Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và hiệu quả giải pháp can thiệp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.96 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
---------

PHÍ VĨNH BẢO

NGHIÊN CỨU TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC VIÊN
MỘT SỐ TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức Y tế
Mã số: 62 72 01 64

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2017


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tập
2. GS. TS. Đào Văn Dũng
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Thao – Học viện Quân y
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Kim Xuân – Bệnh viện Mắt
Trung ương
Phản biện 3: TS. Đỗ Hòa Bình – Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108



Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án
cấp Viện họp tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Vào hồi …..giờ ..…, ngày …tháng …năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1.

Thư viện Quốc gia

2.

Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn
Hưởng (2017), “Kiến thức, thực hành về phòng, chống tật khúc
xạ của học viên tại 3 trường đại học Trần Đại Nghĩa, Nguyễn
Huệ và Ngô Quyền”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 456 (số 2), tr.
142-146.
2. Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Văn Tập, Đào Văn Dũng, Trần Văn
Hưởng (2017), “Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên
quan của sinh viên tại đại học Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Huệ và
Ngô Quyền”, Tạp chí Y học Việt nam, tập 456 (số 1), tr. 28 – 32.
3. Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Văn Tập, Đào Văn Dũng, Trần Văn
Hưởng (2017), “Kiến thức và thực hành phòng chống tật khúc xạ
của học viên quân đội tại trường Trần Đại Nghĩa và trường Ngô
Quyền”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 455 (số 1), tr.179 -183.

4. Phí Vĩnh Bảo, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn
Hưởng (2017), “Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học viên tại trường Trần Đại Nghĩa
và Ngô Quyền”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 456 (số 1), tr 192 –
196.


4
MỞ ĐẦU
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm
thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1996 trên thế giới có 45
triệu người mù và 135 triệu người có tầm nhìn thấp và đến năm 2020
có 76 triệu người khiếm thị. Mặc dù có thể điều trị khỏi nhưng tật
khúc xạ vẫn là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực, thậm chí mù
lòa.
Tại Việt Nam tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc tật khúc xạ là cao và
gia tăng nhanh qua các năm gần đây, đặc biệt là cận thị học đường,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và xã hội. Tuy vậy,
những thông tin về tình hình tật khúc xạ và các yếu tố dịch tễ liên
quan ở sinh viên vẫn chưa hệ thống đầy đủ. Ngành y tế chưa có hướng
dẫn các trường, đơn vị cơ sở xây dựng triển khai chương trình phát
hiện, điều trị và phòng ngừa tật khúc xạ cho sinh viên đại học.
Nhằm cung cấp tổng quan về thực trạng tật khúc xạ và các yếu tố
liên quan đến tật khúc xạ của học viên , từ đó đề xuất các giải pháp
can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa tật khúc xạ cho học viên, nghiên cứu
được tiến hành
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng tật khúc xạ và xác định một số yếu tố liên quan
đến tật khúc xạ của học viên tại ba trường Sĩ quan Quân đội phía
Nam, năm 2015.

2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm tật khúc xạ ở
học viên tại một số trường sĩ quan Quân đội.
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình tật khúc xạ ở học
viên. Môi trường học tập và sinh hoạt của học viên quân đội có những
điểm khác biệt do tính chất nghề nghiệp.
Nghiên cứu này đã xác định thực trạng mắc tật khúc xạ và các yếu
tố liên quan tật khúc xạ của các học viên, bên cạnh đó nghiên cứu cho
thấy hiệu quả các biện pháp can thiệp cộng đồng trong việc nâng cao


5
kiến thức, thực hành phòng, chống tật khúc xạ và hiệu quả làm giảm
tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong quân đội.
Nghiên cứ u có tính ứng dụng cao, giúp ích cho các trường đào
tạo sĩ quan có những kế hoạch, giải pháp hoạt động, kể cả trong kế
hoạch tuyển sinh học viên vào trường.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 113 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có 40
bảng, 4 hình và 2 sơ đồ và 1 biểu đồ. Mở đầu 2 trang. Tổng quan 30
trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25 trang; kết quả nghiên
cứu 28 trang; bàn luận 25 trang; kết luận 1 trang và kiến nghị 1 trang.

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Tật khúc xạ: Một người mắc tật khúc xạ (một hoặc cả 2 mắt) khi
các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau
võng mạc, được xác định khi đeo kính lỗ thị lực của mắt tăng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới có 3 loại tật khúc xạ tương ứng với vị

trí hội tụ ảnh của vật trên võng mạc. Nếu hội tụ trước võng mạc gọi là
cận thị, ở phía sau gọi là viễn thị, nếu hình ảnh của vật không phải là
một điểm mà là một đoạn thẳng có thể ở trước, ở sau hoặc nửa trước
nửa sau gọi là loạn thị.
Bảng 1.1. Phân loại về mức độ tật khúc xạ
Phân loại
Cận thị
Viễn thị
Loạn thị

Nhẹ
> 3,00 độ cận
≤ 3,00 độ viễn
1,00 - 3,00 độ loạn

Trung bình
3,00 - <6,00 độ cận
> 3,00 - 6,00 độ viễn
> 3,00 - 6,00 độ loạn

Nặng
> 6,00 độ cận
> 6,00 độ viễn
> 6,00 độ loạn

Theo Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế
và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa
vụ quân sự, tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo tật khúc xạ như sau:



6
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo tật khúc xạ
Bệnh tật
Điểm
Thị lực mắt phải
Tổng thị lực 2 mắt
10/10
19/10
1
10/10
18/10
2
Thị
9/10
17/10
3
lực
8/10
16/10
4
6,7/10
13/10 -15/10
5
1, 2, 3, 4, 5/10
6/10 -12/10
6
- Cận thị dưới -1,5 D
2
- Cận thị từ - 1,5 D đến dưới - 3 D
3

4
Cận - Cận thị từ - 3 D đến dưới - 4 D
thị
- Cận thị từ - 4 D đến dưới - 5 D
5
- Cận thị từ - 5 D trở lên
6
- Cận thị đã phẫu thuật > 1 năm kết quả tốt
Thoái hoá hắc võng mạc do cận thị nặng
6
- Viễn thị dưới + 1,5 D
3
- Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D
4
Viễn
- Viễn thị từ + 3 D đến dưới + 4 D
5
thị
- Viễn thị từ + 4 D đến dưới + 5 D
6
- Viễn thị đã phẫu thuật > 1 năm kết quả tốt
4
Các loại loạn thị
6
Ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe khác trong thông tư này,
nếu ít nhất một chỉ tiêu theo bảng điểm trên đây bị điểm 3 thì phân
loại sức khỏe đạt loại 3 (tình trạng sức khỏe khá), bị điểm 4 thì phân
loại sức khỏe đạt loại 4 (sức khỏe trung bình); bị điểm 5 thì phân loại
sức khỏe đạt loại 5 (sức khỏe kém) và điểm ≥ 6 (sức khỏe rất kém) sẽ
không được gọi nhập ngũ.



7
1.2 DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ
1.2.1 Trên thế giới
Bảng 1.2. Tình hình mắc tật khúc xạ ở người trưởng thành qua thống
kê một số nghiên cứu trên thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nơi nghiên Cỡ
Năm
cứu
mẫu
≥ 20 tuổi
Hoa Kỳ 14.213 2004
≥ 30 tuổi
Pakistan
917 2005
19 - 28
Ấn Độ
425 2007
20 - 40 tuổi

Pakistan 3.452 2008
25 - <90 tuổi Châu Âu 61.946 2010
16 - 74 tuổi
Nam Phi
176 2010
≤ 18 tuổi
Nhật
580 2014
18 - 21 tuổi
Ấn Độ
360 2015
Lứa tuổi

Cận
thị
33,1
6,0
28,2
9,8
30,6
17,4
35,9
47,2

Loạn
thị
36,2
5,6
1,6
23,9

60,0
6,9
8,8

Viễn
thị
3,6
10,14
2,4
5,4
25,2
13,4
14,1
15,27

Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tỷ lệ người suy giảm
thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người. Cận thị là một nguyên
nhân gây mất thị lực thường gặp. Tỷ lệ tật khúc xạ sinh viên khác
nhau giữa các vùng miền, các khu vực và các quốc gia. Dự đoán đến
năm 2050, khoảng 1/2 dân số thế giới sẽ bị cận thị nếu không có sự
can thiệp nào.
1.2.2 Thực trạng mắc tật khúc xạ ở sinh viên tại Việt Nam
Ở Việt Nam tật khúc xạ là một vấn đề thời sự được cả xã hội quan
tâm, có xu hướng tăng nhanh không chỉ ở khu vực thành thị mà ở cả
khu vực nông thôn. Phần lớn là các nghiên cứu trong nước thực hiện ở
lứa tuổi học đường, học sinh phổ thông.
Nghiên cứu của Phan Văn Năm năm 2009, tại Huế, cận thị tập
trung ở độ từ 20-29 tuổi với 54,93%. Hoàng Ngọc Chương năm 2009
khảo sát 1.100 sinh viên năm 1 trường cao đẳng Kỹ thuật Y tế II, tỷ lệ
giảm thị lực do tật khúc xạ là 21,5%; trong đó cận thị 17,2%, loạn thị

3,0% và viễn thị 1,3%. Nguyễn Minh Tú khảo sát 1.129 sinh viên năm
1 Trường Đại học Y dược Huế năm 2012 - 2013, tỷ lệ tật khúc xạ là
43,84%. Nguyễn Đăng Quốc Chấn khảo sát 2.376 sinh viên năm 1 đại
học Đà Nẵng năm 2016, tỷ lệ tật khúc xạ là 40,95%.


