Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Sử dụng phương pháp grap để nâng cao hiệu quả dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10-CTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.25 KB, 98 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
2 KHOA SINH - KTNN
***************

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO,
SINH HỌC 10 - CTC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Hà Nội - Năm 2012

Nguyễn Thị Thanh Hà

K34A Sinh


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
2 KHOA SINH - KTNN
******************
NGUYỄN THỊ THANH HÀ

SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAP ĐỂ


NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO,
SINH HỌC 10 - CTC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Ths. Hoàng Thị Kim Huyền

Hà Nội - Năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học:
ThS. Hoàng Thị Kim Huyền đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Phương pháp dạy học Sinh học, khoa Sinh-KTNN, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Hà


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Sử dụng phương pháp grap để nâng cao hiệ u quả dạ y họ

c phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 - CTC” đã được hoàn thành dưới
sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Thị Kim Huyền và sự cố gắng của bản thân
tôi.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kỳ tác giả khác.
Nếu có sai xót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Hà


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
STT

Kí hiệu viết tắt

Đọc là

1

CTC

Chương trình chuẩn

2

ĐK


Điều khiển

3

GV

Giáo viên

4

HC

Hợp chất

5

HS

Học sinh

6

LK / LKCHT

Liên kết / Liên kết cộng hóa trị

7

LNC


Lưới nội chất

8

mARN

ARN thông tin

9

MT

Môi trường

10

NLAS

Năng lượng ánh sánh

11

NST

Nhiễm sắc thể

12

NT


Nguyên tố

13

PHT

Phiếu học tập

14

Ptt

Áp suất thẩm thấu

15

rARN

ARN ribôxôm

16

SGK

Sách giáo khoa

17

tARN


ARN vận chuyển

18

TB / TBC

Tế bào / Tế bào chất

19

THPT

Trung học phổ thông

20

TTDT

Thông tin di truyền

21

T1.1

Thao tác 1.1


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................1

II. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 3
III. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 3
V. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
VI . Những đóng góp của đề tài.....................................................................4

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............5
1.1. Tổ ng quan cá c vấ n đề liên quan đế n đề tà i nghiên cứ u..............5
1.1.1.............Tình hình nghiên cứu về lí thuyết grap trên th..ế...g...i.ớ...i
5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thuyết graptrong dạ y họ c ở
nướ c ngoà i...........................................................................................5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thuyết grap trong dạy học ở
Việ t Nam..............................................................................................6
1.2. Cơ sở lý luận......................................................................................6
1.2.1. Khái niệm về lý thuyết grap............................................................ 6
1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng grap.........................................................7
1.2.3. Phân loạ i gra.p............................................................................. 9
1.2.4. Sử dụng lý thuyết grap trong dạy - học Sinh học........................ 16
1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................. 20
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH CẤ U TRÚ C NỘI DUNG, TÍNH LOGIC
CỦA PHẦ N SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 - CTC...................21
2.1. Vị trí của phần Sinh học tế bà o.....................................................21


2.2. Cấ u trú c và nộ i dung.....................................................................21
2.2.1. Cấ u trú c.....................................................................................21
2.2.2. Nộ i dung.....................................................................................21
2.3. Phân tí ch tí nh logic hệ thố ng trong phầ n Sinh họ c tế bà o........23

Chƣơng 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG GRAP VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ
GIÁO ÁN MINH HỌA............................................................................. 24
3.1. Các loại grap nội dung trong dạy - học Sinh học tế bào...................24
3.1.1.Grap nội dung của kiến thức thành phần hóa học của tế bào...........24
3.1.2.Grap nội dung của kiến thức cấu trúc của tế bào............................ 24
3.1.3.Grap nội dung kiến thức chuyển hóa vật chất, năng lượng trong tế
bào...24 3.1.4.Grap nội dung của kiến thức phân bào..........................25
3.2. Một số lưu ý khi dạy học Sinh học tế bào bằng grap......................25
3.2.1.Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng grap.......................25
3.2.2.Tránh lạm dụng grap..................................................................... 25
3.3. Kết quả xây dựng hệ thống grap phần Sinh học tế bào...................26
3.4. Đánh giá chất lượng các grap đã xây dựng.....................................65
3.4.1. Mục đích đánh giá........................................................................ 65
3.4.2. Nội dung đánh giá........................................................................ 65
3.4.3. Phương pháp đánh giá...................................................................65
3.4.4. Kết quả.........................................................................................65
3.5. Thiết kế một số giáo án minh họa.....................................................66

