Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tác phẩm kinh dien tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm “thà ít mà tốt” của v i lê nin, liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.43 KB, 30 trang )

Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

MỞ ĐẦU
Lênin đã từng nói: “việc giành chính quyền đã khó, giữ được chính
quyền lại càng khó hơn.” Do vậy, sự suy hay thịnh của một quốc gia phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách cải cách của nhà nước đó. Cải tiến bộ máy nhà
nước là một hoạt động mang tính tất yếu và sống còn của một quốc gia hay
dân tộc . có thể quốc gia đó đi theo con đường xã hội chủ nghĩa , tư bản chủ
nghĩa hay quân chủ lập hiến . Nếu muốn tồn tại và phát triển thì không thể
không cải tiến bộ máy nhà nước . Bởi có những cái có thể ngày hôm nay là
mới , là phù hợp .nhưng sang ngày mai nó chưa chắc đã còn phù hợp nữa .
Nhưng không phải cải tiến một cách bừa bãi , không có mục tiêu và
phương pháp cụ thể . Muốn cải tiến bộ máy nhà nước , đòi hỏi lãnh đạo các
quốc gia , dân tộc phải đưa ra nội dung , mục tiêu , nguyên tắc để việc thực
hiện đạt hiệu quả cao nhất .
Hơn 80 năm về trước , V.I.Lênin từ thực tế cách mạng của nước Nga
Xô Viết Người đã viết tác phẩm “ thà ít mà tốt “ bàn về vấn đề cải tiến bộ máy
chính quyền xô viết lúc bấy giờ . Tác phẩm được viết vào những năm cuối
cùng của tác giả . Nó được đánh giá như một bản di chúc của Người . trải qua
bao thăng trầm của lịch sử , bao biến cố của thời gian , nhưng đến nay “ thà ít
mà tốt “ vẫn còn nguyên giá trị .
Hiện nay tất cả cả các quốc gia trên thế giới đi theo con đường mở rộng
đa dạng hóa , đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế . và Việt Nam không
phải là ngoại lệ . Đòi hỏi nước ta phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách
bộ máy nhà nước đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính sao cho có hiệu quả,
tạo tiền đề cho kinh tế, chính trị, xã hội phát triển.
Vì vậy, việc nghiên cứu tác phẩm “Thà ít mà tốt” của Lênin không chỉ
là nguồn tài liệu quý báu giúp cho công tác nghiên cứu, học tập mà còn giúp
cho Việt Nam có thể vận dụng những tư tưởng đó trong sự nghiệp cải cách,
đổi mới đất nước của mình. Đồng thời qua tác phẩm này chúng ta có thể rút ra



1


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý trên nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như trong học tập.
Đây cũng chính là lý do thôi thúc tác giả chọ đề tài : “ tổ chức bộ máy
nhà nước trong tác phẩm ‘ thà ít mà tốt ‘ của V.I.Lênin . Liên hệ thực tiễn Việt
nam “ .
Với các phương pháp phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp so sánh, tổng hợp, thu thập tài
liệu . tác giả đi vào 3 nội dung chính .

2


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1 : Khái quát tác giả - tác phẩm
1 . Vài nét về tác giả .
2 . Hoàn cảnh ra đời tác phẩm .
Chương 2 : Nội dung việc cải tiến bộ máy nhà nước của Lê Nin trong
tác phẩm “Thà ít mà tốt ”
1. Lê Nin đánh giá về thực trạng của nhà nước xô viết .
1.1 .Ưu điểm của nhà nước xô viết
1.2 . Nhược điểm của nhà nước xô viết .
2. Mục đích , điều kiện và phương châm cải tiến bộ máy nhà nước xô

viết .
3 .Những biện pháp chủ yếu cải tiến bộ máy nhà nước .
Chương 3. Liên hệ thực tiễn tình hình Việt Nam hiện nay
- Thực trạng và giải pháp
Kết luận .

3


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Vài nét về tác giả
V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), các bí danh đã dùng là
V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt
nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào
thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Và năm 1899, trong cuốn Sự
phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga V.I. Lê-nin được thừa nhận là người lãnh
đạo của nhóm Mác- xít ở Nga. Mùa thu 1895, V.I. Lê-nin thành lập ở
Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các
nhóm cách mạng ở Peterburg. ở Mát- xcơ- va, Kiev, Iaroslav và những thành
phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự.
Năm 1903, tại Luân- đôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân
xã hội dân chủ Nga. Nhóm số đông ủng hộ V.I. Lê-nin gọi là những người
Bolshevik, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị
viện gọi là những người menshevik. Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức
của đảng kiểu mới này V.I. Lê-nin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và

cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904).
Tháng Tư 1905, tại Luân-đôn tiến hành Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC
Nga, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này Uỷ ban Trung
ương đã được bầu ra do V.I. Lê-nin đứng đầu. Tháng Giêng 1912 lãnh đạo
Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga ĐCNXHDC. Tháng Sáu 1912 từ Paris
chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I. Lê-nin soạn
thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân tộc. Hội nghị lần thứ VII toàn Nga
(Tháng TƯ 1917) của ĐCNXHDC Nga (b) đã nhất trí thông qua đường lối do
V.I. Lê-nin đề ra. Ngày 23 Tháng Mười 1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ trang

