ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG ANH NHƢ NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT
THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng – Năm 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG ANH NHƢ NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT
THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG
Đà Nẵng - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hoàng Anh Nhƣ Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 3
6. Bố cục đề tài ........................................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 4
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 9
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DN .......... 9
1.1.1. Tổng quan về tính thanh khoản ........................................................ 9
1.1.2. Lý thuyết khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản ............................ 11
1.1.3. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty .................................. 14
1.1.4. Đo lƣờng tính thanh khoản ............................................................. 15
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN
HIỆN HÀNH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................... 21
1.2.1. Quy mô của DN .............................................................................. 21
1.2.2. Nợ ngắn hạn.................................................................................... 22
1.2.3. Số vòng quay hàng tồn kho ............................................................ 22
1.2.4. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) ................................................. 23
1.2.5. Vốn lƣu động ròng.......................................................................... 23
1.2.6. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng ............................... 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VÒNG QUAY VỐN LƢU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 24
1.3.1. Quy mô của DN .............................................................................. 24
1.3.2. Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu .................................... 25
1.3.3. Vốn lƣu động ròng.......................................................................... 26
1.3.4. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu ........................................................ 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT
NAM ............................................................................................................... 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ
UỐNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................... 29
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 32
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 32
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ........................ 32
2.2.3. Đo lƣờng các biến trong mô hình ................................................... 40
2.2.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 41
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 48
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 49
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU .................................. 49
3.2. SỰ TƢƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH .................. 51
3.3. KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................... 54
3.4. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH ..... 60
3.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ........................................................ 65
3.5.1. Mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành .............................................. 65
3.5.2. Mô hình Vòng quay vốn lƣu động ................................................. 68
3.5.3. Mối quan hệ giữa Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòng quay vốn
lƣu động .................................................................................................... 71
3.6. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 72
3.6.1. Xem xét, thay đổi tình hình sử dụng nợ vay .................................. 73
3.6.2. Có chính sách về cấu trúc tài sản hợp lý ........................................ 74
3.6.3. Tăng cƣờng chất lƣợng quản trị tín dụng ....................................... 75
3.6.4. Lên kế hoạch hợp lý khi có biến động doanh thu .......................... 77
3.6.5. Một số kiến nghị đối với địa phƣơng và Nhà nƣớc........................ 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 (BẢN SAO)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa
