước có tác dụng gì ?Giúp chúng ta tiếp cận với trình độ khoa học kỹ
thuật tiên tiến ; -Nâng cao trình nhận thức lí luận, thực tiễn và quản lí ;+ Có cơ hội để giao lưu
với bạn bè quốc tế ; + Tạo điều kiện cho nền kinh tế Vn phát triển, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân...
1) Thế nào là hợp tác? Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong
công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung
- Nguyên tắc(cơ sở): Bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích người khác.
2) Ý nghĩa:
- Để cùng nhau giải quyết những bức xúc có tính toàn cầu.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.


Những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu : Môi trường, hạn chế bùng nổ dân số ; Khắc phục
tình trạng đói nghèo ; phòng ngừa đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo ; thiên tai ; Chiến tranh,
khủng bố, xung đột sắc tộc...
Vì sao sự hợp tác quốc tế là cần thiết ? Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn
đề bức xúc có tính toàn cầu(Môi trường, hạn chế bùng nổ dân số ; Khắc phục tình trạng đói
nghèo ; phòng ngừa đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo ; thiên tai ; Chiến tranh, khủng bố, xung
đột sắc tộc...) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác

quốc tế là một vấn đề quan trọng, rất cần thiết và tất yếu.
Chủ trương cả Đảng và Nhà nước : Luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước
trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc : + Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của nhau ;+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ;+ Không dùng vũ lưc hoặc đe
dọa vũ lực ;+ Bình đẳng cùng có lợi ;+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương
lượng hòa bình ; + Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt va cường quyển.
Theo em trong cuộc sống hàng này chúng ta cần có sự hợp tác không ?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn rất cần có sự hợp tác :
+ Hợp tác trao đổi giúp đỡ nhau trong mọi công việc : học tập, lao động, công tác, làm ăn, trong
hoạt động tập thể
+ sự hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc.
* Bản thân: - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người.
- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam
- Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao động và hoạt động tinh thần khác
- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam
trong quan hệ giao tiếp...
BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
1. lòng yêu nước thể hiện
- Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
- Thực tiễn đã chứng minh điều đó: các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (Bà Trưng, Bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…chống Pháp chống Mĩ).
2. Những tình cảm, việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và
biết phát huy truyền thống yêu nước.
Truyền thống mang yếu tố tích cực - tiêu cực và kế thừa phát huy truyền thống như thế
nào?
Yếu tố tích cực: - Truyền thống yêu nước ; - Truyền thống đạo đức;- Truyền thống đoàn kết;Truyền thống cần cù lao động;- tôn sư trọng đạo;- Phong tục tập quán lành mạnh
Yếu tố tiêu cực: - Tập quán lạc hậu.- nếp nghĩ, lối sống tùy tiện;- Coi thường pháp luật;- Tư
tưởng địa phương hẹp hòi;- Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội… lãng phí, mê tín dị đoan
Câu 2: Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục? Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành

mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục.
* Ngược lại, truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục.
1. Khái niệm truyền thống
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt
đẹp...) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Một số truyền thống của dân tộc.
+ Yêu nước,+ Đoàn kết+ Đạo đức.+ Lao động.+ Học tập.+ Tôn sư trọng đạo.+ Văn học nghệ
thuật.+ Phong tục tập quán tốt đẹp.+ Hiếu thảo; Các truyển thống văn hóa; nghệ thuật, những
nghề truyền thống
Vì sao nói, kế thừa... tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước?(Hòa nhập nhưng không hòa tan): Quan điểm chỉ đạo


của Đảng ta trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế đó là: Hòa nhập nhưng không hòa tan”
đó là: trong xu thế hội nhập hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng chúng ta muốn phát triển phải
có sự giao lưu với các dân tộc khác với nền văn hóa nước khác trong quá trình giao lưu đó dân
tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại
(đó là hòa nhập); - Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn kế thừa giữ gìn và phát huy
truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất đi bản sắc riêng của mình, không bị
đồng hóa của các dân tộc khác. (Có nghĩa là không bị hòa tan.)
Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước, nếu
chúng ta không chú ý gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi
thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc Vn
Ý nghĩa đối với cá nhân: Đối với cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp
ta dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách của mình trên cơ sở tiếp thu
các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Ý nghĩa, vai trò của truyền thống đối với sự phát triển của mỗi dân tộc? Truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là vô cùng giá trị, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của

mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân
tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc VN
Bài tập:... Không đồng ý. Truyền thống đánh giặc là một truyền thống tuyệt vời của dân tộc ta.
Nhưng ngoài ra dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống đáng tự hào khác như: cần cù sáng tạo
trong lao động, yêu thương con người...
3. Trách nhiệm của mỗi người:
- Trân trọng, bảo vệ truyền thống.
- Học tập cái tốt đẹp của truyền thống.
- Tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Phê phán tư tưởng đi ngược truyền thống.
- Lên án và xoá bỏ hủ tục lạc hậu.
- Học hỏi, giao lưu văn hoá với các nước khác
Bài 5: Em không đồng ý với An vì thực tế dân tộc, Việt Nam của chúng ta có rất nhiều truyền
thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. Em sÏ giải thích cho bạn hiểu nhận định đó của bạn là
không đúng vì bên cạnh truyền thống đánh giặc thì dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống khác
nữa mà chúng ta đã kể ở phần trên.
BÀI 8: NĂNG ĐỘNG , SÁNG TẠO
Liên hệ thực tế để thấy được biểu hiện khác nhau của tinh năng động, sáng tạo.
* Ví dụ về năng động, sáng tạo
- Trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, phát hiện ra cái mới,
không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, luôn tím cách áp dụng những điều đã học vào thực
tiễn cuộc sống.
- Trong lao động: Dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới.
- Trong sinh hoạt hàng ngày: Biêt tiếp thu cái hay, cái đẹp, tránh những điều không phù
hợp, không bắt chước người khác một cách rập khuôn, máy móc.
1. Khái niệm
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra
cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
2. Biểu hiện(người lao động St là người như thế nào?)

- Biểu hiện của năng động, sáng tạo là say mê tím tòi và linh hoạt xử lí các tình huống trong
học tập, lao động và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống nhằm đạt kết quả cao.


Biểu hiện như thế nào là năng động sáng tạo và những biểu hiện như thế nào là không
năng động sáng tạo? – Lao động năng động, sáng tạo: Chủ động, dám nghĩ, dám làm tìm ra
cái mới, cách làm mới, năng xuất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
Lao động khôn năng động sáng tạo: Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm,
né tránh, bằng lòng với thực tại.
Năng động sáng tạo trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi
để phát hiện cái mới, không thỏa mãn với những điều đã biết
- Không năng động sáng tạo trong học tập: Thu động lười học, lười suy nghĩ, không có ý chí
vươn lên giành kết quả cao nhất, học vẹt, chỉ dựa dẫm vào người khác
Biểu hiên năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức
phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin kiên trì,
nhẫn nại.
Biểu hiện không năng động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày: Đua đòi, ỷ lại, không
quan tâm đến người khác, lười lao động, bắt trước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm được
dưới sự hướng dẫn của người khác.
3. Ý nghĩa:Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Năng
động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con
người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích
đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động sáng tạo mà con người đã làm nên
những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
4. Rèn luyện
- Để rèn luyện đức tính này, chúng ta cần siêng năng, cần cù, kiên trì, chịu khó vượt qua khó khăn,
thử thách, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
- HS cần phải rèn luyện tính NĐ, ST vì đức tính này giúp các em có thái độ tích cực, chủ động,
dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động… nhằm đạt kết quả
cao. Để trở thành người NĐ, ST , học sinh cần tím ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực

vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
1. Khái niệm:
- Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức trong một thời gian
nhất định.
2. Ý nghĩa: Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH
- Nâng cao chất lượng cuộc sông cá nhân, gia đình, xã hội
3. Biện pháp:
- Lao động tự giác, kỉ luật.- Năng động, sáng tạo.- Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ.
* HS: - Học tập, ý thức kỉ luật tốt.- Tìm tòi, sáng tạo.- Có lối sống lành mạnh.- Vượt khó khăn.
- Tránh xa tệ nạn xã hội.
Những biểu hiện làm việc có năng suât, chất lượng hiệu quả trong lao động ?
+ Lao động tự giác, đảm bảo ki luật, an toàn trong lao động;+ Máy móc, kĩ thuật công nghệ
hiện đại;+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp;+ Thái độ phục
vụ khách hàng tốt.
- Lao động không năng suất, chất lượng, hiệu quả:+ Làm bừa, làm ẩu;+ Chạy theo số lượng;
+ Chất lượng hàng hóa, sản phẩm kém, không tiêu thụ được;+ Làm hàng giả, hàng nhái...
Em hãy nêu những biếu hiện của năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục
ở các nhà trường và không năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục:
+ Dạy tốt, học tốt;
+ Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập;


+ Đổi mới phương pháp kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục;
+ Thực hiện tốt cuộc vận động “hai không”; nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục; nói không với việc ngồi nhầm lớp...
- Không năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục:
+ Chạy theo thành tích, điểm sô;+ Vi phạm những quy định về dạy thêm, học thêm;+ Điều kiện

