Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Com candide changngaytho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.36 KB, 4 trang )

.


Chương I

CHÀNG NGÂY THƠ ĐƯC NUÔI NẤNG
TRONG MỘT TÒA LÂU ĐÀI TỐT ĐẸP

Tại vùng Westphalie, có tòa lâu đài của Nam tước Thunder-ten-tronckh1; một chàng thanh niên tính
tình hiền hậu, hồn nhiên sống trong tòa lâu đài này. Bộ diện của chàng phản chiếu tâm hồn chàng.
Chàng xét đốn việc đời thẳng thắn, với một tinh thần giản dị nhất; vì lý do ấy người ta gọi chàng là
“chàng Ngây Thơ”2. Những gia nhân hầu hạ trong nhà từ lâu năm nghi ngờ chàng là con của bà em nam
tước với một người trưởng giả cùng xóm, sống lương thiện; nhưng bà khơng muốn cưới ơng trưởng giả
này vì ơng chỉ có thể minh chứng được 71 chi tộc của ơng3, còn bao nhiêu trong tờ tơng chi thì bị thất lạc
vì sự tàn nhẫn của thời gian.
Nam tước là một trong những lãnh chúa thế lực nhất vùng Westphalie; lâu đài của ơng có một cửa
lớn và nhiều cửa sổ. Phòng khách trong lâu đài được trang trí bằng một tấm thảm đẹp. Những con chó
canh giữ các sân ni gia súc của ơng gộp lại thành một đồn qn khuyển đi săn khi cần thiết; những
gia nhân săn sóc cho số ngựa khá nhiều. Ơng trợ tế trong làng được coi như là vị Tun úy của riêng
ơng. Tất cả mọi người đều kêu ơng là “Đức ngài”4 và họ cười khi ơng nhạo báng.
Bà nam nước nặng chừng ba trăm năm chục cân Anh, được người ta kính trọng vì thân thể đẫy
đà của bà; trong các cuộc tiếp tân của gia đình, bà tỏ ra có tư cách, bà lại càng được tơn trọng
hơn. Con gái bà là Cunégonde mới 17 tuổi, hồng hào, cao lớn, tươi đẹp. Con trai của nam tước
giống cha về đủ mọi phương diện. Thầy dạy học của cậu, ơng Pangloss, là vị “thánh sống” trong
nhà. Chàng Ngây Thơ tn theo những lời giáo huấn của ơng với một lòng tin tưởng theo tuổi tác
của cậu và tính tình cậu.
Ơng Pangloss vừa dạy các khoa siêu hình-thần-vũ trụ-u minh học5. Ơng minh chứng một cách chắc

Thunder-ten-tronckh: khơng gợi lên một từ tiếng Đức cụ thể nào. Đó là một phóng tác hẳn là ám chỉ sự chối tai
của ngơn ngữ Đức. Kỳ lạ là từ “Thunder” khiến người ta nghĩ ngay đến tiếng Anh (tonnerre) và từ “Tonnerre de
Dieu” (Thiên Lơi).


2
Tiếng Pháp là “Candide” (trong trắng, thật thà, ngây thơ v.v…) - ND.
3
Một nhà q tộc có thể tự cao tự đại vì chừng ấy chi tộc thuộc tầng lớp q phái do tổ tiên của ơng ta đã được
chính thức thừa nhận là q tộc. Vấn đề là rõ ràng ở đây có một sự phóng đại nực cười ám chỉ niềm tự hào là q
tộc ở Đức, còn nghiêm ngặt hơn nhiều so với ở Pháp đối với những cuộc hơn nhân khơng tương xứng. Những
nhà nghiên cứu phả hệ học, nhất là từ thế kỷ XVI, cũng có niềm say mê q tộc, niềm say mê ấy còn được tăng
lên bởi những cuộc điều tra-thanh lọc của một số nước qn chủ châu Âu. Nhưng chức vị nam tước, dưới con
mắt của Voltaire, rõ thật “nực cười”.
4
Tiếng Pháp là “monseigneur”: tước vị dành riêng cho các hồng thân, cơng tước và cơng khanh, ở chính quyền
tỉnh lẻ…
5
Tiếng Pháp là “la métaphisico-théologo-cosmolonigologie”. Từ cosmolonigologie được ghép từ hai từ
cosmologie (vũ trụ luận) và nigaud (đồng âm với nigo, nghĩa là ngốc nghếch). Cosmologie là khái niệm vũ trụ học
khởi nguồn từ nhà triết học Đức Christian Wolff (1679-1754) (học trò của Leibniz), chỉ khoa học thế giới nói chung.
Maupertuis (1698-1759), địch thủ của Voltaire, đã cho xuất bản Essai de cosmologie [Tiểu luận về vũ trụ học].
1


chắn rằng mọi việc phải có nhân, có quả; nếu không có nguyên nhân thì không có hậu quả; ông còn tỏ
cho mọi người thấy rằng trên thế gian toàn thiện này, tòa lâu đài của “Đức ngài” đẹp nhất trong tất cả
các lâu đài và bà Nam tước là một phu nhân hoàn thiện nhất. Ông nói rằng:
“Đã có sự chứng minh cho thấy rằng mọi sự kiện đều có một cứu cánh, mọi sự việc đều nhất thiết
phải đi đến một cứu cánh hoàn bích hơn. Các người hãy nhận định rằng Tạo hoá sinh ra cái mũi là để
mang kính, bởi vậy con người chúng ra mới mang kính; chân là để mang giày, bởi vậy chúng ta mới
mang giày. Những tảng đá sinh ra là để đục đẽo thành những viên đá xây cất lâu đài; bởi vậy “Đức ngài”
mới có một lâu đài rất đẹp, vị Nam tước thế lực nhất trong tỉnh phải ở một nơi đẹp nhất. Những con heo
sinh ra để ta ăn thịt; bởi vậy chúng ta mới ăn thịt heo suốt năm. Những kẻ nào đã nói rằng mọi việc đều
tốt ở trên đời6 là những kẻ ngu đần; đáng lý ra phải nói rằng mọi việc đều tốt hơn hết ở trên đời này”.

