Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi HKI môn Địa lý 12 trường Cao Lãnh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.99 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2
Môn thi: ĐỊA LÍ – Lớp 12
Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề có 05 trang)
Ngày thi: / 12 /2016
GV ra đề: Huỳnh Ngọc Dũng
01225802576
Câu 1. Về mặt lãnh thổ, Việt Nam gắn liền với lục địa
A. Á - Âu.
B. Ấn - Âu.
C. Á-Phi.
D. Trung Quốc-Nam Á
Câu 2. Được coi như đường biên giới trên biển của nước ta là
A. đường cơ sở.
B. ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải.
C. ranh giới giữa các vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
D. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Ý nghĩa về mặt kinh tế do vị trí địa lí đem lại là
A. việt Nam có thể thu hút lao động từ các nước khác.
B. việt Nam có thể phát triển được nhiều ngành kinh tế khác nhau.
C. đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
D. việt Nam có thể giao lưu kinh tế với các nước bằng cả đường bộ, đường biển và
đường hàng không.
Câu 4. Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi
là nhờ
A. chịu ảnh hưởng của gió mùa và gió mậu dịch.
B. tiếp giáp với Biển Đông.
C. nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu.
D. nằm vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên.


Câu 5. Đây là các cửa khẩu nằm trên biên giới Việt - Trung kể từ đông sang tây
A. móng Cái, Lào Cai, Tây Trạng.
B. lạng Sơn, Móng Cái, Tây Trang.
C. móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.
D lào Cai, Móng Cái, Hữu Nghị.
Câu 6. Tỉ lệ diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) ở nước ta so với
diện tích tự nhiên là
A. khoảng 80%.
B. khoảng 85%.
C. khoảng 90%.
D. khoảng 97%.
Câu 7. Các cao nguyên của vùng Tây Bắc xếp thứ tự từ bắc xuống nam lần lượt là
A. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình.
B. Sơn la, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải.
C. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
D. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La.
Câu 8. Cao nguyên nào dưới đây là cao nguyên badan?
A. Đồng Văn.
B. Mộc Châu.
C. Tà Phình, Sín Chải.
D. Di Linh.
Câu 9. Đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam thuộc vùng núi
A. Đông Bắc
B.Tây Bắc
C. Trường Sơn Nam
D.Trường Sơn Bắc
Câu 10. Các cao nguyên badan phân bố nhiều nhất
1



A. vùng núi Trường Sơn Bắc
B. vùng núi Trường Sơn Nam
C. vùng núi Trường Sơn Nam và vùng Đông Nam Bộ
D. vùng Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du.
Câu 11. Phía đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía tây là các núi trung bình, ở giữa là các
dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Câu 12. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm chung là:
A. có địa hình thấp và bằng phẳng.
B. được hình thành và phát triển chủ yếu do phù sa sông bồi tụ.
C. bị chia cắt thành nhiều ô.
D. cao ở phía tây, thấp dần ra biển,
Câu 13. Đây là các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc
A. Khoan La San, Pu Đen Đinh, Tây Côn Lĩnh.
B. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Phu Tha Ca.
C. Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San.
D. Pu Si Lung, Phu Tha Ca, Pu Hoạt.
Câu 14. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
A. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh.
D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.
Câu 15. Vai trò của Biển Đông đến khí hậu nước ta trong mùa đông là
A.làm giảm nền nhiệt độ.
B. mang mưa đến cho các khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
C. tăng độ ẩm.
D. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.