cơ sở vật chất của trường còn thiếu thôn;+ Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp không phản ánh đúng
chất lượng học tập của học sinh.
Trong lao động sản xuất, nếu người công nhân, nông dân vì số lượng sản phẩm mà làm
bừa, làm ẩu sẽ dẫn đến hậu quả gì? Trong lao động sản xuất, nếu công nhân chỉ vì số lượng
mà làm bừa, làm ẩu thì sẽ tạo ra những sản phẩm xấu, chất lượng kém, không tiêu thụ được.
- Nếu người nông dân chỉ vì năng suất, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định sẽ gây tác
hại cho con người... và những hậu quả xấu khôn lường.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả có mối quan hệ như thế nào?Trong bất cứ lĩnh vực nào,
làm việc có năng suất luôn luôn đi cùng với bảo đảm chất lượng thì công việc mới đạt hiệu quả
cao.
Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ
chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì sẽ ra sao? Lấy ví
dụ? +Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không
chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng
được nâng cao(hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...) đó chính là hiệu quả của công việc.
+ Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng
ta có thể gây ra những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
VD: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy
phải đội mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt
cho sử dụng...
Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
* Khái niệm:Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
* Biểu hiện: Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng chung của dân tộc,
của nhân loại.Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về
mọi mặt.Cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
* Ý nghĩa:Người có lí tưởng sống luôn được mọi người tôn trọng; -Lí tưởng sống của thanh
niên ngày nay:- Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh.- Thanh niên phải ra sức học tập và rèn luyện để có đủ tri thức, hẩm chất
năng lực xây dựng lí tưởng sống.
BÀI 11: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KÌ

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
- CNH, HĐH là quả trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công
nghiệp, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức.
- Nhiệm vụ của CNH, HĐH đất nước là ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện CNH, HĐH thì yếu tố con người và chất lượng
nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Giáo dục là
quốc sách hàng đầu ”
- CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi
mặt ( KT- XH- Con người ) để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh ”


2.

ý nghĩa của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Tạo tiền đề phát triển mọi mặt: Kinh tế, xã hội,
con người: -Là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội.-Để thực hiện lý
tưởng " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh"
3. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: Ra sức học tập văn
hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị; Rèn luyện sức khoẻ và các kĩ
năng, phát triển năng lực.- Tham gia lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội để bảo vệ
và phát triển đất nước.- Thanh niên phải là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích trong sự
nghiệp đó.
vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu dân mục tiêu “ Dân giàu, nước mạn, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh ”. Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm ( 2001- 2010) đưa đất
nước ra khỏ tình trạng nước nghéo kém phát triển, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Thanh niên là lực lượng nòng cốt khơi dậy lòng tự hào dân tộc, quyết tâm xóa bỏ tình
trạng nước nghèo kém phát triển thực hiệ thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

- Nhóm 3: Thanh niên là lực lượng xung kích góp phần vào mục tiêu phấn đấu của toàn dân tộc,
ý nghĩa của cuộc đời mỗi người là tự vươn lên gắn liền với sự phát triễn của xã hội.
- Qua nội dung bức thư trên giúp ta thấy được trách nhiệm của thanh niên đối với đất
nước trong giai đoạn hiện nay, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
những việc cần phải làm của thanh niên học sinh hiện nay
Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục
tiêu CNH, HĐH đất nước?Vì tuổi trẻ, sức khoẻ, năng động, sáng tạo, trí tuệ và giàu nghị lực
của thế hệ thanh niên. Thanh niên là đội ngũ có thể đảm bảo được yêu cầu, hoàn thành được
nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.
Câu 4: Trong thanh niên học sinh có quan niệm : “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến
chần mới nhảy”.Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Qủa thực, trong thanh niên học sinh hiện nay có nhiều người sống với quan niệm: “Được đến
đâu thì hay đến đó”, “nước đến chân mới nhảy”.Tuy nhiên, em không đồng tình với quan niệm
này. Bởi vì, đây là những thanh niên không có lý tưởng sống, không có mục đích sống cho
mình, không có hoài bão ước mơ chỉ thích ăn chơi đua đòi, phá tiền bố mẹ. Sẽ không có tương
lai nếu những người này không biết thay đôi cách sống và nhìn nhận đúng đắn về những hành
động mà mình đang làm.
Em hiểu thế nào về câu nói : “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về
phía sau ?”Em hiểu câu này như sau:“Cống hiến nhìn về phía trước” nghĩa là: Khi mình công
hiến sức lực của mình cho lí tưởng cao đẹp, mình tin tưởng rằng sự cống hiến, sự hi sinh đó cho
một tương lai tốt đẹp của đất nước của dân tộc, trong đó có cả của bản thân mình.
“Hưởng thụ nhìn về phía sau” nghĩa là: Khi mình được hưởng thụ, mình hãy nhớ công lao của
bao thế hệ cha anh, của những người đi trước đã đổ xuống để mình có được ngày hôm nay.
Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 bản thân và trao đổi
trong tổ học tập?Học sinh tự liên hệ vào mục đích mình muốn đạt được để đưa ra bảng kế
hoạch hợp lý nhất.-Ví dụ: Mục đích của em trong năm học này là đạt được học sinh giỏi toàn
diện:+ Những ý cần nêu trong bảng kế hoạch học tập của em:
Lên lớp học từ thứ hai đến thứ 7;Về nhà giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà lúc rảnh rỗi;
Học bài và làm bài đầy đủ, tối học bài và làm thêm bài nâng cao;Chủ nhật sáng học nhóm với

bạn bè, chiều về giúp mẹ việc nhà.;Nhờ bạn kèm cặp cho những môn yếu hơn;Thể dục hàng
ngày để có sức khỏe tốt...


BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
- Cơ sở: Sự quyến luyến, đồng cảm giữa 2 người khác giới; quan tâm sâu sắc, chân thành,
tin cậy, tôn trọng, thuỷ chung.
- Sai lầm: Thô bỉ, nông cạn, ích kỷ, vụ lợi, k nên nhầm lẫn giữa tình bạn, tình yêu, ko yêu
sớm.
- Hôn nhân đúng pháp luật: Dựa trên tình yêu chân chính, được pháp luật thừa nhận-> Cơ
sở hạnh phúc, gia đình tốt đẹp.
- Hôn nhân trái pháp luật: bị ép, vì tiền, vụ lợi, vì địa vị,...-> ko hạnh phúc, tan vỡ và hậu
quả trực tiếp là con cái.
Tình yêu là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng
cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
1. Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ, trên nguyên tắc bình đẳng,
tự nguyện, được pháp luật thừa nhận.
2. Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân:
Nếu kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính thì không thể bền vững được, gia
đình không thể hạnh phúc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh
+ Là cơ sở quan trọng của hôn nhân
+ Nhằm chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hoà hợp, hạnh phúc.
* Tác hại kết hôn sớm:Ảnh hưởng tới sức khỏe, việc học của bản thân;-Ảnh hưởng nòi giống
dân tộc;- Không thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ chồng, cha mẹ trong gia đình.
3. Những quy định của PL nước ta về hôn nhân.
a, Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
- Hôn nhân: tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Vn thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với
người không theo tôn giáo; giữa công dân Vn với người nước ngoài được tôn trọng và
được PL bảo vệ.

- Vợ chồng có nhiệm vụ thực hiện chính sách dân số, KHHGĐ.
Hôn nhân tự nguyện: Là hai người tự nguyện kết hôn để chung sống với nhau mà không
chịu một ép buộc, cưỡng ép nào?
b, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Được kết hôn: + Độ tuổi: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện không cưỡng ép, cản trở.
+ Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+nam nữ không được rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn
- Cấm kết hôn.
Cấm kết hôn trong những trường hợp:
+ Người đang có vợ, có chồng
+ Người mất năng lực hành vi dân sự(bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình)
+ Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có dòng họ trong phạm vi
ba đời
+ Giữa cha, mẹ với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Giữa những người cùng giới tính
- Thủ tục kết hôn
+ Đăng ký kết hôn ở UBND địa phương
+ Được cấp giấy chứng nhận
c, Quy định của quan hệ vợ, chồng:


Pháp luật quy định về quan hệ giữa vợ và chồng là vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa
vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình;- Vợ chồng phải tông trọng danh dự,
nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau
d, Trách nhiệm của mọi người
+ Tôn trọng, nghiêm túc, không vi phạm quy định của PL về hôn nhân.
+ HS phải biết đánh giá đúng bản thân, hiểu nội dung, ý nghĩa Luật hôn nhân và gia đình.

Để cùng gia đình có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng những quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình, từ đó phải biết tự bảo vệ mình.
Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về hôn nhân: Vi phạm pháp luật về
điều kiện kết hôn : Tuổi kết hôn, kết hôn do ép buộc, kết hôn vì tiền...;+ Vi phạm những
điều cấm kết hôn.
Em hiểu thế nào là những người cùng dòng máu trực hệ? Là cha, mẹ đối với con, ông
bà đối với cháu nội hoặc cháu ngoại.
Trong phạm vi 3 đời: Là những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; Anh
chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2;+ Anh chị em con
chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ 3.
Vì sao pháp luật phải có những quy định chặt chẽ về hôn nhân và gia đình. Việc đó có
ý nghĩa ntn? Pháp luật có quy định chặt chẽ như vậy là vì vấn đề hôn nhân và gia đình
trong xã hội ta được pháp luật coi trọng; nó thể hiện sự văn minh của một xã hội tiến bộ,
và sự quy định chặt chẽ của pháp luật. – Việc làm đó có ý nghĩa đảm bảo quyền và nghĩa
vụ của công dân trong hôn nhân; mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật. – Để
đảm bảo những nguyên tắc có bản trong hôn nhân được thực hiện, để bảo vệ sức khỏe công
dân, nòi giống những truyền thống đạo đức của dân tộc.
Bài 6: Ứng xử: + Việc làm của mẹ Bình, sai vì vi phạm quyền, nghĩa vụ hôn nhân của con
là bắt ép (Điều 4- Luật HNvà GĐ năm 2000).
+ Cuộc hôn nhân đó sẽ ko được pháp luật thừa nhận vì vi phạm điều 4 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000.
+ Bình có thể giải thích để bố mẹ hiểu hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp
BT6: những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết? Hậu quả đối với tảo hôn:
Lấy vợ, lấy chồng sớm, sức khỏe không đảm bảo, phải sống xa gia đình, không có người
chăm sóc, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, hạnh phúc dễ tan vỡ. –
Đối với gia đình: Gánh nặng cho gia đình. – Đối với cộng đồng: Hiện tượng tảo hôn là vi
phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng
BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
1. Kinh doanh: Hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hoá-> thu lợi nhuận.
Những hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước về kinh doanh như: Kinh doanh

không đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; + Kinh doanh những mặt hàng mà Nhà
nước cấm; buôn lậu, trốn thuế; + sản xuất, buôn bán hàng giả...
2. Quyền tự do kinh doanh được quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành, nghề
quy mô kinh doanh theo quy định pháp luật
Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước
như: phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép,
không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại
dâm...
*Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?
Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. ở nước ta hiện nay, các thành phần kinh
tế và hình thức tổ chức kinh tế rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho công dân có


khả năng lựa chọn thích hợp để tổ chức kinh doanh, tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc
làm, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
* Quyền tự do kinh doanh được cụ thể hóa như sau:+ Quyền lựa chọn ngành nghề và
quy mô kinh doanh; + Lựa chọn hình thức và huy động vốn;+ Lựa chọn khách hàng, tuyển
dụng và thuê mướn nhân công; + Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ kinh doanh;
Nghĩa vụ kinh doanh của công dân được quy định như thế nào? Phải khai báo đúng vốn đầu tư
kinh doanh; + Kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trong giấy phép; + Bảo đảm quyền lợi ích của
người lao động theo quy định của PL;+ Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng kí; +
Tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích và trật tự, an toàn xã hội; +
Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định của PL; + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ
khác.
Tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các
mặt hàng?Vì:+ Nước ta khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; +Khuyến
khích phát triển những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân;+ Hạn chế đối với một số
ngành, một số mặt hàng xa xỉ không cần thiết đối với đời sống của nhân dân.
3. Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân, tổ chức kinh tế nộp vào ngân sách Nhà nước
để chi tiêu cho những công trình chung(như an ninh, quốc phòng, chi trả lương công chức,

xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường xá, cầu cống,...).
VD: Về các loại thuế: Thuế kinh doanh; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế giá trị gia tăng; Thuể
tài nguyên...
4. Ý nghĩa(tác dụng): Thuế sẽ làm ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội... theo định hướng của Nhà nước
5. Trách nhiệm công dân đối với tự do kinh doanh và thuế:
- Công dân sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh; tuyên truyền, vận động gia đình, xã
hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, làm cho dân giàu, nước mạnh
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết?Kinh doanh đồ ăn nhanh; Kinh doanh
nhà hàng;Kinh doanh vật liệu xây dựng;Kinh doanh bất động sản;Kinh doanh lương thực thực
phẩm;Kinh doanh buôn bán ô tô, xe máy…..
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
- Bộ Luật lao động quy định:
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động
+ Hợp đồng lao động
+ Các điều kiện liên quan: Bảo hiểm bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại
1. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị
tinh thần cho xã hội.
Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại,
phát triển của đất nước và nhân loại.
Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện ntn ? + Công dân có quyền làm
việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã
hội ;+ Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập,không bị pháp luật cấm đều được công nhận là việc làm. + Quyền làm việc là sử dụng
sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động.
* Quyền lao động: Quyền làm việc, sử dụng sức lao động-> đem lại thu nhập.
Thế nào là quyền tự do sử dụng sức lao động ? Quyền tự do sử dụng sức lao động của
công dân được thể hiện : + Quyền tự do chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và nơi làm



việc phù hợp với nhu cầu ; + Tự do học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp mà không bị
phân biệt đối xử về thành phần xã hội, tín ngưỡng, dân tộc...
Vì sao nói lao động là quyền của công dân ? Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức
lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã
hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
* Nghĩa vụ lao động.
Công dân có nghĩa vụ tự nuôi sống bản thân, gia đình ; + Mọi người đều phải tham gia lao
động, góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần, duy trì sự phát triển đất nước. ;+ Lao
động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội,
với đất nước của mỗi công dân.
3. Hợp đồng lao động.a, Khái niệm: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ lao động của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Phương thức và Nguyên tắc: Việc kí kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương
thức thương lượng,thoả thuận, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
c, Nội dung:
- Công việc, thời gian, địa điểm
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp, chế độ bảo hiểm, bảo hộ đối với người lao động. ; Quyền và nghĩa vụ của các bên kí kết lao động ; - Thời hạn hợp đồng
Các loại hợp đồng lao động sau : + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp
đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực lao động ;
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
gian, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến
36 tháng ; + Hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng.
Trách nhiệm của Nhà nước trong giải quyết việc làm người lao động ? ; + Nhà nước có
chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, bao gồm cả người Vn ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh doanh để giải quyết việc

làm cho người lao động. + Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học
nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động đều được nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện giúp đỡ.
?Ngày 23-6-1994, Quốc hội khóa IX của nước CHXHCNVN thông qua Bộ luật lao động
và ngày 2-4-2002, kỳ họp thứ XI, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của bộ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong gian
đoạn mới.
4. Quy định của Bộ Luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên.
+ Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
+ Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi vào làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
+ Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
+ Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
Tuổi người lao động : là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết lao
động.
5, Trách nhiệm bản thân công dân là gì ? + Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện
tốt quyền và nghĩa vụ lao động.
+ Đấu tranh chống những hiện tượng sai trái, trái pháp luật trong việc thự hiện quyền và
nghĩa vụ của công dân.
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