Ký hiệu
CCC
Cash Conversion Cycle – Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
DN
Doanh nghiệp
DT
Doanh thu
FEM
Fixed Effect Model – Mô hình ảnh hƣởng cố định
GVHB
Giá vốn hàng bán
HTK
Hàng tồn kho
Khh
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Knhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Ktt
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
LM
Lagrangian Multiplier – Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi
LM
LNST
Lợi nhuận sau thuế
OLS
Mô hình hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
P/E
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu
ROE
Return on Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROA
Return on total Assets – Tỷ suất sinh lời trên tài sản
REM
Random Effect Model – Mô hình ành hƣởng ngẫu nhiên
TS
Tài sản
TSCĐ
Tài sản cố định
TSNH
Tài sản ngắn hạn
TSLĐ
Tài sản lƣu động
TCTD
Tổ chức tín dụng
VIF
Hệ số phóng đại phƣơng sai
VLĐ
Vốn lƣu động
VLĐR
Vốn lƣu động ròng
VNDS
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Bảng 1.1.4
Bảng 2.1
Ví dụ về tính thanh khoản
Tăng trƣởng tiêu dùng thực phẩm – đồ uống theo
giá so sánh năm 2005
Trang
17
32
Bảng 2.2.3
Đo lƣờng các biến độc lập
40
Bảng 3.1
Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
49
Bảng 3.2.1
Ma trận tƣơng quan giữa các biến mô hình 1 (CR)
52
Bảng 3.2.2
Ma trận tƣơng quan giữa các biến mô hình 2
(VQLD)
53
Bảng 3.3.1a
Model Summary (Mô hình CR)
55
Bảng 3.3.2a
Hệ số VIF (Mô hình CR)
55
Bảng 3.3.3a
Kết quả mô hình Pooled Regression (Mô hình CR)
56
Bảng 3.3.4a
Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định (Mô hình CR)
56
Bảng 3.3.5a
Kiểm định Hausman (Mô hình CR)
57
Bảng 3.3.6a
Kết quả mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Mô hình
CR)
57
Bảng 3.3.1b
Model Summary (Mô hình VQLD)
58
Bảng 3.3.2b
Hệ số VIF (Mô hình VQLD)
58
Bảng 3.3.3b
Bảng 3.3.4b
Kết quả mô hình Pooled Regression (Mô hình
VQLD)
Kết quả mô hình ảnh hƣởng cố định (Mô hình
VQLD)
59
59
Bảng 3.3.5b
Kiểm định Hausman (Mô hình VQLD)
60
Bảng 3.4.1a
Kiểm định LM (Mô hình CR)
60
Bảng 3.4.2a
Kiểm định Wooldridge (Mô hình CR)
61
Bảng 3.4.1b
Kiểm định Wald test (Mô hình VQLD)
62
Bảng 3.4.2b
Kiểm định Wooldridge (Mô hình VQLD)
63
Bảng 3.4.3b
Bảng 3.5.1
Bảng 3.5.2
Mô hình FEM theo phƣơng pháp Robust Error (Mô
hình VQLD)
Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu
(Mô hình Tỷ số thanh toán hiện hành)
Bảng so sánh kết quả và giả thuyết nghiên cứu
(Mô hình Vòng quay vốn lƣu động)
64
68
70
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
Hình 3.4.1
Biểu đồ phân phối chuẩn phần dƣ (Biến phụ thuộc
CR)
61
Hình 3.4.2
Biểu đồ P-P Plot (Biến phụ thuộc CR)
62
Hình 3.4.3
Biểu đồ phân phối chuẩn phần dƣ (Biến phụ thuộc
VQLD)
63
Hình 3.4.4
Biểu đồ P-P Plot (Biến phụ thuộc VQLD)
64
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm – đồ uống đã đóng
vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp Việt Nam. Ngành thực phẩm
và đồ uống có vị trí đặc biệt quan trọng ở Việt Nam và có nhiều cơ hội để
phát triển bởi đây là một ngành nằm trong chuỗi cung ứng - đầu ra của nông
nghiệp, lĩnh vực có rất nhiều lợi thế cạnh tranh và đang đƣợc quan tâm phát
triển. Tỷ lệ các công ty tham gia vào ngành thực phẩm, đồ uống hiện đang
chiếm vị trí hàng đầu trong các ngành sản xuất, chế biến ở Việt Nam. Nguyên
nhân bởi Việt Nam là nƣớc nông nghiệp nhiệt đới có nguồn nguyên liệu
phong ph , đa dạng là đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến
Đất nƣớc đang phát triển, thu nhập của ngƣời dân không ng ng tăng và lối
sống thay đổi đặc biệt là tại các trung tâm thành phố, mang lại nhu cầu về tiêu
thụ nhiều đồ ăn nhẹ, thực phẩm tiện dùng và đắt tiền. Thị trƣờng trong nƣớc
lớn với chi phí lao động thấp và quá trình tƣ nhân hóa các công ty thực phẩm
khiến thị trƣờng này có sức sống mãnh liệt Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh
ngày càng gay gắt trong ngành này là động lực cho một thị trƣờng năng động
và kích thích phát triển Với Việt Nam, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống là
ngành có nhiều tiềm năng
Để các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam hoạt động hiệu
quả nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bên cạnh các chính sách hỗ
trợ t các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thì bản thân công ty phải có những chiến
lƣợc và chính sách đ ng đắn. Một trong những vấn đề cần đƣợc quan tâm
nhất là nâng cao tính thanh khoản của công ty. Muốn vậy, nhà quản lý cần
phải biết đƣợc những nhân tố nào ảnh hƣởng đến tính thanh khoản để t đó đề
ra các chính sách hợp lý giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty an toàn
và hiệu quả.
