Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích và bình luận về luật hồi giáo và sự thích ứng của luật hồi giáo với xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.17 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với Thiên chúa giáo và Phật giáo, Hồi giáo là một trong ba tôn giáo
lớn nhất trên thế giới, có hơn một tỷ tín đồ trong khoảng 30 quốc gia trên thế
giới được coi là quốc gia Hồi giáo. Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islam) có mối
quan hệ mật thiết với đạo Hồi, ở đâu không có đạo Hồi thì ở đó không có pháp
luật Hồi giáo. Các tín đồ hồi giáo bắt buộc phải tuân theo Luật Hồi giáo, ở các
quốc gia hồi giáo không phải chỉ có duy nhất Luật Hồi giáo mà còn có luật thực
định riêng của quốc gia nhưng hệ thống pháp luật thực định đó phần nhiều bị
ảnh hưởng bởi Luật hồi giáo. Là một dòng họ pháp luật lớn trên thế giới nên
Luật hồi giáo có những đặc trưng riêng so với các dòng họ pháp luật khác. Là
một sinh viên Luật, em nghĩ tìm hiểu các dòng họ pháp luật trên thế giới là một
điều thú vị và cần thiết trong việc học luật, vì vậy trên cơ sở những tìm hiểu và
nghiên cứu về luật hồi giáo của nhiều tác giả trước đó, em xin chọn một đề tài
để tìm hiểu và nghiên cứu về Luật hồi giáo đó là: “Phân tích và bình luận về
Luật hồi giáo và sự thích ứng của Luật Hồi giáo với xã hội hiện đại”. Qua việc
tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, em hi vọng sẽ có những hiểu biết pháp luật
Hồi giáo, qua đó có thể có những đánh giá của bản thân về luật hồi giáo để từ đó
có thể xem xét được sự thích ứng của Luật Hồi giáo với xã hội hiện đại trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do còn hạn chế về kĩ năng và kiến thức
nên bài viết không thể tránh khỏi những sai xót và khiếm khuyết, kính mong
thầy cô cho ý kiến nhận xét và bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

NỘI DUNG


I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỒI GIÁO.
1. Khái niêm Luật Hồi giáo.
Rất khó để đưa ra một khái niêm cụ thể cho Luật Hồi giáo, muốn hiểu
được khái niệm Luật hồi giáo ta phải tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ mối quan hệ của luật Hồi giáo với nhà nước thì Luật hồi


giáo hoàn toàn độc lập không chịu sự chi phối của nhà nước, điều này đồng
nghĩa với việc không thể dùng chung khái niệm pháp luật của nhà nước với
pháp luật hồi giáo. Trong khi khái niệm pháp luật của nhà nước là những quy
tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dùng để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện thì Luật hồi giáo lại khác,
luật hồi giáo là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo
đạo Hồi.
Dưới góc độ nguồn của Luật Hồi giáo, Luật hồi giáo là luật được coi là
do thượng đế đặt ra một lần duy nhất và sẽ không thay đổi, nói cách khác đây là
luật tối cao của thượng đế, xã hội càn phải tuân theo và không được chống lại và
thay đổi nó, nó không như pháp luật nhà nước - pháp luật nhà nước được coi là
một hiện tượng được sinh ra để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội và khi
nhu cầu đó thay đổi, pháp luật cũng có thể thay đổi để phù hợp.
Dưới góc độ phạm vi điều chỉnh của luật hồi giáo, Luật hồi giáo hướng
tới điều chỉnh hâu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy luật Hồi giáo không
mang tính cưỡng chế nhưng các tín đồ vẫn hết mực tuân theo là bởi họ tin rằng
họ sẽ được ban một cuộc sống hạnh phúc trên thiên đường khi đi theo “ con
đường cua thượng đế”.
Luật Hồi giáo gồm hai bộ phận, bộ phận thứ nhất là học thuyết tôn giáo
với các điều tín đồ phải tin; bộ phận thứ hai là luật thần thánh quy định những gì
mà tín đồ phải làm và không được làm. Những người hồi giáo thừa nhận rằng
những quy tắc xử sự được rút ra từ thần khải của thượng đế không đủ rõ ràng để
tiếp nhận, bởi vậy được bình giải và phát triển bởi những học giả được cộng
đồng Hồi giáo thừa nhận. Tuy nhiên theo học thuyết Hồi giáo chính thống, sự