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................80
1. Kết luận................................................................................................80
2. Kiến nghị............................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo……………………………………………….81
Phụ lục


I. Lý do chọn đề tài
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Yêu cầu cấp bách của việc đổi mới giáo dục
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của

sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó đổi mới phương pháp
dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược.
Định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp và bậc học, kết hợp tốt học với hành, gắn
nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi
dưỡng cho HS những năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quết vấn đề” (Ban
chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Hội nghị lần thứ 6
Ban chấp hành trung ương khóa IX).
Với chiến lược là: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục,
chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động, GV giảng, HS ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy
phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường
tính chủ động, tính tự chủ của HS…” (Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010).
Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử
dụng các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, chuyển từ hình thức GV chỉ giới
hạn vào việc truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức GV tổ chức hoạt
động độc lập nhận thức của HS qua đó phát huy tính tích cực, độc lập và
sáng tạo của HS.

Nguyễn Thị Thanh Hà

8

K34A Sinh


2. Thực trạng dạy học Sinh học nói chung ở các trƣờng THPT

Ở hầu hết các trường phổ thông, việc giảng dạy và học tập bộ môn Sinh
học còn nhiều hạn chế. GV vẫn quen dạy theo lối phân tích sâu về từng bộ
phận kiến thức chứ không chú trọng tới khâu tổng kết lại kiến thức - đưa kiến
thức đã học vào một hệ thống hoàn chỉnh. HS tiếp nhận kiến thức một cách
rời rạc, không có khả năng bao quát kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các
thành phần kiến thức, ghi nhớ một cách máy móc. Do đó phần lớn HS chỉ
thấy “cây” mà không thấy “rừng”, HS học “Tế bào học” mà không phải là
“Sinh học tế bào”, chỉ thấy được trạng thái tĩnh mà không thấy được trạng
thái động của hệ sống.
Chính điều đó đã làm hạn chế tư duy của HS, khiến cho việc học tập trở
nên khó khăn, nặng nề. Nhất là với thực trạng hiện nay, chúng ta đang đứng
trước một khối kiến thức khổng lồ, một câu hỏi lớn đặt ra là: Làm sao HS có
thể tự mình chiếm lĩnh được khối lượng kiến thức đó?
3. Những ƣu điểm của phƣơng pháp grap
Grap là một chuyên ngành toán học hiện đai đã được ứng dụng vào nhiều
ngành khoa học khác nhau như: khoa học, kỹ thuật, kinh tế học, điều khiển học,
vận trù học, xây dựng, giao thông, quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế dự án,
tâm lý học và khoa học giáo dục…
 Về mặt nhận thức luận có thể xem grap toán học là phương pháp khoa
học có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hóa các mối quan
hệ của các đối tượng nghiên cứu.
 Những nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy grap toán học là đồ thị
biểu diễn quan hệ mang tính hệ thống giữa các đối tượng được miêu tả, mà
trong cấu trúc nội dung các môn học, các thành phần kiến thức dạy học trong
một giáo trình, một chương, một bài cũng được sắ p xếp thành hệ thống kiến
thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.


 Nếu vận dụng lý thuyết grap trong dạy học để mô hình hóa các mối
quan hệ, chuyển thành phương pháp dạy học đặc thù, sẽ nâng cao được hiệu quả

