Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Hà nội những vấn đề ngôn ngữ văn hóa phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.34 MB, 183 trang )

hỏi CKGT (a) “Anh có thể xem hộ mấy giò rồi được
không?” và (b) “Anh ơi, anh có đồng hồ đấy không?”. Kết
quả cho thấy đối với câu hỏi giò gián tiếp kiểu (a), các
cộng tác viên già cho rằng không nên dùng vì khách sáo,
ngược lại đa sô" các cộng tác viên trẻ đều nói đấy là cách
hỏi giò lịch sự, đặc biệt là khi dùng với người ngoài. Cũng
như vậy, vói câu CKGT kiểu (b), nhóm cộng tác viên già
cho rằng không nên dùng đốỉ vối người ngoài, còn các
cộng tác viên trẻ lại nói có thể dùng bình thưòng, thậm
chí là lịch sự trong một số tình huống nhất định (nói với
ngưòi nhà khi đang bận việc hoặc nói vói người lạ). Kết
quả trắc nghiệm này gợi ý rằng chức năng biểu thị lịch
sự của lòi CKGT là một cái gì đó còn mập mò và chưa
được nhận thức giống nhau ỏ các nhóm xã hội. 'Vi vậy,
rất có thể những khác biệt trong việc dùng lòi CKGT lịch
sự giữa các nhóm người nói có đặc tníng xã hội khác
nhau không phải là cái gì khác mà chính là sự phản ánh
tính mập mò trong chức năng lịch sự của lòi CKGT và
cách nhìn khác nhau của các nhóm xã hội đối với lời
CKGT lịch sự. Cụ thể là, nam và nữ của nhóm thanh
niên (xét theo tuổi) và viên chức (xét theo nghề) có xu
hướng thấy CKGT như một phương tiện thể hiện ý định
cầu khiến của mình một cách lịch sự, tế nhị và vì vậy
thường dùng ở các tình huổhg nói với ngưòi ngoài (nơi bối
cảnh giao tiếp có khoảng cách đòi hỏi mức đầu tư lịch sự
cao hơn) nhiều hơn so với người nhà. Như vậy, vói một lòi
hỏio mượn bút nơi công cộng như “Xin lỗi, anh/chị có bút
229


ở đây không ạ?” thì cấu trúc cầu khiến gián tiếp đã



được

s ử d ụ n g n h ư m ộ t p h ư ơ n g t iệ n lịc h n h ằ m t ô n tr ọ n g q u y ền

tự do hành động của ngưòi đối thoại có khoảng cách với
người nói. Ngược lại, các nhóm cao niên và làm nghề tự
do (cả nam lẫn nữ) không coi CKGT là một phương tiện
lịch sự thể hiện sự tôn trọng trọng quyền lực của ngưòi
đốỉ thoại nên họ thường dùng với ngưòi nhà (nơi mà bối
cảnh giao tiếp thân m ật đòi hỏi mức đầu tư lịch sự ít
hơn) nhiều so với ngưòi người ngoài. Thực chất, khi ngrưòi
bà trong bữa ăn nói “giá mà có cái đĩa xâu xấu để điĩng
xương” thì bà không dùng lòi cầu khiến gián tiếp này để
thể hiện sự tôn trọng quyền tự do hành động của con
cháu bà, mà ngược lại nhằm biểu dương quyền thế của
chính bà đối với con cháu (mong muốn của bà là mệnh
lệnh). Nằm giữa hai đối cực đó nhóm trung niên dường
như gần với nhóm thanh niên hơn, còn công nhân gần
với nhóm viên chức hđn (xét cả nam và nữ). Như vậy, xét
theo các đặc trưng về giói, tuổi và nghề chúng ta thấy
rằng có sự khác biệt trong cách dùng lòi lịch sự ỏ các
nhóm xã hội. Những khác biệt này dường như phản ánh
những khác biệt trong sự tri nhận của các nhóm người
nói này về ý nghĩa dụng học của các lòi lịch sự.
4. KẾT LUẬN


Trỏ lên chúng tôi đã xem xét các biên thê xã hội cúa
các lòi CKGT lịch sự trong câu cẫu khiẽn tiẽng Việt ó địa

bàn Hà Nội. Tư liệu cho thấy có một mối tương liên qua
230


lại phức tạp giữa đặc trưng ngôn ngữ, bản sắc xã hội của
người nói và tình huốhg giao tiếp, chứng tỏ ứng xử ngôn
ngữ vừa là sự thể hiện của bản sắc xã hội vừa là kết quả
của một sự lựa chọn có tính mục đích của người nói, mà
cái cầu nốỉ để giải những mối tương liên phức tạp đó
chính là sự đa nghĩa dụng học của một hình thức ngôn
ngữ và sự khác biệt giữa các nhóm xã hội trong việc tri
nhận và sử dụng các chức năng dụng học khác biệt này.
Nói cách khác, những khác biệt xảy ra theo các hướng
trái ngược nhau trong các biến thể xã hội của lời CKGT
lịch sự cho thấy có một quá trình biến đổi đang xảy ra, ít
nhất là với tiếng Việt ở Hà Nội, vối nghĩa dụng học của
lòi cầu khiến gián tiếp lịch sự: từ chỗ được ngưòi già sử
dụng chủ yếu trong bối cảnh giao tiếp thân mật (gia
đình) để phô trương quyền lực của ngưòi nói và sự thân
thiện trong quan hệ giao tiếp giữa ngưòi nói và người
nghe, nó đang được dùng rộng hơn trong giao tiếp với
người ngoài để thể hiện sự tôn trọng quyền lực của
người nghe và khoảng cách xã hội giữa ngưòi nói và
người nghe. Đi tiên phong trong quá trình biến đổi ngôn
ngữ này là nam giói, tầng lốp viên chức và những người
trẻ tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Holmes, J. ''politeness Strategies in New Zealand
Women’s Speech”, trong New Zealand Ways of Speaking
English, edited by Bell, A. and Holmes, J, tr. 252 - 276.