4


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
của V.I. Lê-nin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương ĐCNXHDC Nga
thông qua.
Tối ngày 6 Tháng Mười Một 1917, V.I. Lê-nin đến Cung điện Smolnưi
trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 Tháng Mười một
1917, toàn thành phố Petersbuorg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và
đến đêm ngày 7 Tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn
thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế
giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết
toàn Nga lần thứ II V.I. Lê-nin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên
nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Tháng Ba năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của
Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lê-nin
được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh. Mùa xuân 1920,
V.I. Lê-nin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày
những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này,
V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp

hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người
sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính
sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính sách NEP của V.I. Lê-nin được thông
qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin ốm
nặng. Tháng Chạp 1922 đến Tháng Ba 1922 V.I. Lê-nin đọc ghi âm lại một số
bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về
cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi Đại hội. Ngày 21 Tháng Tư
1924, V.I. Lê-nin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).
2 . Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Tác phẩm ra đời trong điều kiện nước Nga đang khôi phục nền kinh tế
quốc dân sau chiến tranh và thực hiện “chính sách kinh tế mới”. Mặc dù đã
đạt được những thành quả nhất định nhưng do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ,
chiến tranh tàn phá nặng nề và bộ máy quyền lực trong hệ thống chính trị vận
hành chưa tốt, nên nước Nga cơ bản vẫn còn lạc hậu so với các nước tư bản
5


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Tây Âu mặc dù nước Nga là một nước xã hội chủ nghĩa. “…, vì mức năng
suất lao động của tiểu nông và tiểu tiểu nông, nhất là trong thời kỳ chính sách
kinh tế mới, vẫn còn hết sức thấp do tính tất yếu kinh tế. Vả lại, tình hình
quốc tế làm cho nước Nga ngày nay bị gạt lại đằng sau, làm cho trong toàn bộ
năng suất lao động quốc dân hiện giờ ở ta, đã thấp hơn hẳn hồi trước chiến
tranh. Những cường quốc tư bản Tây Âu, phần thì cố ý, phần thì tự phát, đã
làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau, để lợi dụng cuộc nội chiến ở
Nga nhằm phá hoại nước ta đến cực độ ” 1
“Chính sách kinh tế mới” trong thời bình bước đầu đã được chứng
minh về sự đúng đắn và tính ưu việt. Nhưng nó được thực thi bởi bộ máy
quyền lực còn mang đậm dấu ấn của chế độ xã hội cũ và thời kỳ chiến tranh

nên chính bộ máy quyền lực đó đã hạn chế sự phát huy tác dụng của “chính
sách kinh tế mới”. Cho nên vấn đề cải cách hệ thống chính trị mà bộ phận
trung tâm của nó là cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu đưa
nước Nga thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và phát triển vượt hơn các nước tư
bản Tây Âu thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội là một đòi hỏi tính
tất yếu khách quan và đó cũng là quan tâm, trăn trở sâu sắc của Lênin –
Người sáng lập và đứng đầu nhà nước Nga.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về quy luật phát triển của xã hội loài
người, Lênin đã cho thấy triển vọng của phong trào cộng sản chủ nghĩa.
Với sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, sự ra đời của nhà nước xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, thì xu thế phát triển của xã hội loài người
đang hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa. “Toàn thế giới hiện đang
bước vào một phong trào nhất định sẽ đưa đến cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa toàn thế giới” 2. Các nước tư bản chủ nghĩa “đã leo vào một con
đường không thể nào không đưa đến một cuộc khủng hoảng của toàn bộ
chủ nghĩa tư bản thế giới” 3
1

Lênin Toàn tập. t.45. Nxb. Tiến Bộ. Mát-xcơ-va, 1978. t.442 -460.
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45,Sđd, tr. 457.
3
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr. 456.
2

6


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Điều đó sẽ chứng minh luận điểm nổi tiếng của Mác – Ăngghen trong

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của
giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” 4
Tuy nhiên đó là quy luật, đó là viễn cảnh của tương lai. Những người
cộng sản không thể ngồi chờ một cách thụ động cho đến lúc xã hội chủ nghĩa
hiện hữu hoàn toàn trên thế giới. “Hiện giờ chúng ta đang đứng trước vấn đề
này, với nền sản xuất tiểu nông và tiểu tiểu nông của ta, với tình trạng bị tàn
phá của đất nước ta, liệu chúng ta có thể đứng vững được cho đến khi các
nước tư bản Tây Âu hoàn thành được nước bước phát triển của họ lên chủ
nghĩa xã hội hay không?”5. Theo Lênin là nhà nước xã hội chủ nghĩa duy nhất
thời bấy giờ không thể đứng vững được nếu không chủ động hành động.
Những người cộng sản mà cụ thể là Đảng Cộng sản Nga và chính quyền xôviết Nga phải hành động phải tự cải tiến để hệ thống chính trị của nước Nga
xô-viết được trong sạch vững mạnh, đủ năng lực trí tuệ đưa nước Nga thoát
khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển “tiểu nông và tiểu tiểu nông” hiện thời.
Không để cho các nước phản cách mạng tư bản Tây Âu làm nguy hại đến
chính quyền xô-viết non trẻ. “Điều đáng chú ý với chúng ta là sách lược mà
chúng ta, Đảng cộng sản Nga, chúng ta, chính quyền xô-viết ở Nga, phải theo
để ngăn cản không cho các quốc gia phản cách mạng Tây Âu đè bẹp được
chúng ta.” 6
Tác phẩm “Thà ít mà tốt” ra đời là kết quả của những trăn trở sâu sắc,
sự thôi thúc nội tâm của Lênin trước vấn đề cải tiến hệ thống chính trị nước
Nga Xô Viết viết mà trung tâm của nó là cải tiến bộ máy nhà nước để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn trong nước cũng như quốc tế đang cấp bách đặt ra.
Tác phẩm ra đời khi mà Lênin đang lâm bệnh nặng. Trên giường bệnh
mỗi ngày Người đọc cho thư ký chép 5 – 10 phút. Tác phẩm là sự tiếp theo
của bài báo “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế
4

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, T. 4, 1995, tr. 613..
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr. 456.
6