dạy học, thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu của HS, theo hướng tối ưu
hóa, đặc biệt nhằm rèn luyện năng lực hệ thống hóa kiến thức và năng lực sáng
tạo của HS.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Sử dụng phương pháp grap đê nâng cao hiệ u quả dạ y họ c phần
Sinh học tế bào, Sinh học 10 - CTC”.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở của lý thuyết grap, phân tích được tính hệ thống trong
phần Sinh học tế bào để xây dựng các sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong việc
giảng dạy bài mới, củng cố và hướng dẫn HS tự học.
III. Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết grap, đặc điểm kiến thức Sinh học tế bào, cấu trúc logic
giữa các thành phần kiến thức trong chương, tính hệ thống của phần
“Sinh học tế bào”.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của lý thuyết grap.
- Điều tra về thực trạng hiể u biế t và áp dụng phương pháp grap trong
quá trình dạy học và hệ thống hóa kiến thức của bộ môn Sinh học ở một số
trường THPT.
- Phân tích được nội dung, xác định mục tiêu dạy học phần Sinh học tế
bào, chỉ ra được mối liên hệ logic giữa các thành phần kiến thức trong từng
chương.
- Thiết kế bộ grap trong phầ n Sinh họ c tế bà o, Sinh học 10 – CTC.
- Soạn một số giáo án minh họavề việc sử dụng phương pháp grap trong
dạy học Sinh học .
- Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên phổ thông về chất lượng grap đã xây
dựng.


V. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu về lý thuyết grap, các giáo trình lí luận dạy học, SGK và các
tài liệu có liên quan đến đề tài.
2. Phƣơng pháp điều tra cơ bản
- Điều tra hiểu biết của GV về lý thuyết grap và việc vận dụng phương
pháp grap trong dạy học Sinh học.
- Tham khảo ý kiến của một số GV về việc vận dụng phương pháp grap
trong dạy học.
3. Phƣơng pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xé t đánh giá của một số GV giảng dạy bộ môn Sinh
học ở một số trường THPT và một số chuyên gia về chất lượng grap đã xây
dựng. VI . Những đóng góp của đề tài
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học theo hướng dạy
học tích cực, chủ động, phát huy được tư duy logic của HS.
- Xây dựng được hệ thống grap làm phong phú thêm phương tiện dạy học
góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 CTC.
- Thiết kế được một số giáo án làm tư liệu tham khảo cho sinh viên
ngành sư phạm Sinh học và GV Sinh học - THPT.


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổ ng quan cá c vấ n đề liên quan đế n đề tà i nghiên cƣ́ u
1.1.1. Tình hinh nghiên cƣ́ u về lí thuyế t grap trên thế giớ i
Lý thuyết grap là một chuyên ng ành của toán học được khai sinh kể từ
bài toán “ Bảy cây cầu ở Konigsburg ” (công bố và o năm 1736) của nhà
toán học Thụy Sỹ - Leonhard Euler (1707 - 1783). Lúc đầu, lý thuyết grap là
một bộ phậ n nhỏ củ a toá n họ c , chủ yếu nghiên cứu giải quyết những bài
toán có tính chất giải trí. Trong nhữ ng năm cuố i thế kỷ XX , nhữ ng nghiên
cứ u về vậ n dụng lý thuyết grap đã có nhữ ng bướ c tiế n nhả y vọ t.

Lý thuyết grap hiệ n đạ i bắ t đầ u đượ c công bố trong cuố n sá ch “ Ly
thuyết đị nh hướ ng và vô hướ ng” củ a Conig, xuấ t bả n ở Lepzic và o năm
1936. Từ đó đến nay, nhiề u nhà toá n họ c trên thế giớ i đã nghiên cứ u là m
cho môn họ c nà y ngày càng phong phú và được ứng dụng trong nhiề u lĩ nh
vự c củ a cá c ng ành khoa họ c như: điề u khiể n họ c, mạng điện tử, lý
thuyết thông tin , vậ n trù họ c, kinh tế họ c.
1.1.2.
Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thugyrếatp trong dạ y họ c ở
nƣớ c ngo. à i
- Năm 1965, tại Liên Xô (cũ), A.M.Xokhor là ngườ i đầ u tiên đã vậ
n dụng một số quan điểm của lý thuyết grap để mô hình hóa nội dung tài liệu
giáo khoa (mộ t khá i niệ m, mộ t đị nh luậ t...).
- Năm 1965, V. X. Poloxin dự a t heo cá ch là m củ a A . M. Xokhor
đã dùng phương pháp grap để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình
huố ng dạ y họ c, tứ c là đã diễ n tả bằ ng mộ t sơ đồ trự c quan trì nh tự
những hoạt độ ng củ a GV và HS trong việ c thự c hiệ n mộ t thí nghiệ m hó
a họ c.
- Năm 1972, V.P.Grakumôp đã sử dụ ng phương phá p grap để mô
hình hóa các tình huố ng củ a dạ y họ c nêu vấ n đề - mộ t việ c là m cầ n
thiế t để phá t huy tính tích cực của HS.