231


2.
Vũ Thị Thanh Hương. 1999 a. “Gián tiếp và lịch sự
trong lời cầu khiến tiếng V iệf\ Ngôn ngữ, số 1/1999, tr.
34 - 43., 1999 b. “Giới tính và lịch sự', Ngôn ngữ, số 8, tr.
17 - 30.

232


VỀ KHÁI NIỆM “ TIẾNG HÀ NỘI”
NGUYỄN VĂN KH AN Ơ

1.
“Sự hình thành những khác biệt phương ngữ cũng
như những kiểu lòi nói tương đốl khái quát và được tiêu
chuẩn hoá thực ra có thể xẩy ra trong bất kỳ thời đại lịch
sử nào, nếu như có tình huống thuận lợi cho sự hình
thành ấy. Thế nhiíng, trong thời kỳ tồn tại dân tộc đã có
ngôn ngữ dân tộc nói hoặc viết, đặc biệt khi đã có những
thông báo rộng rãi, thì điểu kiện nảy sinh những khác
biệt phưctog ngữ trên thực tế rất là tối thiểu, còn sự từ bỏ
hoàn toàn những đặc điểm của tiếng địa phương trên
thực chất là vấn đề thời gian” (A.V. Đexnhiskaia, M,
1970). Trích dẫn nhận định trên chúng tôi không nhằm
bàn đến giá trị đứng - sai mà chỉ xem nó là một điểm để
từ đấy bắt đầu vói khái niệm tiếng Hà Nội.
1.1.

Căn cứ theo nhận định này thì sẽ có một vấn đề
đặt ra là, ỏ vào thập kỉ cuối của thế kỉ 20, khi mà tiếng
Việt ván học đã phát triển hoàn hảo ở cả nói và viết, khi
mà nhân tố địa lý - vừa là ranh giới vừa là rào chắn giữa
các phương ngữ - luôn có những biến động và tỏ ra có
phần yếu ốt so với nhân tố xã hội thì khái niệm tiếng Hà
'

PGS.TS., Viện ngôn ngữ học

233


Nội liệu có còn không và nếu còn thì cần phải hiểu như
th ế nào cho thoả đáng?
1.2.
Liên quan đến phương ngữ, trong tiếng Việt có
hai từ tiếng và giọng.
- Khi nói tiếng địa phương với tư cách là biến thể
của ngôn ngữ sẽ là một chỉnh thẽ trong đó bao gồm các
yếu tô' của cấu trúc hệ thốhg (ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng) và phong cách (cách diễn đạt). Có thế nói, khi sử
dụng để giao tiếp, ngôn ngữ chủ yếu được thế hiện dưới
dạng tiếng địa phương (phương ngữ). Chắng hạn, chúng
ta thường nói “Chị ấy nói tiếng Nghệ”, “Anh kia nói tiếng
Sơn Tây”, “ô n g ấy nói tiếng Hà Nội”, “Cô ấy nói tiếng Sài
Gòn”... Cái gọi là tiếng ở đây chính là phương ngữ địa u xã hội. Gọi là “địa K - xã hội” là bởi, trong một đất nước
Việt Nam thổhg n h ất đa dân tộc, đa ngôn ngữ và mỗi
ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng lại hành chức
dưới dạng một ngôn ngữ - đa phương ngữ thì sự biệt lập

giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ là điều không
xảy ra. Bởi, cũng theo A.V. Đexnhiska, “biệt lập phương
ngữ có thể phát triển như là kết quả của chủ nghĩa địa
phương về m ặt chính trị, đại dư, kinh tế và văn hoá”.
- Khi nói giọng địa phương là muốn nói đến phần
ngữ âm (phát âm). Thí dụ, “ô n g ấy tập kết bao nhiên
năm ngoài Bắc mà vẫn nói giọng Nam”, “giọng con gái
Hà Nôi sao mà ngọt ngào, dễ thương”. Tuy nhiên, theo
nghĩa này, giọng “không phải là một yếu tố ngữ âm đơn
lẻ mà (là) môt tập hợp các yếu tô ngữ âm khác nhau đồng
234