2
Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu về tính thanh khoản và những
nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các công ty Việt Nam còn một
số hạn chế do các nhà quản lý công ty chƣa tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh
hƣởng đến tính thanh khoản.
T những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu về ngành sản xuất thực
phẩm, đồ uống, tôi cho rằng việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến
tính thanh khoản của các công ty thuộc nhóm ngành này là một vấn đề có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm
ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hƣớng đến hai mục tiêu chính:
- Làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố
đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất
thực phẩm, đồ uống Việt Nam.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu đƣa ra một số hàm ý chính sách và kiến
nghị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hƣởng đến tính
thanh khoản của các công ty sản xuất thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: các công ty sản xuất thực
phẩm, đồ uống niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: gian đoạn 2013-2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập thông tin: Trên cơ sở Báo cáo tài chính theo năm
của các công ty thuộc ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống niêm yết trên thị
3
trƣờng chứng khoán Việt Nam, tác giả thu thập số liệu của các chỉ tiêu nghiên
cứu trong ba năm 2013, 2014 và 2015
Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin: phƣơng pháp phân tích tổng
hợp, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng trong suốt quá trình xử lý
số liệu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã trình bày những nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của t ng nhân tố
đó đến khả năng thanh khoản của các công ty ngành sản xuất thực phẩm, đồ
uống. T đó cho thấy đặc thù về khả năng thanh khoản cũng nhƣ những nhân
tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngành sản xuất và chế biến thực
phẩm, đồ uống tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty ngành sản xuất thực
phẩm, đồ uống niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán nói riêng và các công ty
ngành thực phẩm, đồ uống nói chung đề ra phƣơng hƣớng, chiến lƣợc, giải
pháp để nâng cao khả năng thanh khoản thông qua kế hoạch cải thiện các
nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của công ty.
6. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC
NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân tố
ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các công ty, các tác giả đã dùng nhiều
phƣơng pháp khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công ty thuộc
nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau. Cụ thể nhƣ một số nghiên cứu sau đây:
Trƣớc tiên phải kể đến một trong những lý thuyết nổi bật nhất của tính
thanh khoản là “lý thuyết ƣu chuộng tính thanh khoản” trong nghiên cứu mang
tên “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) của Keynes (1936) Ông đƣa ra ba động cơ
lý giải cho mục đích nắm giữ tiền mặt của con ngƣời, đó là: giao dịch, dự phòng
và đầu cơ Học thuyết của Keynes đã trở thành nền tảng lý thuyết cho các nghiên
cứu sau này của nhiều tác giả khác phát triển theo đó [17]
Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực nghiệm về khả năng thanh
khoản ngắn hạn của các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 DN
giai đoạn 1986–1997. Các tác giả xem xét yếu tố quy mô, vốn lƣu động, tài
sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tƣ, lợi nhuận trên tài sản, thu nhập
không chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập. Kết quả cho thấy vốn lƣu
động, đầu tƣ và lợi nhuận trên tài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năng
thanh khoản của công ty. [12]
Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm các yếu tố tác động đến thanh
khoản của 1048 công ty Mỹ t 1971 đến 1994. Kết quả cho thấy thanh khoản
có mối tƣơng quan ngƣợc chiều đến quy mô, vốn lƣu động, đòn bẩy, chi trả
cổ tức. Ở chiều ngƣợc lại, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài
sản, rủi ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/doanh thu có tƣơng
quan cùng chiều với thanh khoản. Các tác giả kết luận rằng các công ty lớn có
5
sự tiếp cận thị trƣờng vốn tốt hơn sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn, khiến chỉ số
thanh khoản kém hơn [21]
Afza và Adnan (2007) nghiên cứu về những yếu tố của việc nắm giữ tiền
mặt trong các công ty ở Pakistan. Afza và Adnan thu thập mẫu gồm 205 công
ty đại chúng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Karachi (KSE) trong giai
đoạn 1998-2005. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng các công ty có biến động
dòng tiền lớn hơn có xu hƣớng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn để tạo một điểm
tựa an toàn cho các hoạt động của công ty đƣợc trôi chảy. [10]
Kim, Mauer và Sherman (1998) nghiên cứu những yếu tố quyết định tính
thanh khoản của công ty. Họ thu thập mẫu gồm 915 công ty công nghiệp ở
Mỹ trong giai đoạn 1975-1994. Kim, Mauer và Sherman dự đoán rằng có mối
quan hệ tích cực giữa chi phí tài chính bên ngoài và đầu tƣ vào tài sản lƣu
động. Họ cũng dự đoán rằng các công ty có biến động dòng tiền lớn có xu
hƣớng đầu tƣ vào tài sản lƣu động nhiều hơn Ngoài ra, nghiên cứu này cũng
chỉ ra tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tích cực với tỷ suất sinh
lời của tài sản. [18]
Với mẫu nghiên cứu trong 3 năm 2008–2010, Gill và Mathur (2011) đã
chọn 164 công ty trên thị trƣờng chứng khoán Toronto, Canada nhằm tìm ra
các yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty. Quy mô, vốn lƣu động ròng,
tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tƣ và yếu tố ngành có tác động đến thanh
khoản của công ty. Các biến có tác động ngƣợc chiều đến thanh khoản là tỷ lệ
nợ, vốn lƣu động ròng và tỷ lệ đầu tƣ [15]
Muhammad Usama (2012) phân tích quản lý vốn lƣu động và nghiên
cứu ảnh hƣởng của vốn lƣu động đến lợi nhuận và thanh khoản của công ty.
Usama lấy mẫu gồm 18 công ty thuộc ngành thực phẩm đƣợc niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Karachi trong thời gian t 2006-2010. Usama kiểm
tra tác động của quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng
6
quay hàng tồn kho, tỷ lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty.
Qua phân tích hồi quy, kết quả cho thấy có tác động tích cực của quy mô đến
lợi nhuận và thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực
đến lợi nhuận của công ty. [19]
Niaz Ahmed Bhutto và các cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với quy mô công ty, vốn lƣu động và lợi nhuận
của các công ty ngành công nghiệp ở Pakistan. Dữ liệu thu thập đƣợc t các
báo cáo tài chính năm 2009 của 157 công ty đại ch ng đƣợc niêm yết trên sàn
chứng khoán Karachi. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa
chiều dài chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE), nhƣng có mối quan hệ tích cực với quy mô và lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA). [20]
Isshaq và Bokpin (2009) thu thập dữ liệu hàng năm giai đoạn 1991-2007
tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lƣu động,
tỷ lệ đầu tƣ và lợi nhuận trên tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô, lợi
nhuận trên tài sản, vốn lƣu động và tỷ lệ đầu tƣ có mối quan hệ cùng chiều
với khả năng thanh khoản của công ty. [16]
Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty t 45 quốc gia giai
đoạn 1994-2005. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản của
công ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lƣu động/tài sản, chi
phí vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tác
động cùng chiều trong khi vốn lƣu động/tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngƣợc
chiều với khả năng thanh khoản. [13]
Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh
khoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp,
Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburg
giai đoạn 1987-2000. Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hƣởng cùng
7
chiều với cơ hội đầu tƣ và lƣu chuyển tiền tệ của công ty Trong khi đó, đòn
bẩy, quy mô công ty và nợ có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến tính thanh khoản.