bình giải và phát triển của các học giả không nhằm sáng tạo những quy tắc xử
sự mới mà có mục đích để làm sáng tỏ, để hiểu ý nghĩa của những quy tắc đã
tồn tại sẵn.[1]
Từ những tìm hiểu trên ta có thể rút ra một khái niệm mang tính khái quát

cho luật Hồi giáo như sau: Luật Hồi giáo là những quy tắc xử sự trong thế giới
hồi giáo được các tín đồ hồi giáo tin là do thượng đế đặt ra dùng để điều chỉnh
hầu hết các lĩnh vực của đời sống những người Hồi giáo.
2. Đặc điểm của Luật Hồi giáo.
Luật Hồi giáo có tính lỗi thời. Như đã nói ở trên những quy định và
nguyên tắc trong Luật Hồi giáo được xem là lời răng dạy của thượng đế, và
không thể bị thay đổi bởi bất cứ ai, thậm chí là Hiến pháp hay nhà nước, bởi vậy
cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của đời sống xã hội Luật hồi
giáo sẽ có nhiều quy định bị lỗi thời.
Luật hồi giáo mang tính vụn vặt và thiếu hệ thống hóa bởi luật Hồi giáo
có những quy định can thiệp vào cả những vấn đề mà hệ thống pháp luật khác
xét thấy không cần điều chỉnh bằng pháp luật, ví dụ như luật Hồi giáo quy định
chi tiết cả về việc tẩy uế trước khi cầu nguyện.
Trong cấu trúc quy phạm luật Hồi giáo thì khác với các quy phạm pháp
luật thông thường. Một quy phạm pháp luật thông thường bao gồm ba bộ phận:
giả định, quy định, chế tài. Tuy nhiên, trong luật Hồi giáo không tuân theo
những cấu trúc thông thường như vậy. Trong các quy phạm pháp luật hồi giáo
thông thường không có phần chế tài, mà nội dung chính của nó bao gồm các lời
răn đe, khuyên bảo, quy định những việc được làm và không được làm mà
không đặt ra chế tài nào, thông thường quy định.
Ba đặc điểm trên được coi là hai đặc điểm chính của luật Hồi giáo, ngoài
hai đặc điểm chính đó, luật Hồi giáo còn có một số đặc điểm khác như sau:


Luật Hồi giáo có ảnh hưởng mạnh trong việc điều chỉnh các lĩnh vực
pháp luật về hôn nhân và gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong các lĩnh vực
pháp luật về hợp đồng, sở hữu thì ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.
Khi hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quan niệm rằng hành
vi pháp luật bao gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được
làm. Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại và đây là nguyên tắc

cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như
đạo đức:
Hành vi bắt buộc phải làm ( obligatoire ) như nghĩa vụ chăm sóc con cái,
nghĩa vụ đóng thuế.
Hành vi nên làm ( Recommandes ) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đỡ
người nghèo khó.
Hành vi làm cũng được không làm cũng được ( indiffrerentes ) ví dụ như
tham dự các trò tiêu khiển có tính lành mạnh.
Hành vi bị khiển trách ( blamables ) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời
không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đứng không đúng tác phong. Kinh Koran phê
phán những ai giao kết hợp đồng thương mại vào sáng ngày thứ 6 trước buổi
cầu kinh buổi trưa. Mặc dù vậy, hợp đồng được kí kết vào sáng thứ 6 không bị
mất hiệu lực và người giao kết hợp đồng cũng không phải chịu bất cứ chế tài
nào.
Hành vi cấm ( interdites ) ví dụ như giết người, cướp của, lừa đảo, trộm
cắp. [2]

Để có một cách nhìn rõ hơn về đặc điểm luật Hồi giáo, chúng ta sẽ đi tìm
hiểu về đặc điểm từng ngành luật cụ thể của Luật hồi giáo.