8
Các báo cáo chỉ phản ảnh được tình trạng tật khúc xạ trong sinh
viên đại học đang tăng lên, không phản ánh được tình trạng cận thị
chung của thanh niên trong cả nước và chưa hệ thống một cách đầy đủ
về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tật khúc xạ, đặc biệt, chưa có
nghiên cứu nào thực hiện trong quân đội. Trong quân môi trường học
đường quân đội, điểm khác biệt căn bản giữa giáo dục trong môi
trường quân đội và các trường dân sự là giáo dục gắn với rèn luyện kỷ
luật, việc đảm bảo sức khỏe nói chung cho quân đội là yêu cầu khắt
khe nhằm có được lực lượng tốt nhất. Chính vì thế trong quá trình
tuyển sinh đầu vào, các thí sinh được tuyển lựa có tình trạng sức khỏe
tốt nhất. Theo Thông tư số 03/2014/TT-BQP ngày 16 tháng 01 năm
2014 cuả Bộ Quốc phòng, một số tiêu chuẩn quy định riêng cho từng
đối tượng, như sau: Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu
cần, gồm các học viện Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải
quân, Biên phòng và các trường sĩ quan Lục quân 1, Lục quân 2,
Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc
công, Phòng hóa, yêu cầu thể lực, thí sinh nam cao từ 1,65m trở lên,
cân nặng từ 50kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên,
mắt chính thị. Đối với các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ
thuật gồm các học viện (Kỹ thuật quân sự, Quân y), Khoa học quân
sự, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Hệ đào tạo kỹ sư
hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ
quan Kỹ thuật quân sự, thể lực thí sinh nam cao từ 1,63m trở lên, cân

nặng từ 50kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81cm trở lên; thí sinh
nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe loại 1. Được tuyển những thí sinh (cả
nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 D; kiểm
tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực hai mắt đạt 19/20
trở lên. Tuy vậy thực tế cho thấy nhiều học viên các trường quân đội
vẫn tiến triển và mắc tật khúc xạ, tương tự như sinh viên các trường
đại học khác. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào về thực
trạng tật khúc xạ ở các sinh viên trong môi trường học đường quân


9
đội, cũng như chưa có báo cáo hệ thống một cách đầy đủ về các yếu tố
nguy cơ dẫn đến tật khúc xạ ở sinh viên hiện nay, đồng thời chưa có
các chỉ thị, hướng dẫn hoặc các đề xuất phòng chống tật khúc xạ trong
quân đội, do đó, cần có nghiên cứu khảo sát và xây dựng các giải pháp
can thiệp hiệu quả
1.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TẬT KHÚC XẠ
Phòng học được chiếu sáng đầy đủ, học viên đọc sách trong điều
kiện đủ ánh sáng, tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt.
Tránh gây quá tải cho mắt: Khi đọc hoặc làm việc với công việc
nhìn gần nhiều, kéo dài cần phải sau mỗi khoảng 45 phút nên tạm
nghỉ, đứng lên và nhìn ra xa khoảng 5 phút.
Với công việc nhìn gần: khoảng cách đọc và viết với học viên
khoảng từ 35 đến 40 cm, giữ đúng tư thế ngồi học, bàn học đúng quy
cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, nếu làm việc trên máy vi tính nên để
màn hình cách mắt ít nhất 60 cm.
Hoạt động ngoài trời sẽ giúp cho mắt nhìn xa, nhìn bao quát các
phía. Học viên cần được ra sân chơi và tập thể dục giữa giờ, tránh đọc
truyện, chơi game trong giờ giải lao.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đầy dủ chất dinh dưỡng, đặc

biệt các thức ăn có nhiều vitamin A, nên ngủ đủ 8 giờ, cường độ học
tập hợp lý, vệ sinh mắt hàng ngày.
Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát
hiện sớm tật khúc xạ, được tư vấn và chỉnh kính hợp lý. Khi có hiện
tượng nghi ngờ bị cận, phải xin phép đi bệnh viện khám ngay để kịp
thời được phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.
Đeo kính đúng độ, đeo kính khi làm các công việc nhìn gần.


10
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Học viên chính qui từ năm 01 đến năm 04 tại các trường Đại học
Trần Đại Nghĩa, Ngô Quyền và Nguyễn Huệ không có khuyết tật bẩm
sinh hoặc bị tai nạn về mắt, đồng ý và tự nguyện
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu.
Tại trường Đại học Trần Đại Nghĩa, Ngô Quyền và Nguyễn Huệ.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2015 đến 10/2016.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
2.2.1.1 Nghiên cứu ngang mô tả
- Cỡ mẫu. Xác định theo công thức
n = Z2(1 – α/2)

p(1 – p)
x DE
2

d

p=0,215. Theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương năm 2009
trên 1.100 sinh viên năm nhất trường cao đẳng Kỹ thuật5,6; p<0,05)


16
Bảng 3.20. Một số yếu tố thực hành trong học tập liên quan đến tật
khúc xạ (n=1.050)

< 2 giờ
≥ 2 giờ
< 2 giờ
2-5 giờ
> 5 giờ

Tật khúc xạ

Không
SL
%
SL
%
124 14,5 734 85,5
121 63,0 71
37,0
58
13,0 389 87,0
153 29,0 374 71,0
34
44,7 42
55,3


Không

161

19,0

688

81,0



84

41,8

117

58,2

Không

114

14,7

664

85,3



Đúng
Không

131
71
174

48,2
12,9
34,7

141
478
327

51,8
81,1
65,3

Thực hành trong
học tập
Nhìn
gần
Thời
gian tự
học
Học tại
hành

lang
Học tại
phòng
ngủ
Tư thế
học

p

<0,05
<0,05
<0,05

OR (95%CI)
1
10,1 (7,00-14,5)
1
2,74 (1,96-3,83)
5,43 (3,19-9,22)
1

<0,05

3,06 (2,17-4,31)
1

<0,05
<0,05

5,41 (3,92-7,46)

1
3,58 (2,60-4,96)

Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm mắt nhìn gần liên tục ≥2 giờ là 63,0%;
cao hơn nhiều so với nhóm <2 giờ với 14,5% (OR=10,1; p<0,05); ở
nhóm tự học 2-5 giờ/ngày là 29,0%, ở nhóm trên 5 giờ là 44,7%; cao
hơn nhiều so với nhóm <2 giờ (OR là 2,74 và 5,43; p<0,05); ở nhóm
thường học ở hành lang là 41,8% cao hơn nhóm không còn lại
(OR=3,06; p<0,05); ở nhóm thường học trong phòng ngủ là 48,2%,
cao hơn ở nhóm còn lại với 14,7% (OR=5,41; p<0,05); ở nhóm tư thế
ngồi học không đúng là 34,7% cao hơn so với nhóm còn lại
(OR=3,58; p<0,05).