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T45, 19 , tr. 458.
5

7


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
nào?” Người viết phục vụ trực tiếp cho đại hội XII Đảng Cộng sản Nga. Tác
phẩm nằm trong chuỗi tác phẩm cuối đời của Lênin để lại cho nước Nga và
phong trào cộng sản quốc tế. Đó là những tác phẩm như: “Thư gửi đại hội”,
“Những trang Nhật ký”, “Bàn về chế độ hợp tác”, “Về cuộc cách mạng của
chúng ta”, “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông như thế nào”
và cuối cùng là “Thà ít mà tốt”. Những tác phẩm cuối đời của Lênin được coi
là di chúc chính trị của Người và “Thà ít mà tốt” là di chúc chính trị cuối cùng
của Lênin.
Trong di chúc chính trị cuối cùng này, Lênin đã trình bày một cách rõ
ràng về vấn đề cải tiến hệ thống chính trị ở Nga mà trung tâm của nó là bộ
máy nhà nước xô-viết đầu tiên trên thế giới. Đồng thời Người cũng đặt vấn đề
đó trong sự tác động qua lại của phong trào cộng sản quốc tế và triển vọng
của cách mạng thế giới.
Tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Tác phẩm
“Thà ít mà tốt” là một trong tác phẩm cuối đời của V.I.Lênin và cũng là tác
phẩm cuối cùng ông đọc cho thư kí ghi ngày 2 tháng 3 năm 1923.
Tuy rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 18 trang, nhưng cho đến bây giờ tác phẩm
vẫn được coi là một trong những tác phẩm quan trọng của Người về vấn đề
nhà nước. Tác phẩm đã thực sự giúp Đảng Bônsêvich Nga không ngừng củng
cố nhà nước, đồng thời vửa có ý nghĩa đối nội đối ngoại.Với ý nghĩa lớn lao
của tác phẩm, có thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn và sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy

nhà nước vô sản.

8


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VIỆC CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA
LÊNIN TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT”
1. Lênin đánh giá về thực trạng của Nhà nước Xô viết
1.1 Ưu điểm của nhà nước xô viết
Sau cách mạng Tháng Muời Nga giai cấp vô sản đã đập tan bộ máy nhà
nước của giai cấp phong kiến, tư sản, xây dựng một bộ máy nhà nước hoàn
toàn mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Đó là bộ máy nhà nước ưu việt nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong lịch sử, đã có nhiều kiểu nhà nước được thiết lập như: nhà nước
chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. Những bộ máy nhà nước đó
được thiết lập nhằm duy trì xã hội có giai cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị bóc lột, đồng thời cũng duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước. Còn
bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa về mặt nguyên lý là hướng tới xoá bỏ giai
cấp, đồng thời cũng hướng tới nhà nước “nửa nhà nước”, hướng tới sự tiêu
vong của chính bản thân nhà nước và đưa xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa
cộng sản. Đó là bộ máy nhà nước cao nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử. Nó thiết
lập chế độ dân chủ nhất từ trước tới nay, “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ
chế độ dân chủ nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần” 7. Đó là một phát minh vĩ
đại của loài người “Bộ máy nhà nước của ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được
sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một kiểu Nhà nước vô sản
đã được sáng tạo ra”8
- Là bộ máy thể hiện tính nhân dân sâu sắc.
Đó là bộ máy nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, của số đông

– của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hoàn toàn khác những bộ máy
nhà nước trước đó, mang bản chất của số ít – giai cấp thống trị, bóc lột., lần
đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được tham gia vào “công việc nhà
7
8

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.39, 1976, tr. 312.
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, tr. 130.

9


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
nước”, thực hiện quyền giám sát của mình đối với các hoạt động của bộ máy
nhà nước.
Là bộ máy được thiết lập nhằm để xây dựng một xã hội mới, tốt đẹp
hơn cho đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong
xã hội.
1.2 Nhược điểm của nhà nước Xô – Viết
Theo Lênin để đánh giá thực trạng của đối tượng cần cải tiến, thì ngoài
việc nhận thức rõ ưu điểm để phát huy còn một việc khác vô cùng quan trọng
(nếu không nói là quan trọng nhất) đó là nhận thức rõ những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó, trên cơ sở đó để đề ra
được nguyên tắc và giải pháp khắc phục thích hợp, hiệu quả.
Với cương vị Chủ tịch nhà nước, Lênin đã đánh giá cao bản chất tốt
đẹp của nhà nước chuyên chính vô sản Nga, mặt khác Người cũng thẳng thắn
chỉ ra những nhựơc điểm cuả nó.
Đó là bộ máy quan liêu, cồng kềnh, đông người, lề mề, giấy tờ. Nhân

viên của bộ máy nhà nước, của đảng mắc bệnh quan liêu đang vận hành sử
dụng một cách kém hiệu quả quyền lực công cộng. “xin nói thêm ở ta bọn
quan liêu ấy đang tồn tại không những trong những chính quyền xô-viết mà
cả trong những cơ quan Đảng nữa”9.
- Đó là bộ máy mà nạn hối lộ đang tồn tại phổ biến trên cơ sở trình độ
văn hoá còn rất hạn chế. “Nạn hối lộ đang tồn tại trên đất của nạn mù chữ” 10.
- Đó là bộ máy còn rất hạn chế về năng lực, trình độ nhưng lại mắc
bệnh kiêu ngạo. “Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tý
như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số nhân tố khá lớn
để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu
là bộ máy xã hội chủ nghĩa, bộ máy xô-viết …”11.
9

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr. 451..
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.44, Sđd, tr.219.
11
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr.443.
10

