Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HK I (CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.53 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 12 – CƠ BẢN
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 2: (3,5 điểm)
Trình bày hoạt động của gió mùa nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các
khu vực.
Câu 3: (3,5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm Nhiệt độ trung bình
tháng 1 (
0
C)
Nhiệt độ trung bình
tháng 7 (
0
C)
Nhiệt độ trung bình
năm (
0
C)
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
Quy Nhơn
TP Hồ Chí Minh
13,3
16,4


17,6
19,7
23,0
25,8
27,0
28,9
29,6
29,4
29,7
27,1
21,2
23,5
23,9
25,1
26,8
27,1
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
----- Hết -----
………………………………………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN ĐỊA 12 CB
Câu 1: Những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:

Đặc điểm Tây Bắc Đông Bắc
Phạm vi Nằm giữa sông Hồng và sông Cả Nằm ở tả ngạn sông Hồng
Đặc điểm
chung
Là khu vực địa hình cao nhất Việt Nam cùng
những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song
song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông
nam.

Địa hình nổi bật với các cánh cung lớn hình
rẻ quạt, quy tụ ở Tam Đảo. Địa hình cacxtơ
phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng.
Các dạng địa
hình chính
- Có ba mạch núi chính:
+ Phía đông: dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh
Phanxipăng 3143m cao nhất cả nước.
+ Phía tây: núi cao trung bình, dãy sông Mã
chạy dọc biên giới Việt – Lào.
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các
sơn nguyên, cao nguyên đá vôi: Phong Thổ,
Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh
Hoá có dãy Tam Điệp chạy sát đồng bằng
sông Mã.
- Các bồn trũng mở rộng thành các cánh
- Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn,
Bắc Sơn, Đông Triều.
- Một số đỉnh núi cao nằm ở thượng nguồn
sông Chảy: Tây Côn Lĩnh: 2419m, Pu Tha
Ca: 2274m, Kiều Liêu Ti: 2711m.
- Giáp biên giới Việt – Trung là địa hình cao
của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao
Bằng.
- Trung tâm là vùng đồi, núi thấp 500 –
600m.
- Giáp đồng bằng là vùng đồi trung du thấp
đồng Nghĩa Lộ, Điện Biên.
- Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng

sông cùng hướng tây bắc – đông nam: sông
Đà, sông Mã, sông Chu.
dưới 100m.
- Các dòng sông cũng chạy theo hướng vòng
cung là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục
Nam.
Câu 2: Hoạt động của gió mùa nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Có hai loại gió mùa chủ yếu hoạt động luân phiên trong năm.
a. Gió mùa mùa đông
- Gió mùa đông bắc.
+ Nguồn gốc: Khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển qua lục địa vào nước ta.
+ Hướng gió: đông bắc.
+ Phạm vi hoạt động: từ 16
0
B trở ra Bắc.
+ Thời gian: Vào đầu mùa đông (tháng XI, XII, I) khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại
cho thời tiết miền Bắc lạnh và khô.
Nửa cuối mùa đông (tháng II, III. IV), khối không khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta gây
nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.
+ Tính chất: Gió mùa đông bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất trong mùa
đông và ở miền Bắc hình thành một mùa đông kéo dài 2 – 3 tháng. Khi chuyển xuống phía nam suy yếu dần bởi
“bức chắn” là dãy Bạch Mã, ví tuyến 16
0
B.
- Gió Tín phong ở phía Nam.
+ Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương – Tm, thổi về xích đạo.
+ Hướng gió: đông bắc.
+ Phạm vi hoạt động: từ Đà Nẵng, vĩ tuyến 16
0
B trở vào Nam.

b. Gió mùa mùa hạ
- Gió mùa tây nam
+ Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan
vào nước ta (khối khí nhiệt đới Bengan – TBg).
+ Hướng gió: hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Hướng di chuyển và tính chất:
Đầu mùa hạ, trong các tháng V- VII khối không khí TBg di chuyển theo hướng tây nam gây mưa lớn cho đồng
bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối không khí trở nên khô nóng tràn xuống đồng bằng ven
biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Thời tiết do gió phơn tây nam mang lại là rất nóng và khô,
nhiệt độ lên tới 37
0
C và độ ẩm xuống dưới 50%.
Vào giữa và cuối mùa hạ từ tháng VI, gió mùa tây nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam hoạt
động, hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam. Vượt qua biển vùng xích đạo khối không khí trở nên
nóng ẩm, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Hoạt động của khối khí cùng với đường hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả
hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX ở Trung Bộ.
c. Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự
phân mùa khí hậu nước ta.
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều; hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
Câu 3:
a. Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn và
TP Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ tới 12,5
0
C).
- Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam tuy nhiên không lớn, mhiệt độ trung bình của
Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít
(Lạng Sơn và Tp Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ là 0,1

0
C).
- Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam càng tăng.
- Biên độ nhiệt lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 14,3
0
C nhưng Tp Hồ Chí Minh chỉ là l,3
0
C).
b. Giải thích:
- Vì càng vào Nam, càng gần xích đạo nên góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, sẽ nhận được lượng nhiệt Mặt
Trời lớn và khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc
cũng yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc.
- Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc
ở phía Bắc.
- Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và TP Hồ Chí Minh do có lượng
mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và so với Quy Nhơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×