HỌA SĨ Vincent van Gogh
1
1. Cuộc đời và sự nghiệp
1.1. Cuộc đời
Vincent Willem van Gogh
Thiên tài hội họa sinh ngày 30/3/1853, mất ngày 29/7/1890, thường được biết
đến với tên Vincent van Gogh, là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu
ấn tượng.
Van Gogh là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và có ảnh hưởng rất
lớn tới mỹ thuật hiện đại, đặc biệt là tới trường phái dã thú (Fauvism) và
trường phái biểu hiện tại Đức.
Thời niên thiếu (1853-1869)
Vincent van Gogh sinh năm 1853 tại Groot-Zundert, một làng nhỏ gần thành
phố Breda thuộc tỉnh Bắc Brabant phía Nam Hà Lan. Ông là con trai của bà
Anna Cornelia Carbentus và ông Theodorus van Gogh, một giáo sĩ của Giáo hội
cải cách Hà Lan. Van Gogh được đặt tên giống với ông nội và người anh cả đã
chết non trước đó một năm. Có ý kiến cho rằng việc có tên trùng với tên người
anh chết sớm đã có ảnh hưởng tâm lý sâu sắc tới người họa sĩ trẻ và những tác
phẩm của ông, tiêu biểu là các bức chân dung hai người đàn ông. Thực ra thì
việc sử dụng tên Vincent là phổ biến trong dòng họ Van Gogh, ông nội của họa
sĩ cũng tên là Vincent van Gogh (1789-1874), một người tốt nghiệp khoa thần
học tại Đại học Leiden và có sáu người con, trong đó ba người làm nghề buôn
bán tranh, bao gồm một Vincent khác, người thường được nhắc đến trong các
bức thư của Van Gogh như là "chú Cent". Dòng họ Van Gogh vốn là một dòng
họ chuyên hành nghề buôn bán tranh hoặc làm các công việc có liên quan đến
nghệ thuật.
Khi Van Gogh lên bốn thì người em trai của ông, Theodorus (Theo) ra đời
ngày 1 tháng 5 năm 1857. Ông còn có một người em trai khác là Cor và ba
người em gái là Elizabeth, Anna và Wil. Khi còn bé, Van Gogh là một đứa trẻ
trầm tính, ít nói và sâu sắc. Năm 1860 ông theo học ở trường làng Zundert đến
năm 1861 thì bắt đầu học ở nhà cùng em gái Anna dưới sự hướng dẫn của một
nữ gia sư. Năm 1864, Van Gogh lên Zevenbergen để vào học tại một trường nội
trú, ông cảm thấy rất đau khổ vì phải xa gia đình và vẫn còn nhắc đến nỗi buồn
này kể cả khi đã trưởng thành. Ngày 15 tháng 9 năm 1866, Van Gogh vào học
tại trường Willem II College tại thành phố Tilburg, tại đây ông được học vẽ dưới
sự hướng dẫn của Constantijn C. Huysmans, một họa sĩ đã có đôi chút thành
công ở Paris. Tháng 3 năm 1868, Van Gogh bất ngờ bỏ học để quay về nhà. Về
sau ông nhắc lại thời niên thiếu của mình như một giai đoạn u tối, lạnh lẽo và
cằn cỗi
2
Buôn bán tranh và truyền giáo (1869-1878)
Vincent van Gogh năm 1876
Tháng 7 năm 1869, ở tuổi 15, Van Gogh bắt đầu nghề buôn bán tranh tại
công ty Goupil & Cie ở Den Haag, đến tháng 6 năm 1873 ông được phái đến
London. Trong thời gian ở thành phố này ông trọ tại số 87 đường Hackford,
Brixton. Đây là thời gian vui vẻ của Van Gogh khi ông thành công trong việc
buôn bán và đã có thể kiếm nhiều tiền hơn cha mình dù mới ở tuổi 20, vợ của
Theo sau này đã nhận xét rằng đây có lẽ là giai đoạn hạnh phúc nhất trong
cuộc đời Vincent. Ông còn có tình cảm với cô Eugénie Loyer, con gái của bà
chủ nhà trọ nhưng khi Van Gogh bày tỏ tình cảm với cô thì lại bị Eugénie từ
chối với lý do cô đã hẹn hò với một người khác. Vincent van Gogh bắt đầu
trở nên cô độc và sùng đạo.
