Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Com nang luc hanh vi dan su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.71 KB, 5 trang )

Cá nhân là một thực thể tự nhiên của xã hội ,là chủ thể phổ biến trong các quan hệ xã hội
nói chung và quan hệ dân sự nói riêng.
Mỗi cá nhân phải có tư cách chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự lam phát
sinh các quyền và nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện. Tư cách chủ thể của cá nhân
trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự, đây là hai yếu tố cần và đủ để cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành
vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vố có là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho
mọi cá nhân .

I. Khái niệm năng lực hành vi dân sự
Theo điều 17 BLDS 2005 thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân,
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự".
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào mức độ nhận thức và độ tuổi của người
đó. Mỗi cá nhân khác nhau, với độ tuổi khác nhau, tình trạng sinh lí khác nhau, khả năng
nhận thức và làm chủ hành vi khác nhau thì năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân là
không như nhau.
Ví dụ: Một người mới sinh ra có khả năng nhận thức khác người 20 tuổi bình thường, người
khỏe mạnh khác người mắc bệnh tâm thần…
Năng lực hành vi dân sự cũng là một thuộc tính pháp lí gắn với cá nhân, cùng với năng lực
pháp luật dân sự tạo thành tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ dân
sự cụ thể.Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề ,là quyền dân sự khách quan của chủ
thể ,thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền,thực
hiện quyền và nghĩa vụ của họ.Ngoài ra,năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự
chịu trách nhệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
II. Phân loại mức độ năng lực hành vi dân sự
Căn cứ vào khả năng nhận thức (hiểu đuợc hành vi và hậu quả của hành vi) và độ tuổi của
mỗi cá nhân, năng lực hành vi dân sự được chia thành các mức độ như sau:
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Mọi người (từ đủ 18 tuổi trở lên, gọi là “người thành niên”) đều được pháp luật qui định là có
năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ, trừ trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực


hành vi dân sự. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là những người đã phát triển đầy đủ về thể chất
và tinh thần, về tâm sinh lí, về cơ bản họ có thể nhận thức chín chắn mọi vấn đề và quyết
định độc lập, vì vậy pháp luật dân sự quy định những người này được phép tham gia vào tất
cả các giao dịch dân sự và chịu trách nhiệm đối với chính hành vi của mình.
2. Năng lực hành vi dân sự một phần.
Điều 20 BLDS quy định:
1.” Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.
Việc quy định như trên là phù hợp nhằm tạo điều kiện cho những người này thuận tiện trong
sinh hoạt, chủ động tham gia vào các quan hệ dân sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh
thần của mình mà không phải lúc nào cũng phải xin phép người đại diện, qua đó cũng góp
phần thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển.
2.” Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không
cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định


khác”.
Quy định đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi có tài sản đủ đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ, có thể chủ động, đôc lập tham gia vào các giao dịch dân sự mà không phụ thuộc vào
người đại diện.
3. Không có năng lực hành vi dân sự
Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa
đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Người đại diện ở đây có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ, trong phạm vi thẩm quyền của
mình người đại diện theo pháp luật sẽ thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được đại
diện.
4. Mất năng lực hành vi dân sự
Điều 22 BLDS quy định người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra
quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của
chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp
luật xác lập, thực hiện.
5. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Điều 23 BLDS quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:
1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia
đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà
án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi
đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Việc phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân có ý nghĩa pháp lí to lớn
trong việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các giao dịch dân sự, ai được tham gia
vào loại giao dịch nào, cũng như xác định tính hợp pháp của các giao dịch đó.
III.Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện BLDS về năng lực hành vi dân sự.
BLDS 2005 có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà
nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lí trong quan hệ dân sự, góp
phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội.
Tuy BLDS 2005 được nghiên cứu và xây dựng một cách kĩ càng nhưng sau một thời gian thực
hiện, nó đã bộc lộ nhiều bất cập trong nhiều vấn đề khác nhau, trong đó, có những bất cập

trong những quy định về năng lực hành vi dân sự.
Thứ nhất: là bất cập trong quy định về năng lực dân sự một phần. Khoản 1, Điều 20 quy định
rằng: “ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt


hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, việc xác định
thế nào là giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày, và thế nào là phù hợp với lứa tuổi thì cho
đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, cho nên rất cần thiết phải có những văn bản
hướng dẫn cụ thể trong quy định này. Các giao dịch đó có thể là những giao dịch phục vụ
cho việc ăn mặc, học tập, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí…
Thứ hai: là những tình tiết chưa hợp lí trong quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khoản 1, Điều 23 của BLDS quy định rằng: “ Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự”. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp vì cờ bạc, số đề dẫn đến phá
tán tài sản gia đình nhưng trong quy định của BLDS chỉ mới quy định đến trường hợp
“nghiện” mà chưa quy định trường hợp này. Thiết nghĩ, cần phải quy định cụ thể trường hợp
này trong BLDS.
Thứ ba: Mọi giao dịch dân sự của những người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện
của họ xác lập ,thực hiện.Luật dân sự quy định trong trường hợp vì những nguyên nhân mà
do đó,họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự nhưng nay không còn tồn tại nữa,thì họ
hoặc những người có quyền ,lợi ích liên quan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi ,Tuy nhiên,giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người
đó sẽ gặp vướng mắc về tố tụng.Theo quy định, khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng
sẽ mất năng lực hành vi tố tụng.Họ không thể khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án mà không
thông qua hành vi cuả người có năng lực hành vi tố tụng dân sự.Vì vậy,thiết nghĩ bộ luật dân
sự và tố tụng dân sự cần giải quyết vướng mắc này.
Thứ tư: Theo khoản 1 điều 22 của BLDS quy định người mất năng lực hành vi như sau: Khi
một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được

hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền ,lợi ích liên quan,Tòa án ra quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.... Phải
chăng bộ luật dân sự 2005 chưa quy định rõ ràng về thời điểm bắt đầu mà giao dịch dân sự
phải thực hiện qua người đại diện.Thời điểm này là thời điểm mất năng lực hành vi dân sự
hay là thời điểm tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.Thiết nghĩ bộ luật dân sự cần quy
định rõ rang hơn vấn đề này.
Ta xét ví dụ sau:Anh A 20 tuổi, sau khi đi làm xa về anh có dấu hiệu không ổn định về thần
kinh.Rồi anh A đổ bệnh ,suốt ngày tưng tưng,nói năng lảm nhảm,các bác sĩ kết luận anh bị
tâm thần nặng.Như vậy ,trong thời gian anh chờ Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự thì việc tham gia giao kết hợp đồng của anh đã được người đại diện hay
người giam hộ thực hiện chưa hay anh phải trực tiêp tham gia trong tình trạng như thế.
Thứ năm: Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày) trở
lên có quyền kết hôn.Theo quy định tại điều 19 của BLDS 2005 thì người thành niên (người
đủ 18 tuổi trở lên) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ trường hợp quy định tại điều 22 và
điều 23 của bộ luật này.Như vậy,theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có
đầy đủ năng lực hành vi.
Thứ sáu: Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng có một số vướng mắc đó là pháp luật
chưa điều chỉnh trường hợp vợ hoặc chồng bị tâm thần,mất năng lực hành vi dân sự thì
cha ,mẹ người bị bệnh có quyền đứng đơn xin ly hôn và thay con mình tham gia tố tụng hay


không?Theo quy định tại điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì người có quyền làm đơn
ly hôn chỉ có thể là vợ ,chồng hoặc cả vợ chồng.Cũng theo điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự
quy định đối với các vụ án ly hôn không được áp dụng chế độ người đại diện,tức là phải đích
thân chồng hay vợ đứng đơn khởi kiện và tham gia tố tụng chứ không thể nhờ ai thay mặt
mình được.
Cũng theo điều 62 của BLDS quy định: trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi thì chồng
là người giám hộ đương nhiên,nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám
hộ.Thực tế đang vướng mắc ở chỗ luật bắt buộc phải có người giám hộ cho người mất năng
lực hành vi khi tham gia vụ án ly hôn nhưng nếu để vợ chồng làm người giám hộ cho nhau