Thứ nhất, là luật dân sự: Chế định nghĩa vụ trong luật Hồi giáo rất phát
triển. Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm hai nhóm, sự phân chia này dựa
trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản(là đối tượng của hợp đồng).
Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của
giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng mua
bán.
Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản bao gồm hợp đồng
vận chuyển hàng hóa và hợp đồng ủy thác.
Kinh Coran đò hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải

có ít nhất hai người làm chứng ( Kinh Coran câu 2282).
Về thừa kế, người làm di chúc chỉ có quyền định đoạt ⅓ tài sản của mình.
Người thừa kế chỉ hưởng quyền chứ không thừa kế nghĩa vụ; tài sản phân chia
đêu cho những người được thừa kế không phân biệt hàng thừa kế.[3]
Thứ hai, Là luật hình sự: Khái niệm tội phạm trong Luật Hồi gáo nếu xét
từ góc độ hình phạt bao gồm hai loại đó là tội phạm có thể đề bù được bằng tiên
và tội phạm phải đền bù bằng thân thể hoặc cuộc sống.
Các học giả hồi giáo chi thành ba loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ
Loại thứ nhất: Hudud - tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại
những “ quyền của Allah” bao gồm ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp,
cướp, phản đạo và vi phạm kinh Coran.
Loại thứ hai: Quesas - tội phạm chống lại các cá nhân, đòi hỏi sự trả thù
của người bị hại hoặc gia đình người bị hại bao gồm các tội giết người ( cố ý
hoặc vô ý); gây thương tích (cố ý hoặc vô ý); cưỡng dâm.
Loại thứ ba: Taazir - các tội phạm liên quan đến “ quyền của Allah” bao
gồm tội ăn thịt lợn, , làm chứng gian, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu,
mặc quần áo hở hang. Những hình phạt cho các tội này thường không nặng so
vớ hai loại tội trên.


Pháp luật hồi giáo coi tội chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất. Tội
giết người có thể chuộc bằng vật nuôi hoặc tiền. Ví dụ, theo luật hồi giáo, giết
một người Hồi giáo có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. [4]
Thứ ba, là luật hôn nhân và gia đình. Luật Hồi giáo thể hiên tính bất bình
đẳng giữa nam và nữ rõ nét, người đàn ông có quyền tuyệt đối trong gia đình và
có quyền lấy nhiều vợ, người phụ nữ thì rất ít quyền, thậm chí trong hôn nhân
sự đồng ý hay không đồng ý của họ là không cần thiết, khi người phụ nữ bị phát
hiện ngoại tình thì có những hình phạt vô cùng tàn bạo như ném đá đến chết…
II.


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT HỒI GIÁO.
Đạo Hồi và hệ thống pháp luật Hồi giáo hình thành từ thế kỷ thứ VII, khi

nhà tiên tri Mohammed, một thương gia thành phố Mécca, bắt đầu truyền đi bức
thông điệp từ đấng Allah. Mohammed đã kêu gọi người dân thành Mecca hãy
nghe theo lới dạy của thượng đế nhưng những cố gắng của ông ngoài được một
bộ phận người dân tin thì có không ít những người phản đối và chống lại nó đặc
biệt là giới nhà giàu, thận chí người thuộc bộ tộc Quryash còn tìm các sát hại
ông. Mohammed và những người đồng hành đã rời Mecca năm 622 sau Công
nguyên, và sau 8 năm Mohammed cùng các tín đồ hành quân quay trở lại
chiếm đóng và đã trị vì vùng này, lập nên một đế chế tôn giáo. Ngày
Mohammed rời Mecca được gọi là ngày hijra, ngày bắt đầu lịch Hồi giáo mà
phần lớn các nước Trung Đông sử dụng. Trong khi châu Âu còn đang chìm đắm
trong đêm trường Trung cổ thì nền văn hoá Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ. Các
nhà toán học, triết học, các nhà văn Hồi giáo đã có những đóng góp to lớn vào
sự phát triển của nền văn hoá nhân loại.
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến XIV, ảnh hưởng của nền văn
minh Hồi giáo với thế giới lớn hơn bất kỳ một đế quốc nào khác trong lịch sử
bấy giờ. Lãnh thổ Hồi giáo mở rộng ra rất nhanh chóng, chủ yếu bằng con
đường xâm chiếm, chinh phục. Những người thế vị của Mohammed đã tiến
hành công cuộc trinh phục đất đai và bành chướng đạo hồi của mình và đã tạo


nên một đế quốc lớn nhất thờ bấy giờ, trải dài từ biên giới Ấn Độ cho đến bờ
biển Đại Tây Dương. Tuy vậy, trong những thế kỷ sau đó, việc phát triển của
đạo Hồi chủ yếu là qua con đường buôn bán và truyền giáo của các giáo sĩ đạo
Hồi.
Bước sang thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman, trung tâm thống trị của thế giới
Hồi giáo khi đó, do chính trị suy vi, kinh tế đình đốn, đã thất bại liên tiếp trong
các cuộc chiến tranh với bên ngoài và bất lực trước sự tan rã của chính quyền