Sau khi được bố và chú gửi đến Paris, Van Gogh bắt đầu biểu lộ sự không
hài lòng với việc coi nghệ thuật chỉ là những món hàng và bộc lộ quan điểm
của mình với khách hàng. Vì thế đến ngày 1 tháng 4 năm 1876, Van Gogh
quyết định chấm dứt công việc buôn bán tranh.
Tình cảm tôn giáo của Van Gogh bắt đầu phát triển tới mức ông nghĩ rằng
mình đã tìm được thiên hướng thực sự cho cuộc đời, ông trở lại Anh làm việc
không công, đầu tiên là giáo viên thay thế tại một trường nội trú nhỏ nhìn ra
cảng Ramsgate nơi ông đã thực hiện vài bức ký họa. Sau khi ngôi trường
chuyển về Isleworth, Middlesex, Vincent cũng chuyển đi cùng nhưng rồi
nhanh chóng bỏ nghề giáo viên để trở thành trợ tá cho một giáo sĩ của Phong
trào Giám Lý với mục đích đưa sách phúc âm đến khắp nơi.
Vào Giáng sinh năm 1876, Van Gogh trở về nhà và làm việc cho một hiệu
sách ở Dordrecht trong vòng sáu tháng, ông dành phần lớn thời gian để vẽ
nguệch ngoạc hoặc dịch Kinh thánh sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.
Bạn cùng phòng của Vincent trong thời kỳ này là một giáo viên trẻ tên là
Görlitz, ông này về sau đã nhận xét rằng Vincent ăn uống rất đạm bạc và
thường thích ăn chay. Trong một cố gắng giúp đỡ nguyện vọng trở thành
mục sư của Van Gogh, gia đình ông gửi Van Gogh tới Amsterdam tháng 5
năm 1877. Tại thành phố này ông sống cùng người chú Jan van Gogh, một
phó đô đốc hải quân, và học ôn để thi vào khoa Thần học dưới sự hướng dẫn
của Johannes Stricker, một nhà thần học có tiếng tăm. Tuy vậy Vincent vẫn
trượt kì thi đầu vào và ông rời khỏi nhà chú Jan tháng 7 năm 1878 để học
một khóa ba tháng tại trường truyền giáo đạo Tin Lành (Vlaamsche
Opleidingsschool) tại Laeken, gần Brussels.
Tháng 1 năm 1879, Van Gogh được giao chức vụ người truyền giáo tạm
thời tại một làng ở Petit Wasmes thuộc vùng mỏ than Borinage của Bỉ với
3
nhiệm vụ đem lại niềm tin tôn giáo cho những người có lẽ là bất hạnh và
tuyệt vọng nhất châu Âu. Vincent đã lựa chọn cuộc sống giống như những
con chiên của ông để chia sẻ sự khó khăn với họ, ông ngủ trên chiếc nệm
rơm trong một túp lều nhỏ phía sau căn nhà của người làm bánh mỳ đã cho
ông tá túc. Tuy vậy những người quản lý giáo phận cuối cùng lại thải hồi ông
vì lý do "hạ thấp phẩm cách của một giáo sĩ" vì đã chọn cách sống nghèo khổ
như vậy.
Van Gogh chuyển về Brussels rồi lại đến làng Cuesmes ở Borinage trước
khi phải quay về "nhà" ở Etten dưới sức ép của gia đình. Ông ở đây cho đến
tháng 3 năm 1880. Trong thời gian này nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh giữa
Vincent và cha, cha của họa sĩ thậm chí còn yêu cầu ông phải vào một nhà
thương điên tại Geel. Cuối cùng Vincent phải trốn về Cuesmes nơi ông trọ
trong gia đình người thợ mỏ Charles Decrucq cho đến tháng 10. Càng ngày
ông càng cảm thấy hứng thú với những con người bình thường và cảnh vật
xung quanh mình và bắt đầu ghi lại những hình ảnh đó bằng những bức vẽ.