1.1.3.Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thugyrếatp trong dạ y họ c ở Việ t
Nam
- Ở Việt Nam, từ năm 1971, Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu
tiên đã nghiên cứ u chuyể n hóa grap toán học thành grap dạy học và đã công
bố nhiề u công trì nh trong lĩ nh vự c nà ,yđặ c biệ t trong lĩ nh vự c giả ng dạ
y hó a họ .c
- Năm 1980, dướ i sự hướ ng dẫ n củ a giá o sư Nguyễ n Ngọ c Quang ,
tác giả Trần Trọng Dương đã n ghiên cứ u đề tà i : “Áp dụng phương pháp

grap và algorit hó a để nghiên cứ u cấ u trú c và phương phá p giả i , xây dự
ng hệ thố ng bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông trung
học”.
- Năm 1983, Nguyễ n Đì nh Bà o nghiên cứ u sử dụ ng grap để hướng
dẫn ôn tậ p môn Toá n.
- Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của Giáo sư Nguyễn Ngọc
Quang đã nghiên cứ u đề tà i “ Dùng grap nộ i dung củ a bà i lên lớ p để
dạy và học chương Nitơ - Photpho ở lớ p 11 trườ ng THPT”.
- Năm 1987, Nguyễ n Chí nh Trung đã nghiên cứ u “ Dùng phương
pháp grap lậ p chương trì nh tố i ưu để dạ y môn Lịch sư”.
- Năm 1993, Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu “ Vân dụ ng phương phá p
sơ đồ - grap vào giảng dạy Địa ly các lớp 6 và 8 trườ ng trung họ c cở sở ”.
- Ở bộ môn Sinh học đã có các công trình nghiên cứu của các tác giả
như: Nguyễn Phúc Chỉnh “Ứng dụng ly thuyết grap hướng dẫn HS xác định
quan hệ lưới thức ăn (Sinh học 11)” ; “Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
trong dạy học sinh thái học” ; “Nâng cao hiệu quả dạy học Giải phẫu - Sinh
ly người ở trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp grap”…
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về lý thuyết grap
Theo từ điển Anh - Việt, grap (graph) có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có
một đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng.


Nhưng, từ grap trong lý thuyết grap lại bắt nguồn từ từ “graphic” có
nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy.
“Phương pháp grap dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn
luyện tạo được những sơ đồ học tập ở trong tư duy của HS. Trên cơ sở đó
hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống”.
1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng grap
1.2.2.1. Nguyên tắ c thố ng nhấ t giƣ̃ a mc tuị êu - nộ i dungphƣơng phaṕ


dạy học

Nguyên tắ c nà y đò i hỏ i khi thiế t kế grap dạy học phải thống nhất
được ba thành tố cơ bản của quá rtình dạy học là mục tiêu- nộ i dung và
phương phá p.
Thố ng nhấ t giữ a mụ c tiêu - nộ i dung - phương phá p dạ y h ọc trong
việ c thiế t kế grap dạy học phải trả lời các câu hỏi sau:
a) Thiế t kế grap để làm gì?
- HS phải đạt được những gì sau khi kết thúc bài học?
- Các kiểu dạy học nào phù hợp với mục tiêu đề ra?
- Cầ n đặ t cá c tì nh huố ng dạy họ c nà o để đạ t đượ c cá c mụ c tiêu đề
ra?
- Có cách nào biết được HS đã đạ t hay không đạ t đượ c nhữ ng mụ c
tiêu đã đề ra?
b) Grap đượ c thiế t kế như thế nà o?
- Nộ i dung cầ n lậ p thuộ c loạ i kiế n thứ c nà o?
- Xác định các yếu tố cấ u trú c trong mộ t tổ ng thể nhấ t đị nh?
- Các đơn vị cấu trúc trong nội dung đó liên hệ với nhau như thế nào?
- Việ c thiế t kế grap liên quan đế n việ c sử dụ ng grap như thế nà o?
- Nộ i dung đó liên quan đế n “kiể u dạy học nào” ?
- Cầ n lự a chọ n phố i hợ p nhữ ng phương phá p dạ y họ c nà o để tổ
chứ c quá trình dạy học bằng grap?