thời xuất hiện khi phát âm và động thòi được tiếp nhận
khi nghe” [4]
2.
Khi nói đến phương ngữ là nói đến sự đối lập - so
sánh: nói phương ngữ Bắc là ngầm phen biệt vối phương
ngữ Nam hoặc phương ngữ Trung. Nhò so sánh, phân lập
mới bộc lộ những nét đặc thù của mỗi một phương ngữ.
2.1.
Tiêng Hà Nội trong mối quan hệ với các phương
ngữ Băc - Trung - Nam.
Theo cách phân chia truyến thông vê địa lí phương
ngữ, phương ngữ tiễng Việt được chia thành ba vùng:
phương ngữ miến Băc (cách gọi khấu ng^ là tiêng Băc);
phương ngữ miên Trung (cách gọi khấu ngữ là tiêng
Trung); phương ngữ miên Nam (cách gọi khâu ngữ là
tiêng Nam). Trong cảm thức ngôn ngữ thông thường
mang nặng dấu ấn thói quen dân gian của ngưòi Việt,

người ỏ môi vùng thường chỉ có khả năng phân biệti
tiếng Bắc với tiếng Nam và vối tiếng Trung (mà ít có khả
năng phân biệt các tiều phương ngữ trong mỗi vùng).
Nhiều ngưài đã quen gọi ngắn gọn tất cả những gì thuộc
về “tiếng Bắc” là tiếng Hà Nội (trừ tiếng Nghệ An - Hà
Tình được gọi là “tiếng Nghệ”); gọi tất cả những gì thuộc
về “tiếng Nam” là “tiếng Sài Gòn”; gọi tất cả những gì
thuộc vể “tiếng miển Trung” là tiếng “tiếng Huể’. Điều
này có nghĩa rằng, sự khác biệt giữa tiếng Bắc vối tiếng
Nam, với tiếng Trung (và với tiếng Nghệ) là khá điển
hình: ở giọng, ỏ ngôn từ và phần nào có thể nhận ra ở cả
phong cách diễn đat. Chẳng hạn:
235


- Có thể nhận ra sự khác nhau về tiếng giữa ba miền
ở giọng. Thí dụ, ngưòi Hà Nội nghe người Sài Gròn nói có
cảm giác họ không có sự phân biệt giữa - ac với - at {mát
- mác; mắc - mắt); giữa - ai với - ay {tai - tay; hai - hay);
phát âm V thành dz (tức là không phải phân biệt V vói d:
vô - dô”. Người Hà Nội nghe người H uế nói cũng có cảm
giác họ không có sự phana biệt giữa thanh hỏi (?) vói
thanh ngã (-): mủ - mủ; cú - củ. Trong khi đó, ngưòi Huế
nghe người Hà Nội nói lại có cảm giác ngưòi Hà Nội
không có sự phân biệt giữa s và x: xôi trong xa xôi với sôi
trong nước sôi v.v...
- Về m ặt từ vựng cũng vậy, có những từ chỉ đặc tning
cho vùng phương này mà không đặc tn ĩn g cho vùng
phương ngữ kia. Thí dụ, các từ má, ổng, cổ, ảnh, chỉ,
ngoải u.v... là đặc trưng cho tiếng Sài Gòn; miềnh, o, rày,

rứa v.v... là đặc trưng cho tiếng Huế. Người Hà Nội bấy
lâu nay cũng nói mắc (giá mắc), n h í (6ô nhi) v.v... nhiing
dưòng như chúng vẫn chưa ăn nhập lắm vối giọng Hà
Nội (nếu so sánh các phát ngôn có những từ này bằng
giọng Sài Gòn). So sánh tiếp hai câu sau có thể thấy rõ
điều này: (1) “Anh nhớ viết thư cho em nghenl - Dạ\” và
(2) là giọng Sài Gòn thì chắc chắn là một sự gưỢng gạo
khó mà chấp nhận.
Có thể thấy bằng cách từ phương ngữ này nhìn sang
phương ngữ kia sẽ phát hiện được những nét riêng của
mỗi phương ngữ. Có thể nhận ra được một số nét chung
của tiếng Bắc trong đó có tiếng Hà Nội khi đem đối chiếu
236


nó vói hai vùng phương ngữ Nam (tiếng Nam) và phưđng
ngữ Trung (tiếng Trung).
2.2.
Tiếng Hà Nội trong mỗi quan hệ với các tiểu
phĩiơng ngữ của phương ngữ miền Bắc (tiếng Bắc)
Ngưòi Bắc có thể nhận ra những khác biệt nổi trội
làm nên đặc thù cho một sô" tiểu phương ngữ. Nét đặc thì
rõ nhất là ỏ giọng. Thí dụ, người miền Bắc nếu để ý một
chút, sẽ phân biệt đưỢc tiếng một sô' vùng: tiếng Sđn Tây
với thaiứi huyền phát âm cao hơn một bậc và sự xích lại
của thanh nặng vói thanh huyền; tiếng vùng Hải Phòng,
Hải Dương với sự lẫn lộn trong cách phát âm n - l vằ
cách phát âm e như ie; tiếng Thái Bình với âm r rung
mạnh tr được phát âm uốh lưõi nhiíng hầu như mất r
v.v... Theo cách nhìn nhận kiểu “loại trừ” này thì mặc