các cấp. Các nước thực dân Châu Âu bắt đầu chọn các quốc gia hồi giáo là đối
tượng để khống chế và cao hơn là mục tiêu của các cuộc xâm lược, do đó sự
phát triển của thế giới Hồi giáo dường như bắt đầu trì trệ, thế giới Hồi giáo đã
mất đi vầng hào quang của những thời đại hoàng kim trước đó. Đến thế kỷ XIX
hầu hết các quốc gia hồi giáo đều nằm trong vòng ảnh hưởng của châu Âu hay
trực tiếp bị cai trị như các nước thuộc địa.[5]
Từ nửa sau thế kỉ XIX, một số trào lưu tư tưởng xã hội có tính tôn giáo
bắt đầu nổi lên trong thế giới Hồi giáo. Các trào lưu này do các tinh anh tri thức
trong tín đồ Hồi giáo khởi xướng sau khi đã trải qua ách thống trị của những kẻ
thực dân Châu Âu đối với các nước Hồi giáo. Họ cảm nhận được sự thách đố
mạnh mẽ cũng như những nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của Hồi giáo từ ưu thế
vượt trội của phương Tây về khoa học kĩ thuật, thực lực kinh tế và kĩ thuật quân
sự. Chủ nghĩa chính thống (Fundamentalism), chủ nghĩa hiện đại (Modernism)
và chủ nghĩa truyền thống (Traditionalism) là những trào lưu tư tưởng xã hội
chủ yếu nhằm phục hưng Hồi giáo trong bối cảnh thế giới hiện đại, nhưng mỗi
trào lưu thực hiện mục tiêu đó bằng những biện pháp khác nhau.[6]
Kết quả của sự phát triển đạo Hồi là người dân của nhiều dân tộc khác
nhau, nói nhiều ngôn ngữ khác nhau đã hoà trộn vào nhau. Tiếng Ả rập trở
thành ngôn ngữ chung trong buôn bán và giao tiếp, ở nhiều vùng Trung Đông
dân chúng bị Ả rập hoá, ngôn ngữ và văn hoá của họ trở thành của Arập. Đạo


Hồi và luật Hồi giáo đã tồn tại hơn 1.300 năm và phát triển ảnh hưởng của mình
từ bán đảo Ả rập đến châu Phi, châu Á.
Ngày nay, các nước từ Philippines, Indonesia, Malaisia đến các nước
thuộc Liên Xô cũ như Azerbaijan, Uzbekistan, Kirgistan, Kazakstan, vẫn còn
theo truyền thống văn hoá và chịu ảnh hưởng của pháp luật Hồi giáo. Pháp luật
Hồi giáo vẫn chi phối, điều chỉnh các quan hệ xã hội ở phần lớn các nước Ả rập.
[7]


III.

NGUỒN CỦA LUẬT HỒI GIÁO.
Luật hồi giáo có bốn nguồn luật chủ yếu, trong đó có nguồn luật cơ bản là

kinh Korran và Sunna; nguồn phát sinh bao gồm Ijma và Qias, bốn nguồn này
đợc coi là bốn gốc rễ của luật Hồi giáo.
a. Kinh Koran
Thành tố đầu tiên mang tính chất chủ đạo của Luật Hồi giáo là Kinh
Koran. Kinh Koran là cuốn kinh thánh của đạo hồi dược viết bằng tiếng Ả Rập.
Kinh Koran hình thành từ những gì mà Mohammed tuyên đọc hay đọc lại
những lời của thượng đế thần khải qua ông khi thuyết giảng. Những lời tuyên
đọc này được tập hợp lại thành sách hai mươi năm sau khi Mohammed chết.
Kinh Koran là nguồn luật cao nhất của Luật Hồi giáo, được coi là những lời của
Thánh Allah tiết lộ cho tiên tri Mohammed . Về cấu trúc Kinh Qu’ran được chia
thành 30 phần và 114 chương và được sắp xếp theo ý của nhà tiên tri . Các
chương lại chia nhỏ thành hơn 6.200 khổ thơ, các luật gia Đạo Hồi gọi chúng là
“Những khổ thơ pháp luật”. Chỉ có khoảng 3% các khổ thơ đó là liên quan đến
pháp luật. Ví dụ, Luật Gia đình được quy định trong khoảng 70 khổ thơ; các vấn
đề phát sinh trong lĩnh vực luật tư khác được quy định trong 70 khổ thơ; khoảng
30 khổ thơ được coi là đặc trưng cho Luật Hình sự; các vấn đề về tài chính và
hiến pháp thì được đề cập trong khoảng 20 khổ thơ; các vấn đề liên quan đến
Luật Quốc tế thì cũng được quy định trong khoảng 20 khổ thơ.[8]