17
Bảng 3.21. Cường độ chiếu sáng tại góc học tập liên quan đến tật
khúc xạ (n=1.050)
Cường độ ánh
sáng tại góc
học tập
≥300 lux
<300 lux

Tật khúc xạ
Không
%
SL
%
20,2 714 79,8
41,3

91
58,7


SL
181
64

p

OR (95%CI)

<0,05

1
2,77 (1,90-4,03)

Tỷ lệ tật khúc xạ ở nhóm có ánh sáng tại góc học tâp dưới 300 lux
là 41,3% cao hơn nhóm >300 lux (OR=2,77; p<0,05).
Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan tật khúc xạ qua phân tích đa biến
Yếu tố
OR hiệu chỉnh
Mắt nhìn gần liên tục ≥ 2 giờ
3,19
Tiếp xúc máy tính, điện thoại ≥2
5,86
giờ/ngày
Chơi game ≥ 2 giờ/ngày
2,56
Xem truyền hình ≥ 2 giờ/ngày

2,56
Tư thế ngồi học sai
3,71
2-5 giờ
2,64
Thời gian
tự học
Trên 5 giờ
6,59
Thói quen học trong phòng ngủ
2,53
Thói quen học ở hành lang
1,60
Ánh sáng góc học tập < 300 lux
2,68
Chiều dài trục nhãn cầu
1,33
20 tuổi
4,94
Độ tuổi
21 tuổi
3,97
≥ 22 tuổi
8,28

95%CI
1,89 – 5,36
3,69 – 9,31
1,21 – 5,42
1,08 – 6,06

2,44 – 5,65
1,64 – 4,26
3,12 – 13,93
1,67 – 3,85
1,01 – 2,53
1,61 – 4,47
1,08 – 1,64
2,05 – 11,90
1,70 – 9,29
3,62 – 18,95

p
<0,05
<0,05
0,01
0,03
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
0,04
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Qua phân tích đa biến, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc tật khúc
xạ ở các học viên (p<0,05): mắt nhìn gần liên tục ≥ 2 giờ/ngày, học
viên tiếp xúc máy tính ≥ 2 giờ/ngày, chơi game ≥ 2 giờ/ngày, xem

truyền hình ≥ 2 giờ/ngày, tư thế ngồi học sai, học viên có thời gian tự
học ≥ 2 giờ/ngày, học ở hành lang, học tại phòng ngủ, cường độ ánh
sáng ở nơi học tập riêng dưới 300 lux, chiều dài trục nhãn cầu và
nhóm tuổi.


18
3.2 HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHÒNG, CHỐNG TẬT KHÚC XẠ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA, NGÔ QUYỀN
3.2.1 Đánh giá công tác quản lý thực hiện can thiệp
Các hoạt động can thiệp đều hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu theo kế
hoạch. Số lần phát thanh nội dung về phòng, chống tật khúc xạ học
đường tại trường là 02 lần/quý; số đợt nói chuyện chuyên đề về kiến
thức, hiểu biết và phòng, chống tật khúc xạ là 6 đợt; số buổi hướng
dẫn tự kiểm tra thị lực và các hoạt động luyện tập để mắt lành mạnh là
02 buổi đạt; số pano, áp phích phòng, chống tật khúc xạ được sử dụng
cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là 04; số lần giám sát
thực hiện hoạt động can thiệp là 12 lần; số học viên được quản lý điều
trị tật khúc xạ là 121 và cấp phát kính, chỉnh kính là 51 học viên; số
trang thiết bị chiếu sáng được lắp đặt mới/điều chỉnh lại là 40.
3.2.2 Hiệu quả thay đổi tỷ lệ tật khúc xạ sau can thiệp
Bảng 3.26. So sánh tỷ lệ tật khúc xạ trước và sau can thiệp
Tật khúc xạ
Không

Không
Viễn thị

Không
Loạn thị


Không
Khúc xạ

Cận thị

Trường can thiệp
Trường đối chứng
(n=220)
(n=220)
HQCT
p
TCT
SCT CSHQ TCT SCT CSHQ
(%)
(%)
P
(%)
(%)
p
74,5
83,2
85,0
85,5
9,1
0,5
8,6
<0,05 15,0
>0,05 <0,05
25,5

16,8
14,5
100,0
99,5
100,0
99,5
-0,5
-0,5
0,0
>0,05
>0,05
0,0
0,5
0,0
0,5
91,4
95,5
98,2
97,3
4,1
-0,9
2,5
<0,05
>0,05 >0,05
8,6
4,5
1,8
2,7
68,6
80,5 12,7

83,2
82,3
-0,9
13,6
>0,05 <0,05
34,5
21,8 <0,05
16,8
17,7

Tỷ lệ mắc tật khúc xạ trước và sau can thiệp là 34,5% và 21,8% ở
trường can thiệp, ở trường đối chứng là 16,8% và 17,7%. Hiệu quả
can thiệp đạt 13,6% (p<0,05).