Thố ng nhấ t mụ c tiêu , nộ i dung và phương phá p dạ y họ c trong quá
trì nh thiế t kế và sử dụ ng grap là đặt ra và trả lời các câu hỏi trên.


1.2.2.2. Nguyên tắ c thố ng nhấ t giƣ̃ a toà n thể và bộ phậ n

Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt tư
tưở ng tiế p cậ n cấ u trú c hệ thố ng trong thiế tgkrêá p nộ i dungvà grap hoạt
động.
Quán triệt tư tưởng này trong việc thiết kế grap dạy học Sinh họ c, cầ n
trả lờ i đượ c cá c câu hỏ i sau:
- Thiế t kế grap cho hệ thố ng nà o ?
- Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống ? Đó là nhữ ng yế u tố nà o ?
- Các yếu tố trong hệ thống liên hệ với nhau như thế nào?
- Quy luậ t nà o chi phố i mố i quan hệ củ a cá c yế u tố trong hệ thố ng ?
Trả lời được các câu hỏi này , chúng ta sẽ xác định được các đỉnh của
grap và các mối liên hệ giữ a cá c đỉ nh . Đặc biệt xác định mối quan hệ về
mặt cấ u trú c và chứ c năng giữ a cá c đỉ nh theo quy luậ t nhất đị nh củ a tự
nhiên.
1.2.2.3. Nguyên tắ c thố ng nhấ t giƣ̃ a cụ thể và trừu tƣợ ng
Con đườ ng nhậ n thứ c bao gồ m 3 giai đoạn kết tiếp nhau là: Giai đoạ n
tri giác cảm tính về hiện thực; giai đoạn tư duy trừu tượ ng; giai đoạn tái sinh
cụ thể tư duy.
Trong quá trì nh nhậ n thứ c , ở giai đoạn đầu grap có tác dụng chuyển
từ cái cụ thể thành cái tr ừu tượ ng và nó trở thà nh cá i tr ừu tượ ng xuấ t
phá t . Còn trong giai đoạ n tá i sinh cụ thể
tác dụng chuyển từ cái tr

, grap có

ừu tượ ng thành cái cụ thể . Như vậ y, dùng

grap thố ng nhấ t giữ a cá i cụ thể và cá i tr

ừu tượ


ng trong tư duy sẽ là m cho hoạ t độ ng tư duy hiệ u quả hơn.
1.2.2.4. Nguyên tắ c thố ng nhấ t giƣ̃ a dạ y và họ c
Thố ng nhấ t giữ a dạ y và họ c trong dạ y họ c bằ ng grap tứ c là trong
khâu thiế t kế và sử dụ ng grap phải thể hiện rõ vai trò tổ c hứ c, chỉ đạo của
GV để phát huy tính tích cực, tự lự c củ a HS trong quá trì nh lĩ nh hộ i tri
thứ c.


Thự c hiệ n nguyên tắ c thố ng nhấ t

giữ a dạ y và họ c , GV

không phả i sử dung grap như mộ t sơ đồ minh họ a cho lờ i giả ng, mà phải
biết tổ chứ c cho HS tìm tòi, thiế t kế grap phù hợp với nội dung học tập.
Để họ c sinh vừ a nắ m vữ ng tri thứ c , vừ a phá t triể n tư duy thông
qua dạ y học bằng grap, cầ n thự c hiệ n theo cá c đị nh hướ ng sau:
- Tạo bầu không khí họ c tậ p tí ch cự c
- Phát triển tư duy thông qua tổ chức tiếp thu và tổng hợ p kiế n thứ c
- Phát triển tư duy thông qua việc mở rộ ng và tinh lọ c kiế n thứ c
- Phát triển tư duy qua việc sử dụng kiến thức có hiệu quả
- Tạo thói quen tư duy.
1.2.3. Phân loạ i grap
1.2.3.1. Phân loạ i theo cơ sở toá n họ c củ a lý thuyế t grap
(*) Grap có hướng và grap vô hướ ng
- Nế u vớ i mỗ i cạ nh củ a grap không phân biệ t điể m gố c và điể m
cuố i thì đó là grap vô hướ ng.
A
B

