Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ QUỐC TUẤN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ QUỐC TUẤN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Tùng Lâm

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 3
7. Bố cục của luận văn ............................................................................. 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI ................................................................................................................. 7
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................... 7
1.1.1. Cho vay doanh nghiệp ................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ........ 9
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ................ 13
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại ngân hàng thƣơng mại ................................................................................. 14
1.1.5. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp .......... 18
1.1.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ........... 22
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................. 24
1.2.1. Khái niệm và nội dung quản trị rủi ro tín dụng ........................... 24
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho



vay doanh nghiệp ............................................................................................. 27
1.2.3. Mục đích và yêu cầu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp .................................................................................................... 28
1.2.4. Nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp ............................................................................................................... 29
1.2.5.Các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại .................................................32
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ................................... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................... 38
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............... 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng ............................................................ 38
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam-Chi nhánh Đà Nẵng ................................................................................. 39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt NamChi nhánh Đà Nẵng .......................................................................................... 40
2.1.4. Môi trƣờng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam-Chi nhánh Đà Nẵng ............................................................................... 44
2.1.5. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2013-2016 của Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng...................................... 49
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI


THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................... 56

2.2.1. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng .................... 56
2.2.2. Đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn 20132016 ................................................................................................................ 58
2.2.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng ...................... 59
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh
Đà Nẵng............................................................................................................ 87
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................... 90
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt NamChi nhánh Đà Nẵng .......................................................................................... 90
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng.................................................. 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 96
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG .............................................................................................................. 97
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG........................................................................................................ 97


3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay doanh
nghiệp tại trong thời gian đến .......................................................................... 97
3.1.2. Mục tiêu, định hƣớng của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam-Chi nhánh Đà Nẵng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

............................................................................................................... 99
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............. 101
3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng ....................... 101
3.2.2. Chú trọng thực hiện kiểm tra sau cho vay chặt chẽ ................... 105
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng thẩm định tài sản đảm bảo ....................... 107
3.2.4. Xác định giới hạn tín dụng phù hợp .......................................... 108
3.2.5. Chú trọng việc mua bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo ............. 109
3.2.6. Các giải pháp khác ..................................................................... 109
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 113
3.3.1. Kiến nghị với VCB .................................................................... 113
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................... 116
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................... 120
KẾT LUẬN ................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBKH

: Cán bộ khách hàng

GHTD

: Giới hạn tín dụng

KHBB


: Khách hàng bán buôn

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

SMEs

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thƣơng mại cổ phần

VCB

: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam.


VCB Đà Nẵng

: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
- Chi nhánh Đà Nẵng.

VCB Trụ sở chính : Hội sở Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
Tên bảng
hiệu
2.1. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh trong giai

Trang
50

đoạn 2013-2016
2.2.

Tình hình cho vay tại chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016

54

2.3.

Kế hoạch kiểm soát rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2013-


57

2016
2.4.

Tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh trong giai

58

đoạn 2013-2016
2.5.

Quy định về việc xác định GHTD và chấm điểm xếp hạng

63

tín dụng của VCB
2.6.

Quy định về việc xếp hạng tín dụng và phân loại nợ theo kết

64

quả chấm điểm xếp hạng tín dụng
2.7.

Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ cho vay theo kết quả XHTD

66


tại Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016
2.8.

Thẩm quyền phê duyệt tín dụng hiện hành của VCB

68

2.9.

Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ cho vay theo nhóm ngành

81

kinh tế tại Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016
Phân loại dƣ nợ cho vay doanh nghiệp theo nhóm nợ trong

87

2.10. giai đoạn 2013-2016
Tỉ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh giai

88

2.11. đoạn 2013-2016
Tỉ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro trong cho vay doanh

89

2.12. nghiệp giai đoạn 2013-2016
3.1.


Chỉ tiêu chính về hoạt động cho vay doanh nghiệp VCB
Trụ sở chính giao cho chi nhánh trong năm 2017

103


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Sơ đồ tổ chức quản lý tại VCB Đà Nẵng

40

2.2.