19
Bảng 3.27. So sánh mức độ cận thị trước và sau can thiệp
Trường can thiệp
Trường đối chứng
Mức
độ cận Trước can thiệp Sau can thiệp Trước can thiệp Sau can thiệp
thị
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

< 3D

52

23,7

35

15,9

27

12,3

28

12,7

≥ 3D

4

1,8

2

0,9

6


2,7

4

1,8

Tổng

56

25,5

37

16,8

33

15,0

32

14,5

Các giải pháp quản lý, điều trị và cấp phát kính đã làm giảm mức
độ cận thị ở các học viên. Tỷ lệ cận thị mức độ dưới 03 diop 23,7% và
từ 3 điôp trở lên ở nhóm can thiệp trước can thiệp là 1,8% đã giảm
xuống 15,9% và 0,9% sau can thiệp.
Bảng 3.28. So sánh mức độ thị lực trước và sau can thiệp
Mức độ thị lực

>7/10
>3/10=7/10
< 3/10

Trường can thiệp
TCT
SCT CSHQ
(%)
(%)
p
10,5
67,7
78,2
<0,05
14,6
13,6
17,7
8,2

Trường đối chứng
HQCT
TCT SCT CSHQ
p
(%)
(%)
p
2,0
8,5
83,5
81,4

>0,05 <0,05
5,8
11,9
10,7
6,7

Tỷ lệ mức độ thị lực trên 7/10 ở trường can thiệp đã tăng từ 67,7%
lên 78,2% sau can thiệp, chỉ số hiệu quả 10,5% (p<0,05). Hiệu quả
can thiệp tăng mức độ thị lực đạt 9,1% (p<0,05).
Bảng 3.29. Tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới sau can thiệp
Khối
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
chung

Trường can thiệp (n=239)
Số lượng
Tỷ lệ %
3
1,3
2
0,8
1
0,4
1
0,4
7
2,9


Trường chứng (n=279)
Số lượng
Tỷ lệ %
7
2,5
5
1,8
3
1,1
2
0,7
17
6,1

Kết quả ở nhóm học viên đã tham gia trong đợt điều tra ngang
không mắc tật khúc xạ trường Đại học Trần Đại Nghĩa, sau can thiệp,
tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới là 2,9% học viên; ở trường Đại học
Ngô Quyền, tỷ lệ phát hiện mới là 6,1%.


20
3.2.3 Hiệu quả can thiệp kiến thức phòng, chống tật khúc xạ
Bảng 3.30. So sánh kiến thức đúng phòng, chống tật khúc xạ
Trường can thiệp (%)
TCT SCT CSHQ
Đúng 80,9 95,0
14,1
Không
(*)

19,1
5,0
đúng
Đúng 39,1 54,5
15,6
Không
(*)
60,9 45,5
đúng
Đúng 19,1 29,5
10,4
Không
(*)
80,9 70,5
đúng
Đúng 20,0 28,6
8,6
Không
(*)
80,0 71,4
đúng
Đúng 17,7 26,3
8,6
Không
(*)
82,3 73,7
đúng

Kiến thức
Biểu hiện

Nguyên
nhân trong
học tập
Nguyên
nhân trong
sinh hoạt
Hiểu biết
dự phòng
Kiến thức
chung

Trường đối chứng
HQCT
p
TCT SCT CSHQ
80,4
78,2
16,3
-2,2
(*)
19,6
21,8
32,3

33,2

67,2

66,7


20,9

21,4

79,1

78,6

17,7

19,1

82,3

80,9

14,5

15,5

85,5

84,5

0,9

14,7
(*)

0,5


9,9
(*)

2,4

6,2
(*)

1,0

7,6
(*)

(*) p<0,05. Tỷ lệ kiến thức đúng về phòng, chống tật khúc xạ học
đường ở trường can thiệp trước và sau can thiệp là 17,7% và 26,3%; ở
trường chứng là 14,5% và 15,5%; hiệu quả can thiệp 7,6% (p<0,05).
3.2.4 Hiệu quả can thiệp thực hành phòng, chống tật khúc xạ
Tỷ lệ thực hành tiếp xúc máy tính dưới 2 giờ/ngày trước và sau can
thiệp ở trường can thiệp là 75,0 % và 80,5%; hiệu quả can thiệp là
7,8% (p<0,05). Tỷ lệ chơi game của học viên ở trường can thiệp là
55,5% giảm còn 39,1% sau can thiệp, hiệu quả can thiệp 10,5%
(p<0,05). Tỷ lệ thực hành nhìn gần liên tục dưới 2 giờ trước và sau
can thiệp ở trường can thiệp là 86,8% và 93,7%, ở trường đối chứng là
90,9% và 88,7%, hiệu quả can thiệp 9,1% (p<0,05); về ngồi học tư thế
đúng trước và sau can thiệp ở trường can thiệp là 55,0% và 69,6%; ở
trường đối chứng là 56,4% và 59,1%; hiệu quả can thiệp 11,9%
(p<0,05); về học ở hành lang ở trường can thiệp trước can thiệp là
20,5% giảm còn 7,3% (p<0,05), ở trường đối chứng là 19,5% giảm
xuống 17,3%, hiệu quả can thiệp đạt 11,0%; về học tại phòng ngủ ở