D

C

- Nế u vớ i mỗ i c ạnh của grap, ngườ i ta phân biệ t 2 đầ u, mộ t đầ u
là gố c còn một đầu là cuối thì đó là grap có hướng.
A
B

D
C


(*) Bài toán về “đường đi”
Trong mộ t grap nế u có mộ t dã y cạ nh nố i tiế p nhau (hai cạ nh nố i
tiế p là hai cạ nh có chung mộ t đầ u mú t) thí được grap gọi là đường đi.
A

B

D

C

E

(*) Bài toán về cây
Cây cò n gọ i là cây tự do là mộ t grap liên thông không có chu trì nh .
Cho T là mộ t cây , thì giữa 2 đỉ nh bấ t kỳ củ a T luôn luôn tồ n tạ i mộ t và
chỉ một đườ ng trong T nố i 2 đỉ nh đó .
Có 2 loại cây, đó là cây đa phân và cây nhị phân
- Cây đa phân : Nế u số cạ nh củ a mộ t đỉ nh trong cây không xá c đị

nh thì đó là cây đa phân.
- Cây nhị phân : Là cây có gốc sao cho mọi đỉnh đều nhiề u nhấ t là
hai cạnh. Trong dạ y họ c, cây nhị phân thườ ng đượ c dù ng để lậ p cá c sơ
đồ nhá nh như xác định kiểu gen của các loại giao tử trong phép lai hữu tính.
Ví dụ: Xác định các kiểu giao tử có kiểu gen AaBb.

B

AB

A
b

Ab

B

aB

AaBb
a

b

ab


1.2.3.2. Phân loạ i grap trong dạ y - học Sinh họ c
a. Grap nội dung
(*) Khái niệm:

Grap nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí
dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả logic của
nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát và sú c tí ch.
(*) Quy trình lập grap nội dung:
Xác định các đỉnh của grap

Kiể m tra tí nh hợ p lý củ a grap

Không hợ p lý
Thiết lập các cạnh

Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng

Bước 1 . Xác định các đỉnh của grap
Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung, mỗi đơn vị kiến
thức sẽ giữ vị trí của một đỉnh trong grap.
Bước 2. Thiết lập các cung
Thiết lập cung tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của grap, đó
là mối liên hệ của các đơn vị kiến thức. Các cung này được biểu hiện bằng
các mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung.
Các mối qu an hệ đó phả i đả m bả o tí nh logi c khoa họ c , đả m bả o
nhữ ng quy luậ t khá ch quan và đả m bả o đượ c tí nh hệ thố ng củ a nộ i
dung kiế n thứ c.
Nế u xé t thấ y cá c mố i quan hệ củ a cá c đỉ nh hợ p lý thì chuyể n
sang bướ c 3 để sắp xếp cá c đỉ nh và cá c cung lên mộ t mặ t phẳ ng . Nế u
cá c mố i quan hệ không hợ p lý quay trở lạ i bướ c 1 để xem xét lại việc để
xem xét lại việc xác đị nh cá c đỉ nh củ a grap cho hợ p lý hơn.


Bước 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên mặt phẳng

Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa
chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logic khoa học và đảm bảo
một sơ yêu cầu sau:
+ Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logic phát
trển bên trong tài liệu giáo khoa.
+ Phải đảm bảo tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với GV, đồng thời dễ
hiểu đối với HS, đảm bảo tính trực quan cao.
(*) Ví dụ: Lập gap nội dung bài “Hô hấp tế bào”
Bư ớc 1. Phân tích cấu trúc nội dung để xác định các đỉnh của grap
Trọng tâm của bài là: Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào và năng
lượng được rút ra dần qua các giai đoạn để tổng hợp ATP. Trong mỗi giai
đoạn cần chỉ ra được: nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm, năng lượng được
giải phóng. Vì vậy, nơi xảy ra , nguyên liệu, sản phẩm, năng lượng được giải
phóng trong các giai đoạn được coi là các đỉnh của grap.
Bư ớc 2. Thiết lập các cung
Thực chất là xác định mối quan hệ của các giai đoạn trong quá trình hô
hấp tế bào. Mỗi giai đoạn xảy ra ở các vị trí khác nhau, nhưng sản phẩm của
giai đoạn này lại là nguyên liệu của giai đoạn kia, vì thế các giai đoạn có mối
quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Giai đoạn 1,2 tạo ra NADH và FADH2
là những phân tử còn dự trữ năng lượng. Đến giai đoạn 3 sẽ bị ôxi hóa thông
qua 1 chuỗi các phản ứng ôxi hóa - khử để tổng hợp nên các ATP.
Bư ớc 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên mặt phẳng
Sau khi xác định được các đỉnh và các cung, chúng ta đặt các đỉnh lên
mặt phẳng để tạo ra một grap nội dung hoàn chỉnh.
(Grap 32. Khái quát về hô hấp tế bào)