nhiên tníốc hết, những tiếng nào có những đặc điểm trên
sẽ không phải là tiếng Hà Nội. Còn tiếng Hà Nội có đặc
tníng gì để “hễ nghe đến là biết liền” vẫn là một câu hỏi.
2.3
Tiếng Hà Nội với tiếng Việt toàn dân
Khái niệm tiếng Việt toàn dân (hay tiếng Việt chuẩn)
vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Cho tói nay đã có tói
sáu đề xuất khác nhau về lựa chọn cách phát âm của
tiếng Việt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, tiếng Việt
bấy lâu nay vẫn lấy cách phát âm miền Bắc và từ vựng
của tiếng Việt miền Bắc mà tâm điểm là tiếng Hà Nội làm
cơ sở. Điều đáng liíu ý là, trong sự cố gắng xây dựng một
tiếng Việt chung “siêu phương ngữ” nhất là để tạo được sự
tương ứng giữa cách đọc và cách viết, người ta muốn đưa
237


yếu tố tích cực “trội” của một sô cách phát âm từ các
phương ngữ khác nhau và tiếng Hà Nội (chăng hạn như,
phải phân biệt được cách phát âm ír/cA; s/x ; r ld v.v...).
Mặc dù vậy, tiếng Việt “siêu phưcíng ngữ” vẫn chỉ được
thế hiện ở cách viết mà chưa thể hiện được ở giọng (chuẩn
phát âm). Điều này thể hiện ỏ tiếng Việt “trưóc hết là
giọng” của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt
Nam với tiếng Việt của Đài phát thanh và truyền hình Hà
Nội không có gì khác nhau cả. Từ đây đặt ra một câu hỏi:
phải chăng ở vào những thập niên cuối cùng của thế kỉ
hai mươi này có thể đánh một dấu ngang bằng cách phát
âm của tiếng Việt chung vói tiếng Hà Nội?
2.4 Tiếng Hà Nội với vấn đề đừi lí và cư dân Hà Nội.

2.4.1 Theo thòi gian - lịch sử, Hà Nội có những thay
đổi về địa lí. Như vậy, nếu nhìn từ phương ngữ đại ư thì
sẽ không có một khái niệm tiếng Hà Nội chung chung mà
chỉ có một tiếng Hà Nội gắn với địa u Hà Nội ỏ từng giai
đoạn lịch sử “tiếng Hà Nội - địa K theo phân kì của lịch
s ử ’. Chẳng hạn như khi nói tiếng Hà Nội ở thập kỉ cuối
của th ế kỉ 20 là phải gắn với đại lí - hành chính của giai
đoạn này.
2.4.2.
Cũng theo thòi gian, cư dân Hà Nội có bao sự
thay đổi, di chuyển tương hỗ Bắc - Trung - Nam. Theo
đó, có biết bao người từ các vùng miền nói các phương
ngũ, tiểu phương ngữ khác nhau và cả những ngưòi
thuộc các dân tộc anh em nói vừa tiếng dân tộc vừa tiếng
Việt đến cư trú tại Hà Nội. Vậy, người Hà Nội (gắn với
238


tiếng Hà Nội) là cách gọi theo nguyên quán hay theo hộ
khẩu, hay theo sự cư trú hiện thòi?
2.4.3.
Từ những điểu kiện 2.4.1 (địa lí) và 2.4.2 (cư dân)
tất sẽ dẫn đến một loạt những tiếp xúc - giao thoa trong đó
có giao thoa về ngôn ngữ - văn hoá (mà giao tiếp ngôn ngữ
đã sử dụng thuật ngữ “xuyên văn hoá” hay “liên văn hoá”).
Vối sự tăng cư dân từ bên ngoài và thay đổi bằng sự mỏ
rộng địa K, người Hà Nội (vối nghĩa rộng của khái niệm này)
luôn ở trong trạng thái giao tiếp xuyên văn hoá: phương ngữ
- xuyên văn hoá ở ngưòi Kũih và ngôn ngữ - xuyên văn hoá ỏ
người dân tộc. Thí dụ, một người xứ Nghệ sông ỏ Hà Nội, có

thể sử dụng chuyển đổi hai hình thức giao tiếp: (1) giao
tiếp bằng tiếng Nghệ và sử dụng cách ứng xử giao tiếp văn
hoá theo kiểu xứ Nghệ trong gia đình, trong bạn bè đồng
hương thân quen và (2) giao tiếp bằng tiếng Hà Nội và
cách ứng xử giao tiếp văn hoá theo kiểu Hà Nội với những
người trong cơ quan hay người ở lâu năm tại Hà Nội. Và,
không ai có thể đảm bảo được rằng người ấy đã sử dụng
ngôn ngữ - văn hoá một cách rạch ròi mà không pha tạp
giữa (1) và (2). Đây chính là lí do tạo nên một hệ quả mà
thuật ngữ giao tiếp gọi là “giao thoa”, “liên”, “xuyên”, còn
trong dân gian gọi là “pha”. Tiếng Hà Nội nhờ vậy mà
phong phú nhiừig cũng vì vậy mà xa gần cái gốc của nó.
3.
Nêu ra những suy nghĩ bưốc đầu ở trên cũng là để
chúng tôi muôn đề xuất đôi điều sau đây:
3.1.
Có hai hưóng xác định tiếng Hà Nội: (1) bắt đầu
từ cái gốc đầu tiên của Hà Nội, tức là từ địa lí - cư dần
239