Năm 1880, theo đề nghị của người em trai Theo, Vincent bắt đầu theo
nghiệp hội họa một cách nghiêm chỉnh. Mùa thu năm 1880, ông đến
Bruxelles để theo học họa sĩ Hà Lan nổi tiếng Willem Roelofs, người đã
thuyết phục Van Gogh thi vào Trường mỹ thuật Hoàng gia. Tại đó họa sĩ
không chỉ được học về giải phẫu, mà còn biết thêm những quy tắc chuẩn
trong việc dựng hình và phối cảnh.
Van Gogh thường xuyên gặp phải các vấn đề về thần kinh, đặc biệt trong
những năm cuối đời. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra trong việc tìm
nguyên nhân thực sự cho chứng bệnh thần kinh của họa sĩ và tác động của nó
lên các tác phẩm của ông. Người ta đã đưa ra khoảng 30 chẩn đoán khác
nhau cho triệu chứng bệnh của Van Gogh, trong đó phải kể tới chứng tâm
thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và
rối loạn chuyển hóa porphyrine cấp tính. Bất kì chứng bệnh nào trong số trên
cũng có thể là thủ phạm dẫn tới sự suy nhược thần kinh của họa sĩ, tình trạng
của ông còn bị làm trầm trọng thêm do ăn uống thiếu chất, lao lực, mất ngủ
và nghiện rượu, nhất là rượu absinthe.
Cũng có nhiều giả thuyết y học được đưa ra để giải thích việc Van Gogh
ưa dùng màu vàng trong các bức tranh của ông. Một giả thuyết cho rằng việc
này có thể xuất phát từ chứng nghiện absinthe của Van Gogh, trong loại rượu
này có chứa một loại neurotoxin tên là thujone. Việc hấp thụ thujone với liều
cao có thể dẫn tới chứng thấy sắc vàng (xanthopsia). Tuy nhiên, một công
trình nghiên cứu năm 1991 đã chỉ ra rằng những người nghiện absinthe sẽ
phải trở nên gần như vô thức nếu hấp thụ đủ lượng thujone gây chứng thấy
sắc vàng. Cũng có giả thuyết cho rằng bác sĩ Gachet có thể đã kê đơn cho
4
Van Gogh dùng mao địa hoàng (digitalis) để chữa chứng động kinh của ông.
Việc này được suy đoán từ những bức chân dung bác sĩ Gachet của Van
Gogh, bên cạnh người mẫu thường có vài cây hoa mao địa hoàng. Người
dùng mao địa hoàng với liều lớn có thể dẫn tới triệu chứng quan sát thấy
những điểm màu vàng có quầng xung quanh (giống như trong bức Đêm đầy
sao).
Người ta còn đưa ra một giả thuyết cho thể trạng yếu của họa sĩ, đó là do
ngộ độc chì. Các màu vẽ mà Van Gogh thường dùng đều có gốc chì, và một
trong các triệu chứng của nhiễm độc chì đó là căng võng mạc dẫn tới thường
xuyên nhìn thấy các quầng sáng, một đặc điểm thường thấy trong các tác
phẩm cuối đời của họa sĩ.