[14]
Ở Việt Nam, bài báo của PGS.TS.Trƣơng Quang Thông (2013) nghiên
cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngân
hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng
nhƣ quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn
tự có trên nguồn vốn mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô nhƣ
tăng trƣởng kinh tế, lạm phát. [8]
Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014)
đã nghiên cứu định lƣợng các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của
các công ty đang niêm yết (tr các tổ chức tài chính) tại thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam (HOSE, HNX). Dữ liệu nghiên cứu đƣợc trích t báo cáo
tài chính t năm 2007 – 2013. Nghiên cứu đã cho thấy khả năng thanh khoản
của các DN niêm yết giai đoạn 2007 – 2013 bị ảnh hƣởng nhiều nhất t tỷ lệ
vốn lƣu động thuần và tỷ số P/B. Các yếu tố trên cũng có tƣơng tác cùng
chiều với khả năng thanh khoản bên cạnh tỷ số P/E và tỷ lệ lƣu chuyển tiền
thuần. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tƣơng quan
âm đến khả năng thanh khoản. [6]
Tuy nhiên, mỗi một DN đều có một đặc điểm riêng, và mỗi quốc gia
khác nhau có các chính sách kinh tế và tốc độ tăng trƣởng khác nhau. Tất cả
những yếu tố này đều ảnh hƣởng đến tính thanh khoản. Chính vì vậy, đối với
nền kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống
nói riêng, tác giả có thể vận dụng và đƣa ra thêm các nhân tố ảnh hƣởng đối
với tính thanh khoản sao cho phù hợp nhất đối với đặc điểm kinh tế cũng nhƣ
đặc điểm điểm ngành của bài nghiên cứu. Vì vậy, khác với các nghiên cứu
8
trƣớc đây, với không gian và thời gian nghiên cứu hoàn toàn mới tác giả sẽ
lựa chọn, sử dụng và kiểm định mô hình phù hợp với ngành công nghiệp thực
phẩm t đó cho cái nhìn khách quan và cụ thể nhất về mối quan hệ giữa các
biến phụ thuộc và biến độc lập. Hai mô hình đƣợc lựa chọn để đo lƣờng tính
thanh khoản trong bài nghiên cứu này là: Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòng
quay vốn lƣu động.
9
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DN
1.1.1. Tổng quan về tính thanh khoản
Trƣớc hết cần tìm hiểu xem tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản
(hay còn gọi là tính lỏng) của thị trƣờng là một thuật ngữ kinh doanh dùng để
chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua hoặc bán hàng hóa trên thị trƣờng mà
không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố giá cả. Ngoài ra, khoảng thời gian để mua và
bán hàng hóa thƣờng là ngắn hạn.
Theo t điển Cambridge, tính thanh khoản là tính chất dễ dàng quy đổi
thành tiền hoặc các khoản tƣơng đƣơng của các khoản đầu tƣ hoặc tài sản.
Bên cạnh đó, tính thanh khoản chính là khả năng bán nhanh chóng và dễ dàng
của tài sản mà không phải chịu bất cứ tổn thất nào. Những tổn thấy ở đây có
thể là do sự thay đổi giá hoặc các loại phí giao dịch Khi nhà đầu tƣ cân nhắc
đầu tƣ vào tài sản đó, họ cần phải cân nhắc khả năng có thể bán đƣợc tài sản
đó trong tƣơng lai hay không, chi phí bỏ ra để mua tài sản là bao nhiêu và
dòng tiền trong tƣơng lai đem lại cho nhà đầu tƣ nhƣ thế nào. Chi phí giao
dịch tốn kém và khả năng giá giảm trong tƣơng lai khi bán không phải chỉ
liên quan đến các tài sản tài chính nhƣ cổ phiếu mà bao gồm tất cả các loại tài
sản. Các loại tổn thất này đƣợc gọi là chi phí do thiếu tính thanh khoản.
Trong đề tài khóa luận này, tác giả sử dụng định nghĩa tính thanh khoản
nhƣ sau:
Tính thanh khoản là khả năng nhanh chóng chuyển tài sản thành tiền
mà không phải chịu chi phí cao và khoảng thời gian cho giai đoạn chuyển
thành tiền là ngắn. Ví dụ, chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải
10
thu,…có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán
hay chi tiêu. Các cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng, tính lưu
động.
Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị trƣờng của tài sản đó có nhiều
ngƣời mua và ngƣời bán. Tài sản có tính thanh khoản càng cao thì mức độ rủi
ro càng thấp. Nhƣ vậy, tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng
đƣợc trực tiếp để thanh toán, lƣu động, tích trữ. Do vậy, tính thanh
khoản cũng là một trong những chức năng của tiền tệ. Còn hàng tồn kho có
tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ
chuyển thành khoản phải thu, rồi t khoản phải thu sau một thời gian mới
chuyển thành tiền mặt.
Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị
trƣờng cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tƣơng đối ổn định theo thời gian và
khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tƣ nguyên thủy. Nhờ có thị
trƣờng chứng khoán các nhà đầu tƣ có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu
thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong
những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tƣ Tính lỏng cho
thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tƣ, thị trƣờng hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao.
Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tƣ, các nhà đầu tƣ nên xem xét đến
khả năng bán lại trƣớc khi ch ng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tƣ ban đầu.
Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm đƣợc ngƣời mua hoặc phải bán
mất giá, nhà đầu tƣ sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Điều này gọi là
rủi ro thanh khoản trong đầu tƣ chứng khoán.
Nhà kinh tế học Keynes (1936) [17] đã chỉ ra rằng tính năng kinh tế đặc
biệt của tiền đó chính là “tính thanh khoản” Tính thanh khoản của DN thể
hiện thông qua tính thanh khoản của các loại tài sản và dễ dàng nhận thấy
11
rằng tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Chính nhờ tính thanh
khoản này, DN tránh đƣợc những tác động tiêu cực và những “c sốc” về
dòng tiền không mong đợi.
1.1.2. Lý thuyết khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản
Khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản là một trong những lý luận liên
quan đến nhu cầu tiền tệ mà John Maynard Keynes đã nêu ra trong các tác
phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (tên gốc
tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest and Money) và trở
thành một trong những lý luận quan trọng của kinh tế học Keynes.
Nội dung của lý luận này đƣợc diễn đạt nhƣ sau: Nhu cầu về tiền mặt
của mọi ngƣời gồm hai bộ phận:
Một là, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch. Lƣợng cầu tiền mặt này là hàm
số thuận của thu nhập. Con ngƣời kinh tế điển hình hễ có thu nhập nhiều hơn
thì tiêu dùng nhiều hơn
Hai là, nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ Lƣợng cầu tiền mặt thứ
hai này là hàm số nghịch của lãi suất. Lãi suất càng hấp dẫn thì ngƣời ta càng
ít giữ tiền mặt. Lãi suất kém hấp dẫn thì có xu hƣớng giữ tiền mặt nhiều hơn
Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá để ngƣời ta hy sinh sự ƣa chuộng tính
thanh khoản của tiền mặt (quyết định xu hƣớng giữ tiền).
Các giả thiết của Keynes đƣa ra trong khuôn mẫu này là:
Giả thiết thứ nhất: Ngƣời ta dùng hai loại tài sản chính để làm của cải
dự trữ của mình là trái phiếu và tiền mặt. Giả thiết này làm cho khuôn mẫu ƣa
thích tính thanh khoản bỏ qua các tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận
dự tính của các loại tài sản thực khác nhƣ bất động sản, vàng, xe ô tô,…
Với giả thiết chỉ có hai loại tài sản nên tổng của cải trong nền kinh tế
bằng tổng khối lƣợng trái phiếu và tiền mặt cộng lại và bằng tổng lƣợng cung
trái phiếu (Bs) cộng với tổng lƣợng tiền cung ứng (Ms). Tổng lƣợng trái phiếu
12
mà mọi ngƣời muốn mua (Bd) và số tiền mà mọi ngƣời muốn giữ (Md) phải
bằng với tổng lƣợng cung trái phiếu và cung tiền do mọi ngƣời không thể mua
nhiều tài sản hơn số nguồn lực mà họ nắm giữ Nhƣ vậy lƣợng cung trái phiếu
và tiền phải bằng với lƣợng cầu trái phiếu và tiền:
Bs + Ms = Bd + Md
Biến đổi Phƣơng trình này ta có: Bs – Bd = Md – Ms
T phƣơng trình trên ch ng ta nhận thấy rằng nếu thị trƣờng của tiền tệ
cân bằng, tức là Md = Ms, thì thị trƣờng trái phiếu cũng phải cân bằng, tức là
Bs = Bd
Nhƣ vậy, việc phân tích khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản (Cung –
cầu tiền tệ) cũng tƣơng đƣơng với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay (Cung –
cầu trái phiếu).