đầu tiên để xác định; (2) bắt đầu từ cuối th ế kỉ XX này
theo cách loại trừ, sàng lọc dần để ngược dòng thòi gian
xác định.
3.2. Xác định “chất giọng Hà Nội nguyên gốc” là rất
khó nếu chúng tôi không muốn nói là lí tưởng.
3.3. Có thể xác định đưọlc phần nào những từ của
tiếng Hà Nội nhò vào các văn bản viết về Hà Nội hoặc ca
dao tục ngữ, địa danh v.v...
3.4. Tiếng Hà Nội của cuối th ế kỉ XX này cần được

miêu tả cả về ngữ âm, từ vựng, phong cách - nghi thức
giao tiếp để một m ặt thấy được tứih đa chiều của tiếng Hà
Nội trong sự tiếp xúc ngôn ngữ - phương ngữ - văn hoá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. V. Đexnhiskam, Bản về nội dung lịch sử của khái
niệm phương ngữ// Chủ nghĩa Lê Nin và những vấn đề lý
thuyết ngôn ngữ học, M. 1970.
2. Nguyễn K im Thản, Lòi ăn tiếng nói của ngưòi Hà
Nội, Nxb. Hà Nội, 1982.
3. Vũ Bá Hùng, Suy nghĩ về vai trò của hệ thống ngữ
âm các phương ngữ tiếng Việt và vị trí của giọng nói Hà
Nội trên các phưđng tiện thông tin đại chúng// Ngôn ngữ
phương tiện thông tin đại chúng, TP. Hồ Chí Minh, 1999.
4. Hoàng Tuệ, Những vấn đề về phát âm tiếng Việư/
Ngôn ngữ phương tiện thông tin đại chúng, TP. Hồ Chí
Minh, 1999.
5. Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất
nưốc (phương ngữ học), Nxb. KHXH, 1989.
240


6. Nguyễn Văn Khang, Những biến động của tiếng
Việt trong thời kỳ đổi mới// Xây dựng và phát triển tiếng
Việt các ngôn ngữ quốc gia khu vực, Hà Nội, 1998.
7, Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội - những
vấn đề cơ bản, Nxb. KHXH, 1999.

241



CÁI RIÊNG CỦA CA DAO, TỤC NGỮ
THĂNG LONG - HÀ NỘI
m

N G U Y Ễ N X U Ầ N K ÍN ir

Ca dao, tục ngữ Thăng Long - Hà Nội ra đời từ rất
sớm, từ trước khi có tên “Hà Nội”, và tồn tại, phát triển
cho đến ngày nay. Ca dao, tục ngữ nơi đây đã thu hút ca
dao, tục ngữ cả nưóc, đã Thăng Long hoá, phổ cập hoá
một sô' câu, mà có thể lúc ban đầu ra đòi ở một vùng quê
hẻo lánh. Mặt khác, theo bưóc chân người Thăng Long Hà Nội, theo bưốc chân người dân nơi khác có dịp ghé qua
đất Kinh kỳ, ca dao, tục ngữ Hà Nội lại lan toả khắp vùng
đất nưóc. Do đó có sự giao lưu văn hoá thường xuyên như
vậy, ca dao tục ngữ ở đây phong phú về sô" lượng, đặc sắc
về nghệ thuật. Đây là một nét riêng dễ nhận thấy. Ngoài
ra, còn có những nét riêng khác của Hà Nội.
1.
Phản ánh con ngườiy sự kiện, những dấu ấn
văn hoá ở riên g Hà Nội:
Nói đến Hà Nội xưa là người ta hình dung ra một đô
thị phong kiến, trong là hoàng thành, ngoài cửa thành là
các phường phố, các trại. Nói đến Hà Nội là chúng ta nói
’ PGS. TS., Viện nghiẽn cứu Văn hoá dân gian Việt Nam.

242


đến hai khu vực: một là đô thị, nội thành, hai là các làng
xã, các huyện ngoại thành. Chính đặc điểm này đã dẫn

đến số lượng các nghề sản xuất phong phú và trình độ
lao động nổi tiếng của ngưòi dân nơi đây: “Khéo tay hay
nghề, đất là kẻ Chợ".

Cảnh chợ búa đông vui ở thành Thăng Long được
miêu tả rất rõ nét qua câu tục ngữ sau đây: Bán mít chợ
Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyển

chợ Đào. Chợ Đông tức là chợ Cầu Đông, ngày nay là khu
vực ngã tư phô' Ngõ Gạch và phố Hàng Đường, về chợ
Tây, có người cho rằng ở khu vực bến ô tô Kim Mã hiện
nay. Chợ Huyện ỏ vào khu vực Nhà thò lón bây giò. Chợ
Đào chính là phố Hàng Đào, ở phía Bắc Hồ Hoàn lũếm.
Lời ca dao dưối đây lại có rất duyên bởi nghệ thuật
chơi chữ, dùng hai thứ tiếng “bưởi”, “bòng” khi nói về
■chợ Bưởi:
Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Ngày tư, ngày chín như duyên đèo bòng.

Nhắc đến các chợ của Hà Nội, ta không thể nào quên
chợ Đồng Xuân:
ước gi minh lấy được ta
Đ ể cùng buôn bán chợ xa chợ gần
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Kẻ buôn người bán xa gần thảnh thơi.