Quy trình cấp tín dụng của Vietcombank

70


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam hiện nay,
hoạt động tín dụng đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, song đây cũng là
hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng đƣợc xem là rủi ro cơ bản, có
tác động lớn đến hoạt động của một ngân hàng thƣơng mại; không chỉ gây ra
những thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hƣởng xấu đến uy tín, thƣơng hiệu của
ngân hàng.
Đối với một ngân hàng thƣơng mại, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng,
đặc biệt trong hoạt động cho vay doanh nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết. Bởi
đây là đối tƣợng khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay lớn, phát sinh
thƣờng xuyên, liên tục; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực
với mục đích sử dụng vốn khá đa dạng. Đồng thời, đây cũng là đối tƣợng
khách hàng có quy mô dƣ nợ thƣờng chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ
cho vay của một ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc
thành lập từ năm 1975, là chi nhánh thứ 4 của hệ thống và là một trong những
tổ chức tín dụng đƣợc thành lập sớm nhất trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Với bề
dày hoạt động hơn 40 năm, Chi nhánh đã tạo dựng đƣợc uy tín và thƣơng hiệu,
trở thành một điểm đến quen thuộc của khách hàng trên địa bàn khi có nhu
cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu tăng
trƣởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị phần của các tổ chức
tín dụng khác trên địa bàn, chi nhánh cũng cần tiếp tục mở rộng hoạt động
cho vay đối tƣợng doanh nghiệp qua đó đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của
khách hàng, đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.


2
Là một cán bộ khách hàng đang công tác tại Phòng Khách hàng doanh
nghiệp của chi nhánh, trực tiếp thực hiện một khâu chính trong quy trình tín

dụng, tôi ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp nhằm góp phần tăng trƣởng quy mô tín dụng bền
vững, có hiệu quả. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài
“Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng và hoạt động
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại một ngân hàng
thƣơng mại.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng
- Đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
ngân hàng thƣơng mại là gì?
- Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016? Các biện pháp mà chi nhánh đã thực
hiện để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là gì?
- Ƣu và nhƣợc điểm của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại chi nhánh thời gian qua và nguyên nhân phát sinh những
tồn tại này là gì?
- Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp, trong thời gian đến, chi nhánh cần thực hiện những biện pháp gì?


3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt

động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, một trong bốn bƣớc
của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi
nhánh Đà Nẵng
Về thời gian: Từ năm 2013 – 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
- Phƣơng pháp so sánh: theo chiều dọc, chiều ngang.
- Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng nhằm đƣa ra các giải pháp
hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó góp
phần hạn chế, giảm thiểu tổn thất xảy ra.
7. Bố cục của luận văn
- Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại.
- Chƣơng 2 : Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi
nhánh Đà Nẵng.


4
- Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng.

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã tham khảo một số tài
liệu nghiên cứu là các luận văn thạc sĩ viết về công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:
- Trần Quang Huy (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Khánh Hòa, thực hiện nghiên cứu
tại Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing. Đề tài đã nêu đƣợc những khái
niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, các phƣơng thức
kiểm soát rủi ro tín dụng... Bên cạnh đó, đề tài cũng đã phân tích thực trạng,
nguyên nhân phát sinh, mức độ tổn thất đã xảy ra của một số tình huống rủi ro
tín dụng cụ thể phát sinh thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam-Chi nhánh Khánh Hòa. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là phần thực
trạng kiểm soát rủi ro tín dụng mới chỉ trình bày theo dạng liệt kê, chƣa đi
sâu phân tích rõ về các biện pháp mà chi nhánh đã áp dụng. Đồng thời, việc
phân tích các chỉ tiêu liên quan đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng chƣa
đầy đủ và đa dạng.
- Nguyễn Thị Mai Quyên (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Đăk Lăk, thực hiện
nghiên cứu tại Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã trình bày khá rõ ràng về cơ sở lý
thuyết về rủi ro, rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, phần
thực trạng chủ yếu mới chỉ trình bày lại Quy trình tín dụng, chính sách tín dụng,
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, chƣa đánh giá các biện pháp
cụ thể mà chi nhánh đang sử dụng. Ngoài ra, phần đánh giá, phân tích các chỉ