Năm 2014, kỹ sư hóa học người Hà Lan, Rene Van Slooten, đã đưa ra giả
thuyết Van Gogh đã sử dụng khí đốt để thắp sáng các căn phòng nơi ông làm
việc vào buổi đêm và Carbon monoxide và các kim loại nặng – thậm chí cả
uranium trong than đá chứa lẫn nhiều tạp chất có thể là nguyên nhân gây ngộ
độc cho ông. Nhưng giả thuyết của Slooten về nhà danh họa Van Gogh vẫn
không nhận được sự tán thành của số đông. Nhà thần kinh học đã nghỉ hưu
kiêm chuyên gia về Vincent Van Gogh, ông Piet Voskuil, cho rằng giả thuyết
của Van Slooten không đáng tin cậy
1.2. Sự nghiệp
Tháng 4 năm 1881, Van Gogh tới sống tại vùng đồng quê cùng gia đình ở
Etten và tiếp tục vẽ, ông thường lấy những người hàng xóm làm mẫu cho
mình. Trong suốt mùa hè, họa sĩ dành phần lớn thời gian đi dạo và nói chuyện
với người chị họ Kee Vos-Stricker và Johannes Stricker. Kee hơn Vincent bảy
tuổi và đã có một đứa con trai tám tuổi, tuy vậy ông vẫn tìm cách cầu hôn và
bị từ chối thẳng thừng: "Không, không bao giờ, không bao giờ" (tiếng Hà
Lan: niet, nooit, nimmer). Cuối năm 1881 ông đến Amsterdam để xin gặp Kee
nhưng một lần nữa bị từ chối. Trong tuyệt vọng, người họa sĩ đã giơ bàn tay
trái hơ lên ngọn lửa đèn và nói: "Hãy cho tôi nhìn thấy cô ấy chỉ trong thời
gian tôi có thể để tay trên ngọn lửa này". Bố của Van Gogh và cả Stricker
phản đối quyết liệt ý định cưới Kee của ông và quyết định cắt trợ giúp tài
chính. Đến Giáng sinh thì họa sĩ quyết định rời nhà đi Den Haag
Tháng 1 năm 1882, Van Gogh đến Den Haag và sống với người họ hàng
Anton Mauve, một họa sĩ và cũng là người khuyến khích Vincent tiếp tục nghề
vẽ. Tuy vậy quan hệ của hai người nhanh chóng trở nên lạnh nhạt, có lẽ vì
Mauve phát hiện ra việc Vincent đi lại như vợ chồng với một cô gái điếm nghiện
rượu tên là Clasina Maria Hoornik (thường được biết đến với tên Sien). Sien đã
có một đứa con gái 5 tuổi và cô ta cũng đang mang thai trong lúc làm quen với
Vincent. Ngày 2 tháng 7, Sien sinh thêm một bé trai lấy tên là Willem. Khi cha
5
của Van Gogh phát hiện ra mối quan hệ này, ông đã liên tục gây sức ép buộc
con mình phải bỏ cô gái điếm và hai con của cô ta. Tuy vậy họa sĩ vẫn tiếp tục
sống với Sien
Một người chú khác của Van Gogh là Cornelis, cũng là một nhà buôn tranh,
đã đặt hàng họa sĩ 20 bức vẽ mực về Den Haag, chúng được hoàn thành vào
cuối tháng 5. Tháng 6 năm 1883, Van Gogh phải nằm viện ba tuần vì mắc bệnh
lậu. Đến mùa hè, họa sĩ bắt đầu sáng tác bằng sơn dầu.
Mùa thu năm 1883, sau một năm chung sống với Sien, Van Gogh bỏ cô và hai
đứa trẻ. Có thể vì thiếu tiền nên Sien buộc phải quay trở lại nghề mại dâm, cuộc
sống của hai người trở nên ít hạnh phúc hơn và Vincent cảm thấy nó không thể
phù hợp cho sự phát triển về mặt nghệ thuật của mình. Sau khi ông bỏ đi, Sien
trao đứa con gái cho mẹ cô, còn cậu bé Willem được gửi cho anh trai Sien, còn
bản thân cô rời đến Delft và sau đó là Antwerp. Sau này, Willem còn nhớ được
rằng trong lần cậu được thăm mẹ ở Rotterdam năm lên 12 tuổi, khi bác của cậu
cố khuyên Sien lấy chồng để Willem có cha, mẹ cậu đã trả lời rằng: "Nhưng em
biết cha của nó là ai. Cha của nó là một họa sĩ em từng chung sống cách đây gần
20 năm ở Den Haag. Tên anh ấy là Van Gogh". Năm 1904 Sien gieo mình
xuống sông Scheldt tự vẫn.
Sau khi rời Den Haag, Van Gogh chuyển tới tỉnh Drenthe ở phía Bắc Hà Lan,
ông sống một mình ở đây đến tháng 12 thì chuyển về sống với bố mẹ lúc này
đang ở Nuenen, Bắc Brabant.