10


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Tóm lại, đó là bộ máy mà Lênin rất buồn khi thừa nhận là còn rất kém
cỏi, còn rất tồi tệ. “Tình hình bộ máy Nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu
không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm
chỉnh nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào” 12. Bộ
máy đó mang danh là bộ máy nhà nước xô-viết, bộ máy xã hội chủ nghĩa với
bản chất ưu việt nhưng trong thực tế bộ máy nhà nước Nga chưa đạt được

những tiêu chí mang tính nguyên lý của một bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa đúng nghĩa của nó. “Bộ máy ấy, có thể nói là chúng ta chưa có, và ngay
cả những yêu tố cho phép xây dựng được bộ máy ấy chúng ta cũng có ít ỏi
đến nực cười”13.
Thực chất bộ máy nhà nước Nga thời bấy giờ là kế thừa của chế độ cũ
và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. “Bộ máy ấy của chúng ta thực ra
là kế thừa của chế độ cũ, vì cải tạo nó trong một thời gian ngắn như vậy là
điều hoàn toàn không thể làm được, đặc biệt là trong hoàn cảnh có chiến
tranh, có nạn đói…”14
Phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém đó của bộ máy nhà nước
Nga Xô viết, Lênin đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây:
Một là, những yếu kém của nhà nước Xô viết bắt nguồn từ tàn dư của
nhà nước cũ, xã hội cũ.
Thật vậy, nước Nga trước cách mạng Tháng Mười tuy là một nước
TBCN đã phát triển đến độ trung bình nhưng về cơ bản vẫn còn là một nước
nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún là phổ biến, thói quen lao động tiểu nông, lạc hậu, thủ công, rụt rè; mặt
bằng văn hoá của nhân dân còn thấp. Sự yếu kém của bộ máy nhà nước Nga
Xô viết đã phản ánh thực trạng đó là điều dễ hiểu vì kiến trúc thượng tầng bao
giờ cũng sinh ra từ cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Lênin viết: “Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị
12

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr. 442-443.

13

V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr.443.
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M., T.45, Sđd, tr.397.


14

11


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
chúng ta đều tỏ ra là cách mạng ghê gớm, nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn
trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì “tính cách
mạng” của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bại
nhất”15. Những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của xã hội cũ còn tồn tại là lẽ tất yếu
bởi xã hội cũ mất đi, nhưng nó không thể mất ngay tức khắc, nhất là ý thức xã
hội của xã hội cũ thì nó còn tồn tại lâu dài vì nó có tính bảo thủ, lạc hậu so với
tồn tại xã hội. Lênin viết: “Những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá
khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai
đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”, vì cũng theo Lênin thì những tư tưởng, ý
thức nó thường “ăn sâu vào đời sống văn hoá, vào phong tục, tập quán” 16
Hai là, do trình độ văn hoá của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động còn thấp.
Lênin cho rằng, giai cấp công nhân là những người chủ yếu và trực tiếp
xây dựng, tổ chức lên bộ máy nhà nước Xô viết. Họ rất muốn xây dựng một
bộ máy nhà nước tốt hơn nhưng “họ chưa có đầy đủ học thức”, nên “họ không
biết làm thế nào. Họ không thể làm được việc đó”. Còn trình độ văn hoá nói
chung của nhân dân lao động Nga thì: “những yếu tố kiến thức, học thức, giáo
dục…so với tất cả các nước khác, thì chúng ta có ít ỏi đến nực cười”, mà theo
Lênin, xây dựng bộ máy nhà nước là công việc khó khăn, phức tạp nên “để
làm được việc ấy…cần phải có văn hoá”17.
Ba là, do chiến tranh kéo dài và do sự phá hoại của các thế lực thù
địch, phản động chống CNXH. Ngay khi mới ra đời, nước Nga Xô viết non
trẻ đã phải đối phó với cuộc bao vây can thiệp của các nước đế quốc phương

Tây. Vì vậy, mọi nhân tài, vật lực của nước Nga đều phải dồn cho kháng
chiến. Đảng và Nhà nước Xô viết Nga đã phải tập trung cao độ mọi nguồn
lực, cán bộ cho quân đội. Những đảng viên, những công nhân ưu tú, những
cán bộ có tài đức đã được tăng cường cho kháng chiến. Do đó, chính quyền
15

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.453-454.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.443.
17
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.444.
16

12


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
các cấp thiếu nhiều cán bộ có tài đức. Bên cạnh đó, không ít những phần tử cơ
hội, những người có trình độ, năng lực và đạo đức yếu kém đã lọt vào bộ máy
nhà nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Hơn nữa,
các thế lực thù địch và phản động trong và ngoài nước hết sức tức tối với
nước Nga Xô viết, chúng tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước Nga, “chúng đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau”

18

.Trong

thời kỳ đầu thì chúng đã “lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga nhằm phá hoại nước
ta đến cực độ”, nhưng khi không đánh đổ được nước Nga bằng chiến tranh thì

chúng lại tìm mọi cách “cản trở sự phát triển của nó lên chủ nghĩa xã hội…,
chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước tiến…,
chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khả năng đủ để trở
thành chủ nghĩa xã hội”19. Mặt khác, nước Nga Xô viết trong quá trình thực
hiện chính sách kinh tế mới (NEP) đã buộc phải sử dụng các nhân tố kinh tế chính trị của CNTB, nhất là phải sử dụng các chuyên gia tư sản trong mọi lĩnh
vực. Vì vậy, nước Nga Xô viết và bộ máy nhà nước của nó không thể tránh
khỏi việc “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất” 20. Các
nước tư bản đế quốc đã lợi dụng cơ hội này để cài cắm gián điệp vào phá hoại
bộ máy nhà nước và nền kinh tế - xã hội Nga.
Bốn là, do một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng rơi vào quan liêu,
cơ hội, thoái hoá biến chất. Lênin khẳng định rằng, sự yếu kém của bộ máy
nhà nước một phần là do những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá biến chất,
những kẻ phô trương, kiểu cách dởm, ba hoa, cách mạng suông chất chui vào
và làm cản trở hiệu lực của bộ máy nhà nước và làm biến dạng chế độ nhà
nước mới. Những phần tử đó “đang tồn tại không những trong các cơ quan
Xô viết mà cả trong các cơ quan Đảng nữa” 21. Người khẳng định rằng quá
trình thực hiện chính sách kinh tế mới với việc sử dụng những nhân tố kinh tế
18

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.455.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.455.
20
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.453.
19

21

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.451.