21
trường can thiệp trước can thiệp là 21,8% giảm còn 5,9% sau can
thiệp, ở trường đối chứng từ 21,4% giảm còn 15,9% sau can thiệp,
hiệu quả can thiệp đạt 10,4% (p<0,05).
Bảng 3.32. So sánh sự thay đổi thực hành trong sinh hoạt trước và sau
can thiệp
Thực hành
Xem
truyền hình
Tiếp xúc
máy tính,
điện thoại
Chơi thể
thao
Chơi game
Mắt nhìn
gần liên tục
Tư thế
học tập
Học ngoài
hành lang
Học tại
phòng ngủ

< 2 giờ
≥ 2 giờ
< 2 giờ
≥ 2 giờ


Không
Không

< 2 giờ
≥ 2 giờ
Đúng
Không
đúng
Không

Không


Trường can thiệp
TC
SCT CSHQ
T
(%)
p
(%)
96,3 97,7
1,9
>0,05
3,6
2,3
75,0 80,5
5,5
<0,05
25,0 19,5

54,1
45,9
44,5
55,5
86,8
13,2
55,0

55,0
45,0
60,9
39,1
93,7
6,3
69,6

45,0

30,4

14,6
<0,05

79,5
20,5
78,2
21,8

92,7
7,3

94,1
5,9

13,2
<0,05
15,9
<0,05

0,9
>0,05
16,4
<0,05
6,9
<0,05

Trường đối chứng
TCT SCT CSHQ
(%) (%)
p
98,2
1,8
71,8

97,7
2,3
69,5

28,2
50,4
49,6

43,2
56,8
90,9
9,1
56,4

30,5
49,5
50,5
49,1
50,9
88,7
11,3
59,1

43,6
80,5
19,5
78,6
21,4

HQCT
p

0,5
>0,05

1,4
>0,05


-2,3
>0,05

7,8
<0,05

-0,9
>0,05
5,9
<0,05
-2,2
>0,05

1,8
>0,05
10,5
<0,05
9,1
<0,05

40,9

2,7
>0,05

11,9
<0,05

82,7
17,3

84,1
15,9

2,2
>0,05
5,5
<0,05

11,0
<0,05
10,4
<0,05

Tỷ lệ thực hành đúng phòng, chống tật khúc xạ học đường trước và
sau can thiệp ở trường can thiệp là 51,8% và 63,6%; ở trường đối
chứng là 49,1% và 51,3%; hiệu quả can thiệp 9,6%.
Bảng 3.34. So sánh thực hành chung về phòng, chống tật khúc xạ
Thực hành chung
Đúng
Không đúng

Trường can thiệp
TCT
SCT CSHQ
(%)
(%)
P
51,8
63,6
11,8

48,2
36,4 <0,05

Trường đối chứng
HQCT
TCT SCT CSHQ
p
(%)
(%)
p
49,1
51,3
2,2
9,6
50,1
48,7 >0,05 <0,05


22
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI 3 TRƯỜNG
Khảo sát 1.050 học viên 3 trường cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ là
23,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả của tác
giả Nguyễn Hoàng Chương và cộng sự năm 2009, tại trường Cao đẳng
Kỹ thuật Y tế II, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở sinh viên là 21,5%. So với
khảo sát sinh viên năm thứ nhất của một số trường Đại học, Cao đẳng
tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tật khúc xạ trên sinh viên bằng khoảng 1/2
trường Đại học Y Dược Huế và 1/3 trường Đại học Thăng Long.
So sánh với một số trường trên thế giới về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở

sinh viên có khác nhau ở các vùng miền, các khu vực và các quốc gia,
tuy nhiên nhìn chung thì tỷ lệ mắc tật khúc xạ hiện nay trên toàn thế
giới là rất cao. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở sinh viên Malaysia năm 2008
là 32,24%, ở sinh viên Ấn Độ năm 2010 là 39,78% và ở sinh viên
Nhật Bản năm 2014 là 56,90%. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ có xu hướng
tăng nhanh trong những năm gần đây do áp lực về học tập ngày càng
tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tỷ lệ cận thị ở
sinh viên Malaysia là 28,24%, ở Ấn Độ là 21,41% và ở Nhật Bản là
35,9% thì tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học viên cao 23,3% nhưng kiến thức đúng
và thực hành của học viên về tật khúc xạ có tỷ lệ khá thấp. Tỷ lệ có
kiến thức đúng, đầy đủ về phòng, chống tật khúc xạ chỉ đạt 16,5%. Về
thực hành, tỷ lệ các thực hành đúng về phòng chống tật khúc xạ chưa
cao, tỷ lệ học viên thường chơi game là 57,5%, trong số đó có 9,9%
chơi game với thời gian trung bình hơn 2 giờ/ngày; tỷ lệ học viên
thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao đạt 50,2%; tỷ lệ học viên có
tiếp xúc với máy vi tính hơn 2 giờ mỗi ngày là 27,5%; về thời gian tự
học, tỷ lệ học viên có thời gian tự học dưới 2 giờ/ngày là 42,6%, từ 2
– 5 giờ là 50,2%; tỷ lệ học viên thường học ngoài hành lang là 19,1%
và trong phòng ngủ là 25,9%; tỷ lệ học viên có thói quen để mắt hoạt