Tại Nuenen, Van Gogh tập trung hết sức lực vào việc sáng tác. Mùa thu năm
1884, con một người hàng xóm của họa sĩ là Margot Begemann, một cô gái hơn
Vincent tới 10 tuổi, đã phải lòng ông và Vincent cũng đáp lại tình cảm này. Hai
người đã hứa hôn với nhau nhưng chịu sự phản đối của cả hai gia đình. Sau đó
Margot cố tự tử bằng strychnine và Van Gogh phải vội đưa cô đến bệnh viện.
Ngày 26 tháng 3 năm 1885, cha của Van Gogh qua đời sau một cơn đột quỵ,
cái chết này đã gây ra nỗi buồn sâu sắc trong lòng họa sĩ. Cùng lúc đó, giới nghệ
thuật ở Paris lần đầu tiên đã quan tâm tới các tác phẩm của Van Gogh, và chính
họa sĩ trong mùa xuân năm 1885 đã hoàn thành tác phẩm được coi là sáng tác
chính đầu tay của ông, bức Những người ăn khoai (tiếng Hà Lan: De
Aardappeleters). Tháng 8 cùng năm, các tác phẩm của Van Gogh lần đầu tiên
được triển lãm tại Den Haag. Tháng 9, họa sĩ bị buộc tội đã làm một trong
những mẫu của mình có thai, và mặc dù về sau người này đã thừa nhận cha của
đứa trẻ không phải là Van Gogh nhưng vị giáo sĩ của làng đã cấm dân làng
không được tiếp tục làm mẫu cho Van Gogh.
Trong thời gian ở Nuenen, màu sắc ưa thích của Van Gogh là các tông màu
đất, đặc biệt là màu nâu tối, ông không cho thấy sự phát triển cách dùng màu
6
tươi sáng, phong cách xuất hiện ở các tác phẩm xuất sắc nhất của ông sau này.
Khi Vincent phàn nàn với Theo khi cho rằng em trai đã không làm hết sức để có
thể bán tranh của mình ở Paris, Theo đã trả lời rằng các tác phẩm của Van Gogh
quá u tối và nằm ngoài phong cách phổ biến thời đó là các bức họa tươi vui của
các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng. Làm việc hai năm ở Nueen, họa sĩ đã sáng
tác rất nhiều bức vẽ và màu nước, ngoài ra còn có gần 200 bức họa hoàn chỉnh.
Ngày 8 tháng 5 năm 1889 Van Gogh phải nhập viện tại bệnh viện tâm thần
Saint-Paul-de-Mausole nằm trong một tu viện cũ ở Saint Rémy de Provence
không xa Arles. Tu viện nằm cách biệt với thị trấn và ở giữa những cánh đồng
ngô, nho và ô liu. Theo van Gogh sắp xếp cho anh trai có hai buồng nhỏ trong
bệnh viện, một buồng dành riêng làm xưởng vẽ. Trong thời gian chữa trị tại đây,
phòng khám và khu vườn của bệnh viện đã trở thành những đề tài chính của họa
sĩ. Một số tác phẩm của Van Gogh trong thời kỳ này có đặc trưng là các xoáy
ốc, tiêu biểu là bức tranh nổi tiếng Đêm đầy sao. Trong tháng 9, họa sĩ thực hiện
hai phiên bản mới của bức Phòng ngủ ở Arles và đến tháng 2 năm 1890 thì ông
vẽ bốn bức chân dung có tên L'Arlésienne (Người Arles, chỉ bà Ginoux), dựa
trên những phác thảo bằng chì than của Gauguin.
Tháng 1 năm 1890, tác phẩm của Van Gogh được Albert Aurier ca ngợi tại
trên tạp chí Mercure de France, nhà phê bình này đã gọi Vincent là một thiên tài.
Trong tháng 2, Van Gogh được nhóm Les XX, một tập hợp các họa sĩ tiên
phong ở Brussels, mời tham gia triển lãm tranh thường niên của nhóm. Sau đó,
khi tranh của Van Gogh được trưng bày trong triển lãm của nhóm Nghệ sĩ Độc
lập (Les Artistes Indépendants) ở Paris, Monet đã nhận xét rằng tác phẩm của
Vincent là tuyệt vời nhất trong cả triển lãm
1.3. Quá trình sáng tác
Van Gogh bắt đầu vẽ các bức màu nước từ khi còn đi học, tuy vậy rất ít tác
phẩm thời kì này còn được lưu giữ đến ngày nay. Khi thực sự bắt đầu làm họa sĩ
(năm 1880), Van Gogh đi lại từ bước cơ bản, đó là chép bức tranh "Cours de
dessin". Trong suốt hai năm đầu họa sĩ phải đi tìm đơn đặt hàng cho mình, mãi
đến mùa xuân năm 1882, người chú Cornelis Marinus của Van Gogh mới đề
nghị ông vẽ các bức tranh về Den Haag để bán trong phòng tranh ở Amsterdam.