13



Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
của CNTB nên không thể tránh khỏi việc trong bộ máy nhà nước Xô viết “bị
tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất”. Nhưng trong một
chừng mực nào đó thì những thói xấu đó lại được những phần tử quan liêu, cơ hội,
thoái hoá trong bộ máy nhà nước Xô viết tiếp nhận với ý đồ trục lợi và chúng làm
lây lan sang cả những cán bộ khác trong bộ máy nhà nước Xô viết. Lênin viết:
“Trong một chừng mực nào đó, bệnh truyền nhiễm ấy cũng là do những phần tử
quan liêu đáng yêu của chúng ta cố ý làm lây lan sang chúng ta, với hy vọng là có
nhiều dịp buông câu trong đám nước đục do những thiên kiến đó khuấy lên”22.
Năm là, tình trạng "đáng buồn" của bộ máy nhà nước Xô viết còn do
những yếu kém trong quá trình cải tổ nó gây ra. Lênin nói: Tuy “chúng ta đã
ra sức cải tiến bộ máy nhà nước”, “nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công,
một hoạt động…đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu,
thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác” 23. Về những yếu kém
trong quá trình cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết trong những năm sau cách
mạng Tháng Mười được Lênin chỉ rõ: “Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp.
Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta…đã có được một số yếu tố khá lớn
để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu
là bộ máy XHCN, bộ máy Xô viết, v.v..” 24 . Ông khẳng định rằng bộ máy nhà
nước XHCN thực sự chúng ta chưa có, và “ngay cả những yếu tố cho phép
chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng có ít ỏi đến nực cười”.
Người chỉ rõ: muốn xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta không được ngại tốn
thời gian, rằng việc đó đòi hỏi nhiều, nhiều, rất nhiều năm tháng.
2. Mục đích, điều kiện và phương châm cải tiến bộ máy nhà nước
Xô viết
Tác phẩm nêu rõ mục đích của việc đổi mới, cải tiến bộ máy nhà nước
Xô viết là nhằm xây dựng bộ máy đó thực sự xứng danh là bộ máy nhà nước

XHCN; đảm bảo cho bộ máy nhà nước có chất lượng kiểu mẫu thực sự, gọn
22

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.453.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.445.
24
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.443.
23

14


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
nhẹ, mang tính hiệu quả, hiệu lực cao, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đầy
đủ năng lực quản lý đất nước. Đó sẽ là một nhà nước được mọi người tín
nhiệm, có đầy đủ điều kiện và khả năng trụ vững không phải chỉ ở chừng mực
một nước tiểu nông mà cả ở trình độ một nước công nghiệp hoá và điện khí
hoá. Đó là một nhà nước mà có thể “trừ bỏ được đến cả những lãng phí nhỏ
nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm
nghiêm ngặt”25.
Và cuối cùng, về mặt quốc tế, bộ máy nhà nước Xô viết cần được củng
cố để có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh biến động của tình hình quốc tế.
Muốn vậy, nó phải tránh được những xung đột với các nước TBCN và có đủ
sức mạnh ngăn cản mọi âm mưu và hành động xâm lược, phá hoại của các thế
lực đế quốc, thù địch bên ngoài chưa hề từ bỏ ý đồ đè bẹp nhà nước Xô viết
non trẻ.
Lênin đã nêu lên hai điều kiện để cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết:
Một là, phải có đội ngũ những người lao động, nhất là giai cấp công
nhân, những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động có ý thức

cách mạng cao, hăng hái đấu tranh cho CNXH, yêu CNXH và trung thành với
lý tưởng XHCN.
Hai là, họ phải có trình độ về văn hoá, KHKT, tổ chức và quản lý kinh
tế - xã hội vì muốn cải tiến bộ máy nhà nước thì cần phải có văn hoá, chứ việc
này “không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc
xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ
một trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người”. Người nhấn mạnh
rằng: muốn có tri thức thì không có cách nào khác ngoài việc “một là học tập,
hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho việc học thức ở
nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa, phải làm sao
cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ

25

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.458.

15


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta…, xứng đáng và thích hợp với
một nước đang đặt cho mình nhiệm vụ trở thành một nước XHCN”26.
Theo Lênin thì phương châm cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết là “thà
ít mà tốt”, tức là “thà mất hai năm hay thậm trí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội
vàng mà không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân liệu tốt”. Phương
châm này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Một là, việc cải tổ cần có trọng điểm, tập trung giải quyết ở khâu có vị
trí quan trọng, không tràn lan, dàn trải, không chạy theo số lượng mà quan
tâm đầy đủ tới chất lượng cả về tài và đức của đội ngũ những người lãnh đạo,

quản lý. Khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định then chốt đó là Bộ dân uỷ
thanh tra công nông, một bộ dân uỷ mà hiệu quả công tác quá kém trong khi
biên chế quá cồng kềnh. Người yêu cầu không nhìn vào số lượng mà phải
chăm lo để có được một chất lượng kiểu mẫu thật sự. Chất lượng kiểu mẫu ấy
chính là “những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội chúng ta, tức là: trước hết,
những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử có học thức mà người
ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không nói một lời nào trái
với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ thừa nhận bất cứ
một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc đấu tranh nào để
đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình một cách nghiêm chỉnh” 27. Mục
đích cuối cùng là “chúng ta phải làm cho Bộ dân uỷ thanh tra công nông,
công cụ để cải tiến bộ máy của ta thành một cơ quan thật sự gương mẫu”.
Hai là, cải tiến bộ máy nhà nước phải từng bước thận trọng, vững chắc
nhưng không lề mề, trì trệ kéo dài. Cải tiến bộ máy nhà nước là một công việc
khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, không nên vội vàng, hấp tấp, bởi vì
“sự hấp tấp sẽ gây tác hại lớn” Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà nước chỉ
hành động khi đã suy nghĩ chín chắn, phải “hết sức thận trọng, có suy nghĩ kỹ
và với sự am hiểu cặn kẽ” . Cải tiến bộ máy nhà nước phải có thời gian, có sự
chuẩn bị và không “từ chối làm lại những việc có thể đã làm qua một lần rồi”
26
27

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.444.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.444-445.