thì không ổn.Và trong trường hợp này cũng không thể cử cha,mẹ của người bệnh làm người
giám hộ vì theo điều 62 BLDS tòa chỉ được cử người giám hộ khi người bệnh chưa có người
giám hộ đương nhiên.
Ta xét ví dụ sau: Vợ chồng chị A lấy nhau được hơn 10 năm, có với nhau hai mặt con. Trước
đây, chồng chị hoàn toàn bình thường nhưng sau mấy năm đi làm thuê ở một số nơi về thì
thấy có dấu hiệu thần kinh không ổn định. Sau đó người chồng đổ bệnh, ốm liền mấy tháng,
khi tạm khỏe lại thì đầu óc không còn minh mẫn như trước, suốt ngày tưng tưng, nói năng
lảm nhảm.
Hai năm trước, chị cùng gia đình đưa chồng đến bệnh viện tâm thần khám. Các bác sĩ kết
luận chồng chị bị tâm thần nặng. Gần đây, thấy bệnh tâm thần của con trai chữa trị mãi
nhưng không hết mà có phần nặng thêm, phía gia đình chồng đã vận động chị A đứng đơn
xin ly hôn để tìm hạnh phúc mới.
Tuy nhiên, do thương chồng và cũng đã lớn tuổi, chị G. không chịu, quyết định ở vậy chăm
sóc chồng và các con. Về phía cha mẹ chồng, vì muốn giải thoát cho con dâu khỏi cảnh khổ
nên khi vận động không được, họ đã quyết định thay con trai làm đơn “xin ly hôn giùm”.
Đơn này sau đó đã bị tòa trả lại với lý do phải đích thân chồng hay vợ đứng đơn khởi kiện và
tham gia tố tụng chứ không thể nhờ ai thay mặt mình được theo luật hôn nhân và gia
đình.Câu hỏi đặt ra là :vậy làm như thế nào để cho người vợ một lối thoát vì bản thân người
chồng không thể làm đơn xin ly hôn,người vợ không đổng ý làm đơn xin ly hôn và nếu người
giám hộ (vì trong trường hợp này người chồng không đủ tư cách làm người đại diện) thì
người giám hộ cũng không có quyền làm đơn ly hôn.
Thực tiễn cho thấy những vụ xin ly hôn liên quan đến một bên vợ hoặc chồng bị mất năng
lực hành vi dân sự không phải là ít.Tuy nhiên,các hướng dẫn thì rất thiếu cho nên không có
cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu chỉ định người giám hộ thay thế người bị mất năng lực
để giải quyết cho dứt điểm vụ ly hôn. Pháp luật dân sự cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở
rộng quy định về người giám hộ trong các vụ án ly hôn mà chồng hoặc vợ mất năng lực hành
vi dân sự. Theo chúng tôi, trong những trường hợp này nên quy định người giám hộ cho bên
mất năng lực hành vi dân sự có thể là cha hoặc mẹ của họ.
Thứ bảy: Ngoài những bất cập trong BLDS, liên quan tới năng lực hành vi dân sự còn có
những bất cập ở điều 92, Luật Nhà ở.

Điều 92 Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở :
“1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ
quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh
doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
2. Bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở
là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu


thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này;
nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh’.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Về nguyên tắc, năng lực hành vi dân sự của cá nhân
phát sinh khi cá nhân từ đủ 6 tuổi và đầy đủ khi cá nhân đủ 18 tuổi nếu không bị Toà án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị Toà án hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy
nhiên, đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi không thể tự mình tham gia giao dịch dân
sự về nhà ở mà nhất thiết phải có người đại diện theo pháp luật. Đối với người từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi có thểm tham gia giao dịch dân sự về nhà ở nếu có đủ tài sản bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, khi tham gia các quan hệ mua bán, thuê, tặng cho, mượn, thế chấp, trao đổi nhà,
cá nhân tối thiểu phải đủ 15 tuổi. Việc quy định điều kiện “cá nhân có năng lực hành vi dân
sự” tại Điều 92 Luật Nhà ở là quá rộng, không chính xác.
Cuộc sống ngày càng phức tạp,đa dạng và dần dần nó đã phát sinh thêm những vấn đề mà
pháp luật chưa lường tới được.Để kịp thời điều chỉnh ,pháp luật cần có những sửa đổi, bổ
sung để dần hoàn thiện và đáp ứng ngày càng cao những vấn đề phát sinh trong xã hội.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×