Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

boi thuong chi phi dao tao, ly luan va thuc tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.8 KB, 3 trang )

Nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, làm
chủ được công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, như vậy mới tạo ra được năng suất lao
động cao, tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, nâng cao tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Để thực hiện được điều
này, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho người lao động trong doanh nghiệp mình
được học tập nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất,
kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế có một số doanh nghiệp đã và đang gặp phải vấn đề đó là, sau khi
được đào tạo, được tiếp thu kiến thức về kinh doanh, về khoa học kỹ thuật thì người lao động
lại bỏ doanh nghiệp đã đài thọ cho mình đi học để tìm đến những doanh nghiệp khác với
nhiều lý do khác nhau. Điều này làm cho doanh nghiệp “vừa mất người vừa mất của”.
Người đã muốn ra đi thì khó mà giữ lại được đã đành, vậy còn số tiền đã bỏ ra để cho người
lao động ăn học có lấy lại được không? người lao động có buộc phải trả không? Có phải bồi
thường không? Đó là những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang đặt ra.
Để giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin nêu ra một tình huống như sau:
Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp Đại học Bách khoa chuyên ngành tự động hoá, là chuyên viên
kỹ thuật của Công ty X – một công ty chuyên lắp ráp thiết bị điện tử. Ông A làm việc cho
công ty X trên cơ sở Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Quá trình làm việc tại
doanh nghiệp, ông A thể hiện là một kỹ sư có năng lực, chính vì vậy, công ty có kế hoạch gửi
ông A sang Nhật Bản để học tập nâng cao trình độ với mong muốn sau khi trở về sẽ bổ
nhiệm làm giám đốc kỹ thuật phục vụ lâu dài cho công ty. Kế hoạch này công ty đã trao đổi
với ông A và ông A hoàn toàn đồng ý. Để ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên, trước khi đi
học, công ty X và ông A cùng ký một văn bản thoả thuận với nội dung: Công ty sẽ đài thọ
cho ông Nguyễn Văn A đi học tập nâng cao trình độ về thiết bị điện tử và tự động hoá tại
Nhật Bản với toàn bộ kinh phí là 40.000 USD trong thời gian 1 năm. Sau khi học xong, ông
Nguyễn Văn A cam kết sẽ làm việc cho công ty X trong thời gian ít nhất là 7 năm. Trong
trường hợp ông Nguyễn Văn A không làm việc cho công ty khi chưa hết thời hạn 7 năm theo
cam kết thì ông A sẽ phải bồi thường cho công ty toàn bộ số tiền mà công ty đã bỏ ra để đài
thọ cho ông A đi học.
Sau thời gian 1 năm học tập ở Nhật Bản, ông A trở về và được công ty X bổ nhiệm làm giám
đốc kỹ thuật như cam kết. Làm việc tại công ty X được gần 2 năm thì ông Nguyễn Văn A làm


thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gửi công ty X và sau 45 ngày ông A nghỉ
việc.
Công ty X yêu cầu ông A phải thực hiện cam kết của mình với công ty đó là bồi thường lại
toàn bộ chi phí đào tạo 40.000 USD theo như đã cam kết với công ty trước khi đi học. Ông A
không đồng ý. Sau đó công ty X đã làm đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện K yêu cầu
toà án xử buộc ông A phải bồi thường khoản chi phí đào tạo 40.000 USD cho công ty. TAND
huyện K sau nhiều lần hoà giải giữa hai bên không thành đã đưa vụ án ra xét xử và quyết
định: Ông Nguyễn Văn A đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật lao động và các văn
bản hướng dẫn thi hành, đó là đã thông báo cho công ty X trước 45 ngày về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động, theo Điều 13 Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Hợp


đồng lao động. Do vậy ông Nguyễn Văn A không có trách nhiệm phải bồi thường chi phí đào
tạo cho công ty X. Công ty X sau đó đã kháng cáo bản án lên TAND tỉnh và toà án cấp phúc
thẩm đã xử giữ nguyên bản án của TAND huyện K.
Vấn đề cần bàn ở vụ việc này không phải là quyết định của Toà án đúng hay sai mà là các
quy định của Luật lao động đã thực sự phù hợp hay chưa? Đã thực sự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của Người sử dụng lao động theo tinh thần của Bộ luật lao động hay chưa?
Bộ luật lao động hiện hành tại khoản 3 Điều 41 quy định : “Trong trường hợp người lao động
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo
quy định của Chính phủ”. Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/2003
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động quy định:
“Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo…
trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều
37 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.”. Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ lao
động thương binh và xã hội hướng dẫn Điều 13 Nghị định số 44 tại khoản 4 mục III hướng
dẫn rõ hơn cách thức thực hiện đó là, người lao động và người sử dụng lao động phải ký văn
bản thoả thuận về việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì
người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một

thời gian nhất định do hai bên thoả thuận. Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp quy
định tại Điều 37 Bộ luật lao động. Điều 37 khoản 3 Bộ luật lao động quy định:“Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền chấm dứt hợp đồng
lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”.
Như vậy, theo các quy định hướng dẫn Bộ luật lao động nêu trên, có nghĩa rằng, người lao
động có ký văn bản cam kết với người sử dụng lao động về việc phải làm việc cho người sử
dụng lao động một thời gian sau khi được đào tạo và phải bồi thường chi phí đào tạo khi vi
phạm cam kết này hay không cũng không có ý nghĩa gì khi người lao động làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần báo trước
với người sử dụng lao động 45 ngày. Bốn mươi lăm ngày báo trước thực sự là một điều kiện
rất dễ mà người lao động nào cũng có thể thực hiện được và như vậy là hết trách nhiệm và
không phải bồi thường gì cả cho dù người sử dụng lao động có bỏ ra bạc tỷ để đào tạo người
lao động. Điều này vô hình chung đã làm vô hiệu hoá hiệu lực những cam kết về đào tạo
được các bên xác lập trong hợp đồng lao động hay một thoả thuận riêng bằng văn bản về
đào tạo đi kèm giữa người lao động và người sử dụng lao động, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp.
Một số kiến nghị và giải pháp:
Từ những vấn đề thực tiễn và lý luận nêu trên, chúng tôi thấy rằng quy định về việc bồi
thường chi phí đào tạo của người lao động đối với người sử dụng lao động theo Điều 13 Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ là không phù hợp với thực tế và ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bởi: Thứ nhất, xét dưới khía cạnh lợi ích kinh tế, doanh
nghiệp đã phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để đào tạo người lao động với hy vọng người
lao động sẽ phục vụ doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng điều này không
đạt được và như vậy doanh nghiệp vừa không đạt được mục tiêu phát triển nhân lực vừa mất
tiền của. Thứ hai, xét dưới góc độ về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao


động thì đây là mối quan hệ không hài hoà, không gắn kết công bằng giữa quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động với quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Thứ ba, xét

dưới khía cạnh phát triển nguồn nhân lực thì quy định này làm hạn chế động lực phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Theo chúng tôi, cần tạo ra một cơ chế thoả thuận bình đẳng giữa người lao động với người
sử dụng lao động về việc đào tạo và cam kết lao động. Trước mắt cần phải có sự sửa đổi quy
định của Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ theo hướng
“Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo,
trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động”. Như
vậy, chỉ những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo các điều kiện mà nguyên nhân
từ phía người sử dụng lao động hoặc vì điều kiện khách quan thì người lao động không phải
bồi thường chi phí đào tạo còn những trường hợp khác khi chấm dứt hợp đồng lao động đều
phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu được đào tạo và có cam kết)./.



×