16


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

3. Những biện pháp chủ yếu cải tiến bộ máy nhà nước
Trong tác phẩm này Lênin đã nêu lên một số biện pháp cơ bản để cải
tiến bộ máy nhà nước Xô viết:
Một là, tăng cường công tác kiểm tra nhằm nắm chắc tình hình hoạt
động của bộ máy nhà nước, trên cơ sở ấy mà xây dựng các phương hướng
chỉnh đốn nhằm khắc phục các yếu kém. Lênin chỉ rõ, kiểm tra là một khâu
then chốt trong cải tiến bộ máy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả hiệu lực. Theo Lênin, trước hết phải củng
cố cơ quan kiểm tra của Đảng và nhà nước, tức là Bộ Dân uỷ thanh tra
công nông và Uỷ ban kiểm tra Trung ương, trong đó đặt trọng tâm vào cải
tiến Bộ Dân uỷ thanh tra công nông. Từ đó phát huy vai trò của cơ quan
này để cải tổ toàn bộ bộ máy nhà nước, bởi vì theo Lênin “chỉ nguyên một
mình Bộ dân uỷ ấy cũng đã phải quyết định tình hình của toàn thể bộ máy
nhà nước của chúng ta nói chung” 28. Vì vậy, Người yêu cầu phải chọn lựa
đặc biệt cẩn thận những cán bộ sẽ bổ nhiệm vào Bộ này, phải “keo cú về
mặt số lượng” và coi trọng chất lượng. Lênin yêu cầu “cử một tiểu ban chịu
trách nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn
vào làm việc ở Bộ Dân uỷ thanh tra công nông; cũng như cho những người
định tuyển vào chức vụ uỷ viên Ban kiểm tra Trung ương” 29.
Về hoạt động của bộ máy thanh, kiểm tra Lênin yêu cầu Ban kiểm tra
Trung ương và Bộ dân uỷ thanh tra công nông phải phối hợp chặt chẽ với
nhau, có nhiệm vụ “xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ và tài liệu của Bộ
chính trị” và “phải phân phối hợp lý thời gian của họ cho các công tác kiểm
tra hoạt động hành chính của các cơ quan của ta, từ những cơ quan nhỏ nhất
và có tính chất bộ phận cho đến những cơ quan cao nhất của nhà nước ta” 30.
Lênin chỉ rõ rằng Bộ dân uỷ thanh tra công nông có nhiệm vụ thanh tra tất cả
28

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.448-449.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.449.

30
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.450.
29

17


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
các cơ quan nhà nước không trừ một cơ quan nào từ Trung ương đến địa
phương, ở tất cả các ngành.
Về nội dung công tác kiểm tra, Lênin yêu cầu “kiểm tra lại những chủ
trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây,
chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của
những chủ trương đó”31. Lênin yêu cầu khi kiểm tra thì “không nên kiểm tra
đi, kiểm tra lại nhiều lần mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê trách
được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng không chỉ
vì chức vị và cấp bậc”32.
Hai là, hợp lý hoá các tổ chức, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức và quản lý hành chính . Theo Lênin,
bộ máy nhà nước phải được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tránh cồng kềnh,
trùng lặp, chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, cơ quan nhà
nước. Ông yêu cầu hợp nhất một số cơ quan Đảng với một số cơ quan nhà
nước có chức năng nhiệm vụ giống, ví như “hợp nhất một cách độc đáo bộ
máy kiểm tra của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền”. Ông cho
rằng sự hợp nhất đó không có trở ngại gì cả và nó đảm bảo cho công tác
kiểm tra có kết quả tốt hơn.
Lênin đặt vấn đề về sự cải tiến bộ máy nhà nước của thời kỳ đầu
nước Nga Xô Viết như là việc chuyển từ con ngựa này sang cưỡi con ngựa
khác. Cụ thể là chuyển từ con ngựa của người nông dân, của người mu

gích, con ngựa khốn khổ, tức là từ những doanh nghiệp không thể thiếu
được trong một nước nông dân phá sản sang con ngựa mà giai cấp vô sản
đương tìm kiếm và không thể không tìm kiếm cho mình, tức là đại công
nghiệp cơ khí, điện khí hoá.
Về vấn đề tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, Lênin đặt vấn
đề giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ông nhấn mạnh
đến chất lượng và hiệu quả công việc nên yêu cầu trong việc tuyển cán bộ
31
32

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.443.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.447.

18


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
phải “tỏ ra đặc biệt keo cú về mặt số lượng”. Đối với Bộ dân uỷ thanh tra
công nông, Lênin yêu cầu giảm số nhân viên từ 1000 người xuống 300 - 400
người, tuỳ theo từng vị trí công việc mà bố trí người, chọn người với quan
điểm là phải “vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân
viên của các cơ quan thuộc Bộ ấy”33.
Đối với công tác thực hành tiết kiệm Lênin yêu cầu “một sự tiết kiệm
nghiêm ngặt nhất trong việc quản lý nhà nước”, “giảm bớt đến mức tối đa tất
cả những cái không tuyệt đối cần thiết”. Ông nhấn mạnh: “chúng ta phải thực
hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta, chúng ta phải bài
trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu TBCN
của nó đã để lại đầy rẫy” 34. Số tiền tiết kiệm dùng để phát triển đất nước, “để
phát triển đại công nghiệp cơ khí”, “để phát triển điện khí hoá”. Tóm lại là để