Câu 16. Số lượng các loài cá của vùng biển nước ta hiện nay là
A. khoảng 1500 loài.
B. khoảng 2000 loài.
C. khoảng 2200 loài.
D. khoảng 2500 loài.
Câu 17. Dạng địa hình nào sau đây không phải là đặc trưng của địa hình ven biển ?
A. các bờ biển mài mòn và bồi tụ '
B. các thềm phù sa cổ
C. các bãi cát phẳng
D. các vũng vịnh nước sâu.
Câu 18. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông đối với nước ta là
A. hàng năm có 3 - 5 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta.
B. các cồn cát ven biển thường xuyên di chuyển vào đất liền.
C. nhiều nơi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là ở Trung Bộ.
D. thuỷ triều xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn ở nhiểu nơi.
Câu 19. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào thời kì nào của mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A. đầu mùa đông.
B. giữa mùa đông.
C. cuối mùa đông.
D. đầu và giữa mùa đông.
Câu 20. Gió Tây khô nóng (gió phơn) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực:
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 21. Dựa vào bảng số liệu sau đây về lượng mưa và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và
TP. Hồ Chí Minh
2



Địa Điểm

Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
(mm)
(mm)
(mm)
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+245
Nhận định nào sau đây đúng nhất ?
A. lượng mưa và lượng bốc hơi giảm dần theo vĩ độ.
B. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều nhưng lượng bốc hơi quá lớn nên cân bằng ẩm rất
thấp.
C. Huế luôn dẫn đầu trong ba thành phố về cả ba chỉ số.
D. Hà Nội là nơi có các chỉ số thấp nhất trong ba thành phố.
Câu 22. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. tây Bắc.
C. đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.

D. đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
Câu 23. Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được khoảng
A. 100 triệu tấn/năm.
B. 150 triệu tấn/năm.
C. 180 triệu tấn/năm.
D. 200 triệu tấn/năm.
Câu 24. Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn
vào thời điểm nào trong các mốc dưới đây ?
A. các tháng V, VI, VII
B. các tháng IX, X, XI
C. các tháng III, IV, V
D. các tháng XII, I, II.
Câu 25. Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ của một số nơi ở nước ta
Địa Điểm
Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình
tháng 1 (0 C)
tháng 7 ( 0 C)
năm ( 0 C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9

Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A. càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
B. vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung binh càng giảm.
C. vào tháng 7, các nơi ở ven biển miền Trung có nhiệt độ cao nhất.
D. nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật.
Câu 26. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
A. cận xích đạo gió mùa
.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa.
D. xích đạo gió mùa.
Câu 27. Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên còn có tên gọi khác là:
A. rừng hỗn giao.
B. rừng mưa mùa trên núi.
C. rừng khộp.
D. tất cả đều đúng.
Câu 28. Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì ở sườn Đông Trường Sơn:
A. chịu tác động của gió Tây khô nóng.

B. cũng bắt đầu mùa mùa.
C. chịu tác động của Tín phong.
D. là thời kì chuyển tiếp.
Câu 29. Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2 600m trở lên chỉ có ở:
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
3


C. Đông Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 30. Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi ?
A. chỉ xuất hiện ở miền Bắc
B. có độ cao từ 2600m trở lên
C. quanh năm nhiệt độ dưới 15°C
D. đất mùn thô chiếm 1/3 diện tích đất tự nhiên.
Câu 31. Dựa vào bảng số liệu sau về sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng
loài thực vật, động vật.
Cá
Bò sát
Số lượng loài
Thực vật Thú Chim
Nước
Nước
lưỡng cư
ngọt
mặn
Số lượng loài đã biết
14500
300

830
400
550
2000
Tổng số loài có số
500
96
57
62
90
lượng cá thể giảm dần
Trong đó, số lượng loài
100
62
29
có nguy cơ tuyệt chủng
Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất nước ta hiện nay là:
A. bò sát lưỡng cư.
B. chim.
C. thú.
D. cá.
Câu 32. Trong….. loài thực vật ở nước ta, có…. loài đang bị mất dần, trong đó….. loài quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng:
A. 14500 / 5000 / 100
B. 14500 / 500 / 100
C. 15400 / 500 / 100
D. 15400 / 5000 / 100.
Câu 33. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng tốt nhất là:
A. trồng và bảo vệ rừng
B. thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ và phát triển rừng