Mặc dù công việc không được như Cornelis mong muốn, Van Gogh vẫn được
đặt hàng thêm và một lần nữa làm thất vọng chú của mình.
Dù sao thì Van Gogh vẫn tiếp tục nghề họa sĩ, ông cải thiện việc chiếu sáng
cho xưởng vẽ và thử nghiệm với các chất liệu vẽ khác nhau. Sau hơn một năm
lao động miệt mài chỉ với những bức tranh "trắng và đen", cuối cùng người ta
cũng công nhận khả năng của Vincent ở thể loại này. Mùa xuân năm 1883, Van
Gogh bắt đầu thực hiện các bức tranh phức tạp hơn, ngay khi Theo nhận xét
rằng các tác phẩm đó thiếu sự sinh động và tươi mới, Vincent đã tiêu hủy chúng
7
và tập trung vào sơn dầu. Cũng thời gian này, Vincent đến tham khảo các họa sĩ
thuộc Trường phái Den Haag như Weissenbruch và Blommers, ông nhận được
những lời khuyên về mặt kĩ thuật để sau đó khi đến Nuenen, Van Gogh đã có thể
thực hiện các bức vẽ khổ lớn. Đa số các tác phẩm này đã bị chính họa sĩ tiêu
hủy, bức Những người ăn khoai nổi tiếng là một trong số rất ít các tác phẩm còn
sót lại của thời kì này. Sau chuyến thăm Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam,
Vincent nhận ra rằng những thiếu sót trong các tác phẩm của ông là do sự thiếu
kinh nghiệm trong kĩ thuật vẽ, họa sĩ đã đến Antwerp và sau đó là Paris để trau
dồi thêm kĩ năng này.
Sau khi học hỏi được kĩ thuật và kinh nghiệm từ những họa sĩ theo trường
phái Ấn tượng và Tân ấn tượng, Van Gogh tới Arles để phát triển các tác phẩm
theo hướng này. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, những ý tưởng cũ về nghệ
thuật và tác phẩm lại xuất hiện trong đầu họa sĩ. Đó là ý tưởng về việc thực hiện
những loạt tác phẩm về các chủ đề có liên quan hoặc tương phản nhau để phản
ánh suy nghĩ của người sáng tác
2. Những bí mật của họa sĩ Van Gogh
125 năm sau khi qua đời, công chúng và giới nghệ thuật thế giới mới thực sự
công nhận và ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh. Ông được vinh danh là thiên
tài hội họa.
Chân dung Vincent van Gogh năm 1886
8
Nhiều tác phẩm của Van Gogh cũng được ngợi ca là kiệt tác đắt giá nhất của
nghệ thuật đương đại, xuất hiện ở vô số các bộ sưu tập của các phòng trưng bày
nghệ thuật và viện bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Thể nhưng, ẩn sâu trong những họa phẩm đầy thán phục, ngưỡng mộ của ông là
những nỗi thống khổ mà chỉ với nghệ thuật Van Gogh mới có thể trải lòng.
Ông từng vào viện tâm thần
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tác giả của họa phẩm nổi tiếng “Chân dung
bác sĩ Gachet” gặp rắc rối trong vấn đề thần kinh dẫn đến việc tự cắt tai năm
1890 và cái chết 19 tháng sau đó.
Lo sợ về sự an toàn của mình và mọi người xung quanh cũng như cho rằng việc
rời xa chốn thị thành sẽ khơi gợi cảm hứng nghệ thuật trong ông nên Van Gogh
đã tự cô lập và sống đơn độc tại viện tâm thần St. Remy ở Provence, miền đông
nam nước Pháp.