b. Grap hoạt động
(*) Khái niệm:
“Grap hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dựng trên cơ sở của

grap nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của GV và hoạt động của GV
trên lớp: bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và phương tiện
dạy học”.
Lập grap hoạt động tức là xác định các phương án khác nhau để triển
khai bài học, việc này phụ thuộc vào grap nội dung và quy luật nhận thức.
(*) Quy trình lập grap hoạt động:
Bước 1. Xác định mục tiêu
của bài học

Bước 2. Xác định
các hoạt động

Bước 3. Xác định các thao
tác trong mỗi hoạt động

Bước 4. Dùng bài toán con đường
ngắn nhất để lập grap hoạt động
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Khi thự c hiệ n bà i học, có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục
tiêu bà i họ c trong đó đá ng chú ý nhấ t là cá c yế u tố

: nộ i dung bà i

họ c , khả năng nhậ n thứ c củ a HS, năng lự c củ a GV.
Bước 2. Xác định các hoạt động
Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào grap nội dung
bài họ c hoặ c dự a và o việ c phân tí ch cấ u trú c nộ i dung . Mỗ i hoạ t độ ng
tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.



Bư ớ c 3. Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Trong mỗ i hoạ t đ ộng, chúng ta cần xác địn h cá c thao tá c chí nh để
đạt được mục tiêu.
Bư ớ c 4. Dùng bài toán con đường ngắn nhất để lập grap hoạt động
theo hướ ng tố i ưu hó a bà i họ c
Sau khi xá c đị nh đượ c cá c hoạ t độ ng và cá c thao tá c củ a m

ột

bài học , GV lậ p grap hoạt động dạy học mô tả diễn biến chính của bài học.
(*) Ví dụ: Lập grap hoạt động bài: Enzim
Bư ớc 1. Xác định mục tiêu bài học
Học xong bài này, HS phải đạt được những yêu cầu sau:
- HS hiểu và trình bày được cấu trúc, chức năng của enzim
- Trình bày các cơ chế tác động của enzim
- Phân tích được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của enzim
- HS giải thích cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của TB bằng các enzim.
Bư ớc 2. Xác định các hoạt động
Bài có 4 hoạt động chính:
- Trình bày cấu trúc của enzim
- Trình bày cơ chế tác động của enzim
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của enzim
- Phân tích được vai trò của enzim và cơ chế điều hòa chuyển hóa vật
chất của tế bào bằng enzim.
Bư ớc 3. Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Hoạt động 1: HS mô tả được cấu trúc của enzim
T1.1. Quan sát tranh vẽ enzim
T1.2. Trả lời các câu hỏi:
- Enzim được cấu tạo bởi các thành phần nào?
- Enzim liên kết với cơ chất ở vị trí nào?



- Quan sát hình vẽ, mô tả hình dạng của trung tâm hoạt động?
- Vì sao cơ chất có thể liên kết được với trung tâm hoạt động?
T1.3. Lập grap về cấu trúc của enzim.
Hoạt động 2: HS trình bày được cơ chế tác động của enzim
T2.1. Quan sát phim và hình vẽ 14.1.
T2.2. Trả lời các câu hỏi:
- Mô tả lại cơ chế tác động của enzim?
- Kết quả của quá trình này là gì?
- Qua cơ chế tác động của enzim, em có thể rút ra được kết luận gì?
T2.3. Vận dụng: Đối với phản ứng thuận nghịch có cùng 1 enzim xúc tác
VD : A + B ↔ C.
- Nếu trong dung dịch nhiều A hơn thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nếu trong dung dịch nhiều C hơn thì điều gì sẽ xảy ra?
T2.4. Lập grap về cơ chế tác động của enzim.
Hoạt động 3. Yếu tố ảnh hưởng
T3.1. Quan sát sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim.
T3.2. Trả lời các câu hỏi:
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim?
- Hoàn thành PHT:
Yếu tố

Cơ chế ảnh hưởng

T3.3. Lập grap các yếu tố ảnh hưởng và hoàn thành PHT.