C. có chính sách quản lí, khai thác, sử dụng hợp lí
D. giao đất, giao rừng cho người dân.
Câu 34. Rừng Cúc Phương, Nam Cát Tiên thuộc loại:
A. rừng khai thác.
B. rừng phòng hộ.
C. rừng đặc dụng.
D. rừng khoanh nuôi.
Câu 35. Trong các loại đất cần được cải tạo ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ lớn nhất là:
A. đất phèn
B. đất than mùn.
C. đất mặn
D. đất xám bạc màu.
Câu 36. Lũ quét là hiện tượng thường xãy ra ở vùng:
A. lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp
phủ thực vật,
B. có địa hình trắc trở, chia cắt, mưa nhiều.
C. có mưa nhiều, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
D. có địa hình hiểm trở, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
Câu 37. Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là:
A. rừng giàu
B. rừng nghèo.
C. rừng mới phục hồi
D. rừng đặc dụng.
Câu 38. Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là:
A. mưa lũ.
B. triều cường.
C. nước biển dâng.
D. lũ nguồn.
4



Câu 39. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, chúng ta phải nâng độ
che phủ rừng cả nước lên khoảng:
A. 30-35%.
B. 35-40%.
C. 40-45%.
D. 45-50%.
Câu 40. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bão ở Việt Nam là:
A. dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
B. khi có bão, tàu thuyền trên biển nên tránh xa trung tâm bão hoặc trở về đất liền.
C. xây dựng kiên cố những công trình công cộng.
D. dự báo bão; củng cố đê biển; chống bão kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng,
và chống lũ, xói mòn ở miền núi.
-HẾTThí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà giáo dục Việt Nam phát hành.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
(Hướng dẫn gồm có 1 trang. Mỗi câu với phương án chọn đúng được 0.25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Đáp án
A
B
D
B
C
B
C
D
B
C
B
B
C
B
D

B
B
A
C
C
B
D
D
A
B

Hướng dẫn giải chi tiết
SGK trang 13

Vị trí địa lí Việt Nam

SGK trang 15 Vùng biển (lãnh hải)
SGK trang 16 Ý nghĩa của vị trí địa lí (về kinh tế)
SGK trang 16 Ý nghĩa của vị trí địa lí (về tự nhiên)
Atlat địa lí Việt Nam trang 23trang Giao thông
SGK trang 29 Đặc điểm chung của địa hình nước ta
Atlat địa lí Việt Nam trang 13 Các miền tự nhiên
SGK trang 32 vùng núi Trường Sơn Nam
SGK trang 30 và Atlat địa lí Việt Nam trang 13
SGK trang 32 vùng núi Trường Sơn Nam, Hình 6 trang 31 SGK
SGK trang 30 vùng núi Tây bắc
SGK trang 33 Khu vực đồng bằng
Atlat địa lí Việt Nam trang 13 Các miền tự nhiên
Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7 trang Hình thể
SGK trang 36 Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu

SGK trang 38 Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
SGK trang 36 Các dạng địa hình ven biển
SGK trang 38 thiên tai
SGK trang 41 Gió mùa mùa đông
SGK trang 41 Gió mùa mùa hạ
SGK trang 44 Bài tập 3
Atlat địa lí Việt Nam trang 9 bản đồ Khí hậu
SGK trang 45 Sông ngòi
SGK trang 41 Gió mùa
SGK trang 44 Bài tập 2
5


Câu
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40


Đáp án
B
C
A
B
D
C
B
C
C
A
A
C
A
D
D

Hướng dẫn giải chi tiết
SGK trang 48 Thiên nhiên phân hóa Bắc-Nam
SGK trang 48 Phần lãnh thổ phía Nam
SGK trang 50 Thiên nhiên phân hóa đông-tây vùng đồi núi
SGK trang 52 Đai ôn đới gió mùa
SGK trang 52 Đai ôn đới gió mùa
SGK trang 52 Đa dạng sinh học
SGK trang 52 Đa dạng sinh học
SGK trang 58 Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
SGK trang 59, thông tin báo đài
Atlat Địa lý Việt Nam trang 11 Các nhóm và các loại đất chính
SGK trang 63 Lũ quét
SGK trang 58 Tài nguyên rừng

SGK trang 63 Ngập lụt
SGK trang 58 Tài nguyên rừng
SGK trang 63 Bão

6



×