Giả thiết thứ hai: Tiền mặt không mang lại lợi nhuận và trái phiếu có tỷ
suất lợi nhuận dự tính bằng với lãi suất thực Nhƣ vậy, khi lãi suất tăng, tỷ
suất lợi nhuận dự tính của tiền giảm một cách đáng kể so với trái phiếu và
theo Lý thuyết lƣợng cầu tài sản – Lƣợng cầu của một tài sản tỷ lệ thuận với
tỷ suất sinh lời dự kiến của loại tài sản đó so với các tài sản khác, cầu về tiền
sẽ giảm xuống, cầu trái phiếu tăng lên
Có thể giải thích giả thiết trên dựa vào khái niệm “Chi phí cơ hội” Chi
phí cơ hội của một loại tài sản (trong trƣờng hợp này là tiền) là khoản lợi
nhuận bị mất đi do không nắm giữ loại tài sản thay thế khác. Khi lãi suất tăng,
chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng tăng lên (khoản lợi nhuận bị mất đi do
không nắm giữ trái phiếu) và tiền trở nên kém hấp dẫn hơn, nhu cầu về tiền sẽ
giảm xuống.
Giả thiết thứ ba: Lƣợng cung tiền là do Ngân hàng trung ƣơng kiểm
soát và không thay đổi trong ngắn hạn.
13
Lãi suất luôn có xu hƣớng đi về điểm cân bằng. Khi lãi suất quá cao,
lƣợng tiền dƣ th a sẽ đƣợc chuyển vào thị trƣờng trái phiếu. Cầu trái phiếu
tăng lên làm giá trái phiếu tăng lên và lãi suất giảm đi Lãi suất sẽ giảm cho
đến lúc thị trƣờng trái phiếu và tiền tệ cân bằng và d ng lại ở mức lãi suất
(x)% (và ngƣợc lại).
Có thể dễ dàng thấy rằng ứng với mỗi một mức cung – cầu tiền sẽ xác
định đƣợc một lãi suất cân bằng tƣơng ứng. Cho nên có thể nói những nhân tố
ảnh hƣởng đến quan hệ cung – cầu tiền tệ trên thị trƣờng cũng sẽ ảnh hƣởng
đến sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng. Khuôn mẫu ƣa thích tính thanh
khoản cho thấy lãi suất cân bằng thay đổi khi các đƣờng cung, cầu tiền tệ dịch
chuyển.
Ƣu điểm của Lý thuyết ƣa chuộng tính thanh khoản:
- Giải thích đƣợc tác động của cung – cầu tiền tệ đến lãi suất cân bằng.
- Đƣa ra đƣợc kết quả quan trọng: Việc tăng cung tiền tệ sẽ làm giảm
lãi suất => ở nhiều nƣớc đã ứng dụng để thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ
khi muốn giảm lãi suất để kích thích đầu tƣ và tiêu dùng
Nhƣợc điểm của Lý thuyết ƣa chuộng tính thanh khoản:
- Lý thuyết này giả định rằng ngƣời ta chỉ sử dụng tiền và trái phiếu để
làm của cải dự trữ, dẫn đến bỏ qua tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận
dự tính của các loại tài sản thực khác: bất động sản, vàng,… Trong khi trên
thực tế, các yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến lãi suất trên thị trƣờng.
- Chỉ nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất cân bằng bởi một yếu tố kinh
tế cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trên thực tế, các yếu tố
kinh tế thƣờng thay đổi đan xen => Lãi suất chịu sự tác động đồng thời của
nhiều yếu tố.