Hoạt động 4. Vai trò của enzim và cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của
tế bào bằng các enzim

T4.1. Trả lời các câu hỏi :
- So sánh thời gian xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột bằng tác nhân hóa
học HCl và bằng enzim amilaza có trong nước bọt?
- Enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất?
- Nếu không có enzim thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
- Chất ức chế, hoạt hóa có tác động như thế nào đối với enzim?
T4.2. Lập grap về enzim. (Grap 14.3. Enzim)
T4.3. Liên hệ: Để tránh gây hiện tượng bệnh lí rối loạn chuyển hóa, chúng ta
cần phải làm gì?
1.2.4. Sử dụng lý thuyết grap trong dạy - học Sinh học
1.2.4.1. Sƣ̉ dụ ng grap trong khâu nghiên cƣ́ u tà i liệ u mớ i
Trong khâu nghiên cứ u tà i liệ u mớ i , có thể sử dụng grap để tổ chức
hoạt độ ng nhậ n thứ c củ a HS như sau:
(*) Mứ c độ thứ nhấ t: GV lậ p grap nộ i dung
- Đặc điểm:
+ GV giảng giải kiến thức đồng thời lập các grap nộ i dung.
+ HS nghe giả ng kế t hợ p vớ i quan sá t cá c mố i quan hệ củ a cá c nộ i
d. ung
- Cách thực hiện:
+ G V lập grap nộ i dung củ a mộ t bà i hay mộ t tổ hợ p kiế n thứ c.
+ HS nghe giả ng và quan sá t grap qua đó lĩ nh hộ i đượ c kiế n thứ c.
- Ví dụ: Dạy “Các hình thức vận chuyển các chất qua màng”
GV hỏi: Dựa vào sự thay đổi màng có thể chia thành hình thức vận
chuyển các chất qua màng nào?


HS: Đọc qua bài, kết hợp với kiến thức đã học, trả lời được 2 dạng:
Không biến dạng màng và biến dạng màng.
GV: Không biến dạng màng có các hình thức vận chuyển nào? Biến

dạng màng có các hình thức nào?
HS: + Không biến dạng màng gồm: vận chuyển thụ động và vận chuyển
chủ động.
+ Biến dạng màng: Nhập bào, xuất bào.
GV bổ sung: + Vận chuyển thụ động gồm: khuếch tán trực tiếp và
khuếch tán gián tiếp
+ Vận chuyển chủ động gồm: vận chuyển đơn cảng, vận
chuyển đối cảng, vận chuyển đồng cảng.
+ Nhập bào: ẩm bào, thực bào
GV: Trong các hình thức này, hình thức vận chuyển nào không tốn năng
lượng , hình thức nào tốn năng lượng ?
HS: Trả lời.
GV: Chỉnh lí kiến thức, đưa ra grap “Các hình thức vận chuyển các chất
qua màng”( Grap 11.1).
(*) Mứ c độ thứ hai: Tổ chứ c HS lậ p grap nộ i dung
- Đặc điểm:
+ GV hướ ng dẫ n HS lậ p grap nộ i dung bà i họ c
+ Thông qua việ c thiế t lậ p grap, HS sẽ tự lĩnh hội được tri thức mới.
- Cách thực hiện:
+ Hướ ng dẫ n HS quan sát phương tiện trực quan hoặc nghiên cứu sách
giáo khoa.
+ GV đặ t câu hỏ i, yêu cầ u HS trả lời.
+ HS lậ p grap nộ i dung củ a mộ t tổ hợ p kiế n thứ c hoặ c mộ t bà i họ c.
- Ví dụ: Dạy phần VI. Lục lạp- bài 9, Tế bào nhân thực (tiếp theo).


×