Các vấn đề liên quan đến tôn giáo, nghi lễ, nghi thức và luật pháp rất
ngắn gọn trong Koran và hầu như mang tính nguyên tắc, không cụ thể. Hơn thế
nữa, vẫn có một số vấn đề bỏ ngỏ, chưa được đề cập. Vì vậy, về nguyên tắc, vẫn
rất cần sự giải thích và mô tả từ nhà tiên tri, hay nói cách khác, bên cạnh Kinh
Koran vẫn cần có nguồn luật bổ trợ; đây chính là tiền đề để nguồn luật quan

trọng thứ hai của Luật Hồi giáo ra đời, đó là Kinh Sunna.
b. Kinh Sunna.
Kinh Sunna chứa đựng những lời dạy bảo và cách hành xử của tiên tri
Mohamed và những giai thoại, những câu chuyện (gọi là Hadith) về nhà tiên tri.
Nói rõ hơn, Hadith là sử kí viết lại cuộc sống của Mohammed và các tín đồ của
mình đã sống một cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong
Kinh Koran, những sử ký này được chính những người sống cùng thời với
Mohammed viết lại để truyền lại cho hậu thế. Những câu chuyện và giai thoại
đó đã chi tiết hóa những vấn đề được đề cập mang tính nguyên tắc, chưa có
hoặc chưa rõ ràng trong Kinh Koran. Chẳng hạn như Kinh Koran cấm uống
rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt, do đó Kinh Sunna đã bổ
sung bằng cách kể lại chuyện Mohammed đã nói gì khi có người uống rượu và
chính nhà tiên tri đã thực hiện việc đánh roi.[9]
Cuộc sống của Mohamad và tín đồ của ông dần được xem là khuôn mẫu
cho cuộc sống của người dân trong xã hội. Nội dung của Sunna gồm 3 loại: lời
nói của tiên tri về tôn giáo; hoạt động và hành vi của nhà tiên tri và sự chấp
nhận của tiên tri đối với một số hành vi nhất định của con người.
c. Ijma.
Trong khi Kinh Koran và Kinh Sunna là hai nguồn luật của Luật Hồi giáo
mang tính thần thánh, tự nhiên thì thành tố thứ ba của Luật Hồi giáo là Ijma lại
được ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả
pháp lý Đạo Hồi. Những vấn đề mà các nhà học giả pháp lý Đạo Hồi bàn luận là
những Giải pháp pháp lý của những tình huống mới về con người và cả chính trị


nữa. Những bàn luận và các quan điểm thống nhất của các học giả Hồi giáo phải
dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản là Koran và Sunna
Những khái niệm và ý kiến trong Ijma thì không tìm thấy trong Kinh
Qu’ran và Kinh Sunna. Đơn cử như một quy định được đề cập trong Ijma, phụ
nữ không thể trở thành thẩm phán. Quy định này không hề được đề cập trong

