Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Com noi dung cua cong uoc da dang sinh hoc duoc noi luat hoa trong luat da dang sinh hoc cua viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.6 KB, 3 trang )

Nội dung của Công ước Đa dạng sinh học được nội luật hóa
trong Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam
Công ước Đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội Nghị thượng đỉnh
về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ
ngày 29/12/1993. Tính đến tháng 5 năm 2009 đã có 191 quốc gia là thành viên của Công
ước này. Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994. Chính phủ giao Bộ
Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, giúp Chính phủ tổ chức thực hiện Công ước
này.
Mục tiêu chính của Công ước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng bền vững các thành
phần của đa dạng sinh học; và chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử
dụng tài nguyên sinh học.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào bảo tồn đa dạng
sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và chuyển giao
công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, Công ước cũng quy định
về các biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác quốc tế; trao đổi thông tin;
các nguồn tài chính và cơ chế tài chính, v.v… trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa
dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu. Thực hiện các nội dung trên, các nước cam kết tiến
hành một số họat động chính như: xây dựng hệ thống khu bảo tồn, trong đó tiến hành các
biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái; bảo tồn và phát triển
bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; kiểm soát và quản lý rủi ro của sinh vật
biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người; kiểm soát các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, luật hóa có hệ thống và thống nhất
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các cam kết quốc tế về đa
dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Luật Đa dạng sinh học đã
được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 nhằm đáp
ứng các yêu cầu trên. Luật có 8 chương, 78 điều. Luật quy định về nguyên tắc và chính sách
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; bảo
tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật và tài nguyên di truyền;
hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học; cơ chế, nguồn lực và phát triển bền vững đa dạng sinh


học.
Các nội dung cơ bản của Công ước Đa dạng sinh học đã được nội luật hóa trong Luật Đa
dạng sinh học, cụ thể:
1. Quy định rõ và đầy đủ về nội dung và trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để phân cấp và thành lập khu bảo tồn; trình tự, thủ tục lập,
thẩm định dự án và quyết định thành lập khu bảo tồn; chế độ quản lý và bảo vệ, các chính
sách đầu tư đối với các phân khu chức năng và vùng đệm; trách nhiệm và quyền lợi của các
bên liên quan, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh các khu
bảo tồn. Khu bảo tồn được phân thành 4 loại, bao gồm vườn quốc gia; khu dự trữ thiên


nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; và khu bảo vệ cảnh quan. Căn cứ vào mức độ đa dạng
sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành khu bảo
tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp. Ngoài ra, Luật quy
định về điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững đối với các hệ sinh thái tự
nhiên trên biển, các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng
nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống tự nhiên.
2. Quy định rõ và đầy đủ về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bao gồm bảo
vệ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và phát triển bền vững
các loài sinh vật. Căn cứ vào tiêu chí, các loài hoang dã có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng
hoặc nguy cấp ở mức cao được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ và có chế độ quản lý, bảo vệ. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa được điều tra, đánh giá
để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Quản lý và cơ chế, chính sách, thành lập cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học nhằm mục đích nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; và lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật
và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị. Ngoài ra, Luật còn quy định cụ thể về việc
khai thác các loài hoang dã; nuôi, trồng; trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho,
lưu giữ, vận chuyển; cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ; bảo vệ cây trồng và vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ
loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị.
3. Quy định về trách nhiệm vụ quản lý nguồn gen và quản lý các họat động liên quan đến
nguồn gen, việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của các nguồn gen có giá trị,
phát triển các ngân hàng gen, quản lý thống nhất thông tin và cơ sở dữ liệu về nguồn gen.
Quy định rõ về trình tự, thủ tục hợp đồng, cấp phép tiếp cận nguồn gen. Đặc biệt là quy định
rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích, đăng ký sở hữu đối với nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen.
4. Quy định về trách nhiệm quản lý rủi ro; lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro, cấp giấy
chứng nhận an toàn; công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro do
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng
sinh học; và quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật
biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học.
5. Quy định rõ về trách nhiệm tổ chức điều tra, lập, thẩm định và ban hành Danh mục loài
ngoại lai xâm hại. Kiểm soát việc nhập khẩu, lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại và
việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại và công khai thông tin về loài ngoại lai xâm
hại.
Việc xác định vị trí địa lý, giới hạn và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng
sinh học; và dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học là biện pháp, công cụ hiệu
quả mới nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, được quy định trong Luật là
những đóng góp quan trọng của Luật Đa dạng sinh học, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn mới
không những đối với Việt Nam mà cả các nước trong khu vực và thế giới.
Luật Đa dạng sinh học đã quy định thống nhất các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất
cập trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Quy định rõ
trách nhiệm của các bên liên quan đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, Luật Đa dạng sinh học


còn nội luật hóa các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quy định trong các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Đây là những nét mới và là những đóng góp lớn của Luật Đa dạng
sinh học.

Vì vậy, có thể nói các nội dung chủ yếu của Công ước Đa dạng sinh học đã được nội luật hoá
đầy đủ, toàn diện trong Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam.
Tuy nhiên, để các quy định của Luật Đa dạng sinh học sớm đi vào cuộc sống, cần tiến hành
khẩn trương các họat động hỗ trợ:
1. Xây dựng, ban hành, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học; xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
2. Giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ liên quan từ Trung ương đến địa phương về nội dung
của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;
3. Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng
đồng;
4. Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học từ
Trung ương đến địa phương;
5. Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững
đa dạng sinh học cho cộng đồng./.
Huỳnh Thị Mai
Ban Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường



×