Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HKI môn Địa lý 12 trường Chu Văn An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.94 KB, 7 trang )

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
Họ tên GV: Nguyễn Hữu Giáp
ĐT 0985571957

ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 12
Năm học: 2016-2017
Môn : Địa lí

Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
B. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
Câu 3. Đường cơ sở của lãnh thổ nước ta được xác định như thế nào?
A. Nơi giới hạn thuỷ triều xuống thấp nhất.
B. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
C. Có độ sâu dưới 20 mét.
D. Có chiều rộng 20 hải lí tính từ mép nước thuỷ triều trở ra.
Câu 4. Theo công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
được tính từ
A. ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra.
B. đường cơ sở trở ra biển.
C. giới hạn ngoài của vùng tiếp lãnh hải trở ra biển.
D. vùng có độ sâu 200 mét trở vào.
Câu 5. Đường bờ biển nước ta chạy dài từ
A. Hải Phòng đến Cà Mau.


B. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
C. Quảng Ninh đến Cà Mau.
D. Hải Phòng đến Kiên Giang.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.


B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 7. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Việt Nam?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa cổ.
C. Đất phù sa.
D. Đất mùn trên núi.
Câu 8. Hướng vòng cung là hướng chính của
A. vùng núi đông bắc.
B. vùng núi tây bắc.
C. vùng núi thất sơn.
D. vùng núi trường sơn bắc.
Câu 9. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. gồm các khối núi và cao nguyên.
B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất.
C. có 4 cánh cung lớn.
D. địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 10. Đỉnh núi cao nhất nước là
A. Tây Côn Lĩnh.
B. Phan xi păng.
C. Bà Đen.
D. Ngọc Linh.

Câu 11. Nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc là
A. có địa hình cao nhất nước.
B. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. miền núi có nhiều núi cao.
D. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 12. Bốn vùng thuộc địa hình núi nước ta là
A. Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trường Sơn.
B. Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn, Tây Bắc và Việt Bắc.
C. Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên.
Câu 13. Diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chiếm
A. 40%
B. 60%
C. 85%
D. 75%
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh vật cao.
B. Có nhiều loại gỗ quý.
C. Giàu tài nguyên động vật.
D. Phân bố ở ven biển.
Câu 15. Câu nào dưới đây không đúng về độ muối của Biển Đông?
A. Mùa khô độ muối tăng.
B. Mùa mưa độ muối giảm.
C. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
D. Tỉ lệ nghịch với lượng mưa.


Câu 16. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn một số nơi
khác cùng vĩ độ nhờ vào
A. các luồng gió có hướng Đông Nam thổi từ biển vào.

B. các luồng gió có hướng Tây Bắc thổi từ lục địa ra.
C. biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển.
D. các dạng địa hình ven biển rất đa dạng.
Câu 17. Dạng địa hình nào sau đây không phải là đặc trưng của địa hình ven biển?
A. Các bờ biển mài mòn và bồi tụ.
B. Các thềm phù sa cổ.
C. Các bãi cát phẳng.
D. Các vũng vịnh nước sâu.
Câu 18. Khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn nhất của vùng biển Việt Nam là
A. titan
B. muối
C. vàng
D. dầu khí.
Câu 19. Sự phân hoá lượng nước sông theo mùa của nước ta là kết quả của
A. sự phân bố lượng mưa.
B. sự phân sông ngòi.
C. sự phân bố các dạng địa hình.
D. sự khác nhau về độ dốc các sông.
Câu 20. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến thuận lợi nào cho sản
xuất nông nghiệp?
A. Thâm canh, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
B. Nạn ngập úng ở đồng bằng.
C. Tình trạng lũ bão và hạn rét thất thường.
D. Xói mòn ở đồi núi.
Câu 21. Tính chất nền tảng của khí hậu Việt Nam là
A. nhiệt đới.
B. cận nhiệt.
C. ôn đới.
D. cận xích đạo.
Câu 22. Đặc điểm của khí hậu Việt Nam là

A. cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, có sự phân hoá.
B. cận nhiệt đới ẩm, gió mùa, không có sự phân hoá.
C. nhiệt đới ẩm, gió mùa, có sự phân hoá.
D. nhiệt đới ẩm, gió mùa, không có sự phân hoá.
Câu 23. Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm


Nhiệt độ trung
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ trung
bình tháng I (0C)
tháng VII (0C)
bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Huế
19,7
29,4
25,1
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7

Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
Nhận xét nào không đúng với nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm?
A. Nhiệt độ trung bình tháng 1 và cả năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Tháng 1 miền Bắc lạnh < 200C, miền Nam nóng (> 230C)
C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ít thay đổi, cả 3 miền đều có nhiệt độ cao > 27 0C.
D. Nhiệt độ trung bình năm không có sự chênh lệch giữa 2 miền Nam, Bắc.
Câu 24. Nguồn gốc xuất phát của gió mùa Đông Bắc là
A. trung tâm áp cao Xibia
B. khối khí vịnh Bengan
C. khối khí xích đạo ẩm
D. khối khí Tây Nam từ vịnh Bengan
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi ở nước ta?
A. Nhiều sông.
B. Sông nhỏ.
C. Ít phụ lưu.
D. Chế độ nước theo mùa.
Câu 26. Vùng núi cao Tây Bắc lạnh chủ yếu là do
A. Độ cao của địa hình.
B. Hướng núi.
C. Tác động của gió mùa Đông Bắc.
D. Ảnh hưởng của gió phơn.
Câu 27. Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông - Tây ở vùng đồi núi cơ bản dựa vào
A. sự tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

B. độ cao của địa hình
C. ảnh hưởng của biển Đông.
D. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.
Câu 28. Nền nhiệt độ ở phần lãnh thổ phía Nam thiên về khí hậu xích đao, quanh năm nóng, thể
hiện ở
A. nhiệt độ trung bình năm trên 20°C và không có tháng nào dưới 18°C.
B. nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 18°C.
C. nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C.
Địa điểm


D. nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. và không có tháng nào dưới 16°C.
Câu 29. Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình là
A. 500 - 600m
B. < 600m
C. > 600
D. <600 - 700m.
Câu 30. Nhóm đất chiếm ưu thế trong đai nhiệt đới gió mùa là
A. đất feralit
B. đất phù sa
C. đất xám phù sa cổ
D. đất mặn, đất cát.
Câu 31. Cho bảng số liệu sau
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Đơn vị: (triệu ha)
Năm
Tổng diện tích rừng
Diện tích rừng tự nhiên
Diện tích rừng trồng
1943

14,3
14,3
0
1983
7,2
6,8
0,4
2005
12,7
10,2
2,5
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta qua một số năm, biểu đồ nào sau đây
thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ tròn.
Câu 32: Cho bảng số liệu sau
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Đơn vị: (triệu ha)
Năm
Tổng diện tích rừng
Diện tích rừng tự nhiên
Diện tích rừng trồng
1943
14,3
14,3
0
1983
7,2

6,8
0,4
2005
12,7
10,2
2,5
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về tổng diện tích rừng
nước ta từ năm 1943 đến năm 1983?
A. Giảm 7,1 triệu ha, mỗi năm trung bình nước ta mất trên 170 nghìn ha.
B. Tăng 7,1 triệu ha, mỗi năm trung bình nước ta thêm trên 170 nghìn ha.
C. Giảm 60%, mỗi năm trung bình nước ta mất 170 nghìn ha.
D. Giảm gần 50%, mỗi năm trung bình nước ta mất 170 nghìn ha.
Câu 33. Nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng ở nước ta thời kì 1943 - 1983 do


A. cháy rừng và chiến tranh.
B. dân số tăng nhanh.
C. chưa phổ biến chính sách trồng rừng.
D. diện tích rừng trồng chưa tăng.
Câu 34. Ý nào sau đây là đúng nhất về ý nghĩa của việc bảo vệ vốn rừng ở nước ta?
A. Bảo vệ nguồn nguyên liệu quý, phát triển kinh tế xã hội.
B. Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế xã hội.
C. Bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường.
D. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Câu 35. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng tốt nhất nước ta là
A. hạn chế du canh, du cư.
B. cấm khai thác các loài gỗ quý.
C. có chính sách sử dụng rừng hợp lí.
D. giao đất, giao rừng cho người dân.
Câu 36. Sự da dạng tài nguyên sinh vật ở nước ta được thể hiện qua

A. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm.
B. hệ sinh thái và nguồn gen.
C. thành phần loài, các động vật quý hiếm.
D. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
Câu 37. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bão gây ra?
A. Gió mạnh tàn phá các công trình vững chắc.
B. Mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng,
C. Sóng to, nước biển dâng.
D. Tạo ra các hiện tượng đứt gãy sâu.
Câu 38. Các biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bão ở Việt Nam là
A. dự báo bão; củng cố đê biển; chống bão kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng, và chống
lũ, xói mòn ở miền núi.
B. dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
C. khi có bão, tàu thuyền trên biển nên tránh xa trung tâm bão hoặc trở về đất liền.
D. xây dựng kiên cố những công trình công cộng.
Câu 39. Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Quá trình đô thị hoá nhanh.
B. Địa hình thấp, nhiều ô trũng lớn.
C. Địa hình thấp, mưa lớn, triều cường lên cao.


D. Không có đê bao bọc nên triều cường dễ lấn sâu vào đất liền.
Câu 40. Biện pháp phòng chống khô hạn kéo dài nước ta là
A. trồng cây gây rừng.
B. tưới nước vào mùa khô.
C. xây dựng công trình thuỷ lợi hợp lí và trồng rừng.
D. sử dụng hợp lí nguồn nước.




×