5
tiêu tín dụng chủ yếu là phân tích xu hƣớng, chƣa nêu đƣợc các nguyên nhân
biến động các chỉ tiêu qua các năm.
- Lê Thị Hồng Thắm (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi

nhánh Đà Nẵng, thực hiện nghiên cứu tại Trƣờng đại học kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã trình bày khá chi tiết về các biện pháp mà chi
nhánh đã áp dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc đánh giá các chỉ tiêu
phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng đƣợc phân tích khá rõ ràng, xét trên nhiều
khía cạnh và khá logic. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp hoàn
thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tƣơng đối
chi tiết và sát với thực tế.
- Nguyễn Thị Hằng Nga (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu -Chi nhánh Đà Nẵng; thực
hiện nghiên cứu tại Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã xây dựng đƣợc nội dung và
các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc kiểm soát rủi ro tín dụng, làm cơ sở đánh
giá chất lƣợng kiểm soát rủi ro tín dụng. Luận văn đã đánh giá, phân tích khá
chặt chẽ tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trình bày chi tiết về
các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Từ đó,
đƣa ra đƣợc các giải pháp có tính thực tiễn để áp dụng trong thực tế.
- Nguyễn Thị Thu Loan (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Gia
Lai, thực hiện nghiên cứu tại Đại học Đà Nẵng. Về cơ bản, luận văn đã nêu
đƣợc những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, các
biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Ở phần thực trạng, luận văn
đã trình bày chi tiết về các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng thực hiện tại
ngân hàng và tính toán các chỉ tiêu liên quan. Đặc biệt, luận văn đã đƣa ra


6
đƣợc nhận xét về tình hình thực hiện từng biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
tại chi nhánh khá rõ ràng, cụ thể.
Trên cơ sở các tài liệu tham khảo trên, luận văn này sẽ kế thừa và phát
triển các nội dung cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại. Luận văn sẽ đi sâu

phân tích đặc thù của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng, đặc thù
hoạt động của doanh nghiệp để từ đó trình bày cụ thể hơn về đặc điểm rủi ro
tín dụng phát sinh trong cho vay doanh nghiệp một cách tƣơng ứng. Từ đó,
luận văn đƣa ra các nội dung về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp cũng nhƣ các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp phù hợp hơn.
Từ cơ sở lý luận xây dựng nhƣ trên, luận văn phân tích thực trạng công
tác này tại chi nhánh, đƣa ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế phát sinh và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Cuối cùng, luận văn đƣa ra các giải pháp
thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại chi nhánh trong thời gian đến.


7
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Cho vay doanh nghiệp
a. Khái niệm
- Cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng là một trong
những nghiệp vụ cơ bản của NHTM hiện nay. Để tìm hiểu về cho vay doanh
nghiệp, ta sẽ lần lƣợt xem xét hai khái niệm “cho vay của NHTM” và “doanh
nghiệp”.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, cho vay là hình thức cấp tín
dụng mà theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định

theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay đƣợc xem là
một trong những dịch vụ cơ bản và truyền thống của các ngân hàng. Có thể
thấy, cho vay là hình thức cấp tín dụng quan trọng và phổ biến nhất trong hoạt
động của các NHTM tại Việt Nam thời gian qua.
Còn theo luật doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp đƣợc định nghĩa
là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Do đặc thù hoạt động
sản xuất kinh doanh, các khách hàng doanh nghiệp thƣờng xuyên phát sinh
nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính-ngân hàng khá đa dạng. Vì
vậy, doanh nghiệp là đối tƣợng khách hàng quan trọng, thƣờng đóng góp tỉ lệ
lợi nhuận lớn nhất cho một NHTM tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của