Ngoài chợ này, đô thành Hà Nội còn có ba mươi sáu
phố phường; trước kia mỗi phô' phường tập chung sản
xuất và bán một mặt hàng:
243



H àng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
H àng Buồm, hàng Thiếc, hàng H ài, h àn g K hay

Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy,
H àng Lờ, h àng Cót, hàng M ây, h àn g Đ àn

P h ố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang
H àng Mã, h àng M ắm , Đ ình N gang, hàng Đồng

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông
H àng Hòm, h àng Đ ậu, hàng Bông, hàng Bè
H àng Thùng, h àn g Bút, hàng Tre
H àng Vôi, h àn g Giấy, hàng The, hàng Gà...

Thăng Lon^ - H à Nội là đất học, là nơi tập chung
nhiều nho sĩ. Vì vậy, làng cầu Cậy (tức Kiêu KỊ, huyện
Gia Lâm) mới làm mực, làng Hồ Khẩu (nay thuộc quận
Ba Đình) và làng Bưỏi (cũng thuộc quận Ba Đình) mối
sản xuất nhiều giấy. Phản ánh đỉều này có câu tục ngữ
ngắn gọn: M ự ? cầu Cậy, giấy làng Hồ và lời ca dao óng
chuốt, tình tứ:
Người ta buôn vạn hán trăm

E m đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin nho sĩ chớ cười
Vi em làm g iấ y cho người viết thơ.

Làm Vòng có nghề làm cốm rất công phu:

M ang về nhặt, tuốt, luận bàn thóc dôi
Người th ì nhóm hếp bắc nồi
Người đem đ ã i thóc, đ ể người đ i rang
Người đứng côĩ, kẻ gần sàng
Nghe canh g à g á y p h àn nàn chưa xong...

244


Hà Nội có những phường, trại chuyên trồng hoa như
Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nhật Tân: Đất Ngọc Hà, hoa Hữu
Tiệp; Tương Nhật Tảo, đàx) Nhật Tân.
Hà Nội đánh giặc từ thuở Hùng Vương dựng nưốc.
Câu chuyện về người anh hùng làng Gióng đã từng lay
động tâm tư bao thế hệ người dân Việt. Ngày mồng Chín
tháng 4 âm lịch hàng năm, nhân dân nội, ngoại thành Hà
Nội và đồng bào các tỉnh lân cận nô nức kéo về làng Phù
Đổng (huyện Gia Lâm) và huyện Sóc Sơn dự lễ tưỏng
niệm người anh hùng mà ca dao đã tạo bia lưu truyền:
Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đánh bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kì tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền.
Ca dao Hà Nội dám lên án những bề trên không
gương mẫu. Về cuối đời chúa Trịnh Sâm say mê Đặng
Thị Huệ (dân gian gọi là bà chúa Chè), gây ra lắm
chuyện xằng bậy:
Sự đời chỉ tại bà chúa Chè

Cho nước chúa mất, cho nghè lòng xiêu.
2.
Có cái nhìn vươn tới tầm tổng kết, bao quát,
phản ánh hiện thực nhiều thcd, nhiều vùng:
Dân tộc ta có truyền thống đấu tranh chông giặc
ngoại xâm. Phản ánh lịch sử hào hùng và sinh động đó,
không chỉ có ca dao tục ngữ. Nhưng bên cạnh sử biên
245


niên, bên cạnh thơ văn bác học, bên cạnh các thần tích
thần phả, bên cạnh truyền thuyết, thì ca dao Hà Nội đã
góp phần xứng đáng vào việc phản ánh truyền thống ấy.
Nếu như truyền thuyết và sử ca dân gian có ưu th ế trong
việc xây dựng những hình tưỢng nhân vật giàu sức sống,
nếu như sử biên niên và các th ần tích, th ần phả có khả
năng ghi chép các trậ n đánh vói những số liệu cụ thể, với
nhiều tên đất, tên ngưòi kèm theo thì với số tiếng, số
dòng ngắn gọn hơn nhiều lần, ca dao thiên về xu hưóng
đúc kết đánh giá. Chỉ vối bốh dòng thơ (gồm 28 tiếng), lòi
ca dao dưói đây đã ghi nhận bốh cuộc kháng chiến của
sáu th ế kỉ:
Sâu n h ất là sông Bạch Đ ằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao n h ất là núi L am Sơn
Có ông Lể Lợi trong ngàn tiến ra.

Ba lần giặc tan ỏ sông Bạch Đằng là:
- Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán.

- Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống.
- Năm 1288, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân
Nguyên Mông.
- Thế kỷ 15, núi Lam Sđn (Thanh Hoá) là căn cứ địa
của cuộc kháng chiến do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo
chông xâm lược Minh.
Khi giặp Pháp xâm lược, triều đình Nguyễn lần lượt
dâng đất cầu hoà để rồi cuối cùng cúi đầu nhận sự bảo hộ
của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Ca dao Hà Nội đã phê
phán vua nhà Nguyễn:
246


Nhâm Ngọ thi có sao đuôi
Đến năm Quý Mùi thi giặc phá ra
Nhà vua thăn với Lang Sa
Để Tây ăn hết trứng gà An Nam.
Lòi ca dao này ghi lại sự kiện sau khi thực dân Pháp
đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, năm Nhâm Ngọ (1882),
đã đánh phá ngoài thành, chiếm Hồng Gai và Nam Định
vào năm Quý Mùi (1883). Lang Sa là tên gọi tắt của Phú
Lang Sa, tên phiên âm thường dùng ở cuối thế kỷ 19 để
chỉ người Pháp, nưốc Pháp.
Trong việc phản ánh làng nghề, đặc sản văn hóa, ca
dao Hà Nội cũng có những lời vươn tối tầm tổng kết.
Những làng bao quanh nội thành và những làng ở các
tỉnh lân cận, bên cạnh nghề nông thường có một nghề
nữa. Chính kinh đô, đô thị đã kích thích các nơi phát
triển các ngành nghề vì đô thị là nđi tiêu thụ lí tưởng. Vì
vậy, chỉ có những chàng trai ỏ Hà Nội xưa mói có điều

kiện nhận biết và mơ ước đến nhiều đặc sản của nhiều
vùng trong đám cưới của anh ta:
Trên trời có đám mây xanh
ơ giữa mây trắng xung quanh mây vàng
ước gi anh lấy được nàng
Hà Nội, Nam Định dọn đàng đưa dâu
Tỉnh Thanh cung đốn trầu cau
Nghệ An thời phải thui trâu mổ bò
Hưng Yên quạt nước hỏa lò
Thái Binh giã gạo, giã giò, gói nem
247


N in h B inh trả i chiếu bưng m âm
H ải Dương vót đũa, c ầ u N ôm đúc nồi
Sơn Tây gán h đ á nung vôi
Bắc Cạn thời p h ả i thổi xôi nâu chè.

3.
ít sử dụng chữ Hán, ít có những lời ca dao
khó hiểu;
Thăng Long - Hà Nội là nơi tập trung quan chức, nho
sĩ. Đã có trường hỢp một bài thơ của dòng văn học viết
được dân gian sử dụng như một sáng tác dân gian. Đã
nhiều ngưòi không biết đó là sáng tác của ông nghè
Dương Khê (1839 - 1902) [3; 51-54]. Điều này cho thấy
mối quan hệ qua lại giữa hai dòng dân gian và bác học
trong văn học Thăng Long - Hà Nội đưỢc thể hiện rõ nét
hơn so với văn học nhiều nơi khác. Cũng xin lưu ý, trong
dân chúng - những ngưòi sáng tác và lưu truyền folklore

- có không ít nho sĩ bình dân.
Nhắc đến nho sĩ là nhắc đến những người biết chữ
Hán, am hiểu và hay sử dụng các điển tích. Thăng Long Hà Nội là nơi tập trung nhiều nho sĩ. Vậy mà trong ca
dao Hà Nội, các tác giả ít sử dụng chữ Hán; từ bác nông
phu ở ngoại thành, đến nghệ nhân ở các phố nghề cho
đến các bà, các chị ở chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi... đều dễ
dàng hiểu, thuộc và nhó thơ ca dân gian nơi đây. Điều
này th ậ t là đặc biệt nếu chúng ta so sánh với ca dao các
vùng miền khác.
Xứ Nghệ là nơi có nhiều nho sĩ. Thơ ca dân gian nơi
đây không ít tiếng địa phường và chữ Hán;
248


Ki sơn, kì thủy, kì phùng
Lạ non, lạ nước, lạ lùng gặp nhau
- Tri nhân, tri diện, tri tâm
Kháp người, kháp mặt, kháp tri âm với nường^
Hoặc:
Quếhòe tùng cúc liễu mai
Sum sum lục mộc, chàng tài đôĩ chi?
- Chữ rằng diệm thảo qui hoang
Viêm viêm tứ hỏa nay chàng đôĩ cho^.
Còn đây là hai thí dụ trích từ cao dao Nam Trung Bộ:
Thiên sinh nhơ hà nhơ vô lộc
Địa sinh thảo hà vô căn
Anh chê em duyên nợ không bằng
Anh kiếm nơi mô đi nữa củng không hằng nơi em^.
Lộ bất hành bất đáo
Chung hất đả hất minh*

Sương sa giọt giọt đầm minh
Chừ đây mới biết bụng minh thường tôi.
Cao dao Nam Bộ có không ít chữ Hán, thậm chí có
những dòng toàn chữ Hán:
Đại mộ lưu gừing bất đắc hồi cốdă^
Ruộng đất mại rồi chuộc lại ai cho
‘ Kháp: Tiếng địa phương, nghĩa là “gặp”
^ (“Sum sum” có sáu chữ “mộc”, hai chữ “viêm viêm” có bốn chữ

“hỏa”. Chú thích theo sách của Ninh Viết Giao [2]
’ Trời sinh ra không người nào không có lộc. Đất sinh ra cây cò không cay cò
nào không gốc rẽ

Đưòng không đi không đến. Chuông không đánh không kêu
’ cay gỏ lớn ttôi dòng sông không thé quay lại được