CỦA CÔNG DÂN
Thế nào là quan hệ xã hội : Là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của
con người. Ví dụ : Quan hệ giữa cha, mẹ và con cái ; quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
Thế nào là quan hệ pháp luật : Là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Các bên
tham gia đó có quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Ví dụ : quan hệ giữa cha, mẹ và con
chịu sự điều chỉnh trong chương IV của Luật Hôn nhân và gia đình(Chương quan hệ giữa cha
mẹ và con), vì thế đây là quan hệ pháp luật.
1. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp

lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Để xác định một hành vi có vi phạm PL không, cần xác định thêm một số yếu tố sau :+ Đó
phải là một hành vi. + Các hành vi đó trái với quy định của P L ; + người thực hiện hành vi đó
có lỗi ; (cố ý hoặc vô ý) + người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp
lí.
Thế nào là một hành vi : Hành vi này có thể là một hành động cụ thể(ví dụ : ăn trộm) hoặc
không hành động(ví dụ : thấy người bị tai nạn nhưng không làm gì để cứu giúp). Nếu chỉ là ý
định, ý tưởng nào đó thì không thể bị con là vi phạm pháp luật.
Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu
đem ý định đó ra đe dọa người khác thì lại bị coi là hành vị vi phạm pháp luật vì sự đe dọa là ý
định được thể hiện bằng lời nói và hành động được coi là hành vi đe dọa.
Các hành vi trái với quy đinh pháp luật được thể hiện như sau :+ Không thực hiện những
điều pháp luật quy định. + Thực hiện không đúng những điều pháp luật yêu cầu. + Làm những
điều mà pháp luật cấm.
Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí có nghĩa là : người
đó phải có khả năng nhận thức và điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm về
hành vi của mình.+ Trường hợp những hành vi trái pháp luật do người mất trí hoặc trẻ em (chưa
đến tuổi theo quy định của pháp luật) thực hiện thì không coi là vi phạm PL
2. Các loại vi phạm pháp luật
+ Vi phạm pháp luật hình sự - là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình
sự.
+ Vi phạm pháp luật hành chính – là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí mà không phải là tội
phạm.
+ Vi phạm pháp luật dân sự - là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ
sở hữu…) quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ
+ Vi phạm kỉ luật – Là những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật
tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học.
3. Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật
phải chấp hành biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
- Nhà nước ban hành và đặt ra các quy định pháp luật để quản lý đất nước, quản lí xã hội. Mỗi

người chỉ được phép lựa chọn cách xử sự phù hợp với các quy định của PL. Nếu làm trái họ sẽ
phải chịu trách nhiệm về các việc làm của minh- đó là trách nhiệm pháp lý.
4. Các loại trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa.
- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chọn hình phạt và các biện pháp
tư pháp được quy đinh trong bộ luật hính sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế, trừng phạt ngăn ngừa,
cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật (do toà án áp dụng).
- Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm của người(cơ quan, tổ chức) có hành vi vi phạm pháp luật
dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân ự bị vi
phạm


- Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của người(cơ quan, tổ chức) vi phạm nguyên tắc quản
lý nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng.
- Trách nhiệm kỉ luật: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật
do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên, học sinh
của cơ quan, tổ chức mình.
* Ý nghĩa: trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục hành vi vi phạm, răn đe...
Năng lực trách nhiệm pháp lý: Là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình,
được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Cơ quan được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý: Tòa án, cơ quan quản lí nhà nước... mới
được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vị phạm pháp luật
về nội dung, trách nhiệm pháp lí là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Về hình thức, trách nhiệm pháp lí là sự bắt buộc thực hiện quy định của PL.
Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí là gì? ...là: + trừng phạt, ngăn ngừa,
cải tạo người vi phạm pháp luật, giáo dục cho họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh
pháp luật.;+ Răn đe mọi người không được vi phạm PL, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành
PL.+ Hình thành bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. + Ngăn chặn, hạn
chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng vi phạm PL trong mọi lĩnh vực của đời sống XH.
Các biện pháp tư pháp: là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được áp dụng đối với người