23
động nhìn gần liên tục trên 2 giờ là 18,3%; tỷ lệ học viên ngồi học
đúng tư thế là 52,3%. Qua phân tích đa biến đã cho thấy hầu hết các
thói quen không tốt như mắt nhìn gần liên tục, tiếp xúc máy tính
nhiều, chơi game nhiều, tư thế ngồi học sai, thời gian tự học nhiều,
học ở hành lang, học tại phòng ngủ, thực sự liên quan đến tỷ lệ tật
khúc xạ ở học viên. Như vậy để có thực hành đúng (là yếu tố quan
trọng trong phòng, chống tật khúc xạ) thì học viên cần có kiến thức

đúng.
4.2 HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHÒNG, CHỐNG TẬT KHÚC XẠ
TẠI TRƯỜNG TRẦN ĐẠI NGHĨA VÀ NGÔ QUYỀN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trường can
thiệp là 34,5% sau can thiệp giảm còn 21,8%, hiệu quả can thiệp đạt
13,6% (p<0,05). Trong đó, tỷ lệ mắc tật cận thị trước và sau can thiệp
là 25,9% và 16,8% ở trường can thiệp, hiệu quả can thiệp đạt 8,6%
(p<0,05). Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy các giải pháp can thiệp
này có hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ mắc cận thị. Theo nghiên cứu của
Vũ Thị Thanh (2016), với các giải pháp can thiệp gồm truyền thông
giáo dục sức khỏe, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn
cho giáo viên và sinh viên về phòng, chống tật khúc xạ, tổ chức điều
trị và quản lý các học sinh mắc tật khúc xạ, tỷ lệ cận thị sau can thiệp
giảm từ 32,8% xuống 28,0% với chỉ số hiệu quả là 14,7% và thấp hơn
so với nhóm không can thiệp là 35,5%.
Về tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới ở nhóm học viên tham gia đợt
điều tra ngang: Qua điều tra cắt ngang tại 3 trường, Chúng tôi tiến
hành lập danh sách tất cả học viên và đánh giá lại sau can thiệp tại
trường Đại học Trần Đại Nghĩa và trường Đại học Ngô Quyền. Kết
quả ở nhóm học viên không mắc tật khúc xạ trường Đại học Trần Đại
Nghĩa, sau một năm can thiệp, tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới là 2,9%
học viên; ở trường Đại học Ngô Quyền, tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới
là 6,1% (p<0,05). Chương trình can thiệp đã làm giảm nhiều yếu tố


24
liên quan đến phát triển tật khúc xạ ở những học viên chưa mắc tật
khúc xạ trước can thiệp
Tỷ lệ kiến thức đúng về tật khúc xạ mắt ở trường can thiệp trước
khi can thiệp là 17,7% đã tăng lên 26,3%, trong khi ở trường đối

chứng là 14,5% và 15,5%, hiệu quả can thiệp là 7,6% (p<0,05). Nhìn
chung, kiến thức về phòng, chống tật khúc xạ ở các học viên vẫn chưa
đầy đủ, mặc dù đã cải thiện nhiều sau can thiệp nhưng còn ở mức thấp
cần duy trì, tăng cường và lồng ghép các hoạt động can thiệp này tại
các trường. Theo Vũ Quang Dũng (2013), ở các trường can thiệp, kiến
thức đúng của học sinh về khái niệm, nguyên nhân, tác hại và cách
phòng chống cận thị sau can thiệp cao hơn trước can thiệp và tốt hơn
trường đối chứng. Đặc biệt là tỷ lệ hiểu biết về cách phòng chống
bệnh cận thị tăng từ 39,8% lên 92,9% ở nhóm can thiệp cộng đồng và
tăng từ 40,3% tăng lên 89,9% ở nhóm can thiệp cộng đồng kết hợp với
điều trị.
Ở trường can thiệp, tỷ lệ thực hành đúng về phòng, chống tật khúc
xạ là 51,8% đã tăng lên 63,6% (p<0,05) trong khi ở trường đối chứng
là 49,1% tăng lên 51,3% (p>0,05), hiệu quả can thiệp 9,6% (p<0,05).
Trong đó, tỷ lệ sinh viên có thói quen tiếp xúc máy tính trên 2
giờ/ngày ở trường can thiệp đã giảm từ 25,0% trước xuống 19,5% sau
can thiệp (p<0,05), tỷ lệ có các thói quen khiến mắt điều tiết liên tục
trên 2 giờ ở trường can thiệp là 13,2% trước can thiệp đã giảm xuống
6,3% sau can thiệp (p<0,05), tỷ lệ ngồi học tư thế đúng trước và sau
can thiệp ở trường can thiệp là 55,0% và 69,6%. Theo nghiên cứu của
Vũ Quang Dũng (2013), một số biện pháp truyền thông giáo dục sức
khỏe đã có hiệu quả thay đổi các thói quen ở các trường can thiệp, một
số thực hành ở nhóm can thiệp đã thay đổi theo hướng tích cực: tỷ lệ
học sinh cúi đầu thấp khi học giảm khoảng 17% - 18%, tỷ lệ nằm trên
giường để học hoặc đọc sách cũng giảm khoảng 1% - 2% và các hoạt
động giải trí cần nhìn gần như xem ti vi, chơi điện tử, đọc truyện giảm
khoảng 28% - 29%.