Bức "Starlight Night" được Van Gogh vẽ trong một nhà thương điên ở SaintRemy-de-Provence
Trong 12 tháng lưu ngụ, Van Gogh vẫn tiếp tục cầm cọ và sáng tác.
Tuy nhiên, không lâu sau đó vì nghĩ rằng cách đạt tới nghệ thuật hội họa của
mình mang nhiều tính cá nhân nên ông đã tập hợp một số họa sĩ tài danh khác để
lập ra nhóm các họa sĩ ấn tượng miền nam, sống và sáng tác tại căn nhà màu
vàng huyền thoại.
9
"Đêm đầy sao" (A Starry Night) là một trong những họa phẩm nổi tiếng của ông
thời gian này.
Van Gogh chưa từng rao bán họa phẩm nào
Người em trai của Vincent van Gogh là Theo van Gogh vốn luôn là chỗ dựa cả
về tài chính lẫn tình cảm của ông đến tận những năm tháng cuối đời.
Mặc dù rất yêu quý em trai nhưng danh họa luôn cảm thấy mình là gánh nặng
cho Theo khi hàng tháng vẫn nhận được trợ cấp đều đặn của người em.
Van Gogh quyết định gửi những bức họa của mình cho em mỗi khi nhận tiền
hàng tháng với hi vọng Theo sẽ bán chúng để bớt khó khăn.
Nhưng Theo đã giữ lại hết số tranh người anh gửi, chỉ duy có bức 'Cánh đồng
nho đỏ ở Arles' được bán với giá 1.200 USD.
Họa phẩm "Red Vineyard at Arles"
Nhưng nhiều họa sĩ cùng thời khẳng định Theo và Vincent van Gogh chưa từng
bán một họa phẩm nào.
Vinh quang đến quá muộn màng sau khi Van Gogh đã qua đời
Mãi cho đến sau cái chết của Van Gogh, các tác phẩm hội họa của ông mới bắt
đầu nổi tiếng và có giá.
Và nhờ đó, Theo có thể có được khoản tiền lớn với những bức tranh Van Gogh
đã gửi, nhưng ông đã chết vì bệnh giang mai 6 tháng sau cái chết của người anh
trai.
10
Loạt tranh chân dung tự họa của Van Gogh
Điềm báo cái chết trong họa phẩm cuối cùng
Nhiều người tin rằng họa phẩm 'Cánh đồng lúa mì và bầy quạ' là bản di chúc hội
họa cuối cùng của Van Gogh. Và khi nhìn vào tác phẩm này, không ít người
đoán biết được tâm tư tình cảm của ông trước khi qua đời.
Ở đó thể hiện đầy đủ nét nghệ thuật bậc tài cũng như lột tả được hết tâm trạng
và mối linh cảm về tấn bi kịch cuộc đời của Van Gogh.
11
Họa phẩm "Cánh đồng lúa mì và bầy quạ là bản di chúc hội họa cuối cùng của
Van Gogh
Những nét cọ vẽ cánh đồng lúa chín và đàn quạ đen xiên, thô và ngắn
dưới bầu trời mây đen vần vũ, khỏa lấp áng mây xanh, trắng thể hiện nỗi buồn
quạnh vắng và sự cô đơn đến cùng cực.
Trong bức thư cuối cùng gửi cho em trai, họa sĩ có nhắc đến 2 tác phẩm vẽ cùng
năm 1890 là Khu vườn của Daubigny và Nhà miền quê với mái rạ.
Dựa theo sắc màu tươi tắn của hai bức họa này và sắc mây đen của Cánh đồng
lúa mì và bầy quạ, ta hiểu được đôi chút tâm tư từ phấn chấn, vui vẻ đến u buồn,
cô quạnh của danh họa trước những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
12
Bức tự họa với chiếc tai bị cắt của Van Gogh
Trước khi lìa đời, Van Gogh chỉ thốt ra một câu duy nhất “La tristesse durera
toujours" - "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi".
Em trai của danh họa đã thu thập tất cả các tác phẩm của anh trai, vợ của ông
cũng công bố bức tranh cuối cùng của Van Gogh - Wheat Field (Đồng lúa mì).
