Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH nước GIẢI KHÁT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 9 trang )

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀNH
NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM
Theo báo cáo tổng kết nhiệm kì 2011 – 2015 của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước
giải khát, đến nay cả nước có khoảng gần 1.833 cơ sở sản xuất nước giải khát
các loại với sản lượng sản xuất năm 2015 đạt khoảng 4,8 tỷ lít.

Hiện Việt Nam có 3 chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: Nước khoáng có
ga và không ga; nước tinh khiết; nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước
hoa quả các loại.
Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát cho biết nước tinh khiết, nước ngọt, nước
tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại chiếm tỷ trọng 85% trong sản
lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát hàng năm; nước khoáng chỉ chiếm tỷ
trọng khoảng 15%.
Kế hoạch của Hiệp hội này là đến năm 2020 sản lượng nước giải khát các loại của
Việt Nam đạt từ 8,3 - 9,2 tỷ lít/năm.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng
Công thương (VietinBankSc) công bố vào tháng 9/2015, tổng doanh thu của ngành
nước giải khát không cồn Việt Nam năm 2014 đạt gần 80.320 tỷ đồng.


Theo VietinBankSc, ngành nước giải khát Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ấn tượng
với mức tăng trưởng luỹ kế là 13,48% trong giai đoạn 2011-2014 cao hơn khá
nhiều so với mức trung bình của nền kinh tế (năm 2015 GDP Việt Nam là 6,68%).
Những nguyên nhân giúp cho ngành nước giải khát Việt Nam tăng trưởng cao là do
điều kiện khí hậu nóng ẩm, văn hóa ăn uống đa dạng với sự phát triển nhanh của
dịch vụ ăn uống ngoài hàng đã đẩy nhu cầu về nước giải khát tăng nhanh chóng
qua các năm.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15-54 tuổi
chiếm gần hơn 62,2%; trong đó độ tuổi 15-40 được đánh giá là có nhu cầu cao nhất
về các loại nước giải khát.
Cùng với đó, tốc độ gia tăng dịch vụ ăn nhanh ở Việt nam đang đạt ngưỡng 17,8%


trong năm 2014, kéo theo sự phát triển của ngành nước giải khát không cồn, đặc
biệt là loại nước có ga.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, nhận thức của người tiêu dùng về yếu tố dinh
dưỡng nằm trong các loại nước giải khát tăng lên, khiến cho tỉ trọng tiêu thụ nước
giải khát có ga đang bị suy giảm.
Và cùng với đó, là sự tăng lên của trà xanh, của nước hoa quả ép và các loại nước
bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng khác. Hiện tại trong cơ cấu thị trường nước
giải khát các sản phẩm trà xanh đang chiếm ưu thế với 37,6% thị phần.
3 công ty đang nắm giữ đa số thị phần trên thị trường nước giải khát không cồn.
Nếu như Pepsi và Coca Cola làm chủ thị trường nước có ga, thì Tân Hiệp Phát
thành công với dòng nước không ga. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ khác vẫn tìm
được thị trường riêng cho mình tại khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, thị phần của các công ty lớn này đang co dần lại do sự tham gia của rất
nhiều các công ty mới với các loại sản phẩm khác nhau, mang đến sự đa dạng và
cạnh tranh cho thị trường này.
VietinbankSc cho rằng ngành nước giải khát không cồn Việt Nam đang trong giai
đoạn tăng trưởng nóng. Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng như sự


gia tăng về số lượng nhãn hiệu và sản phẩm đã khiến cho thị trường này trở nên rất
sôi động.
Giai đoạn 2015-2019 sắp tới, tốc độ tăng trưởng doanh thu của nước giải khát được
Business Monitor International (BMI) dự báo là vẫn tăng, tuy nhiên sẽ với tốc độ
giảm dần, tốc độ luỹ kế trong giai đoạn đạt 8,44%.
(theo nguồn Trí Thức Trẻ)
Báo cáo của Decision Lab thống kê rằng lượng tiêu thụ đồ uống có ga bình quân
trên đầu người tại Việt Nam năm 2016 là 7,2 lít một năm, tăng lên so với những
năm trước.

nguồn: Giám đốc nghiên cứu Decision Lab - bà Katrin Roscher



(nguồn: Business Monitor International)
Thị trường Việt Nam ( nguồn VIRAC JSC)
Ngành Đồ uống ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng phát triển nhanh hơn trong một
thập kỷ vừa qua, trên cơ sở:
Chính sách đổi mới của nhà nước và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại
tự do trên thế giới;
Nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu và mức sống của người dân được nâng cao;
Du lịch quốc tế, kênh thương mại hiện đại, đầu tư FDI phát triển mạnh.
Ngành Đồ uống có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao, giàu tiềm năng phát triển
do nhu cầu tiêu thụ đang lớn hơn sản lượng sản xuất và đang trong
tình trạng nhập siêu để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trong nước.


(nguồn: VIRAC, TCTK)

(nguồn: VIRAC, TCTK)


Cơ cấu và sự chuyển dịch phân ngành giai đoạn 2010 – 2014 không có thay đổi
đáng kể, Bia và Nước Giải Khát vẫn chiếm ưu thế, Rượu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong toàn ngành.
Bia
Rượu
Nước giải khát

(nguồn: VIRAC, TCTK)
NGÀNH BIA
Sản xuất – Tiêu thụ

Quy mô sản xuất lớn với tốc độ tăng trưởng ổn định, đang dần đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng.


(nguồn: VIRAC, TCTK)
Hồng Kong, Singapore là thị trường nhập khẩu Bia nhiều nhất từ Việt Nam, trong
khi đó Việt Nam nhập khẩu Bia nhiều nhất từ Singapore và Malaysia.

(ng
uồn: VIRAC, United Nations Trade Statistics)


NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT
Sản xuất – Tiêu thụ
Thị trường Nước Giải Khát quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao, từng bước đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.

(n
guồn: VIRAC, TCTK)
Xuất khẩu – Nhập khẩu
Xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu thấp so
với nhập khẩu.




×