8
khách hàng doanh nghiệp, hiện nay tại các ngân hàng đều có những bộ phận,
phòng ban riêng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp từ khâu nghiên
cứu chính sách cho đến khâu cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Từ hai khái niệm nêu trên, cho vay doanh nghiệp là một hình thức cấp
tín dụng mà NHTM giao hoặc cam kết giao cho doanh nghiệp một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
b. Đặc điểm
- Hoạt động cho vay doanh nghiệp có nhiều đặc điểm cần lƣu ý nhƣ sau:
+ Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp rất đa dạng và phát sinh thƣờng
xuyên. Có thể thấy, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần đƣợc tài trợ vốn
để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đó có thể là nhu cầu thanh toán
các chi phí cơ bản trong hoạt động hàng ngày nhƣ tiền điện, nƣớc, chi trả
lƣơng cho ngƣời lao động....; cho đến nhu cầu tạm ứng, thanh toán cho nhà
cung cấp để mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh đƣợc thông suốt. Doanh nghiệp cũng có thể vay vốn để đầu tƣ tài

sản cố định, đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, xây mới, mở rộng trụ sở
hoạt động... Nhƣ vậy, rõ ràng, nhu cầu vay vốn của đơn vị là rất đa dạng.
Đồng thời do hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên các nhu cầu
này theo đó cũng thƣờng xuyên phát sinh.
+ Tại một NHTM, tuy số lƣợng khách hàng doanh nghiệp thƣờng ít
hơn khách hàng cá nhân song khi xét về doanh số, mức độ giao dịch của các
khách hàng doanh nghiệp luôn lớn hơn đáng kể. Đơn cử trong hoạt động cho
vay, rõ ràng so với cá nhân, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp lớn hơn rất
nhiều lần, dẫn đến quy mô dƣ nợ doanh nghiệp thƣờng cao hơn dƣ nợ cá nhân
là điều dễ hiểu.


9
+ Việc thẩm định và kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp là
tƣơng đối phức tạp. Có thể thấy, hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra
thƣờng xuyên, liên tục đồng thời, dòng luân chuyển vốn biến đổi qua nhiều
hình thái khác nhau. Bên cạnh đó, với mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi ngành
nghề kinh doanh khác nhau thì đặc thù hoạt động cũng có sự khác biệt. Do
vậy, để có thể thẩm định cũng nhƣ quản lý, nắm vững đƣợc đặc điểm hoạt
động của doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ
chuyên môn, đồng thời phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức để theo sát nhằm
kịp thời cập nhật tình hình doanh nghiệp. Ngoài ra, với nhu cầu vay vốn đa
dạng nhƣ phân tích ở trên, công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay đối
với doanh nghiệp cần có nhiều tài liệu, hồ sơ liên quan cũng nhƣ kiến thức, kĩ
năng thẩm định nhất định để thực hiện tốt các khâu trong quy trình cho vay
doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.
+ So với cá nhân, việc quản lý, tìm kiếm thông tin doanh nghiệp có
nhiều điểm thuận lợi hơn do doanh nghiệp phải hoạt động và tuân thủ theo
các quy định của pháp luật. Cụ thể, để hoạt động, doanh nghiệp cần có các
giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận hành nghề trong trƣờng hợp kinh doanh một

số ngành đặc thù. Tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc phản ánh thông
qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó NHTM có thể quản lý, đánh giá
đƣợc năng lực tài chính, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể tìm kiếm thêm thông tin doanh nghiệp qua
các kênh hữu ích nhƣ Sở kế hoạch đầu tƣ, cơ quan thuế, hải quan, Ban quản
lý các khu chế xuất, khu công nghiệp,.....
1.1.2. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
- Rủi ro là khái niệm quen thuộc và khá phổ biến trong đời sống. Hiện
nay, có nhiều định nghĩa về rủi ro khác nhau tùy thuộc theo quan điểm của


10
mỗi ngƣời, vào từng hoàn cảnh khác nhau, cách tiếp cận định tính hay định
lƣợng, tích cực hay tiêu cực... .
Chẳng hạn nhƣ:
(1) Theo Knight (1921) : “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”
(2) Theo Pfeffer (1956) : "Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có
thể đo lƣờng đƣợc bằng xác suất"
(3) Theo Willett (1951) : "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến
việc xuất hiện một biến cố không mong đợi"
Các định nghĩa nêu trên tuy có sự khác biệt nhƣng tựu trung lại ta thấy,
rủi ro có hai đặc điểm chính. Đó là sự bất định và nguy cơ đối diện với hậu
quả bất lợi. Nhƣ vậy, với đặc điểm này, rủi ro không phải chỉ luôn luôn đem
lại sự tổn thất mà còn có thể mang đến cơ hội. Rõ ràng, chúng ta không thể
loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro
nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tổn thất cũng nhƣ các hậu quả bất lợi.
- Hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng đều phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong kinh doanh;
có thể kể đến nhƣ:
 Rủi ro lãi suất