xây dựng đất nước.
Ba là, về công tác cán bộ
Lênin cho rằng bộ máy nhà nước Xô viết yếu kém thì có một nguyên
nhân quan trọng và trước hết là do đội ngũ cán bộ chưa tốt. Ông cho rằng họ
có ý thức cách mạng nhưng họ còn yếu kém về trình độ và kinh nghiệm nên
chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Do đó
Lênin cho rằng cần phải làm tốt công tác cán bộ theo những hướng sau đây:
Về mục đích của công tác cán bộ: Lênin chỉ rõ công tác cán bộ phải
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng được những cán bộ tốt, có chất
lượng kiểu mẫu. Công tác cán bộ nên có chiến lược lâu dài chứ không thể vội
vàng, hấp tấp. Trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ của Bộ dân uỷ
thanh tra công nông. Đối với Bộ này, Người lưu ý phải “quan tâm chỉnh đốn
bộ máy đó một cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ dân uỷ
thanh tra công nông một số nhân viên có phẩm chất cao, nghĩa là không kém
gì những nhân viên kiểu mẫu giỏi nhất ở Tây Âu”35
33

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.446.
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.459.
35
V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.442.
34

19


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Về tiêu chuẩn cán bộ: Lênin đưa ra tiêu chuẩn chung của cán bộ nhà
nước, đó là “những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội của chúng ta, tức là:

trước hết, những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử thực sự có
học thức mà người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào,
không nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải
không sợ thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất
cứ một cuộc đấu tranh nào để đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình
một cách nghiêm chỉnh. Về tiêu chuẩn cán bộ thuộc Bộ dân uỷ thanh tra
công nông, Lênin đòi hỏi “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu
chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy, chúng ta
phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công
nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất” 36. Ông đòi hỏi những
cán bộ được chỉ định vào làm công tác kiểm tra “phải là những người cộng
sản không thể chê trách được”.
Lênin cụ thể hoá tiêu chuẩn của cán bộ kiểm tra với những tiêu chuẩn
sau đây:
Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu, tức là họ phải có
uy tín
Hai là, họ phải trải qua một kỳ thi sát hạch kiến thức về bộ máy nhà
nước, về những nguyên tắc của khoa học quản lý, về nghiệp vụ.v.v.
Ba là, họ phải phối hợp tốt công tác với những uỷ viên Ban kiểm tra
Trung ương và với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm
bảo cho toàn thể bộ máy chạy tốt.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ của cán
bộ là “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi”. Người yêu cầu phải
làm cho “học thức không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa” mà
nó “thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận
36

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.446.

20



Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
khăng khít của cuộc sống”37. Vì vậy, Lênin yêu cầu công tác cán bộ phải quan
tâm đào tạo họ học lý luận, nghĩa là “lý luận về tổ chức công tác mà họ có ý
định chuyên làm”, đồng thời học phải đi đôi với hành, “họ cũng sẽ phải thực
tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những đồng chí có kinh nghiệm, hoặc của
những giáo sư các viện nghiên cứu cao cấp về tổ chức lao động” . Trong vấn
đề đào tạo cán bộ, Lênin cũng rất chú ý tới việc đưa cán bộ ra nước ngoài,
nhất là đến những nước tư bản phát triển như Anh, Đức, Mỹ, Canada…để học
tập, tiếp thu những thành tựu của CNTB về phục vụ đất nước.
Về công tác tuyển lựa cán bộ: Lênin rất coi trọng việc thi tuyển cán bộ.
Ông yêu cầu cán bộ trước khi nhận nhiệm vụ phải qua các kỳ thi sát hạch, thi
tuyển chọn; phải có uy tín; được lựa chọn đặc biệt cẩn thận, phải được thẩm
tra kỹ lưỡng trước khi bố trí việc. Theo Lênin, cần lập một tiểu ban chịu trách
nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển cán bộ, đồng thời cử
một tiểu ban có trách nhiệm tìm những người để tuyển vào làm việc trong cơ
quan nhà nước. Những người trong tiểu ban này phải “có đủ các loại nhân
viên, trong đó chúng ta cần liên kết được nhiều đức tính, liên kết được nhiều
tài năng về mọi mặt”. Ông còn nhấn mạnh rằng không nên tuyển chọn cán bộ
theo một khuôn mẫu nào có sẵn.

37

V.I.Lênin: Sđd, t.45, tr.442.

21



Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

CHƯƠNG III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng của nền hành chính nước ta hiện nay
Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước đã được nhìn nhận, đánh giá và
tiến hành từng bước. Thông qua các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII, Hội nghị Trung ương 3 và 7 khóa VIII, Đảng ta đã đánh giá
bộ máy nhà nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng
với những ưu điểm như sau:
- Nó thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán của một nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
- Có nhiều văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy nhà nước, về hành
chính nhà nước có một đội ngũ những người quản lý nhà nước và công chức
có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, phục tùng sự lãnh đạo của
Đảng và tôn trọng lợi ích của nhân dân.
- Bộ máy nhà nước phát huy hiệu lực góp phần vào những thắng lợi của
cách mạng.
Bên cạnh những ưu điểm, bộ máy nhà nước của ta còn có những
yếu kém:
- Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, chưa xác định đúng và phân biệt rõ sự
lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước. Các chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là thẩm quyền của bộ máy nhà
nước chưa được phân định rõ ràng.
- Bộ máy quản lý nhà nước và nền hành chính chưa phân biệt giữa quản
lý nhà nước và quản lý kinh doanh.
- Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều
đầu mối rườm rà, vừa tập trung vừa phân tán, tản mạn, không đúng nguyên