*

249


Họa hổ họa bi nan họa cốt
Trì nhân tri diện bất tri tâm^
May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô khó xắt lát tưởng nhân sâm bên Tàu
Những người không biết chữ Hán sẽ khó mà hiểu
được ý nghĩa các lời ca trên.
Có thể cắt nghĩa hiện tượng ca dao Thăng Long - Hà
Nội ít sử dụng chữ Hán, điển tích bằng trình độ nghệ
thuật điêu luyện trong việc sử dụng tiếng Việt, bằng bản

lĩnh trong việc tiếp thu văn hóa Hán, bằng bề dày lịch sử
của cư dân nơi đây. Còn việc trong ca dao ở các vùng khác
có nhiều chữ Hán, có những từ khó hiểu đốl vói dân chúng
cả nước là hiện tưỢng có thật. Nguyên nhân của hiện
tượng này khá nhiều, song xin được bàn vào dịp khác.
Trên đây là ba nét riêng góp phần tạo nên sự độc đáo
của ca dao, tục ngữ Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triệu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà. Ca
dao, ngạn ngữ Hà Nội. In lần thứ hai có bổ sung. Hội
Văn nghệ Hà Nội 1972.
2. Ninh Viết Giao (sưu tầm, biên soạn, tái bản) Hát
phường vải. Nxb Nghệ An, 1993. tr 185.
3. Nguyễn Xuân Lạc. Cảnh đẹp Hồ Tây - ca dao hay
thơ? TC Văn hóa dân gian. Hà Nội, 1996, tr 51-54.
*Vẽ hổ vẽ da được, vẽ xương khó. Biết nguời biết mặt không biết lòng


4. Thạch Phương, Ngô Quang Hiển. Ca dao Nam
Trung Bộ. Nxb KHXH. H, 1995
5. Nhiều tác giả. Ca dao Việt Nam, những lòi bình.
Nxb VHDT, H, 2000.

251


CHỦ TICH HỒ CHÍ MINH VỚI THANG
LONG - HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN LẠƠ


Bất kỳ ỏ nước nào, những anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hóa, nhà thơ, nhà văn lớn thường gắn bó với Thủ
đô của nước đó, mặc dù nơi ấy nhiều khi không phải là quê
hương của họ. Bởi Thủ đô là trái tim của Tổ quốc và những
con ngưòi ấy lại là tiêu biểu cho Dân tộc nên giữa họ vói
Thủ đô thường có những đường dây liên hệ khăng khít,
biện chứng, nhuần nhị, tự nhiên, như vốh nó là vậy.
ở nưốc ta cũng thế. Nguyễn Trãi quê ở Nhi Khê
(Thường Tín, Hà Tây), nhưng trong tâm thức của ngưòi
Hà Nội, ông dưòng như vẫn là người của đất Rồng bay,
và gắn với tên tuổi của ông là Trần Nguyên Đán, là câu
chuyện cô bán chiếu ỏ Tây Hồ mà ngưòi Thăng Long còn
nhó mãi. Tổ quán của Nguyễn Du là Tiên Điển (Nghi
Xuân - Hà Tinh), mẫu quán là đất Kinh Bắc, nhvíng nhà
thơ lại ra đời trên đất Thăng Long, tại phường Bích Câu,
trong dinh quan tể tưóng Nguyễn Nghiễm. “H ồng Lam
chân chất, quật cường cùng với Thăng Long đài các,
Kinh Bắc trữ tình đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du”
'

TS., Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

252


[1]. Có phải vì thế mà người Thủ đô vẫn coi nhà đại thi
hào là ngưòi của họ vối cái tài hoa, thanh lịch của chôn
Tràng An, vối câu chuyện tình thơ mộng cùng cô lái đò
sông Nhị đã thành giai thoại dân gian một thuở?
Nhưng tiêu biểu đẹp đẽ nhất cho trường hỢp này, trong

thòi đại ngày nay, lại chúih là Chủ tịch Hồ Chí Minh - một
con người không chỉ gắn bó mật thiết mà còn kết tụ những
tinh hoa cao đẹp của lịch sử Thăng Long - Hà Nội nghìn
năm văn hiến.
I. Đi khắp năm châ về đậu bến sông Hổng
Đi khắp năm châu về đậu bến sông Hồng
Nghe trăm giọng, giọng làng Sen Bác nhớ.
Chế Lan Viên đã viết như vậy trong bài Bể và Người.
Không ai dân tộc bằng Bác, không ai Việt Nam bằng
Bác. Đó là con người “Xa nước ba mươi năm, một câu
Kiều Người vẫn nhđ' (Chế Lan Viên). Và Lê Anh Xuân
đã nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời ấy ỏ Bác:
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.
(Trường ca Nguyễn Văn Trỗi)
“Bác là Việt Nam” cũng có nghĩa Bác là Hà Nội. Con
người ấy đã từ làng Sen ra đi, qua cố đô Huế, đến bến
Nhà Rồng, và từ đấy Ngưòi ra đi “tìm hình của Nưốc”.
“Từ Công - poanh... Pắc Bó, đến Hà Thành” [3], Người thủy - thủ trên Bể - Loài - Người ấy đã về đậu ỏ bến sông
Hồng để giành Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho nhân dân
cả nưốc. Có một điều ngẫu nhiên mà thú vỊ trong hai địa
253


×