Chàng Ngây Thơ chú ý nghe kỹ những lời giảng thuyết ấy, vì chàng nhận thấy cô Cunégonde7 đẹp
cực kỳ dầu không bao giờ chàng dám khen cô điều ấy. Chàng kết luận rằng sau cái diễm phúc được
sinh ra là nam tước Thunder-ten-tronckh, đến cái diễm phúc bậc nhì là được sinh ra là cô Cunégonde;
kế đến diễm phúc bậc ba là được nhìn thấy cô suốt ngày và sau chót diễm phúc bậc tư là được nghe
những lời thuyết giảng của Pangloss tiên sinh, triết gia giỏi nhất trong tỉnh và do đó là triết gia giỏi nhất
hoàn cầu.
Một hôm cô Cunégonde đi dạo gần lâu đài, trong một khu rừng nhỏ, nhìn thấy trong bụi rậm, tiến sĩ
Pangloss8 đang dạy một bài học vật lý thử nghiệm9 cho thị tì hầu phòng của thân mẫu cô, một chị tóc
nâu, rất đẹp và rất dễ dạy. Vì cô Cunégonde có nhiều thiên tư về khoa học nên cô đứng yên không thở
để quan sát những thử nghiệm lặp đi lặp lại của tiến sĩ mà cô được chứng kiến; cô thấy rõ ràng lý do10
khiến tiến sĩ làm cuộc thí nghiệm, những hậu quả và những nguyên nhân; cô trở về lòng dao động, óc
suy nghĩ rằng cô cũng có ngày trở thành thông thái và thành lý do cho chàng Ngây Thơ trẻ trung;
người cũng có thể là lý do của cô.
Trở về lâu đài, cô gặp chàng Ngây Thơ và đỏ mặt thẹn thuồng; chàng Ngây Thơ cũng đỏ mặt. Cô

Nhưng định nghĩa kỳ quặc trước hết tác động tới độc giả là “thuyết biện thần” [théodicée] của Leibniz (1710), mà
cha Castel, trong Mémoires de Trévoux [Hồi ký Trévoux] đã định nghĩa như một “học thuyết vật - địa lý - thần
học”.
6
Nguyên văn tiếng Pháp: “tout est bien” [mọi việc đều tốt] ám chỉ câu nói nổi tiếng của nhà thơ Anh Pope, trong
Essay on Man [Tiểu luận về con người - 1733]: “Whatever is, is right” [Dù đó là cái gì, thì cũng tốt thôi].
7
Cái tên hàm ý mỉa mai bởi một Công nương Đức cũng mang tên này được phong thánh năm 1012, vì đã chứng
tỏ sự trong trắng của mình có thể chịu được lửa thiêu.
8
Ghép từ hai tiếng Hy Lạp, nghĩa là “tout-langue” (tout: tất cả, mọi; langue: cái lưỡi, ngôn ngữ), ám chỉ triết gia
Pangloss hay lý sự về tất cả mọi việc. Voltaire xây dựng nhân vật triết gia Pangloss dựa trên hình mẫu Panurge,
nhân vật trong tác phẩm của Rabelais, thầy của Pentagruel. Ta có lý do để tin rằng Voltaire đã đọc lại Rabelais
trong khi sáng tác Candide.
9

Tiếng Pháp: “leçon de physique expérimentale”, nhại tiêu đề một cuốn sách nổi tiếng thế kỷ XVIII: Leçon de
physique expérimentale của tu viện trưởng Nollet. Voltaire đã viết năm 1739: “Thuyết biện thần nào của Leibniz
mà chẳng mang đến một thử nghiệm của Nollet”.
10
“Raison suffisante”: lý do đầy đủ, một nguyên tắc của Leibniz: “…chẳng đời nào có cái gì xảy đến mà không có
một nguyên nhân hoặc chí ít là một lý do xác định, nghĩa là cái có thể dùng để giải thích theo cách tiên nghiệm tại
sao cái đó lại tồn tại và tại sao nó lại hơn tất cả những cách khác như thế.”(Leibniz, Théodicée [Biện thần luận], I,
44).


chào chàng với một câu nhát gừng và chàng đáp lại bằng câu nói mà chàng không hiểu là mình nói gì.
Ngày hôm sau, sau bữa ăn trưa, mọi người bước ra khỏi phòng ăn, còn Cunégonde và chàng Ngây
Thơ đứng sau tấm bình phong. Nàng làm rớt khăn mùi soa xuống đất, chàng cúi xuống nhặt lấy và đưa
lại cho nàng; nàng cầm tay chàng một cách vô tư và chàng cũng vô tư hôn tay nàng với một sự nồng
nàn, xúc cảm và duyên dáng vô cùng. Bốn mắt bỗng nảy lửa, hai miệng gặp nhau, bốn đầu gối run rẩy
rồi bàn tay họ lạc hướng. Nam tước Thunder-ten-tronckh lúc ấy đi tới gần tấm bình phong, nhìn thấy
cái nhân và cái quả ấy; ông bèn đá đít đuổi chàng Ngây Thơ ra khỏi tòa lâu đài. Nàng Cunégonde ngất
xỉu và khi tỉnh dậy nàng bị bà Nam tước tát cho mấy cái. Tất cả mọi người đều hoang mang trong tòa
lâu đài đẹp nhất và khả ái nhất ấy.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×