tắc tập trung dân chủ.
22


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
- Đội ngũ công chức nhà nước vừa thiếu lại vừa thừa không được đào
tạo kiến thức quản lý hành chính nhà nước, pháp luật chu đáo; thiếu một quy
chế công chức nhà nước hoàn chỉnh có tính pháp lý.
- Thủ tục hành chính rườm rà; bệnh cửa quyền, tham nhũng trở nên phổ
biến và nghiêm trọng.
Đảng ta đã chỉ ra rằng: những khuyết điểm trên làm cho bộ máy nhà
nước không đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực, hiệu quả để quản lý nhà nước
đặc biệt là để đảm đương chức năng, nhiệm vụ mới của Nhà nước trong công
cuộc đổi mới.
Để đảm bảo cho bộ máy nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh
xứng đáng là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Trước hết: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cần phải áp dụng
nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có biện pháp cơ bản như: tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế ; đẩy mạnh công tác xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; tăng cường công tác tổ
chức thực hiện và áp dụng luật; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý
nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai là:
Để thực hiện được mục tiêu làm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, có
hiệu lực, hiệu quả thì trên cơ sở đã kết luận rõ nội dung chức năng quản lý
nhà nước và phân cấp mạnh để làm tốt quản lý vĩ mô, cần phải có quyết tâm
cao trong việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy Chính phủ, các bộ, cơ quan hành

chính địa phương các cấp để đạt tới mô hình “Nhà nước nhỏ nhưng mạnh và
xã hội to” để phát triển theo xu hướng cải cách chung của các nước.
Từ đó, cần thực hiện nhất quán nguyên tắc tổ chức bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực đối với tất cả các bộ để thay thế hay loại bỏ mô hình bộ
quản lý đơn ngành, đơn lĩnh vực trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Mặt
23


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
khác, cần sắp xếp, hợp nhất một số cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính
phủ để chuyển chức năng quản lý nhà nước của cơ quan đó vào các bộ tương
ứng. Coi đây như là nguyên tắc cần thống nhất để thu gọn số lượng các bộ
đến mức cần thiết và khắc phục được nhiều hơn các lĩnh vực quản lý giao
thoa, chồng lấn khó phân công, phối hợp do cơ cấu tổ chức Chính phủ có
nhiều bộ, ngành sinh ra.
Ba là: Phải tạo động lực nội tại bên trong của cải cách hành chính
theo yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật khách quan để lựa chọn cơ chế, chính
sách được đúng và trúng.
Mấu chốt nhất trong các yếu tố tạo động lực hiện nay là phải có
chính sách tiền lương và các chế độ đối xử đối với cán bộ, công chức
hành chính nhà nước được thoả đáng, yên tâm làm việc trong thực thi
công vụ, không nhận hối lộ, không muốn hối lộ, chú trọng góp sức làm
tăng trưởng kinh tế; qua đó sẽ trở thành yếu tố thu hút được nhiều những
người tài năng thực sự vào làm việc trong khu vực hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, vì đây chính là chủ thể và đối tượng cải cách hành chính nên
phải có chế định tạo áp lực làm việc minh bạch, trong sạch, có trách
nhiệm cao; mức lương phải gắn với hiệu quả công việc của cán bộ, công
chức đảm nhận; nếu vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm và liên quan đến vị trí
công việc còn hay mất để họ tự có sự lựa chọn tự giác.

Bốn là: Để xây dựng và làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững
mạnh cần gắn chặt cải cách hành chính với chống tham nhũng bằng các biện
pháp mạnh mẽ và quyết liệt.
Tập trung vào xoá bỏ căn bản cơ chế “xin - cho” đối với các lĩnh vực,
các cấp hành chính để loại bỏ tiêu cực, sách nhiễu, tham nhũng sinh ra từ cơ
chế “xin - cho” này. Tiếp tục xoá bỏ triệt để hơn “cơ chế chủ quản đối với
doanh nghiệp nhà nước” bằng cách cải cách cả các cơ quan hành chính, cơ
quan chủ quản và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở tách hẳn giữa
quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất - kinh doanh, tiến hành cổ
24


Tổ chức bộ máy nhà nước trong tác phẩm: “Thà ít mà tốt” của V.I.Lê Nin,
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
phần hoá mạnh doanh nghiệp nhà nước và Công ty hoá doanh nghiệp nhà
nước để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là giải pháp căn bản nhất để
loại bỏ cơ chế chủ quản và cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước
và để chống tham nhũng từ cơ chế sinh ra.
Năm là: Cải cách căn bản hơn việc xây dựng và đào tạo lại đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước
Trong điều kiện mới cho theo kịp và đáp ứng được yêu cầu thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống hành chính nhà nước được cơ cấu lại tổ
chức bộ máy gọn nhẹ, quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực .
Cần phải nhất quán thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức cả về năng lực và phẩm chất theo những tiêu chuẩn
xác định phù hợp với tính chất và yêu cầu quản lý đối với từng ngành, từng
lĩnh vực và mỗi cấp quản lý. Nhất là chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Quyết tâm cơ cấu lại biên chế đội ngũ cán bộ, công chức theo mục tiêu
đổi mới về chất để thay thế mạnh những người thấp kém về năng lực, phẩm

chất, không đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ với chất lượng cao của
nền hành chính hiện đại.
Sáu là: Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế “một
cửa” theo yêu cầu công khai, minh bạch
Coi đó như là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính đi
vào chiều sâu để loại bỏ mạnh thủ tục hành chính rườm rà, nhiều cửa phức
tạp, nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, cản trở các hoạt động kinh tế - xã hội. Qua
đó làm thay đổi và tạo lập được mối quan hệ mới giữa các cơ quan hành chính
với công dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội; giữa nhà nước với thị trường;
giữa thị trường với doanh nghiệp. Cơ chế “một cửa” còn tạo sự liên thông
giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết thủ tục hành chính được nhanh
chóng, kịp thời, rõ trách nhiệm ở từng khâu công việc; tạo điều kiện cho việc
cơ cấu lại tổ chức được tinh gọn, hợp lý hơn ở các cấp, các ngành.
25


×