Kinh Qu’ran và Kinh Sunna mà lại được rút ra từ quan điểm thống nhất của các
học giả pháp lý Đạo Hồi. Trong thực tiễn, các thẩm phán có thể kiểm tra trong
Ijma để tìm kiếm nhiều giải pháp khả thi để áp dụng trong xã hội hiện đại. Và
họ hoàn toàn tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết các vấn đề tội phạm
và vấn đề xã hội dựa trên cơ sở những quan điểm được đề cập trong Ijma. Do
vậy thẩm phán có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng quan điểm nào
trong Ijma để giải quyết một vụ việc cụ thể bất kỳ.[10]
d. Qias.
Thành tố thứ tư của Luật Hồi giáo là Qiyas, Qiyas có thể gọi là “phương
pháp suy xét theo sự việc tương tự” để giải thích luật. Các thẩm phán của các
nước theo Luật Hồi giáo có thể suy luận theo vụ việc tương tự đó để giải quyết
một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được
đề cập trong Kinh Koran, Kinh Sunna và Ijma. Ví dụ như đó là một tội phạm về
máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính mà trong các nguồn Luật trước đó
không đề cập đến loại tội phạm này.[11]
Như vậy, ta có thể kết luận lại rằng có bốn thành tố cấu thành nguồn của
luật Hồi giáo đó là Kinh Koran, Kinh sunna, Ijma và Qias. Trong đó Kinh
Koran và Kinh Sunna là hai nguồn luật chủ đạo nhất, có giá trị pháp lý cao nhất
đồng thời thể hiện là nguồn luật mang tính thần thánh và tự nhiên, còn Ijma và
Qias đóng vai trò là nguồn luật bổ trợ cho hai nguồn luật trên nhưng cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống pháp luật
của các quốc gia theo Luật Hồi giáo và là nguồn luật thể hiện cho sự điều chỉnh
pháp luật bằng việc kết hợp những tư tưởng thần thánh tự nhiên với lý trí của
con người.


IV.

SỰ THÍCH ỨNG CỦA LUẬT HỒI GIÁO VỚI THẾ GIỚI HIỆN


ĐẠI.
1. Lí do dẫn đến việc luật Hồi giáo phải thích ứng với xã hội hiện đại.
Lí do dẫn đến việc luật Hồi giáo phải thích ứng với xã hội hiện đại ngày nay
xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:
Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa này càng sâu rộng thì việc phải
thích nghi với pháp luật quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Toàn cầu hóa
không chỉ thúc đẩy cho nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo phát triển mà còn
làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thi trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Cho nên để tham gia hội nhập quốc tế thì
bắt buộc các quốc gia hồi giáo phải tìm cách làm cho pháp luật Hồi giáo thích
nghi với xã hội hiện đại.
Thứ hai, Do lịch sử hình thành và nguồn gốc lâu đời đã làm cho Luật Hồi
giáo trở nên lạc hậu và có nhiều quy định không còn phù hợp với bối cảnh hiện
nay. Nhưng các quốc gia Hồi giáo vẫn gắn bó với các nguyên tắc của đạo luật
này. Để làm cho luật Hồi giáo phù hợp hơn thì việc có những biện pháp làm luật
Hồi giáo thích ứng là cần thiết.
Thứ ba,các quốc gia Hồi giáo là một bộ phận không thể tách rời của thế
giới nên sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại là một nhu cầu bức
thiết vì điều này sẽ giúp cho mục tiêu chung của toàn thế giới là hài hòa hóa,
nhất thể hóa hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai.
2. Các cách thức để luật Hồi giáo thích ứng với xã hội hiện đại.
a. Áp dụng tập quán pháp.
Trong luật Hồi giáo, tập quán không được coi là nguồn của luật. Mặc dù
về mặt hình thức, các luật gia Hồi giáo không coi tập quan là nguồn của luật
nhưng có lúc dùng tập quán để bổ sung hoặc làm sáng tỏ mổ nguyên tắc hoặc
một quy phạm pháp lý nào đó hay nói cách khác là dùng tập quán để lấp những


chỗ trống trong luật Hồi giáo. Chẳng hạn việc áp dụng tập quán pháp giúp bổ
sung cho pháp luật Hồi giáo những vấn đề mà nó không điều chỉnh như thanh