25

Tóm lại, sau 1 năm với các hoạt động can thiệp (1) ban hành văn
bản, thành lập, xây dựng mạng lưới triển khai thực hiện, quản lý hoạt
động can thiệp; (2) quản lý, điều trị học viên mắc tật khúc xạ phát
hiện; (3) truyền thông giáo dục sức khỏe qua tập huấn, báo cáo chuyên
đề, và gián tiếp qua đài phát thanh, đài truyền hình quân đội, đặt pano,
áp phích; (4) đảm bảo các điều kiện chiếu sáng học đường cho các học
viên. Các hoạt động này cho thấy hiệu quả cao trong công tác phòng,
chống tật khúc xạ ở sinh viên nói chung và học viên quân đội nói
riêng.
Dựa vào các hiệu quả cao của công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe, tư vấn cá nhân trong việc phòng chống bệnh tật nói chung, các
hoạt động sàng lọc, giám sát điều trị, quản lý người mắc tật khúc xạ.
Mặt khác, triển khai các giải pháp này trong quân đội có thể rất hữu
ích, hiệu quả, ít tốn kém, dễ thực hiện và hoàn toàn phù hợp với điều
kiện thực tế, các giải pháp can thiệp này hoàn toàn có thể được duy trì
trong tương lai.


26
KẾT LUẬN
1. Thực trạng tật khúc xạ và một số yếu tố liên quan
Tỷ lệ học viên chính quy mắc tật khúc xạ ở mức cao là 23,3%.
Trong đó, tỷ lệ cận thị là 16,9%; viễn thị 1,2%; loạn thị 1,8%; cận
loạn 3,2%; viễn loạn 0,2%.
Một số yếu tố liên quan chặt chẽ đến tật khúc xạ gồm các thói quen
không tốt cho thị giác trong sinh hoạt và học tập gồm thường chơi
game nhiều, tiếp xúc nhiều với máy tính, ít tham gia thể dục thể thao,
thói quen nhìn gần liên tục, thời gian tự học nhiều, các thói quen học
tập trong phòng ngủ và ngoài hành lang, tư thế học tập không đúng;
cường độ chiếu sáng tại nơi học tập riêng.


2. Hiệu quả giải pháp can thiệp
Các giải pháp can thiệp cho thấy hiệu quả cao trong công tác
phòng, chống tật khúc xạ ở các học viên:
Tỷ lệ tật khúc xạ giảm nhiều ở trường can thiệp, hiệu quả can thiệp
đạt 13,6% (p<0,05). Tỷ lệ cận thị < 03 diop 23,6% và ≥3 điôp ở nhóm
can thiệp là 1,8% đã giảm xuống 15,9% và 0,9% sau can thiệp, ở
nhóm chứng không khác biệt. Tỷ lệ thị lực trên 7/10 đã tăng nhiều ở
trường can thiệp so với trường chứng, hiệu quả can thiệp tăng thị lực
9,1% (p<0,05). Tỷ lệ tật khúc xạ phát hiện mới ở nhóm can thiệp là
2,9% và nhóm chứng là 6,1%.
Tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng, chống tật khúc xạ tăng nhiều ở
trường can thiệp so với trường đối chứng, hiệu quả can thiệp 7,6%
(p<0,05). Tỷ lệ thực hành đúng phòng chống tật khúc xạ tăng nhiều ở
trường can thiệp so với trường đối chứng, hiệu quả can thiệp 9,6%
(p<0,05).


27
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu trên có một số kiến nghị sau:
Ngành Quân Y cần có các chỉ thị, hướng dẫn xây dựng và triển
khai chương trình phòng chống tật khúc xạ trong quân đội. Đồng thời
chuẩn hóa khám thị lực, tật khúc xạ khi tham gia khám tuyển học viên
đầu vào các trường quân đội
Các trường đào tạo sĩ quan Quân đội cần duy trì và tăng cường
thực hiện các biện pháp can thiệp đã được đề xuất qua nghiên cứu này
- Tổ chức quản lý phòng chống tật khúc xạ
- Cần tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe về
tật khúc xạ, hướng dẫn học viên thực hành đúng về phòng chống tật

khúc xạ, thường xuyên giám sát thực hành đúng của học viên.
- Kết hợp Bệnh viện Quân y hàng năm khám mắt định kỳ cho học
viên, 6 tháng 1 lần, khám sàng lọc, điều trị khắc phục và quản lý các
học viên mắc tật khúc xạ, giúp học viên đo và làm kính gọng chính
xác.
- Nhà trường xây dựng phòng học thoáng mát, nhiều cửa sổ, đủ
ánh sáng. Nhà ở của học viên phải có cửa sổ thông thoáng, đủ ánh
sáng, đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh học đường (kiểm tra độ
sáng nơi học thêm ngoài giờ chính khóa của học viên). Phải có khu
thể thao giải trí cho học viên.



×