có hành vi Phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.. Các biện pháp tư pháp không phải
là hình phạt.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 có các biện pháp tư pháp là: Tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm(điều 41);+ trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại; buộc công khai xin lỗi(điều 42)+ Bắt buộc chữa bệnh(điều 43)
Những quy định áp dụng trách nhiệm pháp lí nhặm mục đích gì?Răn đe mọi người không
được vi phạm PL; + Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm PL;+ Ngăn chặn,
hạn chế, xóa bỏ vi phạm PL trong mọi lĩnh vực của đời sống xh; +Hình thành, bồi dưỡng lòng
tin và chấp hành nghiêm chỉnh PL
Người vi phạm PLphải chịu trách nhiệm pháp lí tùy theo hành vi vi phạm mà xử theo luật định
Nhà nước quy định như vậy để bảo vệ sự tôn nghiêm của PL
5. Trách nhiệm của mọi người
- Đối với công dân:Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh với những hành vi
vi phạm pháp luật.
- Đối với HS: Có lối sống lành mạnh, tránh tệ nạn xã hội, tuyên truyền mọi người thực hiện tốt
pháp luật
Bt5: Vi phạm đạo đức có phải là VPPL không?Hãy so sánh sự giống và khác giữa trách
nhiệm đạo đức và trách nhiệm PL?
Giống nhau: Đều là những quan hệ xã hội, các quan hệ này được điều chỉnh, làm cho quan hệ
giữa mọi người tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỷ cương, mọi người đều phải hiểu và tuân theo các
quy tắc, quy định mà đạo đức, pháp luật đưa ra.
Khác nhau: + Trách nhiệm đạo đức: Bằng tác động của dư luận xã hội tự giác thực hiện;.
lương tâm cắn dứt.
+ Trách nhiệm pháp lý: Bắt buộc thực hiện, phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI
CỦA CÔNG DÂN
Ở lớp 6,7,8 công dân đã học các quyền cơ bản nào? Lớp 6:Quyền và nghĩa vụ học tập
Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;+



Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; + Quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện
tín;
Lớp 7: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Vn;+ Quyền tự do tín ngưỡng
và tôn giáo. Lớp 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình; + Quyền sở hữu tài
sản;+ Quyền khiếu nại tố cáo của công dân,;+ Quyền tự do ngôn luận;
Vì sao công dân có những quền đó/ Công dân có được quyền đó là vì Nhà nước ta do
chính nhân dân xây dựng lên để phục vụ lợi ích của mình. Nhà nước quy định như vậy là
để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Liên hệ với tình hình ở trường lớp(hoặc ở địa phương) và cho biết, em (hoặc gia
ddinhf0 được tham gia bàn bạc hay quyết định những công việc gì của trường,
lớp(hoặc của địa phương)?
- Đối với e: + Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau giời tan
học ở cổng trường; + Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong
buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo;+ Góp ý kiến
xây dựng kế hoạch hoạt động Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp;
- Đối với gia đình em ở địa phương: + Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp,
pháp luật; + Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực trong
đời sống XH;+Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lý nhà nước;
+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; +
Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nề nếp sống văn minh và chống tệ nạn
xã hội...
Theo em...? Ngoài các quyền đã học, công dân còn có quyền tham gia quản lí nhà nước,
quản lí xã hội.
Vì sao công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
- Công dân có được quyền tham gia quản lí nhà nước vì nhà nước ta là nhà nước của dân,
do nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình
- Công dân có quyền có trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước;
đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, giúp đỡ, tạo điều
kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công vụ
Cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là gì? Nhà

nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả mọi quyền lực của Nhà
nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân ta đã lập ra nhà nước, bầu ra những đại biểu ưu tú,
thay mặt mình tham gia vào bộ máy nhà nước và các cơ quan nhà nước để quản lý đất
nước, quản lí xã hội. Tất cả những quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của
công dân đều được quy định trong Hiến pháp 1992
1. Nội dung Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là gì?
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gồm 3 quyền riêng biệt:
+ Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội.
+ Tham gia bàn bạc công việc của đất nước, của địa phương, của đơn vị, tổ chức, phát biểu
ý kiến và biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
+ Tham gia thực hiện giám sát, đánh giá việc thực hiện công việc chung của đất nước, xã
hội.
2. Phương thức thực hiện(công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội bằng cách nào?
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng 2 phương thức:
- Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí Nhà nước, bàn bạc đóng góp
ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước.


- Gián tiếp: Thông qua đại biểu do mình bầu ra( đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp) để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc qua thư góp ý,
kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng...
3. Điều kiện đảm bảo(Trách nhiệm của Nhà nước, Công dân trong việc đảm bảo cho nhân
dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?)
- Nhà nước:+ Ban hành các quy định bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lí khẳng định công
dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
+ Buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo cơ chế thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền, tổ chức thanh tra, giám sát, bảo đảm các điều kiện cho công dân thực hiện quyền
của mình
-Công dân:+có quyền và trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã

hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân;+Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực
hiện.+ Nâng cao phẩm chất, năng lực.
Vì sao Nhà nước quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội? Nhà nước quy định CD có quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội nhằm
tạo điều kiện và đảm bảo cho công dân thực sự làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, phát
huy cao độ quyền làm chủ của công dân, tạo sức mạnh tổng hợp tập trung xây dựng và
quản lí đất nước.
Để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, công dân cần có
điều kiện gì? Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ
của công dân; công dân phải hiểu rõ nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội, đem lại lợi ích cho đất nước và cho bản thân mình.
Học sinh thực hiện quyền này như thế nào?+ Phải học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện
ý thức kỉ luật; + Tham gia góp ý, xây dựng lớp, chi đoàn; + Tham gia các hoạt động ở địa
phương (bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...)
4. Ý nghĩa:
- Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ
- Công dân có quyền tham gia
BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Bảo vệ Tổ quốc là:
Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ
XHCN, Nhà nước CHXHCNVN.
2. Phải bảo vệ tổ quốc vì:
- Non sông đất nước Việt Nam là do công lao của cha ông ta hàng nghìn năm xây đắp gìn
giữ. ;- Hiện nay, Tổ quốc chúng ta vẫn còn nhiều thế lực thù địch, âm mưu thôn tính, phá
hoại đất nước ta. ;- Vì vậy chúng ta cần phải sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai ?Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân ; là
nghĩa vụ thiêng liêng và quền cao quý của công dân :+ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là những
việc mà công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
3. Bảo vệ tổ quốc gồm nội dung: - XD lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ

quân sự ;- Thực hiện chínhsách hậu phương QĐ- Bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
4. HS: Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học
sinh chung ta phải : - Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện ĐĐ, sức khoẻ, luyện tập quân sự
- Tích cực tham gia bảo vệ trật tự trường học, nơi cư trú...
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực
hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc ; - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa


phương ; Tuyên truyền phát hiện những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực phản
động.
Luật nghĩa vụ quân sự quy định lứa tuổi nào được gọi nhập ngũ ?
Công dân nam giới đủ từ 18 tuổi được gọi nhập ngũ ; lứa tuổi gọi ngũ tù đủ 18 tuổi đến 25 tuổi.
Em cho biết, tỉnh thành phố nào ở nước ta có số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng
nhiều nhất?
Quảng Nam là tỉnh có số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất nước: 7117 bà mẹ
được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó
(tính đến năm 2008) có 682 mẹ còn sống.
Để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do
của tổ quốc, trường em đã có những hoạt động gì?
Để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của
tô quốc, trường em đã có những hoạt động:
+ Tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình liệt sĩ, các chú thương binh bệnh binh, các bà
mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày 27.7
+ Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Những điều khoản nào trong hiến pháp năm 1992 có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ tổ
quốc của công dân? TL: Những điều 13,44 và 48 trong hiến pháp 1992 có liên quan đến
nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân:
+ Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống
lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, chống lại sự nghiệp
xay dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN đều bị trừng trị theo pháp luật

+ “... bảo vệ tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn
dân...” Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân
dân; giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân, chính
sách hậu phương quân đội; xây dựng công nghiệp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc
phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân
viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng mạnh, không ngừng
tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
BÀI 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
1. Sống có đạo đức: Là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức (SN, kiên trì,
thật thà, làm theo lẽ phải..); biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải
quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống
và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.
2. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp
luật.
3. Quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Sống có đạo đức và tuân theo pháp
luật có mối quan hệ với nhau : + Đạo đức là những phấm chất bền vững của mỗi cá nhân,
nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi
pháp luật. ;+ Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
Sống có đạo đức Thực hiện pháp
luật
- Tự giác thực - Bắt buộc thực
hiện chuẩn mực hiện quy định của
đạo đức do xã hội pháp luật do nhà
quy định
nước đặt ra.


Người sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị trong các quan hệ cơ bản, đó là
những quan hệ: +Với bản thân; Với mọi người; Với công việc; Với môi trường sống; Với lí
tưởng của dân tộc.

Với bản thân: Biết tự trọng, tự tin, tự lập.
Với mọi người: Biết tự chăm lo đến mọi người, sống không ích kỉ, sống có tình có nghĩa,
thương yêu, giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chúng, lấy lợi ích của xã hội, của mọi người
làm mục tiêu phấn đấu, học tập, lao động và hoạt động.
Với công việc: Phải là người có trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo trong hoạt động,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Với môi trường sống: Biết giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia
đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...
Với lí tưởng của Đảng, của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân mình đó là: “ Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Ý NGHĨA:Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến
bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người
yêu quý, kính trọng.
4. Trách nhiệm của bản thân
- mỗi học sinh cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc
sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật; - Học tập tốt, lao động tốt;- Rèn luyện đạo
đức, tư cách tốt; - Có quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội.
+ Nghiêm túc thực hiện tốt quy định pháp luật, kỉ luật của nhà trường.
Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo
dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó?
- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức: Còn che dấu khuyết điểm của bạn;+ Còn trao đổi
khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng...+ Còn trốn học
- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật: + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh
võng, chở ba người...;+ Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;
- Biện pháp khắc phục: + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức
như che dấu khuyết của bạn, trao đổi khi làm bài.. + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến
khi bạn mắc khuyết điểm; + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.




×