13
Mộ của Vincent và Theo van Gogh tại nghĩa trang Auvers-sur-Oise, Pháp
"Tiếng lòng" của danh họa qua những họa phẩm
"Starlight night" – Kiệt tác giữa những cơn điên
Starlight night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ trong thời gian điều trị bệnh
tại một nhà thương điên ở Saint-Remy-de-Provence (Pháp).
Bức tranh được vẽ vào ban ngày, giữa những cơn bệnh qua sự tưởng tượng về
khung cảnh bên ngoài cửa sổ phòng bệnh của ông.
14
Họa phẩm "Starry Night" (Đêm đầy sao)
Trong bức tranh vẽ bầu trời cuộn xoáy, Van Gogh đã thay đổi vị trí của
chòm sao Đại Hùng từ phía Bắc sang phía Nam. Đây cũng là tác phẩm có sức
ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ trường phái ấn tượng thế hệ sau này.
"The Potato Eaters" – Bức tranh đánh dấu mối duyên với hội họa
Một trong những bức tranh đầu tay và nổi tiếng của Van Gogh là The Potato
Eaters (Những người ăn khoai – 1885), khi ông đã 32 tuổi. Điều bất ngờ hơn cả
là Van Gogh chỉ bắt đầu vẽ khi đã 27 tuổi.
Trước đó, danh họa từng kinh qua nhiều công việc khác nhau, thậm chí nuôi
dưỡng ý chí trở thành một nhà truyền giáo.
15
"The Potato Eaters" mô tả cuộc sống mê muội tối tăm khổ ải của những người
nông dân
Tuy nhiên, cuối cùng, Van Gogh đã chọn vẽ tranh với chủ đề đầu tiên là
mô tả cuộc
sống mê muội, tối tăm, khổ ải của những người nông dân.
Khi Van Gogh chuyển tới Paris vào năm 1886, ông đã gặp các họa sĩ trường
phái ấn tượng nổi tiếng, và đó cũng là khởi nguồn thực sự cho sự nghiệp lừng
lẫy của ông.
"Van Gogh’s Bedroom" – Căn phòng ngủ lập dị
Không chỉ Van Gogh mà em trai ông – Theo Van Gogh, cũng là một
người vô cùng kỳ lạ. Mỗi ngày, em trai ông dành dụm 15 francs cho tới khi có
đủ 300 francs để sắm sửa đồ nội thất cho một căn phòng ở Arles, miền Nam
nước Pháp vào năm 1888.
Đây chính là nơi Van Gogh trú ngụ, tránh xa những phê bình mà ông hết sức dị
ứng.
Ngay sau đó, Van Gogh đã quyết định sơn lại toàn bộ các vật dụng trong căn
phòng này để trở nên phong cách hơn, và ông cũng vẽ một bức tranh kỷ niệm
mang tên Van Gogh’s Bedroom (Phòng ngủ của Van Gogh) để ăn mừng sự kiện
này.
16
Các tác phẩm hội họa khác của Van Gogh:
Họa phẩm "Phòng ngủ của Van Gogh"
Chân dung bác sĩ Gachet (1890)
17
Chùm tranh Hoa hướng dương (1890)
18
Quán café về đêm (1888)
19
3. Di sản và đánh giá
Van Gogh chết trong cảnh nghèo túng và chỉ mới có một chút danh tiếng
trong giới nghệ thuật châu Âu. Tuy vậy các sáng tác của ông về sau đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến các họa sĩ sau này, đặc biệt là các họa sĩ thuộc trường phái
Dã thú (Fauvism) như Henri Matisse và các họa sĩ thuộc trường phải Biểu hiện
Đức thuộc nhóm Die Brücke. Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng trong nghệ thuật
thập niên 1950 cũng bắt nguồn từ việc phát triển các ý tưởng sáng tác của Van
Gogh.
Năm 2004, trong Danh sách những người Hà Lan vĩ đại nhất trong lịch sử
(De Grootste Nederlander) do đài KRO tổ chức, Vincent van Gogh được xếp thứ
10 và là nghệ sĩ có thứ hạng cao thứ 2 trong danh sách (sau họa sĩ Rembrandt
xếp thứ 9)
20