- Cung tiền và lãi suất không phải l c nào cũng tỷ lệ nghịch với nhau
bởi sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có
14
những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác nhƣ: thu nhập, mức giá và tỷ lệ
lạm phát dự tính. Các yếu tố này thay đổi do cung tiền tăng cũng có thể làm
lãi suất tăng lên
Sau Keynes cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thuyết ƣa chuộng tính
thanh khoản. Thuyết ƣa chuộng thanh khoản đƣa ra những lựa chọn xác định
bao nhiêu của cải đƣợc đầu tƣ vào các tài sản tài chính và quan tâm đến sự
phân bổ số của cải này vào tiền mặt và các tài sản tài chính thay thế khác. Hay
nói cách khác, ƣa thích tính thanh khoản là một lý thuyết về việc mong muốn
giữ tài sản ngắn hạn hơn so với các tài sản dài hạn làm ảnh hƣởng đến khả
năng thanh khoản của một DN.
1.1.3. Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty
Một công ty không thể trả nợ đ ng hạn và không thể tiếp tục giữ đ ng
nghĩa vụ thanh toán của mình đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và
hàng hóa thì công ty đó có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá
sản. Không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hƣởng
đến hoạt động của công ty và trong nhiều trƣờng hợp có thể ảnh hƣởng nhiều
đến uy tín của công ty.
Thiếu tiền mặt hoặc tài sản lƣu động sẽ làm cho công ty bỏ lỡ những ƣu
đãi đƣợc đƣa ra bởi các nhà cung cấp. Mất ƣu đãi nhƣ vậy có thể dẫn đến chi
phí cao hơn, do đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty.
Tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của một
công ty. Các nhà cung cấp sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công ty trƣớc khi
cho vay hay bán chịu. Thanh khoản đôi khi đƣợc yêu cầu bởi các ngân hàng
khi họ đánh giá một khoản cho vay. Nếu công ty cần một khoản vay, ngân
hàng có thể sẽ yêu cầu công ty đó duy trì mức thanh khoản tối thiểu nhất định,
nhƣ một phần của thỏa thuận cho vay Vì lý do đó, các bƣớc cải thiện thanh
khoản là cần thiết.
15
Các nhân viên cũng quan tâm đến tính thanh khoản của công ty để biết
liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi của mình
nhƣ: tiền lƣơng, quỹ phúc lợi,…
Nhƣ vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh thì tính thanh khoản
đƣợc xem nhƣ là mạch máu duy trì sự sống của công ty. Một khi công ty bị
mất tính thanh khoản thì sẽ không thể thanh toán đƣợc các khoản nợ và tất
nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản
chỉ còn là vấn đề thời gian nếu DN không kịp thời khôi phục đƣợc tính thanh
khoản Do đó, việc hiểu rõ về tính thanh khoản của công ty giúp cho các nhà
quản lý kinh doanh tránh đƣợc rủi ro thanh khoản trong tƣơng lai
1.1.4. Đo lƣờng tính thanh khoản
Trong quan hệ thanh toán, hầu hết các DN đều có xu hƣớng thực hiện
việc tài trợ vốn thông qua vay nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là liệu DN có khả
năng thanh toán và thanh toán đ ng hạn các khoản nợ? Đây là câu hỏi, không
chỉ bản thân DN mà các ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ,
cũng rất quan
tâm Để trả lời câu hỏi trên thì phải đo lƣờng tính thanh khoản của DN. Các
DN chủ yếu sử dụng tỷ số thanh toán để đo lƣờng tính thanh khoản, do các tỷ
số này cho biết khả năng của một DN trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để
chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, mỗi tỷ số đều có
những ƣu và nhƣợc điểm riêng trong việc đo lƣờng tính thanh khoản. Sau
đây, tác giả sẽ tập trung phân tích những hạn chế của các tỷ số thanh toán này.
Thứ nhất, tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa toàn bộ
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN và đƣợc tính nhƣ sau:
Khh = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, nếu tỷ số thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng
thanh toán của DN càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi l c hàng tồn kho của
DN lớn, tỷ số thanh toán hiện thời cao nhƣng chƣa chắc tính thanh khoản của