 Rủi ro ngoại hối
 Rủi ro tín dụng
 Rủi ro thanh khoản
 Rủi ro hoạt động ngoại bảng
 Rủi ro công nghệ và hoạt động
 Rủi ro quốc gia và rủi ro khác
 .....
Hiện nay, tuy tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong kinh doanh
ngân hàng đang có xu hƣớng giảm, thay vào đó là xu hƣớng tăng của tỉ trọng


11
thu nhập từ dịch vụ khác; song hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại
lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do đó, rủi ro tín dụng là một trong những
loại rủi ro cần đƣợc quan tâm nhất bởi đây là nguyên nhân có thể gây ra tổn
thất lớn, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến khái niệm rủi ro tín
dụng; cụ thể nhƣ sau:
Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành
ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, rủi ro tín dụng
đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Theo Bessis (2002), rủi ro tín dụng là loại rủi ro có tầm quan trọng nhất
trong quản trị rủi ro của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro khách hàng vỡ nợ,
xảy ra khi khách hàng không tuân thủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Điều

này sẽ gây ra tổn thất tài chính cho ngân hàng; có thể là một phần hoặc toàn
bộ số tiền gốc và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn. Ngoài ra, sự sụt
giảm hạng tín nhiệm của bên vay mƣợn cũng đƣợc xem nhƣ là rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, sự sụt giảm này không đồng nghĩa với việc bên vay mƣợn sẽ
không hoàn trả đƣợc nợ khi đến hạn, mà nó chỉ phản ánh nguy cơ không thể
hoàn trả đúng hạn của bên vay mƣợn do các tác động đến khoản vay về cả
khách quan và chủ quan.


12
Theo Ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay
hoặc bên đối tác không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ của mình theo những
điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của
ngƣời giao ƣớc trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ đƣợc xác định là bất kỳ sự vi
phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.
Rủi ro tín dụng cũng đƣợc định nghĩa là rủi ro phát sinh trong trƣờng
hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc là
việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kì hạn. [12]
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, tựu
trung lại, có thể khái quát những ý chính nhƣ sau:
- Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền đƣợc hẹn trả theo hợp đồng,
bao gồm tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai từ các khoản cho vay và các chứng
khoán đầu tƣ sẽ không đƣợc trả đầy đủ cho ngân hàng. Hay nói một cách khác,
rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn
xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn. Một
điểm cần lƣu ý là, rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro trong cho vay và rủi ro trong
đầu tƣ chứng khoán. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, ta chỉ xét đến rủi ro
tín dụng phát sinh từ các khoản vay.
- Rủi ro tín dụng có tác động rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh
ngân hàng, đƣợc xem là rủi ro đặc thù nhất, lớn nhất và thƣờng xuyên nhất

trong ngân hàng. Trên thực tế, rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong quá trình
trƣớc, trong và sau khi cho vay và luôn chứa đựng nguy cơ xảy ra tổn thất.
Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến tổn thất tài chính cho ngân hàng, thậm chí dẫn
đến thua lỗ, hay phá sản khi xảy ra trƣờng hợp nghiêm trọng.
- Có thể nói, rủi ro tín dụng là biểu hiện tập trung nhất của sự đánh đổi
lợi nhuận-rủi ro, hay nói cách khác, lợi nhuận càng cao thì rủi ro tiềm ẩn lớn.
Đồng thời, nhƣ đã phân tích, rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng


13
mang tính khách quan nên chắc chắn không thể loại bỏ đƣợc. Chúng ta chỉ có
thể tìm cách để giảm thiểu tác hại mà nó mang lại thông qua công tác quản trị
rủi ro tín dụng, trong đó có khâu kiểm soát rủi ro tín dụng.
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
a. Theo tính chất rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng đặc thù: là rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp cụ
thể phát sinh từ những rủi ro của phƣơng án kinh doanh hay dự án đầu tƣ mà
doanh nghiệp vay thực hiện. Đó là có thể là những đặc điểm riêng từ nội tại
của doanh nghiệp, của phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ mà doanh nghiệp
thực hiện hay đặc thù trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các doanh
nghiệp.
- Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro tín dụng phát sinh do những điều
kiện vĩ mô tác động lên các doanh nghiệp vay xuất phát từ bối cảnh chung của
nền kinh tế, xã hội của quốc gia. Đó là ảnh hƣởng các nhân tố kinh tế vĩ mô,
thay đổi chính sách kinh tế, chính trị, mục tiêu phát triển của quốc gia. Ví dụ
tình trạng khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến toàn bộ các doanh nghiệp,
không phân biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào.
b. Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng giao dịch: là loại rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát


sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh
giá khách hàng, gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro tín dụng có liên quan đến quá trình đánh giá
và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có
hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro tín dụng phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo
đảm nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo,


14
chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản
đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro tín dụng liên quan đến công tác quản
lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp
hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro tín dụng danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà
nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay
của ngân hàng, đƣợc phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: là rủi ro tín dụng xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm
riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành,
lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng
vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại
a. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến tình trạng mất vốn

hoặc giảm hiệu quả đầu tƣ dẫn đến nguồn trả nợ ngân hàng không đảm bảo và
ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Thông thƣờng, mục đích vay vốn của doanh
nghiệp để bổ sung vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt
động đầu tƣ dự án nhằm đem lại nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp và đó
chính là nguồn trả nợ cho ngân hàng.Tuy nhiên, trên thực tế, không ít doanh
nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện đầu tƣ tràn lan, đầu tƣ vào những
mảng kinh doanh kém hiệu quả, hay đầu tƣ mạo hiểm nhằm kiếm lợi nhuận


15
cao dẫn đến việc thu hồi vốn chậm hoặc không thu hồi đƣợc vốn, ảnh hƣởng
đến việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng.
- Lãnh đạo doanh nghiệp không có năng lực quản lý, thiếu trình độ
chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm trong điều hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty, không có tầm nhìn chiến lƣợc làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn, trong đó có vốn vay, qua đó dẫn đến việc giảm khả năng trả nợ cho ngân
hàng. Rõ ràng, trong trƣờng hợp lãnh đạo đơn vị không đủ năng lực để điều
hành quản lý công ty sẽ dẫn đến tình trang doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả, thiếu sự linh hoạt, nhạy bén với những thay đổi của thị trƣờng, không cải
tiến quy trình công nghệ, không đầu tƣ trang bị máy móc hiện đại, không thay
đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm...dẫn tới sản
phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trƣờng khiến cho
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ; thậm chí nghiêm trọng hơn là có thể bị phá
sản nên không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hƣởng
của các đối tác liên quan trực tiếp, đó là nhà cung cấp và bên tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ ngân hàng. Cụ thể, rủi ro có thể xảy ra từ phía nhà cung cấp khi
không đảm bảo tính ổn định trong khả năng cung cấp nguyên vật liệu phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh hay sự phụ thuộc vào quá ít nhà cung cấp,
thanh toán nhƣng không nhận đƣợc hàng... Đối với bên tiêu thụ sản phẩm, rủi

ro cũng đến từ việc phụ thuộc vào một nhóm nhỏ khách hàng, ảnh hƣởng đến
khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ uy tín trong thanh toán.
- Vấn đề rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Trên thực tế, có không ít
doanh nghiệp tuy hoàn toàn có khả năng trả nợ nhƣng do nguyên nhân đạo
đức, không có thiện chí hợp tác với ngân hàng, không muốn thực hiện trả nợ
đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo trong công ty
cũng lợi dụng các kẽ hở để lừa đảo, chiếm dụng vốn vay ngân hàng, tham ô,


×