toán của hồi môn, sử dụng nguồn nước giữa hai khoảng ruộng,…và những tập
quán này phải phù hợp với pháp luật Hồi giáo.
b. Sử dụng các thủ thuật pháp lý để loại bỏ các quy định đã lạc hậu
Trong luật Hồi giáo có rất ít điều khoản mang tính bắt buộc mà quyền tự
do của con người có phạm vi rất rộng được luật cho phép do đó những khoảng
trống pháp luật Hồi giáo có thể tận dụng được để tránh các quy định pháp luật
không còn phù hợp. Vì vậy nhiều quy phạm pháp luật Hồi giáo có thể bị bỏ qua
mà chỉ cần không vi phạm chúng theo nghĩa đen. Ví dụ như pháp luật Hồi giáo
cho phép chế độ đa thê và người chồng có quyền bỏ rơi người vợ. Để hạn chế
tình trạng trên, khi kết hôn vợ chồng có thể thỏa thuận “chung sống tạm thời
trong khoảng thời gian 70 năm” hoặc sử dụng thủ thuật pháp lý là quy định
người vợ sẽ được hưởng khoản bồi thường rất lớn nếu người vợ bị chồng bỏ rơi
một cách bất công hoặc người chồng đối xử với những người vợ của mình một
cách không bình đẳng.[12]
Ngoài ra còn một sốt quy định khác của luật Hồi giáo như người vợ ngoại
tình sẽ bị ném đá đến chết, trong trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh được đề
cao một cách có chủ đích để trên thực tế không thể thực hiện được: đòi hỏi phải
có bốn người đàn ông tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội, nếu ai không có đủ
bằng chứng mà buộc tội người khác sẽ bị phạt roi. Hoặc việc cho vay lãi bị pháp
luật Hồi giáo cấm nhưng có lẩn tránh điều cấm này bằng cách đưa cho chủ nợ
hưởng một sản phẩm từ thu nhập hay mua bán với giá trị nhiều hơn giá trị thực.
Hơn nữa việc cấm đoán cho vay lấy lãi chỉ liên quan đến cá nhân còn nhà băng,
quỹ tiết kiệm, các pháp nhân không rơi vào dạng này.
c, Áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành .


Pháp luật Hồi giáo vẫn công nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp
luật do chính quyền đưa ra và thẩm quyền đó được áp dụng rộng rãi. Điều này
có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc của đạo hồi đó là nhà cầm quyền dù quốc
vương hay nghị viện đều không phải là ông chủ của pháp luật mà là kẻ phục vụ

của nó theo pháp luật đạo Hồi do đó nhà vua không thể làm luật. Nhưng nhằm
mục đích thích ứng với xã hội hiện đại và nhà vua là người đại diện cho chính
quyền, đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất nước nên Luật Hồi giáo thừa
nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà vua và những người có
thẩm quyền ban hành.

KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống pháp luật hồi giáo thì có thể
khẳng định rằng luật hồi giáo là một trong những hệ thống pháp luật lớn trên thế
giới đây là một hệ thống pháp luật vô cùng độc đáo và có những nét đặc trưng
vô cùng rõ nét nên nó trở nên khác biệt và không thể nhầm lẫn với bất kì hệ
thống pháp luật nào trên thế giới. Hiên nay để thích ứng với xã hội hiện đại
pháp luật của các quốc gia Hồi giáo ngày càng có những biến chuyển rõ rệt theo
hướng tích cực hơn trong hệ thống pháp luật của mình. Điều này được thể hiện
trong từng giải pháp riêng của các quốc gia cụ thể. Đối với Việt Nam cần có
những chính sách tôn giáo phù hợp với bộ phận người theo đạo hồi ở Việt Nam,
đồng thời cần tiếp thu một cách có chọn lọc những điểm tích cực của luật Hồi
giáo để phục vụ vào quá trình xây dựng và phát triển pháp luật nước ta.


Danh mục tài liệu tham khảo.
[1] Giáo trình Luật so sánh, xuất bản năm 2012 - Trường Đại học Luật Hà
Nội tr.340.
[2] Giáo trình Luật so sánh, xuất bản năm 2012 - Trường Đại học Luật
Hà Nội tr342.
[3] Xem bài viết “Tìm hiểu hệ thống pháp luật hồi giáo” của PGS. TS
Thái Vĩnh Thắng - Tạp chí luật học số 01/2006 tr.70.
[4] Giáo trình Luật so sánh, xuất bản năm 2012 - Trường Đại học Luật
Hà Nội tr344.
[5] Giáo trình Luật so sánh, xuất bản năm 2012 - Trường Đại học Luật Hà

Nội tr349
[6] />[7] />[8] />option=com_content&view=article&catid=105:ctc20063&id=400:bcvnclhg&Ite
mid=109
[9] Giáo trình Luật so sánh, xuất bản năm 2012 - Đại học Luật Hà Nội
tr.353
[10] />option=com_content&view=article&catid=105:ctc20063&id=400:bcvnclhg&Ite
mid=109
[11] />option=com_content&view=article&catid=105:ctc20063&id=400:bcvnclhg&Ite
mid=109


[12] />


×